intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Ngò (1962-2015): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Ngò (1962-2015): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Chi bộ đảng và nhân dân xã Bản Ngò cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1985); nhân dân các dân tộc xã Bản Ngò trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986 – 2015);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Ngò (1962-2015): Phần 2

  1. Chương III CHI BỘ ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN XÃ BẢN NGÒ CÙNG CẢ NƯỚC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1985) 1. Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Bản Ngò những năm đầu hòa bình thống nhất, từng bước ổn định sản xuất, cải thiện đời sống và khắc phục hậu quả chiến tranh (1975 – 1978) Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam. Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Bản Ngò cùng với nhân dân cả nước phấn khởi bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bước vào năm 197611, Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Bản Ngò cùng với nhân dân trong toàn huyện thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Đồng thời, đây cũng là năm mở đầu của thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện thời bình, thống nhất. Nhiều sự kiện trọng đại đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử dân tộc: Ngày 25 tháng 04 năm 1976, cùng với cử tri cả nước, Thời kỳ này, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa V, đầu tháng 04 11 năm 1976, việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang đã được tiến hành và lấy tên là Tỉnh Hà Tuyên. 84
  2. nhân dân các dân tộc xã Bản Ngò phấn khởi, vui mừng cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội khóa VI - Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội. Từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những điều kiện thuận lợi căn bản để nhân dân các dân tộc xã Bản Ngò cũng như nhân dân cả nước thực hiện kế hoạch 5 năm (1976- 1980). Khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), khắc phục hậu quả chiến tranh để lại, Bản Ngò là một trong những xã có lợi thế về phát triển kinh tế của huyện Xín Mần, cùng với các địa phương khác của huyện, đời sống của nhân dân được ổn định và có bước cải thiện; bên cạnh đó có những thuận lợi như nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, khí hậu tương đối ôn hòa, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, kinh tế được củng cố, nhân dân được tiếp cận với đời sống văn hóa mới... Đây là những thuận lợi cơ bản giúp cho xã Bản Ngò trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, từng bước củng cố về đời sống vật chất lẫn tinh thần, cùng với huyện, tỉnh và cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cùng với những khó khăn chung của cả nước, Chi bộ và nhân dân xã Bản Ngò còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức vô cùng to lớn do hậu 85
  3. quả của chiến tranh để lại, thiên tai, dịch bệnh hoành hành; các tập quán lạc hậu còn phổ biến, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn ở mức thấp; rừng bị tàn phá do tập quán canh tác lạc hậu và bị chặt phá để lấy gỗ trái phép, gây ảnh hưởng lâu dài đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã; nạn thiếu lương thực còn xảy ra; cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn, phức tạp. Sản xuất chủ yếu theo hướng tự cung, tự cấp; năng suất lao động đạt hiệu quả chưa cao; trình độ dân trí thấp do mạng lưới trường lớp còn thưa thớt, đội ngũ giáo viên còn thiếu, trong khi số trẻ đến độ tuổi đi học nhưng chưa được đến trường còn nhiều; phòng học còn tạm bợ, chủ yếu làm bằng tre, nứa, vách đất… Trong những năm đầu giải phóng, đội ngũ cán bộ của xã còn yếu, trình độ chuyên môn và năng lực công tác hạn chế. Vì vậy, việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất còn nhiều bất cập. Trước thực trạng đó, Chi bộ xã tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân trong xã sản xuất lương thực, cử cán bộ xuống huyện học hỏi kinh nghiệm trồng lúa nước để hướng dẫn cho nông dân. Nhờ đó, diện tích khai hoang ruộng lúa nước được mở rộng, hiệu quả năng suất cao hơn so với sản xuất theo kiểu truyền thống trên nương rẫy. Thực hiện chủ trương của Huyện ủy về tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện 86
  4. lần thứ VII. Tháng 3 năm 1976, Chi bộ xã Bản Ngò đã tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 1976 - 1978. Tham dự đại hội có 11 đảng viên trong toàn Chi bộ. Đại hội tập trung đánh giá tình hình khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân từ sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng; công tác phát triển đảng và xây dựng tổ chức cơ sở đảng, củng cố hệ thống chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội. Đại hội nhận định: Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, trong bối cảnh chung của cả nước, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Bản Ngò đã ra sức hàn gắn vết thương do chiến tranh tàn phá, đẩy mạnh sản xuất, nhằm tự túc lương thực, đảm bảo đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trong xã. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới đó là: phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh, lấy cây lúa, cây ngô làm cây lương thực chủ lực, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng phương án quy mô hợp tác xã những năm tới. Đại hội chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng đạo đức cách mạng đối với quần chúng ưu tú, tạo nguồn cho công tác phát triển đảng. Đại hội bầu đồng chí Tẩn Vần Thàng làm Bí thư, đồng chí Giàng Seo Cháng được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. 87
  5. Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên, Chi bộ đã tích cực củng cố các tổ Đảng, chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội củng cố tổ chức, cử cán bộ đi đào tạo kiến thức quản lý, kinh doanh. Các hợp tác xã nông nghiệp, mua bán cũng được củng cố, coi trọng; chỉ đạo các hợp tác xã xây dựng kế hoạch trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác quản lý tư liệu sản xuất, quản lý lao động, cải thiện và phát huy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở các mặt công tác đã đề ra, Chi bộ đã phát động phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, nhằm phát huy tinh thần làm chủ tập thể, làm chủ xã hội, tăng cường công tác thủy lợi; phát triển phong trào khai hoang, làm nương bậc thang, làm phân xanh, thâm canh tăng vụ đối với cây trồng, tăng cường tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp thu giống mới có năng suất cao. Nhờ đó, vụ sản xuất năm 1978 đã gặt hái được những thắng lợi đáng kể, diện tích sản xuất đạt 99% kế hoạch, năng suất lúa đạt 38 tạ/ha, tăng 15 tạ so với năm 1975, góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Chi bộ xã đã đề ra. Ngoài ra, chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng đàn gia súc, đàn lợn, đàn gia cầm được duy trì và tăng dần về số lượng. Sản xuất và chăn nuôi phát triển đã làm cho đời sống của nhân dân từng bước được ổn định và ngày càng được cải thiện; tình trạng đói kém trong những ngày giáp hạt được hạn chế; nhiều hộ gia đình biết tính toán 88
  6. trong làm kinh tế và trong chi tiêu sinh hoạt đã vươn lên khá giả. Nhờ đó, niềm tin của nhân dân trong xã vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Với diện tích rừng tự nhiên chiếm đa số, cuộc sống người dân địa phương phần lớn gắn chặt với thiên nhiên, núi rừng. Hầu hết các nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày như thức ăn, rau, củ, quả, thịt rừng... đều do người dân khai thác trong rừng mang về. Chính vì thế, Chi bộ xã đã xác định lâm nghiệp là một trong lĩnh vực phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương, công tác trồng trọt và các biện pháp bảo vệ rừng được chú trọng ngay từ những ngày đầu. Với tình yêu núi rừng được tổ tiên của họ truyền từ đời này sang đời khác, đồng bào các dân tộc nơi đây đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác một cách có kiểm soát nguồn tài nguyên của rừng. Việc phát rừng làm rẫy của người dân địa phương cũng được tuân thủ theo quy ước nhất định, như: không đốt rừng làm rẫy trên những đỉnh đồi, không phát rẫy ở những nơi gần các khe suối… Các đội khai thác và bảo vệ rừng được thành lập, với nhiệm vụ là hướng dẫn nhân dân chấp hành đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương đề ra, góp phần giải quyết công ăn việc làm cũng như cải thiện đời sống nhân dân, gắn với việc đảm bảo những nguồn lợi đem lại từ rừng. Công tác giáo dục, y tế, văn hóa được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thường xuyên và đạt được 89
  7. những kết quả tích cực, phong trào xóa mù chữ được duy trì đều đặn; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện một bước; các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì thường xuyên, đã có tác dụng cổ vũ tinh thần cho các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được chú trọng, Chi bộ xã đã tích cực triển khai việc học tập Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, kịp thời động viên tinh thần và tư tưởng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; công tác phát triển đảng viên được triển khai, thực hiện tốt, nhiệm kỳ 1976 – 1978 đã phát triển được thêm 3 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong toàn Chi bộ lên 14 đồng chí. Chính quyền xã được củng cố thông qua bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp trong năm 1977, đi vào thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Bộ máy chính quyền được củng cố về chính trị tư tưởng, ý thức phục vụ nhân dân, chăm lo đời sống, tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Chi bộ, Ủy ban nhân dân xã có những cuộc họp rộng rãi với nhân dân để bàn về phát triển sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mặt trận và các đoàn thể xã đã tích cực vận động quần chúng nhân dân tham gia các hình thức sinh hoạt với khí thế sôi nổi, tạo nên những phong trào như: tham gia góp ý kiến văn kiện đại hội Đảng các cấp, bầu cử 90
  8. Hội đồng nhân dân, đại hội Mặt trận và các đoàn thể các cấp; phong trào xóa mù chữ và học bổ túc văn hóa; phong trào sản xuất lương thực, trồng lúa nước, trồng hoa màu chống đói; phong trào cải tạo quan hệ sản xuất và tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp; làm nghĩa vụ lương thực và bán sản phẩm cho Nhà nước; phong trào lao động tập thể xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, khai hoang phục hóa; phong trào làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị. Ngoài các phong trào chung, các đoàn thể có phong trào riêng cho đơn vị mình như: thanh niên có phong trào ba xung kích làm chủ tập thể; phong trào làm kế hoạch nhỏ của thiếu nhi. Phụ nữ có phong trào lao động sản xuất, nuôi con khỏe dạy con ngoan và xây dựng gia đình văn hóa mới. Nông dân có phong trào xây dựng các tổ đoàn kết sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp. Nhìn chung, trong hơn ba năm (1976-1978) triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Chi bộ xã lần thứ VI, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và công tác xây dựng Đảng trên địa bàn xã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ, phong trào xóa mù chữ được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Những kết quả bước đầu của xã Bản Ngò trong những năm 1976 -1978 là tiền đề để địa phương tiếp tục phát triển các mặt trong những năm tiếp theo. Đến cuối năm 1978, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên phức tạp, tình hình biên giới ở phía Bắc 91
  9. căng thẳng; đặc biệt là vấn đề người Hoa trở thành vấn đề nóng bỏng của cả huyện, tình hình người Hoa di chuyển qua lại giữa hai bên biên giới đã gây mất ổn định an ninh, trật tự của huyện, gây lộn xộn trong việc ổn định đời sống nhân dân. Trước tình hình trên, theo sự chỉ đạo của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ xã Bản Ngò đã chỉ đạo và thành lập Ban chỉ huy quân sự xã do đồng chí Bí thư Chi bộ làm trưởng Ban, thành lập 01 trung đội dân quân cơ động và 01 trung đội vận tải gồm 30 ngựa thồ; đồng thời chỉ đạo xây dựng phương án tác chiến tại chỗ và cơ động, tổ chức luyện tập quân sự, báo động sẵn sàng chiến đấu; vận động nhân dân tổ chức đào hầm, hào, xây dựng các chốt tránh pháo; hưởng ứng chiến dịch làm chông để cung cấp cho các xã biên giới của huyện. 2. Chi bộ lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã vừa tích cực đẩy mạnh sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc (1979 - 1985) Bước sang năm 1979, tình hình biên giới ngày càng trở lên nghiêm trọng, đe dọa an ninh và tính mạng của nhân dân. Thực hiện chủ trương của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ xã Bản Ngò đã lãnh đạo và tích cực thuyết phục nhân dân các dân tộc trong xã chuyển từ thời bình sang thời chiến, tăng cường nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu; lực lượng trẻ, khỏe một số được huy động vào việc đào hầm, hào trú ẩn tại xã, một số được huyện điều động lên các điểm chốt trực sẵn sàng chiến đấu. 92
  10. Đầu tháng 2/1979, phía bên kia biên giới đã tập trung 11 quân đoàn áp sát biên giới phía Bắc, chuẩn bị đánh lớn vào Việt Nam. Tại Xín Mần, địch dùng những người Hoa vốn từng sinh sống ở huyện đã chạy sang Trung Quốc trong các vụ nạn kiều, trở lại địa phương lôi kéo, gây hoang mang làm rối loạn kinh tế và tình hình trị an. Nhiều người Hoa bị đẩy trở lại khiến cho nhân dân vùng biên giới của huyện không yên tâm sản xuất. Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200km. Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với nước ta và cả thế giới. Theo niên giám Châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của nước ta tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân. Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của nước ta. Ở tỉnh Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các 93
  11. huyện Đồng Văn, Vị Xuyên, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng. Tại huyện Xín Mần ngày 6 và 7-3-1979, địch dùng 1 trung đoàn bộ binh có pháo lớn yểm trợ đánh vào Bản Máy, Bản Pắng. Sau 2 ngày đánh trả quyết liệt vì địch đông hơn ta nhiều lần, ngày 8-3-1979, địch chiếm được Bản Máy, Bản Pắng. Trong trận này, kho lương thực, cửa hàng thương nghiệp Bản Máy bị phá hủy hoàn toàn, thiệt hại 25 tấn lương thực và nhiều tài sản khác. Ta bị hy sinh 71 người. Suốt trong thời gian 10 ngày, lực lượng vũ trang của ta đã tiêu diệt nhiều tên địch. Ngày 18-3-1979, hai xã này ta đã chiếm lại được. Cuộc chiến ở địa phương vẫn diễn ra dai dẳng, không kém phần gay gắt. Âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch ngày càng thâm độc. Nhằm đối phó với những diễn biến xấu có thể xảy ra, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ xã Bản Ngò đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể như: Xây dựng phương án phòng thủ địa phương, chuẩn bị sẵn sàng các địa điểm sơ tán cho nhân dân khi cần thiết, củng cố lực lượng chiến đấu tại chỗ và lực lượng sẵn sàng chi viện, phục vụ cho tuyến trước; đẩy mạnh công tác tuần tra, canh gác trên các địa bàn khu dân cư, bảo vệ những địa điểm quan trọng như trụ sở Ủy ban nhân dân, trường học, trạm xá. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường vận động nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác sản xuất, phát hiện, tố giác những phần tử xấu lợi dụng cơ hội để tuyên truyền, xuyên tạc gây hoang mang, dao động trong nhân dân. 94
  12. Vận động nhân dân tích cực tham gia củng cố quốc phòng, an ninh địa phương vững chắc, xây dựng hệ tư tưởng vững mạng, phát huy tinh thần quân với dân một ý chí, thực hiện khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men và sơ tán nhân dân khi chiến sự xảy ra trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức thành lập 01 đoàn ngựa thồ với 20 lao động chủ lực, do Ủy ban nhân dân xã điều động khi có chiến sự xảy ra, nhằm bảo đảm công việc trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt, để kịp thời củng cố tổ chức và tình hình sản xuất, an ninh chính trị ở địa phương sao cho phù hợp sau khi chiến sự xảy ra, ngày 10 tháng 08 năm 1979, Chi bộ xã Bản Ngò tiến hành Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1979 – 1982, tham dự Đại hội có 14 đảng viên trong Chi bộ. Đại hội Chi bộ xã lần thứ VIII đã tập trung đánh giá nêu bật nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa trong nhiệm kỳ 1976 -1978. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã giành được thắng lợi bước đầu. Quan hệ sản xuất mới được xác lập và hình thành ở thôn bản, một số hợp tác xã sản xuất đi vào sản xuất có hiệu quả. Tuy phong trào hợp tác hóa có khó khăn, phức tạp, nhưng đã có mô hình cụ thể. Các hoạt động lưu thông phân phối, văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều cố gắng phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Chi bộ, chính quyền, đoàn thể được kiện toàn một bước và có phát triển. Công tác giáo dục đảng viên, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, xây dựng bộ máy được chú trọng hơn trước, có 95
  13. những chuyển biến mới. Phong trào quần chúng được duy trì trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, đời sống. Trong từng phong trào xuất hiện những nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Đời sống nhân dân trải qua những năm khó khăn, căng thẳng vì thời tiết diễn biến thất thường trong giai đoạn (1976 - 1978), đã bắt đầu ổn định. Sản xuất và đời sống của nhân dân đã có sinh khí mới. Trên cơ sở các thế mạnh kinh tế của xã, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1979 – 1982 là chủ trương xác định sản xuất nông nghiệp mà sản xuất lương thực, thực phẩm là mặt trận hàng đầu, lấy phát triển sản xuất nông nghiệp làm cơ sở để xây dựng và phát triển các lĩnh vực kinh tế chủ chốt, phát huy thế mạnh kinh tế xã nhà về nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo đảm vững chắc về lương thực, thực phẩm, duy trì tốt việc lưu thông và cung ứng hàng tiêu dùng nhằm ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, tích cực huấn luyện và nâng cao tinh thần cảnh giác, chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ, góp phần đánh thắng địch trong mọi tình huống. Đại hội đã bầu 03 đồng chí vào Chi ủy, Đồng chí Tẩn Vần Thàng được bầu làm Bí thư Chi bộ; đồng chí Giàng Seo Cháng được bầu làm Phó Bí thư – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; đồng chí Cháng Kháy Phù được bầu làm Chi ủy viên. 96
  14. Thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ xã lần thứ VIII, Chi bộ xã Bản Ngò đã nhận thức và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một cách hiệu quả hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, nhờ đó kết thúc năm 1979 đã đạt được một số kết quả tiêu biểu. Đặc biệt là đã chỉ đạo tốt đợt phát động quyên góp giúp đỡ đồng bào biên giới của huyện với tinh thần “nhường cơm xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” với tổng số trên 500kg thóc. Đội vận chuyển của xã đã tham gia cùng huyện vận chuyển bằng sức người và sức ngựa được 699,7 tấn hàng, với 2.230 tấn/km, đạt 407,6% kế hoạch. Trong khi đó tình hình biên giới của huyện vẫn hết sức nóng bỏng. Từ ngày 15-9-1980 đến ngày 19-9-1980, lực lượng vũ trang của ta đã chiếm lĩnh chốt 1992, bố trí tại đây một lực lượng trực chiến gồm 95 người, đó là chưa kể 50 dân quân phục vụ gạo nước, đào giao thông hào. Địch tìm mọi cách để chiếm lại vị trí đã mất. Từ ngày 30-9-1980 đến ngày 14-10-1980, ngày nào chúng cũng tập kích vào chốt 1992. Trung bình mỗi ngày chốt này phải chịu đựng từ 500 đến 1.000 quả đạn pháo các loại. Đạn pháo của kẻ thù đã cày xới, tàn phá khu vực này ngổn ngang. Ngày 15-10-1980, địch dùng bộ binh chiếm lại chốt 1992. Chiều hôm đó, chúng còn pháo kích dữ dội vào khu vực huyện lỵ Cốc Pài và một số khu vực khác, làm cháy 2 khu nhà ở kho lương thực, phá hủy 190 tấn gạo. Cửa hàng thương nghiệp bị sập một nhà. Nhiều tài sàn 97
  15. có giá trị bị đốt cháy, một nữ nhân viên thương nghiệp bị hy sinh. Trước tình hình diễn biến phức tạp, Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ xã đã kịp thời đề ra các biện pháp nhằm ổn định tư tưởng cho cán bộ và nhân dân trong xã; tiến hành kiểm tra lực lượng dân quân tự vệ địa phương và động viên tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các chiến sĩ; tổ chức sơ tán nhân dân khi có chiến sự, củng cố hầm hào tránh đạn pháo... Trong công tác xây dựng Đảng, đã tiến hành phát Thẻ đảng viên cho các đảng viên mới kết nạp của Chi bộ. Giai đoạn 1979 – 1982, Chi bộ đã kết nạp được 4 đảng viên mới là đồng chí Vàng Văn Sinh, Vàng Thị Túi, Giàng Thị Mảy và Vàng Thị Sơn, phần lớn từ lực lượng đoàn viên, thanh niên của xã, nâng tổng số đảng viên trong Chi bộ lên 18 đồng chí. Tháng 3-1981, Chi bộ xã đã cử cán bộ, đảng viên tới dự phiên họp bất thường của huyện để nghiên cứu Mệnh lệnh chiến đấu của Quân khu và Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tuyên về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Qua đó Chi bộ xã đã thấy rõ trong những ngày này, kẻ địch đã cho chuyển quân, tăng cường lực lượng kể cả dân binh áp sát biên giới. Chúng đã tăng cường nhiều vũ khí tầm xa như H12, súng máy cao xạ 12ly7, DKZ. Kẻ địch tăng cường khiêu khích ở biên giới bằng nhiều hình thức khác nhau (tung thám báo, biệt kích, thăm dò lực lượng quân sự và cách bố phòng của các lực lượng vũ trang của ta, móc nối bọn phản động 98
  16. nội địa của huyện nhằm phá hoại các cơ sở kinh tế, chính trị, tổ chức ám sát, bắt cóc cán bộ và thu thập tài liệu của ta). Trước tình hình đó, Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ xã đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động từ thời bình sang thời chiến với các nội dung cụ thể nhằm tăng cường nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, củng cố địa phương là hậu phương vững chắc của huyện. Bản Ngò tuy không phải là xã biên giới, ngày đêm giáp mặt với kẻ địch. Nhưng không vì thế mà Chi bộ lơ là nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, về công tác an ninh chính trị, trật tự xã hội được Chi bộ coi là nhiệm vụ hàng đầu. Trong giai đoạn (1979 - 1982), Chi bộ xã đã thực hiện một cách nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng bộ huyện bằng nhiều biện pháp cụ thể và đã giành được những thắng lợi khả quan. Chi bộ xã đã mở nhiều đợt tuyên truyền để mọi người dân trong xã thấy rõ âm mưu của kẻ địch, chống xâm canh, móc nối và đe dọa gây rối. Chi bộ đã động viên sức người, sức của với tinh thần tự lực tự cường, khai thác mọi tiềm năng của địa phương để sẵn sàng chiến đấu làm cho mối quan hệ phía trước với phía sau, tiền tuyến với hậu phương, quân với dân ngày càng gắn bó hơn, nhờ đó đã làm thất bại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch. Từ đó góp phần giúp quân và dân các xã dọc biên giới ngày đêm bám trụ, bám bản làng để 99
  17. sản xuất và chiến đấu, giữ vững độc lập chủ quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Chi bộ đã tổ chức cho nhân dân trong xã thành lập lực lượng sản xuất, sẵn sàng chiến đấu tại chỗ. Xã không những tự túc về lương thực mà bước đầu đã đóng góp được sản phẩm cho Nhà nước. Trong quá trình lãnh đạo, Chi bộ đã tập trung cán bộ xuống cơ sở tổ chức thực hiện các phương án công tác, tận dụng đất đai và lao động hiện có, quay vòng thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích. Với quyết tâm bám đất bám thôn bản, vừa sản xuất vừa chiến đấu, địa phương đã tự vươn lên để giải quyết cho được các nhu cầu về đời sống của nhân dân. Năm 1982, tổng sản lượng lương thực toàn xã đạt được 365,912 tấn, đưa mức bình quân đầu người lên 270,62kg/năm. Đây là năm nhân dân địa phương không những sản xuất đủ ăn mà còn bán cho Nhà nước được 16,308 tấn lương thực. Có được kết quả trên là do Chi bộ đã khai thác được trí tuệ tập thể; vận dụng vào xã các chủ trương, chính sách của huyện sát thực tế, có chọn lọc. Chi bộ đã chấp hành chế độ báo cáo, xin ý kiến cấp trên; phản ánh trung thực những thuận lợi, khó khăn của địa phương với huyện, tranh thủ sự giúp đỡ chỉ đạo của cấp trên để động viên quân và dân địa phương vượt qua mọi khó khăn. Trong 3 năm tiến hành nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tích cực chi viện cho cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới 100
  18. của Tổ quốc, Chi bộ xã cũng còn nhiều thiếu sót và tồn tại. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân trong xã chưa được tập trung cao độ. Vì vậy còn xuất hiện những nhận thức mơ hồ về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Một số người còn thiếu cảnh giác. Chưa chú trọng đúng mức nhiệm vụ xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể, hợp tác xã. Chi bộ và chính quyền xã chưa thực sự nhạy bén tiếp thu cái mới, đặc biệt là trên lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý hành chính bằng pháp luật của Nhà nước. Việc xác định phương hướng làm giàu cho dân còn lúng túng, còn mang nặng tư tưởng ỷ lại vào cấp trên, chưa thật sự đề cao vai trò làm chủ của mình. Tuy còn nhiều thiếu sót và tồn tại, nhưng qua 3 năm lãnh đạo nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tích cực chi viện cho cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc, vừa tích cực chăm lo đến đời sống của nhân dân, Chi bộ xã Bản Ngò thực sự đã trưởng thành và ngày càng trở nên vững mạnh. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, các hợp tác xã nông nghiệp của xã đã góp phần quan trọng làm đổi mới bộ mặt ở địa phương thông qua các phong trào khai hoang phục hóa, xây dựng công trình thủy lợi, phát triển đồng ruộng, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt các hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong những năm chiến tranh, góp phần xây dựng hậu phương vững mạnh, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân 101
  19. đội, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Tuy nhiên, bước vào thập kỷ 80 mô hình hợp tác hóa theo phương thức tập thể hóa cùng với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã bộc lộ những yếu tố phi kinh tế của nó và rơi vào tình trạng khủng hoảng. Ngày 21-10-1980, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Thông báo 22, cho phép làm thử khoán hộ (khoán theo hộ gia đình) ở một số địa phương. Trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực tiễn, ngày 13-1-1981 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 100 (khoán 100) chính thức quyết định chủ trương thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Với Chỉ thị 100, vai trò kinh tế hộ gia đình bước đầu được thừa nhận. Các hợp tác xã phải chuyển mạnh sang kinh doanh tổng hợp, xây dựng lại các định mức kinh tế - kỹ thuật, thực hiện hạch toán theo ngành và theo đội sản xuất. Chính sách của Nhà nước đối với hợp tác xã, các hộ nông dân cũng có sự thay đổi. Nghĩa vụ bán nông sản của nông dân cho Nhà nước được ổn định 5 năm; phần mua thêm ngoài nghĩa vụ được thực hiện theo giá thỏa thuận; chấp nhận việc nông dân được quyền tự do lưu thông nông sản còn lại theo giá thị trường… Chỉ thị 100 đã khơi dậy một khí thế mới trong nông thôn, nông nghiệp. Đối với Chi bộ và nhân dân các xã Bản Ngò, đó là một luồng gió mới tạo nên không khí phấn khởi trong sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc. 102
  20. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện chỉ thị 100 trên địa bàn xã cũng đã bộc lộ một số hạn chế đó là: xã viên tập trung sức lao động vào làm đất tư, đất mượn của hợp tác xã để thu sản phẩm vượt khoán mà không chú trọng đến diện tích đất sản xuất, canh tác của Hợp tác xã nên năng suất, sản lượng đạt thấp, các hoạt động của Hợp tác xã không sôi nổi như trước, việc đưa khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chậm, hệ thống dịch vụ nông nghiệp, cung ứng vật tư như phân bón, giống mới không kịp thời, quỹ của hợp tác xã dần dần cạn kiệt; các tổ ngành nghề, dịch vụ tự tan rã dần; tình trạng khê, nợ sản phẩm khoán đối với hợp tác xã của các hộ nhận khoán ngày càng nhiều; thu nhập bình quân đầu người thấp... Bên cạnh đó, do đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn và nhận thức chưa đúng của một số hộ gia đình về Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) và Chỉ thị 100 nên để mở rộng diện tích đất sản xuất nhân dân đã chặt phá rừng làm nương lúa, nương ngô, gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái, đặc biệt là khu vực rừng đầu nguồn gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Đến năm 1982, trước diễn biến phức tạp của việc chặt phá rừng để lấy đất sản xuất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ xã đã chỉ đạo chính quyền, đoàn thể vào cuộc trực tiếp kiểm tra diện tích rừng bị phá kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân không chặt phá rừng, đồng thời từng bước tiến hành 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2