intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945-2017): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945-2017): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng xã Ngọc Long; Nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long trong quá trình vận động cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945-2017): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MINH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ NGỌC LONG * TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NGỌC LONG (1945 - 2017) Xuất bản, năm 2018 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đội tiên phong cách mạng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và hy sinh, giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và mang tính thời đại. Lịch sử Đảng là một pho sử bằng vàng, để góp phần làm nên những trang sử Đảng vẻ vang đó không thể không kể đến lịch sử của những Chi bộ hay Đảng bộ cơ sở. Ôn lại truyền thống cách mạng của một Chi bộ hay một Đảng bộ cơ sở là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng đó và đáp ứng nhu cầu của Đảng bộ và nhân dân xã, thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 22/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo, công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử; Kế hoạch số 20-KH/HU ngày 03/3/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Minh, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ngọc Long khóa XXVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) quyết định tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945-2017)”. Nội dung cuốn sách phản ánh chân thực quá trình ra đời, đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ; 3
  4. góp phần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng, sự tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng cho toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Ngọc Long và các thế hệ mai sau, tạo tiền đề phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực hiện, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ngọc Long nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Minh, sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã. Tuy nhiên, không gian và thời gian được đề cập trong cuốn sách là rộng lớn, các sự kiện lịch sử diễn biến phong phú, do đó không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ngọc Long mong nhận được những ý kiến đóng góp cả về nội dung và hình thức của bạn đọc để khi có điều kiện tái bản cuốn sách sẽ đầy đủ hơn. Trân trọng cảm ơn! T/M BCH ĐẢNG BỘ XÃ Bí thư Hà Văn Chính 4
  5. Chương I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG XÃ NGỌC LONG I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI Ngọc Long là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Minh, cách trung tâm huyện lỵ 39 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp xã Mậu Long, huyện Yên Minh và xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc; phía Đông giáp xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp với xã Lũng Hồ; phía Nam giáp với xã Du Tiến. Khu vực trung tâm xã nằm ở tọa độ: 22059’21’’ B, 105019’24’’ Đ. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 8.426,09 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5.175,73 ha; đất lâm nghiệp 3.116,3 ha, đất thổ cư là 42,51 ha; còn lại là các loại đất khác. Địa hình của xã khá phong phú và đa dạng với vùng rừng núi cao và vùng đồi đất thấp xen kẽ giữa những sườn núi là những khe suối và vùng đồi thấp là các tràn ruộng bậc thang và thung lũng nhỏ. Vùng núi cao với độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển. Các sườn đồi núi có độ dốc trung bình từ 28o trở lên, chủ yếu là núi đất. Vùng rừng núi cao chiếm phần lớn diện tích trong xã, ngày nay được khai thác trở thành những vùng đất trồng các loại hoa 5
  6. quả, rau màu đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong xã. Vùng đất thấp sườn đồi, ven suối, thung lũng tạo nên những tràn ruộng bậc thang là nơi canh tác, sản xuất lúa nước, những sườn đồi là nương trồng ngô, đậu tương và trồng các loại cây ăn quả của bà con nông dân trong xã, khu trung tâm xã có mặt bằng tự nhiên và quang cảnh có chợ phiên và phát triển các loại hình dịch vụ ăn uống, buôn bán trao đổi hàng hóa. Đây là một trong những thế mạnh của xã. Khu trung tâm xã thuộc vùng đồi núi thấp, tương đối bằng phẳng, thoáng đãng, bao quanh là các khu đồi núi, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và giao lưu hàng hóa. Các đơn vị hành chính Nhà nước như Trụ sở xã, trường học và trạm y tế được quy hoạch tập trung tại đây. Về nguồn nước, tại đầu nguồn thung lũng của xã được Nhà nước đầu tư hệ thống ống nước sinh hoạt và hệ thống kênh mương thủy lợi dẫn từ đầu nguồn về chạy qua 3 thôn vùng thấp (Thôn Nà Nghè, Nà Kệt và bản Rắn). Tạo điều kiện thuận lợi trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Về khí hậu, Ngọc Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, kèm gió mùa Đông Nam với đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều (tập trung trên 80% lượng mưa cả năm). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trùng với gió mùa Đông Bắc, với đặc điểm là lạnh, ít mưa, khô hanh. 6
  7. Riêng khu vực vùng núi cao có thời tiết ẩm quanh năm; mùa lạnh rét buốt hơn các vùng khác như các thôn: Phia Mạnh I, Phia Mạnh II, Phiêng Sử, Pác Muốc Cốc Xa. Nhiệt độ cao nhất là 38oC, thấp nhất 2oC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 3.100 mm, do đó tạo nên thảm thực vật phong phú. Tổng số ngày mưa trung bình trong một năm khoảng 175 - 180 ngày, riêng các tháng 6, 7 và 8 có số ngày mưa cao 20 - 23 ngày/tháng. Cường độ mưa lớn làm sói mòn, rửa trôi đất, nhất là những nơi có địa hình dốc, độ che phủ của thảm thực vật thấp. Ngọc Long có diện tích rừng tự nhiên lớn, với 2.743,85 ha (chiếm 32,56% diện tích tự nhiên). Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, thực hiện những chủ trương lớn của Đảng về quản lý và sử dụng đất đồi. Rừng đã được giao cho các hộ nông dân quản lý từ đó công tác trồng và bảo vệ rừng được nhân dân quan tâm chăm sóc, quản lý. Đến nay, rừng dần dần được trả lại màu xanh và được đưa vào kinh doanh. Nhiều hộ trong xã đã đưa vào sử dụng và khai thác hiệu quả làm cho đời sống của nhân dân thêm ổn định và từng bước được nâng lên. Là một xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, đồi núi, độ dốc lớn, hàng năm đến mùa mưa lũ gây sạt lở, sói mòn, làm ách tắc giao thông ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Vượt lên những khó khăn, trở ngại của thiên nhiên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã tận dụng các nguồn nước từ các khe suối nhỏ làm thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhân dân trong xã cũng có sự điều chỉnh mùa vụ thích hợp với điều kiện thời tiết trong năm. 7
  8. Hệ thống giao thông trên địa bàn đã cơ bản hình thành. Xã có con đường trải nhựa liên xã chạy từ xã Mậu Duệ - Mậu Long qua xã Ngọc Long đến xã Du Tiến - Du Già, nối với tỉnh lộ 176, do đó xã có vị trí hết sức trọng yếu về mặt chính trị, quân sự và kinh tế, nhân dân các xã có thể giao lưu trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông liên thôn, tuy nhiên tỷ lệ cứng hóa còn thấp. Trong cơ cấu kinh tế của xã, sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Ngoài cây lúa và cây ngô, trên địa bàn xã còn trồng một số loại cây khác như: cây có củ (sắn, dong giềng, khoai lang), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, chè…), cây rau màu (bí, rau, đậu các loại), cây ăn quả (xoài, lê, mận, đào…) và một số loại cây dược liệu quý, hiếm. Về chăn nuôi, trên địa bàn xã chủ yếu là phát triển đàn bò, trâu, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn phát triển chăn nuôi các vật nuôi phổ biến như gà, vịt, ngan, cá, ong mật và một số vật nuôi khác. Do các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên nên một số sản phẩm nông nghiệp của xã có chất lượng cao như: gạo nếp (dẻo, thơm, ngon), quả mận, lê cùng một số thực phẩm có nguồn gốc bản địa (thịt trâu, bò, dê và gia cầm…). Đặc biệt là rượu ngô men lá đã được thị trường trong và ngoài xã biết đến, người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là một trong những thế mạnh của xã trong việc phát triển kinh tế hàng hóa. 8
  9. Sản xuất công nghiệp nhìn chung chưa phát triển. Ngoài một số ngành, nghề truyền thống như rèn, đúc công cụ sản xuất, dệt vải lanh, thổ cẩm... trong những năm gần đây đã hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề khác như sản xuất chế biến nông sản (xay xát ngô, lúa, chế biến chè), sản xuất gạch, gạch không nung, khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng quy mô còn nhỏ, phân tán, năng lực sản xuất thấp. So với các xã trên địa bàn huyện Yên Minh, xã Ngọc Long có tổng diện tích tự nhiên khá lớn, đất đai phì nhiêu, có tiềm năng về kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên, vì là một xã vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh nên điều kiện đi lại, phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên, khoáng sản không nhiều, đất đai tuy rộng lớn và khá phì nhiêu nhưng những khu vực bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất ít, phân tán. Những khu vực có độ dốc cao chiếm diện tích lớn. Bên cạnh những mặt thuận lợi, điều kiện tự nhiên của xã cũng gây những khó khăn không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh của địa phương. Điều này đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong việc khắc phục những khó khăn, trở ngại của tự nhiên, đồng thời tìm ra một hướng phát triển thích hợp cho mình. Vùng đất Ngọc Long được hình thành từ lâu đời. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Pháp thuộc, Ngọc Long 9
  10. thuộc Yên Minh, phủ Tương Yên được đặt trong đạo Quan binh thứ hai Hà Giang. Đến năm 1928, Ngọc Long thuộc xã Mậu Duệ, châu Đồng Văn, gồm các xóm: Bản Luồng, Bản Rẳn, Ban Chún, Bản Khún, Phia Luông, Bản Lâu, Na Cài, Khuổi Piay. Đến năm 1931, địa bàn Ngọc Long tách khỏi xã Mậu Duệ thành lập đơn vị hành chính mới với tên gọi xã Thanh Sơn (xã còn có tên gọi trong dân gian là “Luồng” - theo tiếng phổ thông nghĩa là Long, Rồng), thuộc tổng (khu) Đông Minh (khu Yên Minh), châu Đồng Văn. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bỏ cấp tổng. Lúc này, Ngọc Long thuộc khu Yên Minh, huyện Đồng Văn. Tháng 01/1946, xã Thanh Sơn được đổi tên thành xã Ngọc Long với các thôn(1): thôn Luồng (gồm các bản: Nà Nghè, Nà Kệt, Bản Rắn, Phiêng Kiền, Tà Muồng); thôn Bản Khún (gồm có các bản: Bản Khún, Bản Chún, Noong Khắt, Phia Pièn, Tàng Sảm, Nà Cắm, Bản Dày, Bản Lầu, Phia Mạnh); thôn Bản Án (gồm các bản: Bản Án, Khau Cùa, Lũng Màng, Khau Nhang, Hạt Chả); thôn Bản Roài (gồm các bản: Bản Roài, Tồng Ngào, Phia Maạc (Phìn Tỷ), Phia Phà (Páo Chải), Xú Chín, Nặm Luông). Theo nhân dân địa phương, từ “Ngọc” với ý nghĩa vùng đất tiềm năng, từ “Long” là dải đất rồng như để minh chứng một thế đứng vững bền đủ sức bay cao, bay . Thôn bao gồm nhiều bản (Bản là tiếng Tày, tương đương với tiếng Kinh là (1) Làng). 10
  11. xa của mảnh đất con người nơi đây. Ở địa phương còn lưu truyền một câu chuyện về sự hình thành tên gọi của xã. Thuở xưa, Ngọc Long có tên gọi là Luồng, nghĩa là Long, Rồng vì trên địa bàn có dãy núi có 2 con rồng. Một ngày, có nhóm người đến yểm long mạch, dùng cuốc cuốc trúng con rồng, máu rồng từ trên núi chảy xuống ruộng đỏ tím, nhân dân gọi ruộng đó Nặm Cắm (Tiếng phổ thông nghĩa là nước tím). Hiện nay, khu ruộng này vẫn còn tồn tại ở địa phương. Tên gọi Ngọc Long xuất phát từ sự tích đó. Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/CP tách huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Từ đây xã Ngọc Long là một đơn vị hành chính thuộc huyện Yên Minh. Tại thời điểm đó, xã Ngọc Long có các thôn: Thôn Luồng (tức Hợp tác xã Luồng) gồm có các bản (Nà Nghè, Nà Kệt, Bản Rắn); thôn Khún (tức Hợp tác xã Khún) gồm có 03 bản (Bản Khún, Bản Chún, Noong Khắt); thôn Roài (tức Hợp tác xã Roài) gồm có 02 bản (Bản Roài và Tồng Ngào); thôn Bản Án (tức Hợp tác xã Án); thôn Phiêng Kiên; thôn Tà Muồng; thôn Phia Pièn; thôn Tàng Sảm; thôn Nà Cắm; thôn Bản Dày; thôn Bản Lầu; thôn Phia Mạnh; thôn Khau Cùa; thôn Khau Nhang; thôn Hạt Chả; thôn Phia Mạc (Phìn Tỷ); thôn Phia Phà (Páo Chải); thôn Xú Chín; thôn Nặm Luông. Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Xã Ngọc Long thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên. 11
  12. Trong lúc chiến tranh biên giới phía Bắc, thực hiện chủ trương của Đảng, xã Ngọc Long vừa bố trí khu dân cư, vừa huy động dân công làm nhà ở cho dân biên giới sơ tán, di dân vào nội địa; nhân dân xã Lũng Hồ và nhân dân một số xã thuộc huyện Đồng Văn chuyển đến và được bố trí xen kẽ ở các thôn trên địa bàn xã. Do đó, đến thời điểm năm 1988, xã Ngọc Long có một số thay đổi về đơn vị hành chính cấp thôn: Thôn Tồng Ngào tách thành 2 thôn: Tồng Ngào Mông(1), Tồng Ngào Tày; thôn Phia Mạnh tách thành 2 thôn: Phia Mạnh I và Phia Mạnh II; thôn Lũng Màng tách thành 2 thôn: Lũng Màng I và Lũng Màng II; đồng thời thành lập thêm một số thôn là: Pản Xa, Phiêng Sử, Pác Ngoa, Pác Muốc, Cốc Xa. Địa danh thôn Luồng (Tông Luồng) trước đây nhân dân thường gọi chung là hợp tác xã Luồng, có 3 đội sản xuất: Nà Nghè, Nà Kệt, Bản Rắn. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, hợp tác xã Luồng giải thể, 3 đội sản xuất được chuyển thành 3 thôn để thuận tiện cho việc quản lý hành chính. Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Xã Ngọc Long thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Thời điểm này, xã Ngọc Long có diện tích tự nhiên là 9.202,79 ha, với 1.009 hộ, 6.425 nhân khẩu, sinh sống ở các thôn: Nà Nghè, Nà Kệt, Bản . Thôn Tồng Ngào Mông trước đây gọi là Khai Hoang, là những hộ dân di (1) chuyển từ xã Lũng Hồ về khu vực thôn Tồng Ngào sinh sống. Sau đó, để thuận tiện cho việc quản lý hành chính, cấp trên quyết định tách thôn Tồng Ngào thành 2 thôn: Tồng Ngào Mông và Tồng Ngào Tày. 12
  13. Rắn, Noong Khắt, Bản Chún, Bản Khún, Pản Xa, Phia Mạnh I, Phia Mạnh II, Phiêng Sử, Phiêng Kiền, Tà Muồng, Phia Pièn, Pác Ngoa, Tàng Sảm, Pác Muốc, Cốc Xa, Nà Cắm, Bản Dày, Bản Lầu, Bản Án, Lũng Màng I, Lũng Màng II, Khau Nhang, Hạt Chả, Khau Cùa, Bản Roài, Tồng Ngào Tày, Tồng Ngào Mông, Nặm Luông, Phia Mạc (Phìn Tỷ), Phia Phìa (Páo Chải), Xú Chín. Thực hiện Nghị định số 08-CP ngày 29/01/1997 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc các huyện Yên Minh, Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Xã Ngọc Long cắt 05 thôn: Khau Cùa, Lũng Màng I, Lũng Màng II, Hạt Chả và Khau Nhang (với 862,50 ha diện tích tự nhiên và 1.331 nhân khẩu) cùng với 6.209,3 ha diện tích và 1.897 nhân khẩu của xã Mậu Duệ để thành lập xã mới là xã Mậu Long. Lúc này, xã Ngọc Long còn lại 8.165,07 ha diện tích tự nhiên và 5.100 nhân khẩu(1). Ngày 03/5/2000, cấp trên quyết định chuyển 4 thôn: Phiêng Mạc (Phìn Tỷ), Phia Phà (Páo Chải), Nặm Luông(2), Xú Chín từ xã Ngọc Long về xã Lũng Hồ. Hiện nay, xã có 25 thôn: Bản Rắn, Nà Kệt, Nà Nghè, Phiêng Kiền, Tà Muồng, Bản Roài, Thẳm Cang, Tồng (1) . Theo Nghị định số 08-CP ngày 29/01/01997 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc các huyện Yên Minh, Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (2) . Đối với thôn Nặm Luông, dân số và diện tích đất giáp thôn Páo Chải và Khau Cùa được nhập về xã Lũng Hồ; dân số và diện tích còn lại bên này con suối - giáp thôn Bản Roài và Tồng Ngào Mông vẫn thuộc xã Ngọc Long và được mang tên thôn Thẳm Cang - tư liệu do đồng chí Đào Xuân Thanh cung cấp. 13
  14. Ngào Mông, Tồng Ngào Tày, Noong Khắt, Bản Khún, Bản Chún, Pản Xa, Phia Mạnh I, Phia Mạnh II, Phiêng Sử, Phia Piàn, Tàng Sảm, Pác Muốc, Cốc Xa, Nà Cắm, Bản Dày, Bản Lầu, Bản Án, Pác Ngoa. Nhân dân xã gồm có 1.505 hộ, với 8.457 nhân khẩu với 8 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, sống xen kẽ cùng nhau; trong đó dân tộc Mông chiếm 56,19%; dân tộc Tày chiếm 37,7%; còn lại là các dân tộc: Dao, Kinh, Cờ Lao, Nùng, Giấy, Xuồng (1). II. TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ NGỌC LONG Ngọc Long là mảnh đất vốn có truyền thống lịch sử lâu đời. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nhân dân trên địa bàn xã đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động, tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường. Đã bao đời nay đồng bào các dân tộc Ngọc Long cư trú theo quan hệ huyết thống hoặc sống xen kẽ với nhau. Dân tộc Tày sống ở vùng thung lũng thấp; dân tộc Giấy, Xuồng sống ở vùng đồi núi đất; dân tộc Dao sống ở núi đất, đồi gần các khe suối, khe nước; dân tộc Mông sinh sống và canh tác chủ yếu ở đồi núi đá. Trong lao động, các dân tộc tích cực khai phá, cải tạo đất để khai hoang, phục hóa. Trải qua nhiều năm tháng lao động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đã trở thành nghề chính của nhân dân. Để đảm bảo cho đời sống tự cung, tự cấp, nhân dân Ngọc Long rất thành thạo (1) . Theo số liệu năm 2015. 14
  15. và khéo léo trong nghề thủ công đan lát mây tre, trồng bông, cây lanh dệt vải, nhuộm chàm tạo nên những bộ trang phục dân tộc tinh sảo và đẹp mắt. Cùng với truyền thống cần cù lao động, sản xuất đã nảy sinh, kết tinh nên ngôn ngữ và truyền thống văn hóa riêng của mỗi dân tộc làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt nói chung và các dân tộc của xã Ngọc Long nói riêng. Dân tộc Tày, Dao, Giấy, Xuồng ở nhà sàn 4 mái. Dân tộc Mông ở nhà Trình tường. Trang phục truyền thống dân tộc Mông, Tày, Dao, Giấy mặc áo vải màu chàm. Những câu tục ngữ, ca dao, những truyện cổ tích, thần thoại giải thích nguồn gốc dân tộc, phản ánh khát vọng cuộc sống, những bài hát ca ngợi quê hương, những bài hát đối, hát giao duyên của dân tộc Xuồng, dân tộc Dao... Hay các lễ hội xuân, tết, lúa mới của dân tộc Tày, dân tộc Dao... và những đường nét hoa văn tinh xảo trên trang phục, đồ trang sức của dân tộc Mông, dân tộc Giấy thể hiện sinh động đặc sắc, phong phú đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc trên địa bàn xã. Về tín ngưỡng tôn giáo: Các dân tộc chủ yếu thờ cúng tổ tiên tại gia đình. Mỗi dòng, nhóm, họ thờ cúng một thần linh riêng, không xây dựng đình và miếu. Cũng như nhân dân các dân tộc khác trên địa bàn toàn tỉnh, nhân dân Ngọc Long dưới thời thực dân Pháp xâm lược cũng chịu muôn vàn cơ cực. Năm 1887, từ khi chiếm đóng Hà Giang, thực dân Pháp nắm lấy số thổ ty và những phần tử phản động để lập bộ máy thống trị từ 15
  16. tỉnh xuống các châu, tổng, xã. Thực hiện chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp và tay sai ra sức chia rẽ các dân tộc, dòng họ trong địa phương. Chúng phân biệt từng vùng, từng dân tộc, từ đó mà tổ chức bộ máy hành chính, trực tiếp cai trị và kiểm soát. Ở vùng cao nguyên Đồng Văn, thực dân Pháp chia thành 4 khu vực, đứng đầu mỗi khu vực là thổ ty của một dòng họ cai quản. Địa bàn Ngọc Long thuộc khu vực phía Nam cao nguyên Đồng Văn do trùm thổ ty Nguyễn Doãn Quý và Nguyễn Chánh Tư cai quản. Một mặt, thực dân Pháp dùng bọn thổ ty làm tay sai đắc lực, mặt khác chúng dùng mọi thủ đoạn, hành động để chia rẽ, gây hiềm khích, nghi ngờ, hằn thù lẫn nhau giữa các dòng họ, giữa các dân tộc, từ đó gây mất đoàn kết để dễ bề cai trị. Mỗi một dân tộc, chúng lại có bộ máy cai trị riêng. Vùng người Tày có Chánh, Phó tổng, Lý trưởng, Phó lý, Tổng xã đoàn và Hội đồng kỳ mục. Người Mông bị chia thành Giáp, do bọn Tổng giáp, Mã phài nắm, dưới sự kiểm soát của Bang tá người Mông. Người Dao bị chia thành Động do Quản chiểu đứng đầu (1). Chính sách cai trị thâm độc của thực dân Pháp và tay sai không những làm tổn hại nghiêm trọng đến truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em mà còn để lại những hậu quả nặng nề trong vấn đề dân tộc và xã hội ở Hà Giang nói chung và khu vực cao nguyên Đồng Văn, trong đó có Ngọc Long nói riêng. . Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Hà Giang (1945 - 2000), xuất bản năm (1) 2000, tr. 8. 16
  17. Thực dân Pháp tổ chức lực lượng quân sự rải ra chiếm đóng trên 10 đồn bốt, từ tỉnh lỵ đến những vùng hẻo lánh biên giới để độc chiếm quyền lợi và nhất là để đàn áp các cuộc nổi dậy của đồng bào địa phương chống lại chúng. Đứng đầu châu Đồng Văn là một tên quan ba vừa chỉ huy các đồn, vừa giải quyết công việc dân sự. Mạng lưới giúp việc cho thực dân Pháp về quân sự có châu đoàn, tổng đoàn và xã đoàn. Do xác định được vị trí quan trọng của Yên Minh trong khu vực phía Bắc, thực dân Pháp đã bố trí một hệ thống đồn, bốt khống chế các khu vực trọng điểm nhằm ngăn cản lực lượng cách mạng của ta. Đồn Bạch Đích, khống chế tuyến đường từ Yên Minh sang Trung Quốc, ngăn cản sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bên ngoài; đồn Yên Minh khống chế, ngăn cản tuyến đường từ Đồng Văn đi Hà Giang; đồn Đường Thượng khống chế tuyến đường từ Đồng Văn đi Bắc Mê, Hà Giang và sang Cao Bằng. Thực dân Pháp, địa chủ và thổ ty ra sức bóc lột về kinh tế, vơ vét của cải, tài nguyên, chủ yếu là khai thác, cướp đoạt sản phẩm nông lâm nghiệp, nguồn tài nguyên quý giá của địa phương như các loại gỗ quý, song, mây… Ngoài ra, chúng còn bóc lột sức người, hàng nghìn người, trong đó có nhân dân Ngọc Long phải đi phu xây dựng đồn bốt; bóc lột đồng bào ta bằng sưu cao, thuế nặng hết sức tàn nhẫn như: thuế đinh, thuế điền, thuế địa, thuế gia ốc, thuế nuôi quân, thuế thuốc phiện… Mỗi thổ ty tự chiếm giữ một vùng để phục vụ riêng cho gia đình. Nhân dân phải cày cấy, gặt hái cho chúng. 17
  18. Giai đoạn này, ở Ngọc Long, tuy sản vật từ rừng sẵn có song người dân lại không được tự do thu hái mang đi trao đổi, vì ở đâu bọn thống trị cũng đặt đồn, trạm kiểm soát để canh thu thuế và sát phạt nhân dân. Người có ít ruộng, ít nương thì phải nộp tô thuế cao. Do vậy chỉ còn cách duy nhất là đi làm thuê, làm mướn hàng ngày cho địa chủ. Người không có sức lao động chỉ còn đi bẫy chim, bắt ốc, hái rau rừng, đi đào củ mài để ăn, đời sống bấp bênh qua ngày đoạn tháng. Sự bóc lột của bọn thực dân, phong kiến làm cho đời sống nhân dân vốn đã đói khổ lại càng thêm đói khổ, một số dân tộc ít người đã rơi vào cảnh bần cùng hóa như dân tộc Cờ Lao, Pu Péo. Thực hiện chính sách “ngu dân”, thực dân Pháp và phong kiến đã ra sức kìm hãm, đầu độc nhân dân các dân tộc về mọi mặt, nhiều tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển như: cờ bạc, rượu chè, các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin, kiêng kị nặng nề, bói toán, cúng lễ… Các mặt về giáo dục không được chính quyền tay sai quan tâm. Trên địa bàn xã gần 100% người dân trên địa bàn xã bị mù chữ. Mỗi khi có việc gì cần phải viết đơn, văn tự bán nhà hoặc đất đai thì đều phải đi thuê thầy viết hộ và bọn thực dân Pháp, tay sai rất dễ cai trị. Về y tế, ở Ngọc Long, khi trong nhà có người ốm thì chữa bằng kinh nghiệm dân gian (thuốc nam), nếu bệnh không khỏi thì nhờ vào thầy cúng, thầy mo. Trong nhà không có lễ vật để cúng thì phải đi cầm cố, vay lãi nặng của nhà giàu. Những người tin vào cúng có khi vẫn qua 18
  19. đời, tiền mất, nợ nần nỗi khổ sở đổ vào đầu người sống gánh chịu, do vậy cuộc sống của người dân cứ đói khổ triền miên. Gia đình nào kinh tế dư giả lắm cũng chỉ nuôi được 5, 7 con gà, hoặc 1 con lợn (do không có lương thực để chăn nuôi). Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, đời sống của nhân dân các dân tộc Ngọc Long vô cùng khổ cực, lầm than; không có đủ cơm ăn, áo mặc, không được học hành, ốm đau, không được chữa trị. Nhiều người bị chết vì đói rét và bệnh tật. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đình đốn. Giao thông đi lại khó khăn. Tình hình đó quyết định thái độ chính trị của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột và một bên là đế quốc thực dân và bọn phong kiến tay sai áp bức bóc lột. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), nhân dân và du kích Ngọc Long đã chiến đấu kiên cường, nhiều công dân đã tham gia bộ đội kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đã anh dũng hy sinh như: Liệt sĩ Trương Văn Phướng, Nguyễn Văn Lễ, Lộc Văn Bương... Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975), nhân dân Ngọc Long thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Với khẩu hiệu “tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, Ngọc Long đã đóng góp sức người, lương 19
  20. thực, thực phẩm, góp phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp chung của dân tộc. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long cùng nhân dân các dân tộc trong huyện, trong tỉnh phát huy cao độ truyền thống yêu nước, anh dũng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia tô thắm trang sử vàng của dân tộc Việt Nam. Trong chiến đấu đã xuất hiện những tấm gương anh dũng, tiêu biểu như Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Hồng Cao. Trong thời kỳ đổi mới, nhân dân xã Ngọc Long đã tích cực thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, đưa nhân dân từng bước thoát khỏi đói nghèo, ổn định cuộc sống để tạo đà phát triển. Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với những chương trình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp của địa phương, kinh tế của xã Ngọc Long đã có những thay đổi rõ rệt; nhân dân đẩy mạnh khai thác những yếu tố thuận lợi của tự nhiên gắn với áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, từng bước đưa xã Ngọc Long vươn lên thoát nghèo bền vững. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2