intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Trung Thịnh (1950-2015)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:234

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Trung Thịnh (1950-2015)" ghi lại quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất, con người Trung Thịnh với những chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, nhưng vô cùng vẻ vang và tự hào với những chiến công hiển hách trong đấu tranh, những thành tựu to lớn trong xây dựng quê hương của Đảng bộ và nhân dân Trung Thịnh kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đến nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Trung Thịnh (1950-2015)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN XÍN MẦN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ TRUNG THỊNH TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TRUNG THỊNH 1950 - 2015 Xuất bản, năm 2019 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trung Thịnh là xã vùng cao núi đất, đặc biệt khó khăn của huyện Xín Mần. Trải qua thời gian hình thành và phát triển, dưới bàn tay lao động cần cù, chịu thương, chịu khó của bao thế hệ người dân Trung Thịnh cùng với lòng quả cảm, kiên cường đấu tranh chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, quê hương Trung Thịnh đã không ngừng thay đổi và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Thực hiện Kế hoạch số 342-KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về “thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy Xín Mần về sưu tầm, biên soạn, xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Trung Thịnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 quyết định tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Trung Thịnh (1950 - 2015)”. Nội dung cuốn sách ghi lại quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất, con người Trung Thịnh với những chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, nhưng vô cùng vẻ vang và tự hào với những chiến công hiển hách trong đấu tranh, những thành tựu to lớn trong xây dựng quê hương của Đảng bộ và nhân dân Trung Thịnh kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam 3
  4. lãnh đạo đến nay. Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu và giáo dục truyền thống cách mạng quan trọng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã, nhất là thế hệ trẻ càng tự hào và trách nhiệm hơn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong quá trình tiến hành biên soạn cuốn sách, Đảng ủy đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Trung Thịnh. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy Xín Mần; đặc biệt là sự phối hợp giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Huyện ủy. Ban Thường vụ Đảng ủy xã Trung Thịnh xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tận tình giúp đỡ trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Trung Thịnh 1950 – 2015. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn nhưng do thời gian lịch sử dài và những khó khăn khác nên quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy rất mong những ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc gần xa để trong dịp tái bản cuốn sách đạt chất lượng cao hơn. TM. BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Lù Văn Tinh 4
  5. Chương I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI CỦA XÃ TRUNG THỊNH 1. Điều kiện tự nhiên Xã Trung Thịnh nằm ở phía đông của huyện Xín Mần, cách trung tâm huyện 32 km, phía Tây giáp với xã Ngán Chiên; phía Bắc giáp xã Bản Díu; phía Nam giáp xã Thu Tà; phía Đông giáp xã Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì. Tổng diện tích tự nhiên là 1.316 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.080,15ha chiếm 82%, diện tích đất vườn tạp là 32,79 ha chiếm 2,49%. Đất lâm nghiệp diện tích 203,06ha, chiếm 15,4%, trong đó đất rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là đất phòng hộ. Khí hậu xã được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 22 đến 25 độ C, thấp nhất là 2,8 độ C, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu trên địa bàn xã còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kéo dài trong năm, mang theo thời tiết lạnh, có những năm xuất hiện sương muối vào tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình là 1.560 mm tập trung vào tháng 5, 6, 7 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm bình quân 84% năm. Sương mù bình quân 60-80 ngày trong năm. Nhìn chung xã Trung Thịnh có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát 5
  6. triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên vẫn còn khó khăn là hiện tượng sương muối kéo dài đến vài ngày vào mùa khô gây ảnh hưởng đến việc gieo mạ và cấy vụ Đông - Xuân của bà con trong xã, tất cả các yếu tố khí hậu, thời tiết đều có liên quan chặt chẽ và quan trọng như nhau đối với sự sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng của nhân dân. Là xã có địa hình đồi núi cao, độ chia cắt lớn, do các khe suối chảy qua gây hạn chế trong giao thông, đi lại, sinh hoạt. Hiện nay tuyến đường chủ đạo đến trung tâm xã là tuyến đường 86 dài 10,7 km tiếp nối đi qua trung tâm xã Trung Thịnh, xã Nàng Đôn huyện Hoàng Su Phì và đi qua trung tâm thôn Cốc Chíu sang xã Thu Tà, xã Cốc Rế, xã Tả Nhìu về trung tâm huyện Xín Mần, 10/10 thôn bản của xã đã có đường giao thông từ xã đi đến trung tâm thôn nhưng đường đi còn gặp nhiều khó khăn. Hàng năm, đến mùa mưa lũ, thường gây sạt lở, sói mòn làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nhân dân. Về hệ thống sông, suối trên địa bàn xã có con sông chính chảy qua đó là sông Chảy, bắt nguồn từ Kiều Liêu Ti tới gần xã Bản Péo nó chảy theo hướng Tây-Đông, chuyển sang hướng Bắc-Nam tới gần thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì, từ đây nó chảy theo hướng Đông - Tây, qua xã Trung Thịnh huyện Xín Mần, dòng chính sông chảy trở thành một hẻm sâu thẳm, tạo nên độ dốc cao và lượng nước thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, lượng nước thấp, mùa mưa thì lượng nước 6
  7. dâng cao rất nhanh, dẫn đến việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Ngoài con sông chính trên thì xã có nhiều con suối, khe nước nhỏ được đồng bào đặt cho những tên gọi bản địa trìu mến, chảy len lách trên những đỉnh núi cao của xã, đổ về sông Chảy rồi chảy về xuôi hợp lưu với sông Lô tại ranh giới của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Về tài nguyên thiên nhiên, rừng của Trung Thịnh chủ yếu các cây lấy nhựa, dầu như xa mộc, thông, chẩu; các loại cây ăn quả như cây lê, đào, mận…; các giống chim muông như chào mào, chim sẻ, họa mi... Các giống động vật như hươu, nai, gấu, hổ, lợn rừng hầu như không còn xuất hiện trên địa bàn xã. Đồng ruộng của Trung Thịnh cung cấp cho con người thóc gạo, ngô, sắn, đậu tương và biết bao thứ khác để tồn tại và phát triển. Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên vừa là một thách thức, vừa là sự rèn luyện để tạo nên những tính cách vô cùng quý giá và rất đặc trưng cho nhân dân các dân tộc xã Trung Thịnh bao đời bám trụ nơi đây cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong việc khắc phục những khó khăn, trở ngại của tự nhiên, đồng thời tìm ra hướng phát triển thích hợp cho địa phương mình. 2. Điều kiện kinh tế, xã hội Tên gọi “Trung Thịnh” đã có từ thời xưa. Trong chặng đường dài lịch sử của thời dựng nước, vùng đất này là một phần nhỏ của châu Vị Xuyên thuộc trấn Tuyên Quang của Nhà nước Đại Việt, do thổ tù họ Ma 7
  8. nối đời quản trị. Dưới thời pháp thuộc, toàn bộ phủ Tương Yên, trong đó có Vị Xuyên thuộc khu quân sự số 2, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 20 tháng 8 năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy, thuộc đạo quan binh ba. Cuối năm 1929, đạo quan binh ba có 4 đơn vị hành chính là: châu Vị Xuyên, châu Bắc Quang, châu Hoàng Su Phì và châu Đồng Văn. Xã Trung Thịnh là một trong 4 xã thuộc tổng Tụ Nhân, châu Hoàng Su Phì. Ngày 15/12/1962, thực hiện quyết định số 211-CP của Hội đồng Chính phủ, xã Trung Thịnh được chia thành 6 xã mới gồm: Trung Thịnh, Nàng Đôn, Việt Thái, Ngán Chiên, Thu Tà, Pờ Ly Ngài, thời điểm xã Trung Thịnh được chia tách toàn xã có 5 thôn; Tiếp đó đến ngày 01/04/1965 huyện Hoàng Su Phì được chia thành hai huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần1. Đến năm 2015, xã Trung Thịnh có 6 thôn gồm: Cốc Đông; Pố Hà II; Pố Hà I; Đạn Rạc; Nắm Ta; Cốc Pú. Xã Trung Thịnh có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống (Nùng, Mông, Tày, Kinh). Theo số liệu thống kê của xã tính đến năm 2015, xã có 468 hộ với 2.331 khẩu, trong đó dân tộc Nùng chiếm đa số 70%, dân tộc Tày chiếm 20%, dân tộc Kinh chiếm 5%, dân tộc Mông chiếm 5%. Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc trong xã luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, gắn bó với những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tích cực khai phá, cải tạo đất 1 Kể từ đây, Trung Thịnh là 1 trong các xã của huyện Hoàng Su Phì. 8
  9. đai, tạo ra những thửa ruộng bậc thang, những nương rẫy tốt tươi, đã biến những gò, sườn đồi thành những nương, ruộng, góp phần phát triển sản xuất nâng cao đời sống. Trong quá trình phát triển ấy đã tạo thêm những nét độc đáo về bản sắc văn hóa của các dân tộc trong xã như: lễ cúng rừng mỗi năm được tổ chức 2 lần vào tháng 2 và tháng 6, bên cạnh đó các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca được các dân tộc trong xã duy trì, tổ chức vào dịp lễ, tết như: đánh sảng, đánh đu, đánh yến, hát giao duyên trai, gái, hát đối đáp… Đồng thời khẳng định thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, làng bản. Tinh thần này càng được thể hiện một cách mạnh mẽ hơn từ khi có Đảng dẫn đường, chỉ lối. Về cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chính, với các loại cây gieo trồng chủ yếu là cây lúa, ngô. Bên cạnh đó xã còn trồng thêm một số loại cây có giá trị kinh tế như: cây lạc, cây sắn và một số loại hoa màu khác. Về chăn nuôi, trên địa bàn xã chủ yếu là phát triển đàn trâu, bò, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn phát triển chăn nuôi các vật nuôi phổ biến như gà, vịt, ngan… Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhìn chung chưa phát triển. Chủ yếu là các hoạt động sản xuất thủ công nhỏ như: máy say xát; rèn đúc công cụ cầm tay phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân… 9
  10. Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân xã Trung Thịnh cũng như nhân dân cả nước sống dưới ách thống trị, bóc lột của thực dân, phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Về kinh tế, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp lại bị sưu cao, thuế nặng, nạn đói thường xuyên xảy ra. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nạn mê tín dị đoan còn nặng nề, ốm đau chỉ có cúng bái, không có thầy thuốc; các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, nghiện ngập, rượu chè, nhân dân mù chữ còn chiếm tỉ lệ cao… Để dễ bề cai trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” gây mâu thuẫn mất đoàn kết giữa các dân tộc để các dân tộc chống lại nhau, quên mất thù chính là thực dân Pháp. Với chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp, đời sống nhân dân tỉnh Hà Giang, huyện Hoàng Su Phì nói chung và nhân dân Trung Thịnh nói riêng càng thêm điêu đứng, khổ cực. Giá nông sản xuống thấp, sưu thuế ngày càng nặng thêm, không những bần cố nông bị lao đao mà cả một số trung nông, phú nông cũng bị phá sản. Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Trung Thịnh đã đứng lên hưởng ứng và đi theo Đảng làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. 3. Nhân dân các dân tộc xã Trung Thịnh thời kỳ trước năm 1950 Thời kỳ này, xã Trung Thịnh là một vùng thuộc địa giới hành chính của huyện Hoàng Su Phì, bị thực dân 10
  11. Pháp chiếm đóng từ rất sớm. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, đời sống của nhân dân các dân tộc Trung Thịnh vô cùng cực khổ, nhân dân phải chịu nhiều hình thức bóc lột như phu phen, tạp dịch, với các thứ thuế hết sức vô lý như thuế thân, thuế ngựa thồ, thuế gia ốc (bếp lửa), thuế rửa bát, thuế nuôi quân (nộp bằng hiện vật để nuôi lính dõng ở các đồn), thuế thuốc phiện và nhiều loại hiện vật phải nộp khác… khiến người dân làm suốt đời cũng không đủ tiền đóng thuế. Thâm độc hơn thực dân Pháp còn dùng các hình thức nô dịch về văn hóa, tuyên truyền về nền văn minh Pháp, mở một số trường dạy tiếng Pháp để đào tạo bọn tay sai cho chúng, khuyến khích các tục lệ cổ hủ, thực hiện chính sách “ngu dân”, thanh niên bị bắt ép đi phu, đi lính phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước sự cai trị, bóc lột của thực dân Pháp đã gây nên bao cảnh đau thương chồng chất, oán thù dồn nên trong nhân dân ta. Người dân Trung Thịnh luôn nung nấu ý chí căm thù, chỉ chờ dịp là vùng lên đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, rũ bỏ cuộc đời nô lệ, giành quyền sống làm người và độc lập, tự do. Đầu năm 1942, quân Nhật đến Hà Giang mở rộng chiếm đóng toàn tỉnh. Năm 1945, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, quân đội Nhật liên tiếp bị thất bại trên các mặt trận Thái Bình Dương, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, trong khi đó mâu thuẫn đối kháng giữa Nhật và Pháp ngày càng gay gắt ở Đông Dương. Đêm mùng 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, trước bối cảnh đó, 11
  12. Trung ương Đảng đã nhận định: Sau cuộc đảo chính này, phát xít Nhật sẽ là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương và phát động cao trào kháng Nhật trong phạm vi cả nước làm tiền đề chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi đủ điều kiện. Tháng 4 và tháng 5 năm 1945, trước phong trào cách mạng lan rộng ở Hà Giang, quân Nhật co cụm lại. Cùng lúc đó, bọn Quốc dân đảng tràn vào địa phương, ra sức vơ vét cướp bóc của cải của nhân dân xã Trung Thịnh, khiến nhân dân trong xã càng thêm điêu đứng, khổ cực. Tháng 8/1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với sự toàn thắng của phe đồng minh. Tình hình ấy là điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Ở trong nước, nhằm vào lúc phát xít Nhật và bọn tay sai đang hoang mang cực độ, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, bằng chí căm thù sôi sục và tinh thần quyết thắng đã nổi dậy tổng khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi. Ngày 02/9/1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Những sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Quần chúng nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang càng thêm phấn khởi, tin tưởng và kiên quyết đưa cuộc đấu tranh đến toàn thắng. 12
  13. Ngày 29/8/1945, quân Nhật rút khỏi Hà Giang thì ngay chiều 30/8/1945, quân đội Tưởng kéo vào Bản Máy, Xín Mần, Khuôn Lùng... Đi đến đâu, chúng đều cướp lương thực, thực phẩm, bắt nhiều người đi phục dịch gây nên lòng căm thù cao độ trong nhân dân các dân tộc trong huyện. Ngày 5/11/1945, huyện lỵ Bắc Quang được giải phóng. Thắng lợi này đã tác động mạnh mẽ tới nhân dân các dân tộc xã Trung Thịnh, đã tạo thêm niềm phấn khởi, với một ý chí giành độc lập, tự do; đồng thời làm cho mâu thuẫn giữa thổ ty, cường hào địa phương với tàn quân Quốc dân Đảng ngày càng thêm sâu sắc. Chớp được thời cơ, ta đưa 2 tiểu đội từ Bắc Quang tiến vào giải phóng Hoàng Su Phì. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, căng thẳng và không cân sức giữa một bên là quân ta với vũ khí thô sơ và không đầy đủ với một bên là bọn Quốc dân đảng có lực lượng đông với nhiều vũ khí lại dựa vào bọn phản động tay sai. Nhưng với lòng dũng cảm, kiên cường, quân ta đã đánh quyết liệt, đánh đến cùng, đồng thời ta vừa tiếp tục tổ chức bao vây địch, vừa động viên thuyết phục, tuyên truyền giác ngộ đồng bào theo cách mạng. Nhân dân phấn khởi ủng hộ bộ đội lương thực, thực phẩm, may cờ đỏ sao vàng… Địch bị cô lập cao độ, đêm 12/11/1945, chúng bỏ chạy sang Trung Quốc. Ngày 13/11/1945, ta làm chủ huyện lỵ Hoàng Su Phì. Ngày 15/11/1945, nhân dân Hoàng Su Phì họp mít tinh chào mừng quê hương được giải phóng. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời huyện Hoàng Su Phì. Nhân dân các dân tộc ở Hoàng Su 13
  14. Phì, trong đó có xã Trung Thịnh, bắt đầu làm chủ cuộc sống của mình. Tiếp đó, ngày 8/12/1945, thị xã Hà Giang được giải phóng, ngày 25/12/1945, nhân dân các dân tộc Thị xã Hà Giang và Đại biểu các địa phương vui mừng, phấn khởi mít tinh chào mừng Ủy ban hành chính lâm thời của tỉnh do đồng chí Thanh Phong làm Chủ tịch. Song song với việc thành lập UBHC lâm thời của tỉnh, cùng ngày xứ ủy Bắc Kỳ ký quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Giang, đồng chí Hồng Quân được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Có thể nói, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc kết thúc giai đoạn đấu tranh giành chính quyền trong phạm vi toàn tỉnh. Ngày 6/01/1946, thi hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc ở xã Trung Thịnh, vui mừng phấn khởi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với cuộc bầu cử này, nhân dân các dân tộc Trung Thịnh thực sự được hưởng quyền dân chủ, tự mình góp phần xây dựng chính quyền nhân dân. Sau hiệp ước Hoa - Pháp (được ký kết vào ngày 28/02/1946), tháng 3/1946, Pháp đưa quân ra Bắc, để tranh thủ thời gian hoà hoãn xây dựng lực lượng. Trung ương Đảng và Chính phủ ta đã ký hiệp định sơ bộ vào ngày 06/03/1946 và bản tạm ước vào ngày 14/09/1946. Nhưng với bản chất phản động, hiếu chiến, thực dân Pháp ngang nhiên vi phạm Hiệp định và Tạm ước, 14
  15. chúng tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta, ngày 20/11/1946, chúng nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn,v.v... Trước những hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cả nước ta đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện Chỉ thị của Đảng, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở Hà Giang, Đảng bộ tỉnh tập trung vào kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thành lập Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang và một số cơ quan giúp việc cho cấp ủy và chính quyền. Đảng bộ tỉnh còn tích cực xúc tiến việc thành lập các tổ chức cơ sở đảng, tăng cường cán bộ, đảng viên nòng cốt cho các huyện của tỉnh, chú trọng tới công tác xây dựng và phát triển đảng trong quần chúng, chuẩn bị lực lượng để kháng chiến lâu dài. Đặc biệt, để kịp thời lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa tiễu trừ bọn thổ phỉ đang hoạt động mạnh ở khu vực phía Tây của tỉnh, ngày 16/5/1947, Tỉnh ủy Hà Giang đã ra quyết định thành lập chi bộ cơ quan huyện Hoàng Su Phì và chỉ định đồng chí Lê Minh Cầm (tức Mai Anh) làm Bí thư Chi bộ. Đầu tháng 12/1947, với sự giúp đỡ của thực dân Pháp, bọn thổ phỉ lại tiếp tục quay lại chống phá vùng Xín Mần, trong đó có xã Trung Thịnh. Ngày 15/12/1947, hai tên Voòng Sán, Mùi Lao Tả được Pháp giúp sức với hỏa lực mạnh cùng với 400 quân đánh 15
  16. chiếm đồn Cốc Pài. Sau 36 giờ chống trả quyết liệt, song do lực lượng của ta quá mỏng, cả trung đội do đồng chí Nguyễn Thơ chỉ huy đã anh dũng hy sinh, bọn phỉ chiếm lại đồn Cốc Pài, từ đó chúng đánh chiếm tiếp đồn Xín Mần, Bản Máy. Lúc này, lực lượng của ta chuyển về đóng tại Bản Díu và Chiến Phố để chặn đường tiến của địch về Hoàng Su Phì. Tại đây, lợi dụng địa hình phức tạp, với tinh thần quyết tâm trong chiến đấu bằng nhiều trận đánh lớn nhỏ, nhân dân vùng Xín Mần, trong đó có nhân dân xã Trung Thịnh đoàn kết, tổ chức đánh trả nhiều trận trên đất Cốc Pài, Chế Là, Tả Nhìu, Trung Thịnh, Bản Díu v.v., góp phần tiêu hao nhiều sinh lực địch, không cho Pháp thực hiện nhanh chóng kế hoạch “vết dầu loang” của chúng. Đầu năm 1948, sau khi Pháp thất bại trong Chiến dịch Sông Lô, buộc chúng phải rút khỏi Tuyên Quang, Việt Trì, mặt trận chính của Liên khu 10 chuyển sang hướng tây – bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Mai Đà (Hòa Bình) và tây – nam Phú Thọ. Tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Su Phì nói riêng nằm trong âm mưu của Pháp bao vây, khống chế vùng biên giới. Phong trào cách mạng ở đây gặp nhiều khó khăn, phần đông cán bộ, đảng viên, du kích của ta phải bật ra vùng tự do. Đối với nhân dân ở những nơi gần đồn bốt địch, chúng cướp phá, cấm dân làm nương, ruộng, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng cơ cực, túng đói. Thực hiện kế hoạch chiếm giữ vùng biên giới, địch tăng cường các hoạt động quân sự và chính trị ở Hoàng Su Phì. Tới ngày 01/4/1948, thực dân Pháp được bọn 16
  17. phản động ở địa phương dẫn đường đánh chiếm toàn bộ Hoàng Su Phì, trong đó có vùng Trung Thịnh. Mặc dù bộ đội và du kích tổ chức chặn đánh địch quyết liệt, nhưng do địch có ưu thế hơn hẳn về lực lượng, vũ khí, nên ta chưa giành thắng lợi. Từ tháng 5 đến tháng 9/1948, bọn thổ ty lần lượt nhảy ra làm tay sai cho Pháp. Pháp lập nên bộ máy ngụy quân, ngụy quyền gồm các lý trưởng, phó lý, binh đầu, mù lao cũ như: Châu Đường, Vương Văn Hòa chống lại cuộc kháng chiến của ta. Âm mưu của chúng là thực hiện chính sách chia để trị. Chúng tuyên truyền cho việc thành lập “xứ Nùng tự trị”, “xứ Mèo tự trị”, đề cao thổ ty, nói xấu Việt Minh, chia rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc. Thời kỳ này, xã Trung Thịnh cũng nằm trong vùng chiếm đóng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, do tên Tráng Séo Khún ở Ngam Lâm - Nấm Dẩn cầm đầu. Tên Cu Seo Lèng - Gì Thàng - Tả Tửi Chang. Tên Lò Seo Sì - Tả Tửi Phụ. Chúng đã tổ chức các cuộc cướp phá, cấm dân làm nương, ruộng đất bỏ hoang. Ngoài ra, còn khuyến khích phát triển các hình thức mê tín, cờ bạc, rượu chè, cúng bái. Chúng tìm cách mua chuộc đồng bào các dân tộc để tìm diệt những người có cảm tình với cách mạng, khủng bố cơ sở cách mạng của ta, làm cho đời sống hàng ngày của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng cơ cực, túng đói. Tháng 6/1948, được sự phối hợp của Trung ương và tỉnh bạn, quân và dân Hà Giang đã mở các chiến dịch đánh địch ở Lao Chải (Vị Xuyên), Yên Bình (Bắc 17
  18. Quang), Bản Qua (Hoàng Su Phì). Các đơn vị võ trang tuyên truyền của ta đi vào vùng tạm chiếm của địch tuyên truyền, vận động giác ngộ nhân dân dưới nhiều hình thức: nói chuyện chính sách, thắng lợi của Việt Minh, viết truyền đơn, cách chống khủng bố, chống đi phu, đi lính, không nộp thóc thuế, trừng trị những tên đầu sỏ mà dân oán ghét… gây cơ sở kháng chiến, củng cố lực lượng du kích, động viên nhân dân tham gia đánh địch. Tháng 11/1948, ta tiến công chiếm đồn Bản Máy, Xín Mần buộc địch phải rút chạy. Tháng 12/1948, địch phản kích, ta tạm rút khỏi Xín Mần, Bản Máy. Từ ngày 1 đến ngày 24/1/1949, địch chiếm đóng xã Xín Mần và một số nơi khác của Hoàng Su Phì. Quân số của chúng có 654 tên do 10 tên Pháp chỉ huy, trang bị đầy đủ vũ khí. Từ tháng 9 đến tháng 10/1949, ta đưa cán bộ, đảng viên, dân quân vào gây cơ sở cách mạng ở Cốc Pài, Trung Thịnh, Bản Luốc, Tân Tiến, ngăn chặn thổ phỉ ở biên giới và tiêu hao lực lượng của Pháp, thổ phỉ. Được giác ngộ, nhân dân trong vùng tạm chiếm, trong đó có nhân dân các dân tộc xã Trung Thịnh hết lòng ủng hộ và tin tưởng vào kháng chiến. Họ chống bắt phu, bắt lính, không tiếp tế cho giặc. Lực lượng du kích đã xây dựng cơ sở và tổ chức chiến đấu ngay trong lòng địch… Các cuộc võ trang tuyên truyền diệt gian, tập kích quấy rối đồn bốt địch… nổ ra trên khắp địa bàn xã. Phong trào đánh du kích trong lòng địch đã làm cho địch thường xuyên ở thế bị động, góp phần gây dựng và phát triển cơ sở kháng chiến của ta ngay trong vùng địch tạm chiếm. 18
  19. Chương II DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ TRUNG THỊNH ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, GIỮ GÌN AN NINH TRẬT TỰ; CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG CNXH, GÓP PHẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ 1950 – 1975 1. Chi bộ Đảng xã Trung Thịnh được thành lập lãnh đạo nhân dân trong xã tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, tiễu trừ thổ phỉ và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1950 - 1960) Trước những yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng, đặc biệt là gây dựng và phát triển cơ sở cách mạng ngay trong vùng địch tạm chiếm. Ngày 01/01/1950, xét đủ điều kiện Huyện ủy Hoàng Su Phì ra quyết định thành lập Chi bộ nông thôn ở xã Trung Thịnh với 9 đảng viên1, đồng thời chỉ định đồng chí Nguyễn Việt Thái làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Hoàng Kỳ làm Phó bí thư. Đến lúc này ở vùng sau lưng địch, ta đã xây dựng được cơ sở khá vững mạnh, nhân dân các dân tộc trong xã tin tưởng vào Đảng và Chính phủ, tích cực chuẩn bị phục vụ và tham gia chiến đấu chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai. Ngày 21-01-1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng được triệu tập, Hội nghị đã đánh giá những 1 Đồng chí: Nguyễn Việt Thái, Hoàng Kỳ, Nguyễn Bình Địch, Ma Khai Dèn (Dùng), Vàng Sào Chúng, Giàng Sán, Vàng Seo Dinh, Ma Seo Páo, Ma Seo Sóa (đảng viên người địa phương). 19
  20. tiến bộ của nhân dân ta trong thời gian qua và chỉ ra nhiệm vụ trước mắt của kháng chiến là: phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, lợi dụng sự lúng túng của địch trước mưu mô của đế quốc Mỹ - Anh, gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Hội nghị chủ trương thực hiện chế độ tổng động viên theo khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy đã phát động nhân dân toàn tỉnh tích cực chuẩn bị sức người, sức của tham gia tổng phản công. Tại các huyện, các xã, trong đó có nhân dân các dân tộc xã Trung Thịnh đã tích cực chuẩn bị nhân tài, vật lực để tham gia chiến dịch phá tề vào đầu năm 1950. Ngày 8-2-1950, cùng với chiến dịch phá tề đánh các bốt quan trọng, như: Hồ Thầu, Nậm Khòa, Nậm Ai, trung tâm Huyện lỵ Hoàng Su Phì... do Tỉnh ủy phát động, nhân dân xã Trung Thịnh đã chủ động phối hợp với bộ đội chủ lực Hà Giang chặn đường rút lui của địch tại Trung Thịnh, giúp đỡ cho các bộ phận làm tốt công tác diệt tề và địch vận hoạt động ở Hồ Thầu, Bản Quảng. Đến tháng 3-1950, do quân địch hoang mang lo sợ, nên chúng không dám áp bức nhân dân nặng nề như trước và chúng đã phải bỏ vị trí Bản Quảng, củng cố vùng giáp Bắc Hà để lấy đường rút. Lúc này, xã Trung Thịnh cùng các xã Chế Là, Bản Díu và Cốc Pài vẫn nằm trong vùng địch tạm chiếm. Để củng cố, chúng đã bổ sung quân cho 2 vị trí Nậm Yên, Xỉn Khâu. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2