intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Phúc (1945-2010) - Tập 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Phúc (1945-2010) - Tập 1", giới thiệu với bạn đọc về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Vĩnh Phúc giai đoạn 1945 - 2010. Với 64 năm thành lập chính quyền, 62 năm kể từ khi thành lập chi bộ Đảng liên xã đầu tiên và 49 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Vĩnh Phúc; dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng của xã đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử, khi thuận lợi, lúc khó khăn; song cũng giành được thắng lợi vẻ vang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Phúc (1945-2010) - Tập 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG ĐẢNG BỘ XÃ VĨNH PHÚC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ VĨNH PHÚC TẬP I (1945 - 2010) Xuất bản tháng 11 năm 2014 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, song cách mạng thành công là sự chỉ đạo chặt chẽ, tài tình của Đảng. Việc sưu tầm, biên soạn truyền thống cách mạng của Đảng bộ cơ sở là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu trong thực tiễn; để tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đạt kết quả cao hơn; đặc biệt kể từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Với mục đích tìm hiểu, khai thác và phát huy sức mạnh chính trị, sức mạnh truyền thống cách mạng, sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong suốt quá trình phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng từ trước tới nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban thường vụ Đảng uỷ xã đã chỉ đạo thành lập ban sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn cuốn "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Phúc" (1945 – 2010) Nội dung của cuốn sách, giới thiệu với bạn đọc về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Vĩnh Phúc giai đoạn 1945 - 2010. Với 64 năm thành lập chính quyền, 62 năm kể từ khi thành lập chi bộ Đảng liên xã đầu tiên và 49 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Vĩnh Phúc; dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng của xã đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử, khi thuận lợi, lúc khó khăn; song cũng giành được thắng lợi vẻ vang. Tuy trải qua nhiều biến động của lịch sử, nhân dân các dân tộc xã Vĩnh Phúc vẫn kiên định, 3
  4. trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp bước cha anh, đoàn kết xung quanh Đảng để cống hiến sức người, sức của cho cách mạng, cho cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền của dân tộc và quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu "Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Thông qua cuốn sách truyền thống cách mạng của xã để giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc và thế hệ trẻ xã Vĩnh Phúc, luôn tự hào truyền thống vẻ vang của quê hương; từ đó, biết kế thừa và phát huy tinh thần cách mạng của các thế hệ cha anh, đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, lãnh đạo nhân dân quyết tâm vượt mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cách mạng hiện nay và mai sau. Trong quá trình thu thập, sưu tầm, tìm hiểu, khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn cuốn truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã, Ban Thường vụ Đảng uỷ luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Thường trực Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo huyện uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Giang; sự hỗ trợ đóng góp quý báu của các cán bộ, đảng viên, cán bộ lão thành cách mạng, nhân dân các dân tộc trong và ngoài xã để hoàn thành cuốn "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Vĩnh Phúc". Trong thời gian biên soạn, mặc dù ban biên soạn đã có nhiều cố gắng với trách nhiệm được giao, và với tinh thần quyết tâm cao trước Đảng bộ; song do thời gian dài, trải qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến tranh biên giới, tư liệu bị thất lạc nhiều, nên cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. 4
  5. Chúng tôi xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của các đồng chí và các bạn để cuốn sách hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Vĩnh Phúc" (1945 - 2010). T/M BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ BÍ THƯ Nguyễn Thái Tư 5
  6. CHƯƠNG I Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Vĩnh Phúc I. Điều kiện tự nhiên Xã Vĩnh Phúc cách trung tâm huyện Bắc Quang khoảng 48 km, nằm ở phía Nam của huyện. Phía Bắc tiếp giáp xã Hương Sơn( huyện Quang Bình) và xã Tiên Kiều; phía Đông giáp xã Đông Thành; phía Nam giáp xã Đồng Yên và một phần của xã Đông Thành; phía Tây giáp xã Đồng Yên và xã Vĩ Thượng ( huyện Quang Bình). Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 3.895,6 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.196,7 ha; đất trồng lúa 462,7ha; đất trồng cây lâu năm 319,9 ha, đất lâm nghiệp 2.043 ha, còn lại các loại đất khác 193,2ha. Rừng ở đây trước kia phong phú và đa dạng về sinh học, có nhiều gỗ quý như đinh, lát, dổi, nghiến và nhiều loại thảo dược quý… các loại động vật hoang dã cũng rất phong phú như: Hổ, lợn rừng, hươu, nai, cầy hương và nhiều chim muông, tôm cá….. Song do con người khai thác quá mức, chưa có ý thức bảo vệ, nên rừng tự nhiên bị cạn kiệt, các loại gỗ quý không còn; hiện nay chủ yếu rừng tái sinh và rừng trồng. Địa hình của xã Vĩnh Phúc tương đối phức tạp, do bị chia cắt bởi các dãy núi cao, các khe suối và đường quốc lộ 279; ba phần tư diện tích của xã là đồi, núi, tạo nên các thung lũng nhỏ, các soi bãi phù xa màu mỡ chạy dọc theo các con suối, rất phù hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây 6
  7. công nghiệp và các loại cây ngắn ngày khác. Đất rừng của xã không cao, chủ yếu đồi thấp và núi đá vôi, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Cây chè; cây cam, quýt, cây bưởi....; các đồi, bãi, thung lũng thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, gieo, trồng các cây ngắn ngày. Hệ thống suối của xã Vĩnh Phúc phân bổ tương đối đều, hầu như thôn nào trên địa bàn xã cũng có suối chảy qua. Lớn nhất là suối Vĩnh Trùng chảy qua địa phận các thôn và chảy ra địa phận Đồng Yên , Đông Thành hợp với Sông Lô, với chiều dài chảy qua địa bàn xã trên 10 km. Với lợi thế nhiều khe, suối thuận tiện cho việc đắp đập, ao hồ vừa phục vụ thuỷ lợi, tưới tiêu đồng ruộng, vừa chăn nuôi cá, thuỷ cầm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; hệ thống suối trên rất thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hoá dễ dàng; đặc biệt giai đoạn trước đây khi giao thông đường bộ chưa phát triển, lưu lượng nước lớn. Ngoài ra còn có các con suối như: Suối Vĩnh Gia chảy qua địa bàn các thôn Vĩnh Chúa, Vĩnh Gia, Vĩnh Xuân ; suối Khuất chảy qua địa bàn các thôn Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Ban, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nguồn nước cho công tác đắp đập phục vụ sản xuất, xây dựng thuỷ điện nhỏ, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Song các con suối cũng làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nhất là vào mùa mưa đi lại khó khăn do bị lũ quét, lũ ống, sạt lở. Khí hậu, thời tiết ở địa phương rất phù hợp cho việc phát triển cây trồng và vật nuôi. Khí hậu của xã Vĩnh Phúc cùng chung với vùng khí hậu của huyện Bắc Quang, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió 7
  8. mùa. Thời tiết, khí hậu có hai mùa rõ nét, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9; lượng mưa hàng năm đạt trên 3.500 mm, độ ẩm trung bình 80%; nhiệt độ trung bình 270C. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình của mùa đông từ 16 - 220C; lượng mưa không đáng kể. Song có năm, tháng rét đậm kéo dài nhiệt độ xuống dưới 60C ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, chăn nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống giao thông đường bộ của xã phát triển sớm hơn so với các xã khác trong huyện vì không ngăn cách bởi các con sông. Tuyến đường chính từ trung tâm xã đến quốc lộ II đã được mở rộng từ thời kỳ Pháp đô hộ và hiện nay đã được Nhà nước đầu tư dải nhựa; các tuyến đường mòn, đường lâm nghiệp nối liền các thôn bản với nhau, hiện nay đã được sửa chữa, mở rộng và bê tông hóa với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Với hệ thống giao thông của xã phát triển, đây là điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông và người dân vận chuyển, lưu thông hàng hoá, đi lại dễ dàng tới trung tâm xã, các thôn bản và vươn ra các huyện, tỉnh khác trong cả nước. II. Điều kiện xã hội Xã Vĩnh Phúc có tên gọi cách đây rất lâu. Vùng đất này trước đây rất hoang vắng, dân cư thưa, ít người qua lại. Trong thời kỳ Pháp thuộc, xã Vĩnh Phúc được sát nhập bởi hai xã là xã Phúc Tuy và xã Vĩnh Gia; khi sát nhập xã có 06 thôn bản gồm: Làng Trùng, làng Chà, làng Hoi, làng Phúng, làng Chúa, làng Ban, làng Thẻ và địa 8
  9. phương đặt dưới chế độ quân quản. Khi tỉnh Hà Giang đặt dưới chế độ dân sự, lúc đó xã Vĩnh Phúc thuộc tổng Yên Long với 06 thôn bản, với 03 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Tày, dân tộc Dao và dân tộc kinh. Tổng số hộ lúc đó có 149 hộ, với 921 khẩu; trong đó dân tộc Tày có 135 hộ với 850 khẩu chiếm 91%, dân tộc Dao 09 hộ với 48 khẩu chiếm 6%, dân tộc Kinh 5 hộ với 23 khẩu chiếm 3%. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Vĩnh Phúc thuộc tổng Yên Long, châu Bắc Quang, thuộc Tiểu quân khu Bắc Quang (Tiểu quân khu Vị Xuyên sát nhập với Tiểu quân khu Bắc Quang - tiền thân tỉnh Hà Giang sau này)1. Tháng 12 năm 1949, Bắc Quang tiến hành công tác nhập xã: Hai xã Mục Hà, Hồng Yên thành xã Yên Hà; hai xã Vĩnh Tuy, Hảo Tân thành xã Vĩnh Hảo; hai xã Tân Lộc, Trịnh Trang thành xã Tân Trịnh; hai xã Tiên Kiều, Hương Sơn thành xã Tiên Sơn; hai xã Hùng Minh, An Tường thành xã Hùng An; xã Vĩnh Phúc không nằm trong số đó. Ngày 26 tháng 05 năm 1998, thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân huyện Bắc Quang về việc điều chỉnh chia tách và đổi tên, thành lập các thôn mới, xã Vĩnh Phúc tại thời điểm này có 10 thôn gồm: thôn Vĩnh Trùng, thôn Vĩnh Chà, thôn Vĩnh Tân, thôn Vĩnh An; thôn Vĩnh Thành, thôn Vĩnh 1 Lịch sử huyện Bắc Quang, tập I (1939 - 1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 1996 9
  10. Sơn, thôn Vĩnh Ban, thôn Vĩnh Xuân, thôn Vĩnh Chúa và thôn Vĩnh Gia, từ đó tới nay số thôn bản trong xã không thay đổi. Từ xưa, đồng bào các dân tộc trong xã luôn sống gần nhau, đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương, bảo vệ làng bản. Nghề nghiệp chủ yếu của đồng bào các dân tộc tại đây là trồng trọt, chăn nuôi; chủ yếu cấy lúa nước, lúa nương. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ruộng đất có rất ít, tập chung chủ yếu ở thôn Phúng, thôn Ban, thôn Chà, thôn Hoi và thôn Vĩnh Trùng . Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, nhân dân đã tự khai hoang, phục hoá làm ruộng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ ngoài ra nhân dân còn phát triển nghề thủ công như: Mộc, đan lát, dệt thổ cẩm... Nền văn hoá của các dân tộc phát triển rất sớm. Tuy mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng, phong tục riêng; song đều có một đặc điểm chung là thờ cúng tổ tiên, khi có người mất đều được làm ma; con cháu khi đến tuổi trưởng thành đều được cưới hỏi, cúng bái theo phong tục, tập quán phù hợp với từng gia đình, từng dòng họ và từng dân tộc. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta. Đến năm 1887 chúng chiếm đóng Hà Giang. Nhân dân các dân tộc Hà Giang vốn có truyền thống chống ngoại xâm, đã không khuất phục trước bất kỳ thế lực thống trị nào, luôn sẵn sàng đứng lên chống lại chế độ thực dân Pháp và bè lũ tay sai; chúng áp đặt hệ thống cai trị từ tỉnh đến huyện, xã 10
  11. Vĩnh Phúc cũng không ngoài hệ thống cai trị đó của thực dân Pháp. Tháng 4 năm 1890, sau khi điều chỉnh phạm vi quản lý, thực dân Pháp xác lập chế độ quân quản. Trước hết chúng tiếp tục duy trì và củng cố đội ngũ tay sai ở cấp cơ sở như: Lý Trưởng, Phó Lý, hội đồng kỳ mục ở vùng đồng bào dân tộc Tày; đối với khu vực người Dao cư trú chúng lập thành động và cử người Dao làm quản động. Khi ấy Vĩnh Phúc nằm ở tổng Yên Long do ông Ấu Đình Quyền làm Chánh tổng và ông Hoàng Văn Thông làm phó Chánh tổng. Song được cách mạng tuyên truyền chủ trường, chính sách của Đảng, nên các Chánh tổng, lý trưởng đã hưởng và ủng hộ đường lối của cách mạng Việt Minh. Về lĩnh vực đời sống kinh tế, thực dân Pháp thi hành chính sách hết sức hà khắc, với các loại thuế khác nhau đánh vào người dân: Thuế thân, thuế điền, thuế gia ốc, thuế nuôi quân, thuế kinh lý, thuế nuôi ngựa, thuế môn bài, thuế kiểm lâm, thuế rượu, thuế đò, thuế chợ.... làm cho nhân dân khổ cực và không ít gia đình khuynh gia bại sản, phải bán ngựa, bán trâu... thậm trí nhiều gia đình không có tiền mua muối để ăn. Làm cho cuộc sống của nhân dân bần cùng hóa. Thâm độc hơn chúng còn khuyến khích người dân trồng, hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc.... Các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội luôn luôn là bạn đồng hành với chính sách ngu dân của chúng, với mục đích đầu độc và làm tổn hại giống nòi của nhân dân ta. Chính vì chính sách đó, nên hầu như 100% người dân thất học; cả xã không có một lớp học 11
  12. nào. Khi bị ốm đau không nơi khám chữa bệnh, chỉ dựa vào cây rừng hoặc cúng bái là chính; vì vậy dịch bệnh xẩy ra thường xuyên như: Dịch sốt rét, dịch đậu mùa, thương hàn, sởi...... không có thuốc điều trị, nên không trách khỏi những tổn thất thương tâm trong nhân dân. Dân số toàn xã đến năm 2010 có tổng số 1.609 hộ, với 7.246 nhân khẩu và 06 anh em dân tộc cùng chung sống: Dân tộc Tày, dân tộc Kinh, dân tộc Nùng, Mông, Dao, Cao Lan; trong đó dân tộc Tày có 3.899 người chiếm 54 %, dân tộc Kinh 2.231 người chiếm 31%, dân tộc Mông 703 chiếm 10%, dân tộc Nùng 267 người chiếm 4% còn lại là các dân tộc anh em khác. Đến hết tháng 12 năm 2010, Đảng bộ xã Vĩnh Phúc có 15 chi bộ, trong đó có 04 chi bộ trường học, 10 chi bộ thôn bản, 01 chi bộ cơ quan xã; với 391 đảng viên, trong đó nữ 140 đảng viên chiếm 36%. Hàng năm kết nạp được từ 5 - 10 quần chúng ưu tú vào Đảng. Các chi bộ và đảng viên là nòng cốt trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, quyết tâm phấn đấu tổ chức, xây dựng xã Vĩnh Phúc ngày càng đoàn kết, dân chủ, giầu đẹp, văn minh; luôn giữ vững truyền thống tốt đẹp là xã văn hoá đã được cấp trên công nhận. 12
  13. CHƯƠNG II Nhân dân xã Vĩnh Phúc trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). I. Nhân dân các dân tộc xã Vĩnh Phúc tham gia cuộc vận động cách mạng, tiến tới xây dựng chính quyền và thành lập chi bộ xã (1945 -1949) Trong những năm 1939 - 1945, tại tỉnh Hà Giang phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ và được mở rộng ở các vùng phong trào còn yếu, các vùng sâu, vùng xa, các vùng dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh. Tháng 3 năm 1943, cán bộ Việt Minh đến Khau Củm, Khuổi Phầy xã Hùng An, Khuổi Nghè xã Hảo Tân. Đồng bào Dao ở đây đã được các đồng chí Thái, Hiệp tuyên truyền, giác ngộ về đường lối cách mạng, giải thích chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh, nhiệm vụ đánh đuổi Pháp - Nhật để giải phóng nước nhà. Đồng bào đã tổ chức ăn thề quyết tâm theo cách mạng. Tại đây, cán bộ Việt Minh đã thành lập ra Ban Việt Minh xã gồm 5 người, ban phụ nữ gồm 5 chị em, một đội du khích tự vệ tuyên truyền gồm 22 người, với vũ khí thô sơ tự trang bị cũng được thành lập. Hoạt động của Việt Minh dần được lan rộng ra các vùng xung quanh. Quần chúng phấn khởi ra nhập mặt trận Việt Minh. Phong trào đang phát triển mạnh mẽ, thì thực dân Pháp và tay sai tiến hành càn quét và khủng bố dã man. 13
  14. Ngày 30 tháng 12 năm 1943, chúng bắt đi 9 đồng bào và cán bộ, trong đó xã Hảo Tân có 5 đồng chí là Bàn Văn Thượng, Lý Văn Nhiệm, Bàn Văn Thu, Bàn Văn Nhất và Bàn Văn Bường; mặt khác bọn chúng tăng cường khủng bố, truy lùng cán bộ. Trước tình thế đó, cán bộ Việt Minh tạm thời rút về Hàm Yên, Chiêm Hóa( tỉnh Tuyên Quang) để củng cố lực lượng. Phong trào Việt Minh ở đây tạm thời lắng xuống, song cũng là hồi chuông cảnh báo, mở đầu cho thời kỳ chuẩn bị xây dựng lực lượng chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai tại các địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 09 tháng 03 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp ở Bắc Quang rơi vào thế bị động, cô lập, chống đỡ yếu ớt và bỏ chạy; quân Nhật nhanh chóng chiếm các đồn tại khu vực Bắc Quang. Giai đoạn này phong trào cách mạng đã lan rộng tất cả các xã trong huyện. Ngày 07 tháng 06 năm 1945, lực lượng vũ trang với sự đồng tình, ủng hộ của đồng bào, Uỷ ban Việt Minh lâm thời tổng Bằng Hành được thành lập gồm 7 đồng chí. Ngày 10 tháng 06 năm 1945, Ban Việt Minh xã Quang Minh được thành lập gồm 03 người. Ngày 14 tháng 06 năm 1945, nhân dân các xã Bằng Hành, Liên Hiệp, Kim Ngọc đã họp, bầu ra Uỷ ban nhân dân cách mạng các xã và thành lập đội tự vệ. Ngày 24 tháng 06 năm 1945, đại biểu Uỷ ban nhân dân cách mạng các xã, cùng nhân dân địa phương họp mít tinh tại Thác Vệ để thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng và Việt 14
  15. Minh tổng, đồng thời chứng kiến đốt bằng, sắc, ấn triện của bọn địa chủ cường hào. Ban Việt Minh đã tuyên bố xoá bỏ chế độ áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến. Uỷ ban đảm nhiệm việc tổ chức và lãnh đạo nhân dân sản xuất, bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng cuộc sống mới. Chính sự lớn mạnh nhanh chóng của phong trào cách mạng trong huyện đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và nhận thức của nhân dân các dân tộc trong xã Vĩnh Phúc. Đến tháng 8 năm 1945, Bắc Quang mới giải phóng được một số xã như: Liên Hiệp, Bằng Hành, Kim Ngọc, Vô Điếm, Quang Minh, Hùng An, Việt Vinh, Tiên Kiều, Việt Lâm, Trung Thành, Bạch Ngọc, Đồng Tâm, xã Hảo Tân và các xã khác vẫn còn nằm trong vùng tạm chiếm của địch, trong đó có xã Vĩnh Phúc. Để tăng cường cho lực lượng cách mạng ở Hà giang, nhằm giải phóng các xã còn bị tạm chiếm. Tháng 9 năm 1945, Xứ ủy Bắc kỳ điều động một đơn vị vũ trang do đồng chí Anh( tức Nông Thượng Đĩnh) và đồng chí Thông chỉ huy từ Yên Bái sang giải phóng Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Tiên Yên và các xã khác trong huyện. Ngày 25 tháng 9 năm 1945, Ban Việt Minh xã Phúc Tuy được thành lập gồm 5 người, đồng chí Hoàng Văn Thản được chỉ định làm Chủ tịch Mặt trận Việt Minh. Ngày 26 tháng 09 năm 1945, Ban Việt Minh xã Vĩnh Gia được thành lập, gồm 05 đồng chí; đồng chí Hoàng Văn Đạo được chỉ định làm Chủ tịch Mặt trậm Việt Minh, đồng 15
  16. chí Nguyễn Văn Nha giữ chức Phó Chủ tịch Mặt trận Việt Minh. Ngày 4 tháng 11 năm 1945, Bắc Quang được giải phóng. Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Bắc Quang được thành lập và ra mắt đồng bào. Ngày 25 tháng 12 năm 1945, nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang và Đại biểu các địa phương, vui mừng phấn khởi mít tinh chào mừng Uỷ ban hành chính lâm thời của tỉnh do đồng chí Thanh Phong làm Chủ tịch. Song song với việc thành lập Uỷ ban lâm thời của tỉnh, cùng ngày Xứ uỷ Bắc kỳ ký quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Đồng chí Hồng Quân được chỉ định làm Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời. Phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân tỉnh Hà Giang nói riêng. Nhân dân các dân tộc trong xã, luôn luôn đoàn kết theo tiếng gọi của Đảng thực hiện cương lĩnh của mặt trận Việt Minh, kiên quyết đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chống lại áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, đánh đuổi các Đảng phái phản động, đem lại cuộc sống bình yên cho người dân. Ngày 16 tháng 04 năm 1946, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Cách mạng lâm thời huyện Bắc Quang, xã Vĩnh Phúc thành lập Ủy ban hành chính lâm thời gồm gồm 06 người, đồng chí Hoàng Văn Đạo được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng hành chính lâm thời, đồng chí 16
  17. Nguyễn Văn Nha - phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời, nhằm lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, huyện Bắc Quang đã xuất hiện những nhân tố tích cực. Tháng 12 năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Bắc Quang được kết nạp hai quần chúng ưu tú đầu tiên vào Đảng, đó là đồng chí Chu Đức Tung (xã Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên ngày nay) và đồng chí Hoàng Thịnh Kinh (xã Việt Vinh). Đồng thời Tỉnh uỷ quyết định thành lập tổ Đảng gồm 04 đồng chí, do nữ đồng chí Phương Lâm làm tổ trưởng. Từ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào cách mạng của huyện phát triển nhanh chóng tới các cơ sở. Ngày 20 tháng 02 năm 1947 xét thấy đủ điều kiện, Tỉnh uỷ Hà Giang quyết định thành lập chi bộ cơ quan huyện Bắc Quang do đồng chí Phương Lâm làm Bí thư chi bộ. Ngày 15 tháng 05 năm 1947, Huyện uỷ Bắc Quang chính thức được thành lập, đồng chí Phạm Gia Tuân được Tỉnh uỷ chỉ định làm Bí thư Huyện uỷ. Trước năm 1945 xã Vĩnh Phúc chưa có một đảng viên nào. Nhưng một số thanh niên trong xã đã được giác ngộ cách mạng đi theo Đảng và được kết nạp vào Đảng như đồng chí Hoàng Đình Chư, Nguyễn Văn Vấn, Hoàng Văn Dùng, Hoàng Văn Kỷ, Hoàng Văn Tạo, Hoàng Văn Đạo, Hoàng Văn Mùi, Nguyễn Thị Sơn… vào những năm 1947; 1948 và 1949, tại chi bộ liên xã. Năm 1948 do nhu cầu tất 17
  18. yếu của cách mạng nhiều chi bộ mới trong huyện được thành lập để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng. Ngày 20 tháng 07 năm 1948, xét thấy đủ điều kiện thành lập chi bộ xã, Huyện ủy Bắc Quang đã ban hành quyết định thành lập chi bộ xã Vĩnh Phúc và chỉ định đồng chí Hoàng Văn Đạo giữ chức Bí thư chi bộ xã; khi mới thành lập chi bộ có 07 đảng viên. Sự kiện chi bộ Đảng xã Vĩnh Phúc ra đời là một bước ngoặc lịch sử quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào cách mạng trong xã dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng. Ngay sau khi được thành lập, chi bộ đã nhanh chóng tập chung chỉ đạo bộ máy chính quyền, các đoàn thể và lực lượng dân quân du kích, phân công từng đồng chí đảng viên và cán bộ xuống các thôn bản tuyên truyền, vận động nhân dân; giác ngộ quần chúng thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương. Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, nên tư tưởng của người dân thông suốt; đã thu hút được đông đảo nhân dân các dân tộc trong toàn xã tích cực tham gia phát triển sản xuất nâng cao cuộc sống, bảo vệ an ninh, hưởng ứng xây dựng phong trào cách mạng. Uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao trong quần chúng và đã trở thành niền tin của các dân tộc, thúc đẩy mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Tháng 2 năm 1949, huyện Bắc Quang tiến hành củng cố bộ máy chính quyền, bầu lại chủ tịch ủy ban kháng chiến 18
  19. hành chính để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Xã Vĩnh Phúc được củng cố, đồng chí Hoàng Văn Đạo được chỉ định làm chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính; đồng chí Hoàng Văn Dùng phó chủ tịch; đồng chí Mạc Văn Thịnh xã đội trưởng; trưởng công an và các đoàn thể xã hội cũng được củng cố. Ngày 20 tháng 2 năm 1949, thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ về phương pháp quản lý, lãnh đạo cho ủy viên ủy ban các xã của huyện được tổ chức tại xã Tiên Kiều; xã Vĩnh phúc cử 03 đồng chí ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính tham gia lớp tập huấn. Tháng 12 năm 1949, Bắc Quang tiến hành công tác nhập xã: Hai xã Mục Hà, Hồng yên thành xã Yên Hà; hai xã Vĩnh Tuy, Hảo Tân thành xã Vĩnh Hảo; hai xã Tân Lộc, Trịnh Trang thành xã Tân Trịnh; hai xã Tiên Kiều, Hương Sơn thành xã Tiên Sơn; hai xã Hùng Minh, An Tường thành xã Hùng An; xã Vĩnh Phúc không nằm trong số các xã chia tách và thành lập mới. Hưởng ứng phong trào thi đua ái Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, từ cuối năm 1949 như: Phong trào đóng công trái kháng chiến đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng thực hiện, toàn xã đã đóng góp được 765 đồng. Ngoài ra xã còn phát động và hưởng ứng phong trào "Hũ gạo nuôi quân" ủng hộ cho bộ đội được trên 1.170 kg thóc và 280 chiếc bánh chưng trong dịp tết và nhiều loại thực phẩm khác. 19
  20. Cùng với các phong trào thi đua yêu nước đã được phát động, phong trào văn hoá, giáo dục cũng được huyện chỉ đạo thực hiện và phát triển nhanh chóng; toàn xã đã tổ chức thực hiện được 5 lớp bình dân học vụ với 156 học viên, trước tiên tập chung ưu tiên cho cán bộ và đảng viên, quần chúng ưu tú, nhằm xoá nạn mù chữ cho cán bộ để phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo nhân dân thực hiện nhiện vụ; đồng thời tiếp tục chỉ đạo các lớp bình dân học vụ khác với phương châm " Người biết chữ dạy cho người không biết chữ" để mọi người biết đọc, biết viết, nhằm xoá nạn mù chữ trong toàn xã. Ngoài việc chỉ đạo các hoạt động của chính quyền, các đoàn thể xã hội, chi bộ luôn quan tâm tới củng cố chi bộ, phát triển đảng viên mới. Trong năm 1949, chi bộ đã giới thiệu, bồi dưỡng, kết nạp 04 quần chúng ưu tú cho Đảng, nâng tổng số đảng viên trong chi bộ lên 11 đồng chí. Tóm lại trong 5 năm (từ năm 1945 - 1949) dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp Huyện uỷ Bắc Quang, chi bộ xã Vĩnh Phúc ra đời đã lãnh đạo và kiện toàn Ủy ban Hành chính kháng chiến và các đoàn thể xã hội, tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống; đồng thời tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, ủng hộ sức người, sức của phục vụ cách mạng tiếp tục đấu tranh chống bọn đế quốc và tay sai giành thắng lợi hoàn toàn, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Nhân dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế và luôn luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2