intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống ngành y tế tỉnh Hà Giang (1945-2013)

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:257

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Truyền thống ngành y tế tỉnh Hà Giang (1945-2013)" phản ánh chân thực, khách quan sự hình thành phát triển của ngành Y tế Hà Giang qua các thời kỳ, nêu bật khâu tổ chức hoạt động và những thành tích tiêu biểu của ngành Y tế Hà Giang qua các giai đoạn lịch sử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống ngành y tế tỉnh Hà Giang (1945-2013)

  1. ĐẢNG ỦY, BAN GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ TỈNH HÀ GIANG *** TRUYỀN THỐNG NGÀNH Y TẾ TỈNH HÀ GIANG 1945-2013 *** XUẤT BẢN NĂM 2014 1
  2. BAN CHỈ ĐẠO 1. Đ/c Trần Đức Quý, Giám đốc Sở Y tế tỉnh - Trưởng ban. 2. Đ/c Đặng Văn Huynh, Phó Giám đốc Thường trực - Phó ban. 3. Đ/c Lương Viết Thuần, Phó Giám đốc Sở - Thành viên. 4. Đ/c Nguyễn Đình Dích, Phó Giám đốc Sở - Thành viên. 5. Đ/c Hoàng Thị Dung, Phó Giám đốc Sở - Thành viên. 6. Đ/c Ngọc Thanh Dũng, Chánh văn phòng Sở - Thành viên. 7. Đ/c Nguyễn Lê Hồng, Giám đốc Trung tâm TT/GDSK - Thành viên. BAN BIÊN TẬP 1. Đ/c Trần Đức Quý, Giám đốc Sở Y tế tỉnh - Trưởng ban. 2. Đ/c Đặng Văn Huynh, Phó Giám đốc Sở - Phó ban. 3. Đ/c Nguyễn Lê Hồng, Giám đốc Trung tâm TT/GDSK - Thành viên. 4. Đ/c Phạm Xuân Thủy, Nguyên Trưởng ban KHLS Q/sự - Bộ CHQS tỉnh -Thành viên. 5. Đ/c Nguyễn Thị Thanh Kim Huệ, Trung tâm TT/GDSK - Thư ký. BAN THÔNG TIN TƯ LIỆU 1. Đ/c Đỗ Thị Ngân 2. Đ/c Bế Thị Hồng Mai 3. Đ/c Hoàng Thị Kiều 4. Đ/c Phan Ngọc Thọ 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới nhiều dân tộc, dưới chế độ thực dân phong kiến, đói khổ, bệnh tật luôn đè nặng lên cuộc sống đồng bào các dân tộc: Người dân ốm đau, bệnh tật chỉ trông chờ vào ông mo, thầy cúng mà không hề được biết đến viên thuốc chữa bệnh. Sau khi giành được chính quyền cách mạng năm 1945, ngành Y tế Hà Giang được thành lập, từng bước tổ chức lực lượng, phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Từ một nền y dược đơn lẻ, tự phát trước năm 1945 đã phát triển thành một nền y học Đông y - Tây y hiện đại với hàng ngàn cán bộ viên chức có trình độ Y học cao và mạng lưới y tế rộng khắp đến thôn, bản, được tổ chức chặt chẽ, không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đảm bảo chủ động phòng ngừa, dập tắt các dịch bệnh xã hội, chữa trị các bệnh hiểm nghèo cho nhân dân. Quá trình hình thành phát triển của ngành Y tế Hà Giang luôn gắn chặt với vai trò lãnh đạo của Đảng bộ chính quyền các cấp và những công lao đóng góp to lớn của lớp lớp bác sĩ, dược sĩ, cán bộ viên chức ngành Y tế qua các thời kỳ; những thành công trong xây dựng phát triển ngành Y tế Hà Giang đã để lại những giá trị vật chất và tinh thần to lớn, những bài học kinh nghiệm quý giá có ý nghĩa chính trị sâu sắc cho các thế hệ mai sau. Đáp ứng nguyện vọng của cán bộ viên chức ngành Y tế, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh chỉ đạo biên soạn cuốn sách “Truyền thống Ngành Y tế tỉnh Hà Giang 1945 - 2013”. Cuốn sách phản ánh chân thực, khách quan sự hình thành phát triển của ngành Y tế Hà Giang qua các thời kỳ, nêu bật khâu tổ chức hoạt động và những thành tích tiêu biểu của ngành Y tế Hà Giang qua các giai đoạn lịch sử. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lịch sử sẽ giúp cán bộ Y tế có thêm kinh nghiệm tổ chức, xây dựng phong trào Y tế nhân dân vững mạnh trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, động viên cán bộ công chức ngành Y tế hăng hái thi đua học tập công tác, phát huy ý chí tự lực tự cường, thực hiện sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vì mục tiêu phát triển của nền Y học hiện đại. Trong quá trình nghiên cứu biên soạn cuốn sách, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế luôn nhận được sự quan tâm đóng góp quý báu của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, ban, ngành trong và ngoài tỉnh; đặc biệt là của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Sở Y tế qua các thời kỳ, đã cung cấp tài liệu và tâm huyết đóng góp nhiều ý kiến để xây dựng cuốn sách. Do nguồn tư liệu thất lạc nhiều (giai đoạn 1945 - 1975 còn lại rất ít). Nhiều tài liệu phải xác minh xử lý thận trọng, tư vấn, thống nhất nhiều lần. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, mong các đồng chí và bạn đọc tiếp tục đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh cuốn sách trong lần tái bản sau. Thông qua việc xuất bản cuốn sách, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những công lao to lớn của các y, bác sĩ, dược sĩ, cán bộ viên chức đã cống hiến, góp phần xây dựng, phát triển ngành Y tế Hà Giang qua các thời kỳ lịch sử. Xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 (Ba Đình-Hà Nội), Chi cục Văn thư lưu trữ 3
  4. tỉnh và Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang, Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Hà Giang đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tư liệu quý báu cho tập sách này; trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống Ngành Y tế tỉnh Hà Giang 1945 - 2013” với các đồng chí cùng bạn đọc. Thầy thuốc nhân dân, BsCKII. Trần Đức Quý Ủy viên BCH Tỉnh ủy Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang Toàn cảnh Hội thảo cuốn Truyền thống ngành Y tế ngày 24/12/2013 4
  5. PHẦN MỘT KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, VĂN HÓA XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG VÀ TÌNH HÌNH Y TẾ THỜI KỲ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945. I. Điều kiện địa lý tự nhiên, văn hóa xã hội tỉnh Hà Giang. Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc Tổ quốc có diện tích rộng 7.945,7 km2. Trước cách mạng tháng tám năm 1945 Hà Giang có 4 châu: Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Đồng Văn và thị xã Hà Giang. Ngày nay, Hà Giang có 10 huyện1 (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang) 195 xã, phường, thị trấn. Hà Giang là vùng đất có từ lâu đời, trải qua sự biến thiên của lịch sử, Hà Giang và Tuyên Quang thường cùng một đơn vị hành chính với rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo Ngọc phả ghi lịch sử các đời Vua Hùng thì Hà Giang thuộc Bộ Vũ Định (sau đổi là Bộ lạc Tây Vu) một trong 15 Bộ của nhà nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc (thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X) Hà Giang được gọi bằng các tên: Quận Tân Hưng năm 220, quận Tân Xương năm 420, quận Hưng Châu năm 518, huyện Lâm Tây năm 589, châu Ki Mi năm 618. Thời kỳ độc lập tự chủ (thế kỷ thứ X đến XIX) Hà Giang được gọi bằng các tên: Phủ Phú Lương năm 1009: Châu Bình Nguyên năm 1075: Tường Phú Linh năm 1.265: Phủ Tuyên Hoá năm 1407: Trấn Tuyên Quang năm 1448: Đạo thừa tuyên Tuyên Quang năm 1.466: Trấn Minh Quang năm 1516 (sau đổi là xứ Tuyên Quang). Thời Pháp thuộc (1858-1945) Hà Giang thuộc phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 20/8/1891 thống đốc Đông Dương quyết định thành lập tỉnh Hà Giang trên cơ sở Phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang)2; Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền lực và tính pháp lý quyết định của toàn quyền Đông Dương. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang. Là một tỉnh vùng cao biên giới, Hà Giang có địa hình rất đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh với nhiều núi cao, vực sâu, hình thành 3 vùng tự nhiên tương đối rõ rệt: Vùng cao núi đá phía Bắc, vùng cao núi đất phía Tây và vùng núi thấp phía Nam. Vùng cao núi đá phía Bắc nằm chếch theo hướng Đông Bắc chạy dài qua 4 huyện biên giới (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) có Công viên địa chất toàn cầu, cao nguyên đá Đồng Văn, núi đá vôi chiếm 90%, có đỉnh Lũng Cú cao 1.621 mét. Vùng cao núi đất phía Tây thuộc địa bàn 2 huyện biên giới (Hoàng Su Phì và Xín Mần); phía Tây-Nam nằm một phần trên cao nguyên 1 Ngày 22/7/1957 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 317/TTg tái lập thị xã Hà Giang trực thuộc UBHC tỉnh Hà Giang. - Ngày 15/12/1962 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 211/CP chia huyện Đồng Văn và huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang thành 5 huyện: Huyện Đồng Văn gồm 1 thị trấn và 19 xã: Huyện Mèo Vạc gồm 16 xã: Huyện Yên Minh gồm 13 xã: Huyện Quản Bạ gồm 13 xã: Huyện Vị Xuyên gồm 29 xã: - Ngày 01/4/1965 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 49/CP chía huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần: Hoàng Su Phí có 21 xã: Xín Mần có 18 xã. - Ngày 18/11/1983 Hội đồng bộ trưởng ra Quyết định số 136/HĐBT thành lập huyện Bắc Mê gồm 10 xã (tách ra từ huyện Vị Xuyên) với 13 dân tộc, 18.896 nhân khẩu. - Ngày 1/12/2003 huyện Quang Bình được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm 15 xã (tách từ huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Xín Mần) với số dân 51.800 người... Theo "Hà Giang 110 năm đấu tranh xây dựng và phát triển 1891 - 2001"; Trang 478 - 492. Ngày 27/9/2010 của Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 35/CP thành lập Thành phố Hà Giang gồm 8 phường, xã). 2 Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển 1891-2001: Trang 89. 5
  6. Bắc Hà có nhiều dãy núi đất nối nhau liên tiếp, có di tích phi vật thể "ruộng bậc thang"; có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.431 mét. Vùng núi thấp gồm toàn bộ phần đất phía Nam còn lại của tỉnh kéo dài từ Tây-Nam huyện Bắc Mê, Quản Bạ về thành phố Hà Giang qua Vị Xuyên, Bắc Quang đến giáp tỉnh Tuyên Quang (chiếm 50% diện tích toàn tỉnh); Địa hình của vùng núi thấp chủ yếu là những dãy đồi thấp, rừng già, rừng thưa xen kẽ các cánh đồng lúa nước, soi bãi hẹp, nhiều sông, suối. Do địa hình phức tạp đã tạo cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ , thuận lợi cho việc canh tác trên những cánh đồng nhỏ hẹp, phân tán. Ngoài một số sông ngắn, nhỏ chảy trong nội tỉnh như sông Gâm, sông Chảy, sông Nho Quế, sông Bạc, sông Miện, sông Chừng, sông Nhiệm còn có sông Lô, con sông lớn bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua cửa khẩu Thanh Thuỷ đến thành phố Hà Giang, xuôi về phía Nam qua tỉnh Tuyên Quang hợp lưu với sông Hồng tại Việt Trì. Trên địa bàn tỉnh các sông có độ nông, sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, không thuận lợi cho giao thông vận tải đường thuỷ. Về mùa mưa thường gây ra sạt lở, lũ quét ở vùng núi cao1, lũ lụt ở vùng thấp. Hệ thống giao thông ở Hà Giang chủ yếu là đường bộ. Từ năm 1960 về trước, chỉ có quốc lộ số 2 có thể sử dụng xe cơ giới, còn lại là đường mòn, đường ngựa thồ và đi bộ. Ngày nay mạng lưới giao thông cơ giới liên tỉnh, liên huyện, liên xã được xây dựng tới 100 số xã, thị trấn và 90% thôn, bản; rất thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo Y tế khi có chiến tranh và ứng cứu thảm họa cộng đồng. Tỉnh có 4 tuyến quốc lộ (QL2, QL4C, QL34, QL279) với tổng chiều dài 458 km; 6 tuyến tỉnh lộ dài 309 km gồm; đường đô thị dài 115 km; đường giao thông nông thôn dài 5.775km. Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý so với địa hình, song chưa hoàn chỉnh, chưa có đường tiêu chuẩn chất lượng cao, phần lớn là cấp IV, V, VI, nhiều tuyến chưa vào cấp, hệ thống giao thông nông thôn chưa thông xe được 4 mùa, mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập hoặc sạt lở nghiêm trọng. Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa; do địa hình bị chia cắt bởi các dẫy núi cao nên tạo ra nhiều vùng khí hậu khác biệt. Khí hậu vùng cao mang tính chất ôn đới, mùa đông thường có sương mù, mưa phùn, sương muối băng giá: Mùa hè oi nóng do hấp thụ nhiệt của núi đá vôi. Khí hậu vùng thấp mang tính chất nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 21 - 23 độ C. Lượng mưa hàng năm đạt 2.500 đến 3.200mm. Với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt trên, Hà Giang là tỉnh nằm trong vùng sốt rét lưu hành mà trọng điểm dịch tễ là các huyện miền núi. Do thực hiện tốt các mục tiêu chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia (CTPCSRQG) từ năm 1962 Hà Giang đã cơ bản tiêu diệt được bệnh sốt rét. Tuy nhiên cho tới năm 2008, theo đánh giá của Bộ Y tế, tỉnh Hà Giang vẫn còn là vùng lưu hành bệnh sốt rét. Do vậy công tác phòng chống sốt rét (PCSR) vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế địa phương. Khí hậu thời tiết ở Hà Giang có ảnh hưởng nhất định đến sự xuất hiện, diễn biến và lan truyền nhiều bệnh truyền nhiễm, là yếu tố cơ bản hình thành tính chất --------- 1. Ngày 18/7/2004 mưa lớn kéo dài gây lũ quét trên diện rộng ở 2 xã Du Tiến, Du Gìa (huyện Yên Minh) làm 46 người chết và mất tích, 77 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập, 693,3 ha lúa và ngô bị mất trắng, một số đọan đường giao thông bị cuốn trôi. 6
  7. mùa của nhiều loại bệnh, dịch như viêm não, cúm, lỵ, sốt rét, sốt xuất huyết. Cần chú ý đến một số loài chim truyền bệnh viêm não, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B. Năm 1992-1993 đã xuất hiện dịch não mô cầu ở huyện Đồng Văn và Mèo Vạc làm hàng trăm người chết; năm 2003 xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1 từ gia cầm và chim di cư có khả năng lây sang người là bệnh rất nguy hiểm. Ngoài ra cần đề phòng vắt, dĩn, muỗi đốt ở trong những vùng rừng núi. Mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét sạt lỡ đất, dễ ảnh hưởng đến tính mạng của con người, gây cản trở giao thông và tìm kiếm cứu nạn. Mùa đông độ ẩm cao, thuốc men, dụng cụ kim loại dễ bị ẩm ướt han rỉ, vết thương lâu lành; con người dễ mắc các bệnh ngoài da, hen xuyễn, thấp khớp và một số bệnh mãn tính khác. Vùng núi cao mùa khô hanh thiếu nước, mùa đông nhiệt độ xuống thấp gây khó khăn trong sinh hoạt, phòng bệnh, cần chú ý đến việc giải quyết thiếu nước trong mùa khô, chống nóng mùa hè và phòng chống rét cho con người và gia súc trong mùa đông giá. Việc nghiên cứu nắm chắc các quy luật của khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp và phát sinh các loại dịch, bệnh có ý nghĩa rất lớn, cho phép dự báo địa lý bệnh học một cách chính xác, từ đó đề ra các biện pháp dự phòng Y tế thích hợp. Do điều kiện khí hậu và cấu tạo địa chất thổ nhưỡng, rừng núi Hà Giang có nhiều loại gỗ quý và hàng trăm loại dược thảo quý hiếm dùng để chữa một số bệnh thông thường với đủ các loại cây dược liệu sản xuất ra các nhóm thuốc chữa cảm sốt, đau nhức cơ xương khớp, mụn nhọt, ho hen, ỉa chảy, kinh nguyệt, sốt rét, viêm gan.v.v. Các loại cây dược liệu trên phân bố trên địa bàn rộng với trữ lượng khá lớn có thể sản xuất, khai thác phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và xuất khẩu như. Theo thống kê của Hội Y học cổ truyền tỉnh thì Hà Giang có 51 loại cây thuốc quí được ghi vào sách đỏ Việt Nam năm 2007; có nhiều loại có giá trị chữa bệnh cao như Bạch chỉ, ba kích, ô đầu, hoàng liên, đỗ trọng, xuyên khung, tam thất... Nhiều loại động vật làm thuốc như trăn, rùa, tê tê, tắc kè... Nhiều loại côn trùng làm thuốc như ban miêu, rết, dán... Có cả những loại khoáng sản làm thuốc như Hùng hoàng, diêm sinh, diêm tiêu, nước khoáng... Hà Giang là địa bàn quần cư của 19 dân tộc anh em: Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Lô lô, Giấy, Bố Y, Pu Péo, Phù Lá, Cờ Lao, Pà Thẻn và một số dân tộc ít người khác. Theo thống kê của Hăng ri Y vơ trong kinh tế nông nghiệp Đông Dương năm 1931 tỉnh Hà Giang có khoảng 61.000 người; thống kê Đông Dương hàng năm cho biết vào năm 1936 tỉnh Hà Giang có 78.000 người, mật độ trung bình 9 người/km2: Sau khi giành được chính quyền cách mạng (tháng 12 năm 1945) Hà Giang có 12 vạn người với 12 dân tộc. Đến ngày 31/12//2012 Hà Giang có 743.411 người1; mật độ trung bình 93 người/km2. Qua sự biến thiên của lịch sử, bằng nhiều con đường khác nhau, các dân tộc, bộ tộc di cư đến lập nghiệp ở Hà Giang. Tại đây họ đã sống hòa nhập với cư dân bản địa, tạo thành một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi dân tộc sống trên mảnh đất này vẫn mang sắc thái tâm lý riêng, có 1 Tỉnh Hà Giang 20 năm tái lập và phát triển 1991-2011. Tr 12. 7
  8. trình độ phát triển kinh tế, văn hoá và những phong tục khác nhau. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh để sinh tồn chống lại mưu đồ xâm lược và đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân các dân tộc Hà Giang đã sớm có ý thức cộng đồng dân tộc sâu sắc, hình thành đức tính chung quý báu: Thật thà, bao dung tự trọng, dũng cảm trong đấu tranh, cần cù, kiên nhẫn trong lao động, yêu tự do độc lập, yêu quê hương đất nước. Những đức tính đó đã tạo nên sức sống mãnh liệt để tồn tại trước thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Các đội dân binh vùng biên ải Hà Giang luôn được Tổ quốc trao cho sứ mệnh làm người lính gác trên địa đầu đất nước: Mỗi khi có giặc phương Bắc tràn sang, họ là những người đầu tiên đánh trống, đốt lửa, báo động cho cả nước biết hoạ xâm lăng. Họ cũng chính là những người lính đầu tiên xung trận giáp mặt với quân thù và cũng là những người cuối cùng chứng kiến những đoàn quân địch thất trận, tả tơi, tháo chạy về biên kia biên giới. Những chiến công của nhân dân các dân tộc Hà Giang để bảo vệ nền độc lập dân tộc như: Đánh đuổi quân Tống (1075), chống sự xâm lược của quân Nguyên (1285), đánh quân Minh ở cửa ải Lê Hoa (1427)... Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc. Ngoài việc tham gia các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược, đồng bào các dân tộc Hà Giang còn tham gia đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, những áp bức bất công của chế độ phong kiến, điển hình là cuộc đấu tranh do tri châu Bảo Lạc Nông Văn Vân lãnh đạo những năm 1833-1835. Ngày nay nhìn vào bản sắc văn hóa các dân tộc Hà Giang, chúng ta càng thấy tự hào về tổ tiên chẳng những đã bao lần “mặc giáp giãn nỏ” trước mỗi cuộc xâm lăng mà còn kiên quyết chống lại mưu đồ đồng hoá dân tộc. Điều đó chứng tỏ sức sống mãnh liệt của các dân tộc ở Hà Giang là vĩnh cửu trường tồn: Đó là kết quả bảo vệ vẹn toàn giới tuyến, sự bảo tồn tiếng mẹ đẻ, bản sắc văn hóa của các dân tộc, truyện cổ dân tộc, âm nhạc, nghệ thuật, trang phục của phụ nữ, các lễ hội truyền thống1; đặc biệt là các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc từ vùng thấp đến vùng cao vẫn tồn tại đến ngày nay. Do vị trí đặc điểm quan trọng về chính trị, quốc phòng của một tỉnh biên giới, sau khi chiếm đóng Hà Giang (1887) thực dân Pháp nắm lấy bọn thổ ty phong kiến và các phần tử phản động địa phương lập ra bộ máy thống trị từ tỉnh tới các châu, xã. Chúng thi hành chế độ quân sự quản chế, ở mỗi châu có một sỹ quan Pháp đứng đầu nắm trọn quyền hành. Pháp chú trọng lôi kéo sử dụng tầng lớp thổ ty, bang tá, địa chủ; Chúng ban cho tầng lớp này nhiều đặc quyền đặc lợi, đồng thời khống chế, kìm hãm nhằm buộc tất cả phải phụ thuộc vào chúng. Cả tỉnh chỉ có 1 trường tiểu học hệ Pháp - Việt toàn cấp và 3 trường bán cấp với khoảng 300 học sinh, chủ yếu là con em công chức phong kiến, các gia đình quyền quý. Tỷ lệ mù chữ thời phong kiến luôn chiếm khoảng 95% dân số. Ngoài các chế độ bóc lột cũ, bọn thực dân phong kiến còn vơ vét của cải thông qua các hình thức phụ thu lạm bổ, hối lộ, phạt vạ, giữ độc quyền bán muối với giá cắt cổ, đầu cơ buôn bán thuốc phiện, cho vay nặng lãi, thuê mướn nhân 1 Lễ hội Lồng Tồng của người Tày: Lễ hội Gầu tào của người Mông: Lễ hội cấp sắc của người Dao: Lễ hội nhẩy lửa của người Pà Thẻn: Lễ hội Cầu mưa của người Lô Lô: Lễ hội cúng thần rừng của người Pu Péo: Lễ hội cầu trăng của người Ngạn: Lễ hội mừng cơm mới v.v . 8
  9. công, mua lúa non, cây non với giá rẻ mạt. Chính sách bóc lột dã man của thực dân phong kiến, cùng với những khó khăn do thiên tai gây ra và trình độ canh tác lạc hậu đã khiến cho đời sống của nhân dân vô cùng điêu đứng cùng cực. Có thể nói dưới chế độ thực dân phong kiến, Hà Giang là một trong những nơi điển hình nhất về sự cực khổ, lạc hậu của xã hội Việt Nam. Đói rét, lạc hậu, dịch bệnh đã dẫn tới tỷ lệ chết nhiều hơn tỷ lệ sinh, có thời kỳ chỉ trong 10 năm, dân số Hà Giang giảm đi 7 ngàn người(1); đẩy một số dân tộc ít người (Lô Lố, Pu Péo) tới nguy cơ bị diệt vong nếu cách mạng không sớm thành công. Không cam chịu nô lệ, nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra: Điển hình là cuộc khởi nghĩa của hai thủ lĩnh người Dao là Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc ở Vĩ Thượng (châu Bắc Quang) đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh Pháp ở Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Bắc Hà (Lào Cai) năm 1901. Năm 1905 Triệu Tài Lộc chỉ huy nghĩa quân tấn công quân Pháp ở Hoàng Su Phì, sau đó phối hợp với các nghĩa quân đánh Pháp ở Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang những năm 1913- 1914. Năm 1911-1912 có cuộc bạo động đánh Pháp của người Mông ở Đường Thượng do Vàng Chỉn Pang chỉ huy: Đặc biệt là cuộc nổi dậy của người Mông ở Đồng Văn do Sùng Mí Chảng lãnh đạo đã kiểm soát được cả Cao nguyên Đồng Văn nhiều năm liền. Năm 1915 có các cuộc đấu tranh chống Pháp do tổ chức “Việt Nam quang phục hội” (là tổ chức cách mạng tiến bộ của cụ Phan Bội Châu) tại thị xã Hà Giang, Đồng Văn, Cốc Pài (Xín Mần). Sau thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga (10/1917) chủ nghĩa Mác- Lê-Nin được đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức cách mạng truyền bá vào trong nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Tháng 5/1941 BCH TƯ Đảng lần thứ 8 đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc: Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) với sứ mệnh là tổ chức, tập hợp rộng rãi các lực lượng quần chúng để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh cách mạng cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tại Hà Giang, do điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, nên phong trào cách mạng ở đây phát triển muộn hơn; Từ năm 1939 phong trào cách mạng ở Hà Giang mới được nhen nhóm gây dựng và từ năm 1943 phát triển mạnh. Lực lượng cách mạng được gây dựng ở xã Hùng An (Bắc Quang) tháng 2/1943, xã Đường Âm (Bắc Mê) tháng 9/1943, ở Ngọc Long, Du Già, Đường Thượng (Yên Minh) tháng 6/1944 đã phát triển rất nhanh ra hầu hết các xã thuộc châu Vị Xuyên, Bắc Quang, tiểu khu Yên Minh cuối năm 1945 với 2/3 diện tích toàn tỉnh và hàng vạn quần chúng được giác ngộ cách mạng. Đi đôi với các biện pháp tranh thủ thuyết phục lôi kéo về chính trị, kết hợp với dùng áp lực quân sự, ta giải phóng châu Bắc Quang ngày 5/11/1945, châu Hoàng Su Phì ngày 15/11/1945, tiểu khu Quản Bạ (châu Vị Xuyên) và tiểu khu Yên Minh (châu Đồng Văn) ngày 21/11/1945, thị xã Hà Giang ngày 8/12/1945. Ngày 25/12/1945 Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh và Tỉnh Đảng bộ (1) Theo Niên giám thống kê Đông Dương năm 1938. 9
  10. Việt Minh cùng các ban, ngành chuyên môn của tỉnh ra mắt. Nhân dân các dân tộc Hà Giang đã đập tan nền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kết thúc vĩnh viễn chế độ phong kiến hàng nghìn năm. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cách mạng, nhân dân các dân tộc Hà Giang trở thành người chủ của quê hương đất nước. II. Tình hình Y tế ở Hà Giang trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Trước cách mạng tháng tám 1945, dưới chế độ thực dân phong kiến, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, môi trường sống khắc nghiệt, điều kiện chăm sóc sức khoẻ của lực lượng Y tế tư nhân và của chính quyền thực dân phong kiến rất hạn chế, sự hiểu biết về vệ sinh môi trường của người dân còn lạc hậu, nên sức khoẻ của người dân thường hay ốm đau, bệnh tật, tuổi thọ trung bình rất thấp1; ở Hà Giang có nơi tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 30 đến 35 tuổi. Hàng loạt căn bệnh mang tính chất dịch, với nhiều người mắc và nhiều người chết thường xuyên xảy ra. Các bệnh xã hội như sốt rét, lỵ, ỉa chảy, mắt hột, lao, phong, giang mai, đậu mùa, giun sán.v.v. Mỗi năm làm hàng ngàn người mắc bệnh, hàng trăm người chết trong khi dân số Hà Giang chưa đầy một chục vạn người. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất đối với người lớn và trẻ em là bệnh sốt rét, ỉa chảy, lỵ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng khá cao. Nhân dân các dân tộc bị ốm đau, bệnh tật đều cho là ma quỷ ám hại, chỉ biết mời thầy cúng “mo, then, bụt, tạo” về cúng ma trừ tà. Ở các vùng nông thôn Hà Giang, hầu hết đồng bào các dân tộc đều ở nhà sàn, trên sàn người ở, dưới gầm sàn là súc vật trâu bò lợn gà quây thành từng ổ ở dưới sàn. Nguồn nước dùng ăn uống sinh hoạt chủ yếu là nước sông, suối, ao hồ, tập quán uống nước lã khá phổ biến, đồng thời tắm giặt, ỉa, đái luôn xuống ao, hồ, sông, suối, chùi đít bằng que, lá cây rừng, trẻ con thì đi luôn ra cửa nhà cho súc vật ăn. Khi ốm đau, chửa đẻ phải kiêng rất nhiều thứ phản khoa học. Khi đẻ thì nhờ chị em thân thích hoặc mẹ con đỡ cho nhau; Dùng kéo hoặc mảnh nứa cạo sắc để cắt rốn. Kiêng không cho người lạ vào nhà, cho rằng người đẻ là uế tạp, vào nhà có người đẻ là súi quẩy cả năm, làm ăn không phát đạt “sinh dữ, tử lành” do đó nhà nào có người đẻ phải cắm một hoa chuối ở cổng để báo hiệu là nhà có người đẻ. Mê tín dị đoan nặng nề, phong tục tập quán lạc hậu, bệnh sốt rét hoành hành, không có thuốc chữa. Tình trạng hữu sinh vô dưỡng, chết non, chết yểu khá nhiều, tuổi thọ trung bình ở các huyện vùng cao rất thấp, dân số hầu như không phát triển; nên các cụ ta có câu phương ngôn "đẻ 10 chết 7 còn 3”. Ở vùng cao bệnh bướu cổ phát sinh ở nhiều nơi, đây là bệnh xã hội mà các phương pháp phòng chống chưa mang lại hiệu quả. Điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân lao động thời kỳ này chủ yếu là các ông lang bà mế ở địa phương biết dùng thuốc Nam chữa bệnh theo kinh nghiệm gia truyền may ra đúng thuốc, đúng bệnh thì khỏi, chứ không có trường lớp nào dạy nghề Y cả. Trong mỗi thôn, bản có từ 5 đến 7 ông lang bà mế chuyên nghiệp, mỗi xóm có ít nhất từ 2 đến 3 thầy lang điều trị theo các bài 1 Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế đưa ra ngày 1/2/2006 thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2006 là 71,3 tuổi, năm 1998 là 65 tuổi, năm 1945 khoảng 45 tuổi. 10
  11. thuốc gia truyền. Tại thị xã, thị trấn đều có các hiệu thuốc bắc kê đơn bốc thuốc. Việc đào tạo thầy thuốc đông y chủ yếu là theo phương thức “cha truyền con nối”; hoặc mỗi thầy thuốc chỉ nhận dạy từ 3 đến 5 học trò, sau 4 - 5 năm mới có thể ra hành nghề. Cùng với sự ra đời và phát triển của dân tộc, nền Y dược học ở nước ta đã hình thành và phát triển qua nhiều cung đoạn. Từ xa xưa, tổ tiên ta đã biết dùng thảo mộc, côn trùng, muông thú, thổ, thạch làm các phương thuốc để trị bệnh, bởi thiên nhiên cây cỏ cũng tạo cho con người nhiều nguồn dược liệu dồi dào, phong phú và rất thuận tiện: Ví như bạc hà chữa cảm sốt, ngạt mũi, nhức đầu; diếp cá chữa trĩ, đau mắt đỏ, mụn nhọt, hạt bí ngô dùng tẩy giun sán; hạt cải canh chữa ho, viêm họng; lá hẹ chữa ho, hen, đờm rãi; cây mồng tơi để giải nhiệt, chữa táo bón; rau ngót chữa tưa lưỡi trẻ em, sót rau sau đẻ, sảy thai; tía tô chữa cảm lạnh, ho suyễn nhiều đờm; lá trầu không chữa lở loét, viêm chân răng.v.v. Cách chữa bệnh được truyền khẩu từ đời này sang đời khác phổ biến khắp nơi. Ở nông thôn miền núi, nhân dân thường dùng sừng con dê cắt, dùng những ống cây trúc cắt ngắn để làm giảm đau trên cơ thể con người bằng cách hơ nóng đặt lên chỗ bị bệnh, chỗ đau giảm rõ rệt. Đến nay nhiều bài thuốc dân gian vẫn được đồng bào các dân tộc quen dùng. Người dân nghèo còn tự biết chữa trị bằng các cây thuốc vườn nhà, cây rừng theo các bài thuốc gia truyền. Phổ biến nhất là việc kết hợp các loại gia vị trong bữa ăn, chẳng những để ăn ngon miệng mà còn có tác dụng phòng bệnh. Ăn gỏi cá là đồ sống thì có lá mơ, lá sắn, lá đinh lăng sát trùng. Các thức ăn tanh như cá, lươn, ốc, ếch thì có riềng, rau răm, gừng, vỏ quýt vừa làm cho thơm ngon, lại dễ tiêu chất đạm, để nóng, lạnh chế ngự nhau. Với những phương thuốc cổ truyền, kinh nghiệm dân gian chẳng những có thể chữa được những bệnh nội khoa hiểm nghèo, mà còn chữa trị được những bệnh ngoại khoa: da liễu, gãy xương, sai khớp và những bệnh phụ nữ, trẻ em. Các danh y từ xưa đã nghiên cứu, đúc kết chọn lọc những bài thuốc hay, những vị thuốc tốt lưu truyền cho đời sau thừa kế, ứng dụng. Đó là những tinh hoa tri thức khoa học của nền Y học Việt Nam đã trường tồn cùng lịch sử dân tộc và không ngừng phát triển. Theo đạo học xưa, các túc nho thường đạt tới tri thức “nho - y - lý - sớ” (nghĩa là có trình độ cả về nho học, y học, tướng số và địa lý thiên văn). Tại Hà Giang, dân gian còn lưu truyền tên tuổi khá nhiều nhà danh y nho học tiêu biểu cho các dân tộc ở các vùng; ngoài việc chăm lo đào tạo học trò "nho sinh'' còn là “Thầy lang y đức vẹn toàn” chữa bệnh bằng Đông y rất hiệu quả cho dân chúng. Trong gia phả dòng họ, dòng tộc ở nhiều thôn, bản còn ghi danh tính những vị Danh y đã có công trị bệnh cứu người và tâm đắc nghiên cứu cống hiến những phương thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh dân gian để lại cho đời. Thực tế trên đã khẳng định rằng, cùng trưởng thành với nền Y dược của dân tộc, vùng đất Hà Giang cũng sớm lưu truyền những kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh dân gian khá phong phú, công hiệu; là nơi có nhiều Danh y tài giỏi cả về y lý, y thuật, y đức, chẳng những trị bệnh cứu người, để lại tiếng thơm muôn thủa, mà nhiều Danh y còn tâm đắc dầy công tổng kết, ghi lại cho đời những kinh nghiệm, phương thuốc hay đóng góp cho sự phát triển của khoa học Y dược Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Hình ảnh những ông Lang, bà Mế đầu 11
  12. cuốn khăn xếp, mặc bộ nâu chàm, chống cây gậy trúc với cậu nho sinh nhanh nhảu đeo tay nải theo hầu, len lỏi khắp các cánh rừng, chòm, bản không quản đêm, hôm, mưa, nắng để bắt mạch, bốc thuốc cho bà con dân bản còn đọng mãi trong ký ức những người dân nghèo Hà Giang. Hàng mấy nghìn năm về trước, nền y học Đông y đã hình thành, phát triển và là phương pháp chữa bệnh duy nhất trong lịch sử hình thành phát triển của đời sống xã hội Việt Nam; ăn sâu, bám rễ vào tư tưởng tình cảm của nhân dân. Chỉ đến thời Pháp thuộc (1858-1945) khi nền y học Tây y du nhập vào Việt Nam, dần dần y học Đông y bị mai một, nhưng chỉ ở cấp châu, tỉnh và nhà nước bảo hộ; còn đại bộ phận dân chúng ở nông thôn vẫn dựa vào phương pháp chữa bệnh Đông y truyền thống là chính. Hà Giang là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam. Mỗi dân tộc lại có nhiều bài thuốc quý, nhiêu cây thuốc thường dùng và thuốc đặc hiệu của dân tộc mình để chữa bệnh thông thường và cấp cứu. Từ xa xưa các quan lại và quân đồn trú của triều đình phong kiến từ dưới xuôi lên Hà Giang. Nhiều người đã về xuôi, nhiều người đã ở lại trở thành dân địa phương, họ đã đem các bài thuốc ở dưới xuôi lên Hà Giang và lấy nhiều bài thuốc ở Hà Giang đem về xuôi, đặc biệt là hiến dâng cho Thái y viện, cơ quan y tế của triều đình phong kiến. Từ xa xưa đã có sự tiếp xúc, giao lưu về y học cổ truyền giữa nhân dân các dân tộc Hà Giang với nhân dân Trung Quốc. Người xưa đã đúc kết được nhiều vị thuốc và bài thuốc để duy trì và tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn hàng ngày các rau tươi, các thứ thuốc động vật tươi để phòng bệnh và chữa bệnh rất hiệu quả. Khi phải đi xa nhà, người ta đã chú ý mang theo thuốc để phòng bệnh, cứu người khi ốm đau, tai nạn. Đã hình thành một nét thuần phong mỹ tục đãi khách rất nhân văn khi khách tới nhà được đãi thuốc uống, thuốc sông hơi để tắm tẩy trần lấy lại sức khoẻ; khi khách lưu lại thường được đãi các thức ăn, nước uống có các vị thuốc bổ; khi khách ra đi được biếu thuốc. Ở mỗi nơi tụ cư đều có các thầy lang phục vụ, được mọi người ưu đãi thù lao thích đáng. Nếu thầy lang bán thuốc và châm cứu tại chợ, tại phố xá thì việc trả tiền mua thuốc, tiền công được thanh toán như ở miền xuôi. Nhiều nơi, gia đình bệnh nhân mời thầy lang đến chữa tại nhà; nhiều trường hợp bệnh nhân đến nội trú tại nhà thầy lang để trị bệnh, chủ yếu là đến nhà thầy lang khám bệnh lấy thuốc về nhà dùng, bao giờ khỏi bệnh mới trả thù lao, nhưng trước khi thầy thuốc chữa bệnh, bệnh nhân phải đặt một số tiền ứng trước gọi là "tiền cây thuốc". Có nhiều môn thuốc hay như thuốc đắp để kéo các nền đạn, ghìm các mảnh đạn ra khỏi cơ bắp. Thuốc đắp các nhọt có độc ở ngực (tiền bối) ở lưng (hậu bối), thuốc chữa hoại thư, thuốc cấp cứu người bị cơn huyết áp cao, thuốc xơ gan cổ trướng, thuốc cấp cứu đường ruột, thuốc giải độc thức ăn, thuốc nối gân, thuốc chữa gẫy xương.v.v. Trong y học cổ truyền từ xưa ở Hà Giang đã có cách chữa bệnh mà không dùng thuốc uống như xoa lóp, khêu, lể, đốt, châm cứu, chích, chườm v.v... Để giải quyết nhiều trường hợp cấp cứu như cảm nhập tâm, ngạt thở v.v. Qua các giai đoạn lịch sử, nền y học đông y, đông dược luôn là phương pháp chính trị bệnh cứu người, biểu hiện sự lớn mạnh của nền Y học Việt Nam. 12
  13. Tỉnh Hà Giang ở vùng nhiệt đới, vùng núi có nguồn dược liệu thiên nhiên, có những cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Những cây thuốc mọc ở đồi núi đá lâu đời như thiên nhiên kiện, đỗ trọng, huyết dụ, quế, tích, hà thủ ô v.v... Do các vị danh y tìm ra và lưu truyền tới ngay nay. Việc thừa kế sưu tầm những kinh nghiệm chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Bố mẹ làm nghề Đông y, Đông dược chỉ truyền lại cho con cháu những bài thuốc gia truyền, những kinh nghiệm chữa bệnh có hiệu quả do con cháu mà ít khi phổ biến cho những người ngoài dòng họ. Cũng có những ông lang, bà mế có những bài thuốc bí truyền mà vẫn còn mang tư tưởng không muốn truyền lại cho con cháu và bà con lối xóm, có thể các ông lang, bà mế còn mang nặng phong tục tập quán hoặc có một lời nguyền về dòng họ gia đình cho nên không phải một sớm một chiều mà phải kiên trì tuyên truyền vận động vì vậy đến năm 1998 các cấp Hội Y học cổ truyền mới khai thác được 30 bài thuốc có giá trị, trong đó chữa trị thấp khớp là chủ yếu. Từ xa xưa, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm xác lập những tổ chức sơ khai về Y dược Quốc gia, dân tộc. Thời đại nhà Lý thành lập Ty Lương y, có quan Ngự y lo việc sức khoẻ cho triều đình. Thời nhà Trần thì nâng Ty Lương y lên Thái y viện. Thời Hậu Lê đã củng cố bổ sung các chức danh trong Thái y viện gồm có chánh, phó Lương y, chuyên lo chữa bệnh cho Vua quan triều thần; đồng thời bổ nhiệm một số chức sắc theo thứ bậc từ triều đình đến các châu, phủ, trấn. Hệ thống tổ chức này được duy trì đến thời nhà Nguyễn. Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, vị thế Thái y viện của triều Nguyễn bị lu mờ rồi mất hẳn. Ty Lương y ở các tỉnh cũng bị bãi bỏ, do người Pháp coi rẻ, khinh miệt Đông y. Tuy Tây y được họ tôn sùng, nhưng tổ chức Y tế của chính quyền bảo hộ lại không quan tâm bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì vậy việc phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân vẫn lấy Đông y làm chính và Đông y vẫn song song tồn tại với Tây y suốt từ đó đến nay. Trước khi có nền Y học phương Tây du nhập vào Việt Nam theo chân các quân đội viễn chinh của thực dân Pháp, người dân Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng, mỗi khi mắc bệnh thường được chữa trị bằng các bài thuốc Đông y, bài thuốc gia truyền được bào chế chủ yếu bằng thảo dược. Ở tỉnh vùng cao miền núi Hà Giang, do trình độ dân trí còn thấp nên nhiều khi để trị bệnh, người ta còn cầu đến các thầy cúng, thầy mo vì cho rằng người bị bệnh là do ma, quỷ. Ở thị xã, thị trấn vùng thấp, việc chữa bệnh thường theo phương pháp y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian như xông hơi, xoa bóp các huyệt, cạo gió. Các phương pháp cổ truyền nếu được điều trị đúng cách, kịp thời và bệnh tình không nghiêm trọng thì thường mang lại hiệu quả. Thời pháp thuộc (1858-1945), bộ máy Y tế tỉnh Hà Giang rất nhỏ bé, chủ yếu điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người Pháp và đội ngũ quan lại tay sai. Tại thị xã Hà Giang người Pháp có xây một bệnh viện (còn gọi Nhà thương) với khoảng 30 giường bệnh do một bác sĩ người Pháp làm quản đốc, được biên chế một số y tá và nữ hộ lý giúp việc. Bệnh viện có 5 gian nhà xây nền cao 1 mét, dưới có tầng hầm theo kiến trúc của người Pháp (đặt tại địa điểm Sở Y tế hiện nay). Nhiệm vụ chủ yếu của bệnh viện là sơ cấp cứu, khám và điều trị các bệnh thông thường, phát thuốc, điều trị ngoại trú cho binh lính Pháp, quan lại địa 13
  14. phương và những người giầu có. Nền đông y bị chèn ép không được tổ chức thành hệ thống, song những người làm nghề đông y, đông dược vẫn tồn tại, được nhân dân tín nhiệm, vì đã chữa được nhiều bệnh cho nhân dân, thu được nhiều kết quả tốt. Ngày 18/9/1918 Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Quyết định về công tác Y tế; Theo đó, ngành Y tế được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp châu: Tại Hà Giang, Ty Y tế tỉnh được thành lập do một y sĩ Đông Dương người Việt phụ trách, cấp châu không tổ chức bệnh viện mà chỉ có một y tá bố trí tại châu lỵ để chăm sóc sức khỏe cho người Pháp và quan lại địa phương. Về công tác y học dự phòng, ngành y tế của chính quyền Pháp chỉ làm được việc tiêm chủng một số bệnh thông thường như đậu mùa, dịch tả, hoạt động còn rất hạn hẹp. Cơ sở Y tế ở các châu do một y tá phụ trách, thuốc men ít, chất lượng kém, chủ yếu là để phục vụ cho bộ máy cai trị của chính quyền Pháp và những người giàu có. Nhân dân lao động hầu như không bao giờ được biết đến viên thuốc chữa bệnh. Tình trạng hữu sinh vô dưỡng, ốm đau không có thuốc là phổ biến. Những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan không được ngăn chặn mà còn có chiều hướng phát triển. Đói rét, bệnh tật, thời tiết khắc nghiệt, vệ sinh môi trường ô nhiễm, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút thuốc phiện cùng với các hủ tục lạc hậu đã đầu độc, trụy lạc hóa bao lớp người, luôn là nguy cơ thường trực gieo rắc bệnh dịch làm hàng trăm người chết mỗi năm. Thời kỳ này trong ngành Y tế thường lan truyền câu nói về cơ cấu bệnh tật phổ biến trong nhân dân: “Nhất sốt rét, nhì tiêm la, thứ ba bàn chải” ( Tiêm la là bệnh giang mai, Bàn chải là bệnh ghẻ cóc). Đây là những loại bệnh thường gặp trong nhân dân, nhất là ở những vùng nông thôn, miền núi đời sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Riêng ở Hà Giang thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945 các bệnh thông thường hay gặp trong nhân dân là sốt rét, ghẻ cóc, mắt hột, giun sán, lao, phong và bệnh đường ruột. Sau khi giành được chính quyền cách mạng tháng 12/1945; Ty Y tế tỉnh Hà Giang được thành lập với nhiệm vụ chính trị là từng bước tổ chức ngành Y tế cách mạng, khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực y, dược đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đẩy mạnh tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, làm thay đổi nhận thức của đồng bào các dân tộc về bệnh, dịch, vệ sinh phòng bệnh, xây dựng nền móng y, dược cách mạng phục vụ nhân dân. 14
  15. PHẦN HAI NGÀNH Y TẾ TỈNH HÀ GIANG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ I. Ngành Y tế tỉnh Hà Giang trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Vừa ra đời, đất nước ta đã đứng trước những khó khăn thử thách nghiêm trọng: Nạn đói, nạn mù chữ, thiên tai, địch hoạ. Lấy danh nghĩa Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật, gần 20 vạn quân Tưởng tràn xuống miền Bắc kéo theo bọn phản động tay sai. Ở miền Nam, hàng ngàn quân Anh kéo vào, núp sau chúng là một số đơn vị quân Pháp trở lại. Ngày 23/9/1945 được Anh giúp sức, thực dân Pháp đã gây hấn ở Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 25/11/1945 Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, xác định kẻ thù chính lúc này là thực dân Pháp xâm lăng. Chỉ thị đề ra 4 nhiệm vụ: Củng cố chính quyền - Chống thực dân Pháp - Bài trừ nội phản - Cải thiện đời sống nhân dân. Trong 4 nhiệm vụ trên, trọng tâm là nhiệm vụ củng cố và giữ vững chính quyền. Để có thời gian củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị kháng chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hoá chúng, khôn khéo thực hiện sách lược hoãn với quân Tưởng để đối phó với quân Pháp, sau đó lại hoà với Pháp để đuổi quân Tưởng, quét sạch lũ việt gian tay sai của chúng, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào thực dân Pháp. Ngày 17/12/1946 Trung ương Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến, nêu rõ mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến và những vấn đề cơ bản chỉ đạo chiến tranh. Đêm 19/12/1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ; Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Đáp lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, nhân dân các dân tộc Hà Giang đã quán triệt đường lối "Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh" của Đảng, ra sức chuẩn bị tinh thần và lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với tinh thần vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Hà Giang là tỉnh xung yếu của Liên khu; thực dân Pháp và phản động chiếm giữ trên 20 vị trí đồn bốt kéo dài từ Lao Chải, Thanh Thuỷ (Vị Xuyên) qua Hoàng Su Phì, Cốc Pài, Khuôn Lùng, tới Yên Bình (Bắc Quang) tạo thành một vòng cung uy hiếp thị xã Hà Giang, huyện lỵ Bắc Quang. Tại các vùng chiếm đóng thực dân Pháp tập hợp tay sai, tổ chức bộ máy ngụy quân, ngụy quyền phản động từ huyện tới thôn bản, chúng sử dụng muối, vải làm phần thưởng cho tay sai và mua chuộc nhân dân, sau đó tìm cách độc quyền mặt hàng này, vơ vét lương thực, thực phẩm phục vụ chiến tranh. Đối với vùng ta kiểm soát, chúng thường xuyên đưa quân càn quét cướp bóc, liên tục dùng máy bay bắn phá thị xã Hà Giang, thị trấn Tân Quang, Vĩnh Tuy, quốc lộ số 2. 15
  16. Trong bối cảnh khó khăn thiếu thốn của đất nước vừa giành được độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ; Tỉnh miền núi biên giới Hà Giang còn có những khó khăn riêng; phần lớn ruộng đất nằm trong tay thổ ty, địa chủ, sức kéo, nông cụ thiếu trầm trọng, ruộng đất bỏ hoang, nạn đói, nạn mù chữ, dịch bệnh thực sự trở thành những “thứ giặc” trong khi chính quyền cách mạng chưa được kiện toàn từ tỉnh tới cơ sở. Ở nhiều vùng thuộc Đồng Văn và Hoàng Su Phì vẫn còn tạm thời duy trì chế độ thổ ty, do ta chưa đủ sức quản lý và tổ chức chính quyền cách mạng. Giai đoạn 1946-1950 Sau khi giành được chính quyền cách mạng (12/1945), đầu năm 1946 Bộ Y tế cử một đoàn cán bộ Y tế gồm 7 người (1 y sĩ, 5 y tá, 1 nữ hộ sinh) lên tiếp quản Bệnh viện Hà Giang. Ông Đào Trọng Xuân (Y sĩ trường Cao đẳng Y sĩ Đông Dương) được giao làm Trưởng ty Y tế tỉnh, kiêm chức Bệnh viện trưởng. Sau khi được tổ chức, Ty Y tế phân công 3 y tá về 3 huyện (Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Đồng Văn) làm công tác Y tế địa phương và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, bộ đội và nhân dân. Riêng huyện Vị Xuyên do Ty Y tế và bệnh viện tỉnh trực tiếp đảm nhiệm. Trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc, ngành Y tế của tỉnh hầu như chưa có gì ngoài 5 - 7 y sĩ, y tá với vài ba cơ số thuốc và một cơ sở bệnh viện hoang tàn do thực dân Pháp để lại sau khi ta giành được chính quyền. Nhiệm vụ của ngành Y tế lúc này là khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực y, dược đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, thương binh và nhân dân, gấp rút đào tạo cán bộ, xây dựng mạng lưới y tế cứu thương; đẩy mạnh tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, làm thay đổi nhận thức của đồng bào các dân tộc về bệnh, dịch, vệ sinh phòng bệnh, xây dựng những nền móng đầu tiên cho ngành Y tế cách mạng ở địa phương. Thực hiện chủ trương "tiêu thổ kháng chiến" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, tháng 1/1947 Tỉnh ủy, UBHC tỉnh, các ban, ngành của tỉnh thực hiện phá bỏ công sở để tản cư ra các vùng nông thôn; Ủy ban hành chính (UBHC) các cấp đổi tên thành Ủy ban kháng chiến hành chính (UBKCHC). Ty Y tế tỉnh thực hiện phá bỏ công sở, nhà bệnh viện của thực dân Pháp để chuyển địa điểm vào chân núi Cấm; khẩn trương làm lán, trại phục vụ sinh hoạt, học tập và khám, chữa bệnh. Bệnh viện tỉnh duy trì thường xuyên 20 giường bệnh để phục vụ thương binh, cán bộ và nhân dân. Trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1950, do điều kiện thiếu thốn cả về cán bộ y tế và cơ sở vật chất, thuốc men nên việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng chủ yếu tập trung vào cứu chữa thương binh, bệnh binh, phục vụ chiến đấu và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ Đảng, chính quyền. Ở các huyện thời kì này chỉ có một y tá do Ty Y tế cử xuống công tác, nằm trong văn phòng UBKCHC huyện; chủ yếu là để chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên và nhân dân xung quanh huyện. Việc chữa bệnh cho nhân dân vẫn chủ yếu dựa vào phương pháp Đông y và đội ngũ lang y ở các thôn, bản là chính, bệnh nhân nặng thì được chuyển lên huyện, lên tỉnh chữa trị. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch trong nhân dân. 16
  17. Đông y là bộ môn khó, những lang y làm công tác chữa bệnh bằng thuốc nam thường xuyên phải học thêm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian để tiếp thu kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chữa bệnh. Phép chuẩn đoán bệnh của một danh y có tài chỉ cần bắt mạch cũng có thể biết chính xác căn bệnh trong cơ thể con người. Thấy rõ tầm quan trọng khoa học Đông y trong khi ngành Y tế địa phương chưa phát triển, chưa đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; cấp ủy, chính quyền tỉnh luôn tạo mọi điều kiện cho đội ngũ lang y tư nhân hoạt động: Đồng thời tăng cường quản lý giáo dục đội ngũ ông lang, bà mế hoạt động đúng lương tâm nghề nghiệp, tích cực trị bệnh cứu người. Chính vì vậy thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đội ngũ lang y trở thành lực lượng chính trong chữa trị bệnh cho nhân dân. Nhiều lương y đã tâm huyết cứu chữa bệnh nhân và truyền lại cho con cháu nhưng môn thuốc gia truyền, những bài thuốc hay, những cây thuốc quý có giá trị chữa bệnh cao, cống hiến những kinh nghiệm quí để con cháu tiếp tục sự nghiệp sau này. Do điều kiện thiếu cán bộ y tế, việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch ở các địa phương thời kỳ này được cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo. Ty Y tế tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền liên tục tổ chức các đợt tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cứu quốc như Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân đã vận động quần chúng nhân dân xây dựng đời sống mới, bài trừ những hủ tục lạc hậu, vận động nhân dân ăn chín uống sôi, chuyển chuồng gia súc xa nhà, làm hố xí có nắp, giữ gìn vệ sinh các nguồn nước, ốm đau thì mời thầy thuốc, thầy lang chứ không mời thầy cúng. Đối với các cơ quan ban, ngành của tỉnh, Ty Y tế tổ chức phân công cán bộ đến các cơ quan, đơn vị, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh; mỗi cơ quan, đơn vị cử một cán bộ làm "vệ sinh viên" để đôn đốc thực hiện vệ sinh phòng bệnh trong cơ quan, đơn vị mình. Những kiến thức ban đầu về vệ sinh phòng bệnh được Ty Y tế tổ chức tập huấn chung cho các "vệ sinh viên" của các cơ quan đơn vị. Ngành Y tế trong lực lượng vũ trang địa phương được chú trọng xây dựng, đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bộ đội, dân quân du kích; Cấp đại đội, tiểu đoàn có y tá, từ năm 1948 cấp tiểu đoàn có y sĩ; thương binh nặng được đưa về chữa trị ở bệnh viện tỉnh. Quân y các đơn vị rất chú trọng huấn luyện cho bộ đội, dân quân du kích các làng, bản biết cách dùng thuốc chữa trị các bệnh thông thường và các phương pháp băng bó cấp cứu ban đầu. Các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng tham gia tích cực vào việc tuyên truyền vận động nhân dân vệ sinh phòng bệnh; trực tiếp làm hàng ngàn chuồng gia súc, giếng nước, hố xí có nắp; đóng góp hàng vạn ngày công làm đường giao thông nông thôn, giúp dân sản xuất, xây dựng nhà cửa, phát quang bụi rậm quanh nhà. Quân y các đơn vị đã khám và điều trị bệnh cho hàng ngàn lượt đồng bào các dân tộc khỏi bệnh sốt rét, các bệnh ngoài da, lỏng, lỵ. Lần đầu tiên trong đời được khám bệnh và cầm viên thuốc chữa bệnh, người dân không khỏi bùi ngùi xúc động nghĩ đến công ơn của Đảng, Bác Hồ. 17
  18. Tuy vậy lúc đầu không phải người dân nào cũng hiểu ngay ra vấn đề, do nhận thức của đồng bào còn hạn chế, chưa dùng thuốc tân dược bao giờ, do bọn phản động tuyên truyền xằng bậy; bên cạnh đó thời kỳ này do khó khăn thiếu thốn thuốc tân dược, vệ sinh môi trường chưa được cải thiện, nhiều loại bệnh dịch xẩy ra ngành Y tế chưa đủ sức khống chế, chữa trị; hàng năm vẫn có hàng chục, thậm chí hàng trăm người chết vì sốt rét, dịch bệnh; nên nhiều đồng bào vẫn chưa tin dùng thuốc tân dược, vẫn mời thầy mo, thầy cúng đến chữa bệnh. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải kiên trì vận động thuyết phục trong thời gian dài với chương trình mục tiêu cụ thể, với sự tham gia của tất cả các cấp các ngành, sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền mới có thể làm thay đổi nếp nghĩ từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc. Giai đoạn 1951-1954 Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1951- 1954; Ngành Y tế tỉnh Hà Giang được chú trọng củng cố về tổ chức và đào tạo cán bộ. Đây là thời kỳ cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn phản công chiến lược. Quân Pháp bị đánh bật khỏi Hoàng Su Phì, Bắc Quang trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, nhưng chúng vẫn duy trì nuôi dưỡng chỉ huy hàng ngàn tên phỉ, cấu kết với phỉ Quốc Dân Đảng Trung Quốc và bọn phản động địa phương chống phá cách mạng ở vùng biên giới Hà Giang suốt những năm 1951-1960. Có thể nói tiếng súng chống Pháp, phỉ của quân dân Hà Giang không một ngày nào yên và máu của đồng bào, chiến sĩ ta còn đổ sau nhiều năm khi hòa bình đã được thiết lập ở miền Bắc (7/1954). Sau đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ nhất (10/4/1950) phong trào cách mạng ở Hà Giang phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Tháng 1 năm 1951 Tỉnh bộ Việt Minh ra quyết định thành lập Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hà Giang trên cơ sở Hội công nhân cứu quốc; đến cuối năm 1951 toàn tỉnh đã thành lập được 12 Công đoàn cơ sở, trong đó có Công đoàn ngành Y tế do đồng chí phó Ty Y tế làm Chủ tịch. Cùng với việc hình thành tổ chức Công đoàn, chi hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên cộng sản ngành Y tế cũng hình thành tập hợp đoàn viên, hội viên thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong ngành. Nhằm tăng cường công tác tổ chức và cán bộ, ngày 13/6/1952 UBKCHC tỉnh ra Quyết nghị số 58/TC-QN điều động Y sĩ Nguyễn Hữu Giới phụ trách Trạm quân y CZ ở Đồng Văn về làm Trưởng ty Y tế tỉnh (thay ông Đào Trọng Xuân). Do đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng bào các dân tộc đã từng bước nhận thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh phòng bệnh. Số hộ gia đình chuyển chuồng súc vật xa nhà, sử dụng nước giếng hợp vệ sinh, hố xí có nắp ngày càng nhiều. Số người đến các cơ sở y tế khám và điều trị hàng năm tăng lên; năm 1947 chỉ có trên 1.000 lượt người đến khám bệnh ở tỉnh và huyện, năm 1952 đã có 17.204 lượt người. Điều trị tại bệnh viện tỉnh là 137 người. Đã phát động được phong trào vệ sinh phòng bệnh ở hầu hết các xã, thị trấn thuộc vùng Chính quyền cách mạng kiểm soát. Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương thừa kế, phát huy truyền thống y học cổ truyền, kết hợp giữa Đông y và Tây y trong phòng bệnh và chữa bệnh; Đẩy mạnh sản xuất thuốc nam bằng dược liệu sẵn có, chú ý đến thuốc gia truyền, thuốc dân tộc miền núi. Thực 18
  19. hiện chủ trương trên, Ty Y tế tỉnh đã thường xuyên quán triệt phương châm kết hợp giữa Đông y và Tây y trong chữa trị bệnh; yêu cầu cán bộ y tế, các y sĩ, y tá phải tự học, tự làm, biết sử dụng thuốc nam và châm cứu. Khi khám bệnh thì tuỳ theo từng trường hợp mà điều trị, bệnh gì dùng thuốc nam, bệnh gì dùng thuốc Tây; có như vậy mới được coi là một thầy thuốc toàn diện, vì nắm được cả phương pháp Đông y và phương pháp Tây y. Những năm 1951-1954 quân giải phóng Trung Quốc đẩy mạnh tiễu phỉ Quốc dân đảng; Tàn quân phản động các loại dạt về khu vực biên giới lẩn trốn và cấu kết với nhau hoạt động. Lợi dụng tình hình trên, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ tung nhiều gián điệp, tay sai trở lại biên giới, móc nối, tập hợp lực lượng tiếp tục chống phá cách mạng. Chúng đã gây dựng lại lực lượng phỉ ở Hoàng Su Phì, thu phục thổ ty phong kiến ở Đồng Văn, thành lập ở mỗi huyện 1 trung đoàn hoặc 1 tiểu đoàn Phỉ lấy tên là “Đông - Tây tập đoàn”, phối hợp với bọn phản động nội ứng bên trong, âm mưu nổi lên đánh chiếm huyện Hoàng Su Phì, Đồng Văn và thị xã Hà Giang. Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương liên tục tiến hành tiễu phỉ ở vùng biên giới Hoàng Su Phì và Đồng Văn. Nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh phục vụ chiến đấu trở thành một trong những nhiệm vụ chính của ngành Y tế địa phương. Trong tất cả các chiến dịch tiễu phỉ, Ty Y tế đều có cán bộ lãnh đạo và 1 tổ cán bộ Y tế thường trực bên cạnh Ban chỉ huy chiến dịch để phối hợp cấp cứu điều trị thương binh và chỉ đạo tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh ở vùng thổ ty và vùng hoạt động của thổ phỉ. Trong chiến dịch tiễu phỉ Đông - Tây tập đoàn (tháng 5-10/1952), đồng chí Trưởng ty Nguyễn Hữu Giới và 3 cán bộ y tế (Lê Văn Thục, Đinh Trọng Quí, Lê Văn Tạo) được điều động tham gia phục vụ chiến dịch ở mặt trận Đông tập đoàn. Cùng với việc phối hợp với lực lượng quân y cấp cứu điều trị thương binh và nhân dân bị thương, đoàn cán bộ Y tế tỉnh đã tham mưu cho Ban Chỉ huy chiến dịch tiễu phỉ tổ chức cho bộ đội, cán bộ đảng, chính quyền kết hợp vận động tiễu phỉ với tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh; vận động đồng bào các dân tộc vùng cao chuyển chuồng súc vật xa nhà, làm hố xí có nắp, đào giếng nước, phát quang bụi rậm quanh nhà; thực hiện 3 sạch (ăn sạch, ở sạch, uống sạch), 4 diệt (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt dán, diệt chuột). Ở các huyện có chiến sự như Hoàng Su Phì, Đồng Văn đều thành lập trạm Y tế để cấp cứu điều trị thương binh với sự phối kết hợp của Y tế địa phương và lực lượng Quân y. Kết hợp với vận động quần chúng tiễu phỉ, các đơn vị lực lượng vũ trang rất chú trọng vận động vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân vùng thổ ty và vùng hoạt động của thổ phỉ; bộ đội, cán bộ ta đi tới đâu, làng, bản phong quang sạch đẹp đến đấy; Những chiếc cầu treo được bắc mới, những giếng nước hợp vệ sinh, hố xí có nắp, những chuồng súc vật xa nhà do bộ đội để lại hầu như làng, bản nào cũng có. Quân y các đơn vị đã khám và điều trị khỏi các bệnh sốt rét, lỏng lỵ, bệnh ngoài da cho hàng ngàn lượt người. Trong điều kiện ngành Y tế mới hình thành, lại phải hoạt động trong môi trường tản cư kháng chiến với vô vàn khó khăn thiếu thốn về cán bộ chuyên môn, phương tiện kỹ thuật. Việc vận chuyển bệnh nhân ở các tuyến từ tỉnh đến xã chủ yếu bằng khiêng cáng đi bộ, hoặc xe đạp, xe bò, xe ngựa trên tuyến quốc 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2