intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa do PGS.TS. Vũ Thị Phương Hậu làm chủ biên đã đi sâu phân tích, làm rõ những quan điểm lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nói chung và các lĩnh vực văn hóa nói riêng trên nhiều bình diện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá: Phần 1

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH 2
  2. Tập thể tác giả PGS.TS. VŨ THỊ PHƯƠNG HẬU (Chủ biên) PGS.TS. NGUYỄN DUY BẮC TS. LƯƠNG HUYỀN THANH TS. NGUYỄN HUY PHÒNG TS. NGHIÊM THỊ THU NGA ThS. NGUYỄN DUY THÁI ThS. LÊ THỊ TRANG ThS. NGUYỄN THỊ THANH THÚY 4
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN C hủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, mà còn là một danh nhân văn hóa kiệt xuất. Người là hiện thân của nền văn hóa mới Việt Nam, là mẫu mực của con người mới Việt Nam. Trong di sản tinh thần đồ sộ Người để lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mang ý nghĩa thời đại, là ngọn đuốc soi đường cho văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển, hòa nhập vào dòng chảy văn hóa nhân loại. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao việc xây dựng, bồi đắp nền văn hóa dân tộc, coi văn hóa là một trong bốn trụ cột phát triển của đất nước, bên cạnh kinh tế, chính trị, xã hội. Đi sâu vào những lĩnh vực văn hóa cụ thể: văn học, nghệ thuật, giáo dục, báo chí..., Người nêu bật những đặc trưng, nhiệm vụ của từng ngành, cũng như yêu cầu về đạo đức, lối sống, năng lực, nghiệp vụ của cán bộ đáp ứng sự nghiệp phát triển văn hóa. Đội ngũ văn nghệ sĩ, các nhà giáo, nhà báo, cán bộ văn hóa... là nguồn nhân lực chủ chốt trong xây dựng đời sống mới, phát triển văn hóa nước nhà, góp phần định hướng những giá trị chân, thiện, mỹ, bồi dưỡng phẩm chất con người Việt Nam. Những lời chỉ dạy 5
  4. của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả cuộc đời hiến dâng cho tự do, độc lập dân tộc, hạnh phúc nhân dân của Người là tấm gương ngời sáng, có sức cảm hóa, lay động lớp lớp thế hệ người dân đất Việt. Bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong di sản văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng, để giữ vững bản lĩnh, cốt cách dân tộc đi đôi với tiếp biến, giao lưu, học hỏi những giá trị tiến bộ của nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa do PGS.TS. Vũ Thị Phương Hậu làm chủ biên đã đi sâu phân tích, làm rõ những quan điểm lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nói chung và các lĩnh vực văn hóa nói riêng trên nhiều bình diện. Những quan điểm, định hướng phát triển nền văn hóa dân tộc do Người đề ra mang đậm tính nhân văn, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị và được Đảng ta kế thừa, vận dụng vào lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng thời kỳ mới. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 11 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  5. LỜI GIỚI THIỆU N ăm 1923, trong cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc đó Người mang tên Nguyễn Ái Quốc), nhà thơ, nhà báo trẻ người Nga Ôxíp Manđenxtam đã nhận thấy “từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”. “Nền văn hóa tương lai” mà Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam đã và đang xây dựng, kiến tạo có ánh sáng soi đường từ những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là tư tưởng về xây dựng một nền văn hóa thấm đẫm tinh thần dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học. Ghi nhận những đóng góp của Người với dân tộc và nhân loại, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) đã ra Nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôn vinh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Tư tưởng của Người qua các trước tác, qua chính cuộc đời hoạt động cách mạng tận hiến, tận trung với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Nhằm thiết thực triển khai có hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị 7
  6. về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống cũng như cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021), nhóm tác giả đã tiến hành tổ chức biên soạn cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Nội dung cuốn sách đề cập một cách cơ bản nhất, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu các quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, được triển khai theo các luận điểm, vấn đề: Ý nghĩa, vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước; Những điểm lớn trong xây dựng nền văn hóa dân tộc; Về xây dựng đời sống mới; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; Vai trò của văn học, nghệ thuật và sứ mệnh của người nghệ sĩ; Mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị; Tính chất, đặc trưng của báo chí cách mạng Việt Nam; Vai trò của đội ngũ cán bộ văn hóa; Vai trò, sứ mệnh của nhà giáo và tính chất của nền giáo dục mới. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. TẬP THỂ TÁC GIẢ 8
  7. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, QUY LUẬT VẬN ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỂM LỚN KHI XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC T ư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một di sản đồ sộ, phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, như: tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với 9
  8. sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…, trong đó có tư tưởng của Người về chăm lo, phát triển văn hóa, con người, xây dựng đời sống mới nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là sự kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, là hiện thân cho khát vọng vươn lên, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trên bước đường phát triển. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 1. Quan niệm về văn hóa Văn hóa là một hiện tượng xã hội có phạm vi biểu hiện rất rộng. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh 10
  9. về văn hóa, có thể thấy Người quan niệm về văn hóa theo ba cách hiểu: Thứ nhất, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất - đó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình trong tiến trình đi lên của lịch sử. Văn hóa là đặc trưng của toàn bộ đời sống của loài người. Xây dựng văn hóa là xây dựng tất cả các mặt của đời sống xã hội và quan tâm đến trình độ phát triển của con người. Thứ hai, văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp hơn - đó là những giá trị tinh thần, là đời sống tinh thần của xã hội như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, thẩm mỹ, tâm linh, nghệ thuật... Như vậy văn hóa chỉ là một mặt, chứ không phải toàn bộ đời sống xã hội loài người. Thứ ba, văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp nhất - đó là trình độ học vấn của con người. Tùy từng thời kỳ, Người đã sử dụng khái niệm văn hóa với những nội hàm rộng hẹp khác nhau. Nhưng khi đi vào xây dựng nền văn hóa mới, Người đã coi văn hóa là đời sống tinh thần, thuộc về kiến trúc thượng tầng, để có sự phân biệt tương đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong Mục đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942-1943), lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra một định nghĩa về văn hóa: 11
  10. “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1. Quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh ra đời trong một bối cảnh không gian và thời gian đặc biệt, khi cả nước đang tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Điều này cho thấy Người đã sớm nhận thức về vai trò và sứ mệnh của văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Định nghĩa trên đã bao chứa nhiều nội dung: văn hóa là sự phát triển tự thân và tất yếu, mang tính xã hội cao, do nhu cầu tồn tại của con người; văn hóa là phương thức hoạt động và không ngừng nâng cao phương thức theo tiến triển xã hội; trong cái chung về phương thức hoạt động có cái riêng về công cụ cho sinh hoạt hằng ngày. Từ các mặt đó, có thể thấy vai trò sáng tạo và giá trị nhân văn đã trở thành cốt lõi của văn hóa. _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3, tr.458. 12
  11. Văn hóa là sự phát huy và hiện thực hoá các năng lực bản chất của con người. Con người là chủ thể sáng tạo của văn hóa, đồng thời văn hóa là phương thức sinh tồn, là môi trường sống của con người. Như vậy, văn hóa theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích sống của loài người. Nguồn gốc và động lực sâu xa của văn hóa chính là nhu cầu thực tiễn của con người, thúc đẩy con người sáng tạo, cải tạo tự nhiên và xã hội, tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần phục vụ tốt hơn nhu cầu của mình, đây cũng chính là quá trình sáng tạo văn hóa của con người. Điều thú vị là khi đối chiếu với một số định nghĩa khái quát về văn hóa do UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) đưa ra gần nửa thế kỷ sau đó, chúng ta chỉ thấy khác nhau về cách diễn đạt, còn về cơ bản ý nghĩa của văn hóa thì không khác biệt với lập luận của Hồ Chí Minh. Văn hóa trong quan niệm của Người và UNESCO gặp nhau ở sự tương đồng về cấu trúc văn hóa, tính đặc trưng riêng biệt của văn hóa, hay hệ thống những giá trị về vật chất và tinh thần, cách ứng xử của con người, vai trò của văn hóa 13
  12. đối với tiến trình phát triển của dân tộc và nhân loại. Theo nghĩa đó, văn hóa chính là hồn cốt của một quốc gia, dân tộc, làm nên sức sống, diện mạo và cốt cách của quốc gia, dân tộc đó trong lịch sử. Đây chính là tầm nhìn, là cống hiến to lớn của Người vào kho tàng trí tuệ của nhân loại. 2. Vai trò của văn hóa Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được ánh sáng khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin rọi chiếu, Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đối với đời sống con người, đối với sự nghiệp giải phóng xã hội và canh tân đất nước, đối với việc xây dựng tình đoàn kết và sự hiểu biết, xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, văn hóa đã được Người xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”1. _____________ 1. Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1984, tr.34. 14
  13. Đồng thời, trong quan hệ của bốn thành tố trên, Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò quyết định của chính trị và kinh tế đối với sự phát triển của văn hóa. Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, gắn bó hữu cơ với cơ sở hạ tầng, vì thế, từ trong bản chất và tuân thủ quy luật chung, văn hóa ở trong kinh tế và chính trị, văn hóa không thể đứng ngoài, mà có nhiệm vụ góp phần thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp cách mạng của nhân dân, trở thành một động lực to lớn, chủ động tác động tích cực trở lại đối với kinh tế và chính trị. Văn hóa của một dân tộc thể hiện trước hết ở trình độ dân trí, ở tầm cao trí tuệ, sự nhận thức của người dân về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ về vai trò và sức mạnh của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Năm 1946, tình thế cách mạng Việt Nam như “ngàn cân treo sợi tóc”, thực dân Pháp tiếp tục gây hấn, ngày 24/11/1946 Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã được diễn ra trọng thể tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) với hơn 200 đại biểu là đại diện cho Chính phủ, Quốc hội và các nhà hoạt động văn hóa trên toàn quốc tham dự. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò, sức mạnh của văn hóa: “Văn hóa phải 15
  14. soi đường cho quốc dân đi”1. Với ý nghĩa đó, văn hóa có vai trò động lực đối với sự phát triển của đất nước, trước mắt là chấn hưng nền văn hóa dân tộc, tạo nền tảng vững chắc để phát triển đất nước và đem đến những thắng lợi cho cách mạng nước nhà. Người nêu nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa, nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự chủ. Mặc dù chỉ họp trong một ngày trước khi rời Hà Nội lên Việt Bắc chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã đặt cơ sở cho việc xây dựng nền văn hóa mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, một phong trào kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành cuộc cách mạng mở rộng. Đảng ta xác định vai trò, nhiệm vụ to lớn của văn hóa lúc _____________ 1. Xem Báo Cứu quốc, ngày 25/11/1946. 16
  15. này là phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ dùng ngòi bút, tài năng của mình để cho ra đời các tác phẩm tuyên truyền, thông tin về chiến sự, kể những mẩu chuyện kháng chiến cho dễ nghe, dễ hiểu. Dưới ngọn cờ “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã cùng nhau chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự phát huy vai trò động lực, nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển của đất nước. 3. Quy luật vận động của văn hóa Một nền văn hóa lớn mạnh, giàu bản sắc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là sức nghĩ, sức sáng tạo của các thế hệ người dân quốc gia đó; là quá trình không ngừng kế thừa, phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa của các thế hệ nối tiếp, đồng thời đó là quá trình người dân không ngừng sáng tạo, bổ sung thêm những giá trị mới để bồi đắp, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa dân tộc. Với cái nhìn duy vật lịch sử, biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng sự vận động của văn hóa chịu ảnh hưởng, chi phối, tác động của nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa không thể 17
  16. đứng ngoài, thoát ly khỏi nền tảng kinh tế, vật chất và cơ sở hạ tầng của chế độ. Tuy nhiên văn hóa là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, tinh tế, nó có đời sống riêng với những quy luật vận động mang tính đặc thù, nó có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng, thể chế kinh tế, chính trị - xã hội. Xét trong phạm vi của một nền văn hóa cụ thể, có thể thấy nền văn hóa không đứng im, không thể tồn tại một cách biệt lập, không thể khép mình, đóng cửa với thế giới mà văn hóa luôn luôn vận động, sáng tạo, biến đổi không ngừng với nhiều giá trị mới được sản sinh cũng như tự đào thải những cái lạc hậu, chậm tiến để phát triển, đi lên. Bản sắc của một nền văn hóa không chỉ là quá trình sáng tạo, bồi đắp của các thế hệ mà là quá trình cộng đồng, dân tộc không ngừng học tập, cải biến, tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhấn mạnh vào quy luật giao lưu - tiếp biến của nền văn hóa dân tộc, phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại... Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2