intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 17 (2000-2003): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1007

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 cuốn "Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 17 (2000-2003)" tiếp tục trình bày các nội dung như: Báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, số 67-BC/TU, ngày 20-8-2002, sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 151-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội; Thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, số 405-TB/TU, ngày 12-9-2002, về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về kiểm tra toàn diện Huyện ủy Bắc Hà;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 17 (2000-2003): Phần 2

  1. QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 290-QĐ/TU, ngày 29-7-2002 Chuẩn y Ủy ban Kiểm tra, Ch甃ऀ nhiệm v愃 các Phó Ch甃ऀ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị 甃ऀy L愃o Cai khóa XIX (nhiệm kỳ 2000-2002-2005) - Căn cứ Điều 31 Chương VII Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Xét Biên bản bầu cử của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Lào Cai khóa XIX (nhiệm kỳ 2000-2002-2005), ngày 17-7-2002 về việc bầu Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Lào Cai; - Xét đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Chuẩn y - Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Lào Cai gồm 7 đồng chí (có tên trong danh sách kèm theo) làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra. - Đồng chí Vũ Năng Đại, Ủy viên Ban Thường vụ, giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. - Đồng chí Nguyễn Thanh Sở, Ủy viên Ban Chấp hành, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. - Đồng chí Vũ Thị Cần, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. 698 https://tieulun.hopto.org
  2. Điều 2: Các đồng chí: Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Lào Cai, Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Lào Cai và các đồng chí có tên trên có trách nhiệm thực hiện Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC NGUYỄN ĐỨC THĂNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 699 https://tieulun.hopto.org
  3. DANH SÁCH ỦY BAN KIỂM TRA THỊ ỦY LÀO CAI (Kèm theo Quyết định số 290-QĐ/TU, ngày 29-7-2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy) 1- Vũ Năng Đại, Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra 2- Nguyễn Thanh Sở, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra 3- Vũ Thị Cần, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. 4- Lê Văn Long, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra 5- Trần Kim Hồng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra 6- Nguyễn Văn Thuyết, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra 7- Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành, Chánh Thanh tra thị xã, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra. 700 https://tieulun.hopto.org
  4. QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 291-QĐ/TU, ngày 29-7-2002 Về việc ch椃ऀ định bổ sung Ủy viên Ban ChĀp h愃nh Đ愃ऀng bộ huyện Sa Pa - Căn cứ Điều 13 (Điểm 2) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Căn cứ Thông báo số 342-TB/TU, ngày 24-6-2002 kết luận của Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 25; - Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Chỉ định đồng chí Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa khóa XIX (nhiệm kỳ 2000-2005). Nhiệm vụ cụ thể của đồng chí do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa phân công. Điều 2: Các đồng chí: Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa và đồng chí Nguyễn Ngọc Hinh chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC NGUYỄN ĐỨC THĂNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 701 https://tieulun.hopto.org
  5. QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 292-QĐ/TU, ngày 29-7-2002 Về việc ch椃ऀ định bổ sung Ủy viên Ban ChĀp h愃nh Đ愃ऀng bộ Bộ đội Biên phòng t椃ऀnh L愃o Cai - Căn cứ Điều 13 (Điểm 2) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Căn cứ Thông báo số 361-TB/TU, ngày 23-7-2002 kết luận của Hội nghị Thường trực Tỉnh ủy ngày 21-6-2002; - Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Chỉ định bổ sung đồng chí Vũ Đình Khởi, Bí thư Đảng ủy, Phó Đồn trưởng về chính trị, Đồn biên phòng Cửa khẩu Lào Cai làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai. Nhiệm vụ cụ thể do Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Lào Cai phân công. Điều 2: Các đồng chí: Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh và đồng chí Vũ Đình Khởi chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC NGUYỄN ĐỨC THĂNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 702 https://tieulun.hopto.org
  6. QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 293-QĐ/TU, ngày 1-8-2002 Chuẩn y kết qu愃ऀ bầu bổ sung Phó Ch甃ऀ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đ愃ऀng bộ Bộ đội Biên phòng t椃ऀnh L愃o Cai - Căn cứ Điều 31 Chương VII Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Căn cứ Thông báo số 361-TB/TU, ngày 23-7-2002 kết luận của Hội nghị Thường trực Tỉnh ủy ngày 21-6-2002; - Xét Biên bản bầu cử bổ sung Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai; - Xét đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Chuẩn y kết quả bầu cử đồng chí Vũ Đình Khởi, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai. Điều 2: Các đồng chí: Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh và đồng chí Vũ Đình Khởi chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC NGUYỄN ĐỨC THĂNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 703 https://tieulun.hopto.org
  7. THÔNG BÁO CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 374-TB/TU, ngày 7-8-2002 Về kết luận c甃ऀa đng ch椃Ā Nguyễn Đức Thăng, Phó B椃Ā thư Thường trực T椃ऀnh 甃ऀy tại cuộc họp giao ban nội ch椃Ānh ng愃y 5-8-2002 Ngày 5-8-2002, tại trụ sở Tòa án tỉnh Lào Cai, đồng chí Nguyễn Đức Thăng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì phiên họp giao ban Khối Nội chính. Sau khi nghe báo cáo tổng hợp tình hình của Văn phòng Tỉnh ủy; ý kiến phát biểu của đồng chí Nguyễn Ngọc Kim, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các ngành trong Khối Nội chính, Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã kết luận: Trong tháng 7-2002, về mọi mặt trật tự, an toàn an xã hội cơ bản vẫn bảo đảm tốt, không có vấn đề nổi cộm. Các ngành Nội chính tập trung thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, trong đó chú ý vấn đề chống khai thác lâm sản trái phép, tập trung phá một số vụ án mua bán, tàng trữ ma túy và quản lý các đối tượng liên quan đến ma túy, vấn đề buôn lậu qua biên giới và tuyên truyền đạo trái phép. Tuy nhiên còn một số vấn đề đáng chú ý sau: Trên tuyến biên giới tình hình buôn lậu, buôn bán trẻ em, phụ nữ và vi phạm hiệp định biên giới tạm thời vẫn còn xảy ra. Có một số phụ nữ lấy chồng người Trung Quốc sau khi về thăm nhà tại một số địa bàn của Lào Cai, không trở lại Trung Quốc. Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2002, phía Trung Quốc trao trả 31 đối tượng là người của một số tỉnh phía sau qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai. 704 https://tieulun.hopto.org
  8. - Hà Khẩu vượt biên trái phép riêng tháng 7 là 17 đối tượng. Một số vụ việc liên quan đến trật tự, an toàn xã hội có chiều hướng gia tăng như trộm cắp, lừa đảo đặc biệt đã xây ra vụ lừa đảo kinh tế lớn (các vụ việc trên chủ yếu diễn ra ở thị xã Lào Cai). Vẫn còn tồn đọng một số vụ án và đơn thư khiếu nại. Đặc biệt chú ý đến ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân trong đó có cả cán bộ, công chức, viên chức, đây là vấn đề chứa đựng những yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội. Một số công tác trọng tâm trong tháng 8-2002: 1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành Nội chính trong công tác kiểm tra bảo đảm mục tiêu đoàn kết nội bộ, an ninh chính trị, an mình biên giới và trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng khu phố, làng bản an toàn. Chỉ đạo sơ kết bước một chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 08 về công tác tư pháp của Bộ Chính trị. Xác định trách nhiệm của người lãnh đạo các huyện thị, các Đảng ủy trực thuộc, các ngành tư pháp. Các đơn vị, cơ quan và người thi hành công vụ khi để xảy ra sai phạm phải được xử lý nghiêm minh, nhất là để xảy ra các vụ án, tội phạm về tham nhũng, buôn lậu, cờ bạc, ma túy và tiêu cực trong hoạt động kinh tế 2. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị và các ngành liên quan tổ chức tốt Hội thao quốc phòng ở các địa phương, nội dung, hình thức phải phong phú và phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời phải bảo đảm tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức để thực sự là hoạt động quốc phòng toàn dân. 3. Trong tháng 8, chuẩn bị kỷ niệm ngày Quốc khánh, yêu cầu Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành Nội chính của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, xây dựng chương trình phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy; tăng cường tấn công trấn áp các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là tập trung giải quyết tình hình trộm cắp tài sản, tệ cờ bạc, nghiện hút và tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn. 705 https://tieulun.hopto.org
  9. 4. Tăng cường công tác nắm tình hình cơ sở, nhất là diễn biến tư tưởng trong nhân dân ở những vùng có truyền đạo trái phép, vùng biên giới, cần có thái độ kiên quyết đối với các đối tượng kích động lôi kéo nhân dân theo đạo trái phép và di cư tự do. Thường xuyên quan tâm làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết dứt điểm những vụ việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng tránh đùn đẩy, dây dưa kéo dài như vụ Phạm Thị Yêu (Bảo Yên), vụ phá rừng để trồng hoa (Dự án 661 huyện Sa Pa), đơn thư khiếu nại của ông Hoàng Trung, và đơn thư của ông Trịnh Văn Tấn. 5. Các cơ quan trong Khối Nội chính phải đề cao trách nhiệm, tính chủ động, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý kinh tế Cửa khẩu thị xã Lào Cai, Chi cục Quản lý thị trường để thực hiện tốt chống buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt là ở Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và hai bên “cánh gà”; về việc kinh doanh trong nội địa ở một số trung tâm huyện, thị trong tỉnh, quản lý tốt việc khai thác lâm sản theo kế hoạch được Trung ương phê duyệt. 6. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh Công chức, những điều đảng viên không được làm, Pháp lệnh Phòng chống ma túy, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai và thực hiện quy định về việc “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, và sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi thờ tự trên địa bàn tỉnh Lào Cai” do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, đánh giá chất lượng việc xây dựng tủ sách pháp luật tại các cơ sở xã, phường. Sở Tư pháp chủ trì kết hợp với các ngành được phân công đỡ đầu các xã 135, kiểm tra, giải quyết tồn đọng việc khai sinh và kết hôn chưa có đăng ký, yêu cầu đến 31-9-2002 phải hoàn thành. 7. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong Khối Nội chính với chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm Quyết định số 45/QĐ-UB, ngày 8-2-2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự, nhanh chóng xử lý các vụ án tồn đọng, nhất là các vụ án điểm (lập danh sách các vụ án điểm trong năm gửi về Thường trực Tỉnh ủy duyệt. Tiến hành sơ kết 2 năm 706 https://tieulun.hopto.org
  10. thực hiện Quy định số 75-QĐ/TW, ngày 25-4-2000 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ. 8. Thực hiện tốt việc đánh giá bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, sắp xếp luân chuyển, tăng cường cán bộ, và thực hiện Kế hoạch số 15-KH/TU, ngày 16-5-2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thừa lệnh Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Đức Thăng, để các cơ quan biết và tổ chức thực hiện. T/L BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY CHÁNH VĂN PHÒNG PHẠM NGỌC THĂNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 707 https://tieulun.hopto.org
  11. BÁO CÁO CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 65-BC/TU, ngày 13-8-2002 Tổng kết ch椃Ānh sách đĀt đai, kiến nghị về ch甃ऀ trương sửa đổi Luật đĀt đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, việc quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp bộ Đảng, chính quyền và của toàn dân. Lào Cai với đặc thù là một tỉnh miền núi, đất đai rộng lớn, mật độ dân cư thấp, phân tán, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, đất chưa sử dụng chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên, trình độ canh tác nông, lâm nghiệp lạc hậu. Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trên, ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh, công tác quản lý và sử dụng đất có hiệu quả được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, từng bước đưa công tác này vào nền nếp đúng pháp luật. Thực hiện Công văn số 154/CV-KTTW, ngày 29-4-2002 của Ban Kinh tế Trung ương. Để đánh giá được những kết quả đã làm được và những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng báo cáo tổng kết chính sách đất đai, kiến nghị về chủ trương sửa đổi Luật đất đai bao gồm các nội dung sau: 708 https://tieulun.hopto.org
  12. Phần thứ nhất TÌNH HÌNH CỤ TH쨃ऀ HÓA CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Đ쨃ऀ VẬN DỤNG VÀO ĐỊA PHƯƠNG I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẤT ĐAI Lào Cai là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm về phía Tây Bắc của đất nước, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 805.708 ha, có 203km đường biên giới quốc gia với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Địa hình đồi núi chia cắt phức tạp, độ dốc lớn; hơn 70% diện tích đất đai của tỉnh có độ dốc từ 250 trở lên, thuộc lưu vục đầu nguồn của 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Chảy và sông Đà. Khí hậu tương đối khắc nghiệt, biên độ dao động lớn, mưa nắng thất thường, gây ra hiện tượng hạn hán, ngập úng, lũ quét và bào mòn giảm độ phì của đất, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Toàn tỉnh có 10 huyện, thị, 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã đặc biệt khó khăn. Dân số khoảng 622.000 người, gồm 27 dân tộc. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đô thị, trung tâm huyện và các xã vùng thấp; các xã vùng cao mật độ dân số rất thấp, đồng bào sống rải rác ở các thôn, bản. Cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp và phát triển, nhưng việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Trình độ dân trí không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, các dân tộc. Nhận thức của nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng còn hạn chế. Tuy những năm gần đây nền kinh tế có mức tăng trưởng cao song đời sống của một bộ phận nhân dân vùng cao chưa ổn định, tỷ lệ đói nghèo còn cao chiếm 25,77%. Đất đai sử dụng hiệu quả chưa cao, trình độ canh tác còn lạc hậu. Đất sản xuất lúa nước ít, đất nương rẫy nhiều nhưng sử dụng chủ yếu 709 https://tieulun.hopto.org
  13. dưới hình thức luân canh dẫn đến tình trạng bao chiếm, bỏ hoang đất đai. Việc sử dụng đất ở đa số các xã vùng cao phần lớn theo năng lực từng hộ gia đình Từ các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai cho thấy việc tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng trên địa bàn của địa phương còn gặp khó khăn. II. VIỆC CỤ THỂ HÓA CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ĐỂ VẬN DỤNG PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1. Sự lãnh đạo ch椃ऀ đạo c甃ऀa T椃ऀnh 甃ऀy đối với công tác qu愃ऀn lý sử dụng đĀt đai Ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh, Tỉnh ủy Lào Cai đã có chủ trương tập trung chỉ đạo khai thác có hiệu quả quỹ đất của tỉnh, xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng giai đoạn 1996 - 2010; đẩy mạnh khai hoang đất đai để sử dụng vào các mục đích nông, lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng, nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng đất, đẩy mạnh công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Địa chính của tỉnh. 2. Việc cụ thể hóa ch椃Ānh sách, pháp luật đĀt đai để thực hiện ở địa phương Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa chính sách của Đảng và pháp luật về đất đai của Nhà nước thông qua các văn bản pháp quy do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành như: 2.1. Về quản lý sử dụng đất đô thị Ban hành 6 văn bản để tổ chức quản lý đất đô thị: Quyết định số 01/QL-XDCB, ngày 2-10-1991 quy định tạm thời về công tác quản lý 710 https://tieulun.hopto.org
  14. đô thị thị xã Lào Cai, quy định một số vấn đề về quy hoạch, cấp đất là cơ sở đặc biệt quan trọng trong việc quản lý đất đai của tỉnh; các quy định về quản lý sử dụng đất đô thị của tỉnh có vai trò đưa công tác quản lý sử dụng đất đô thị vào nền nếp, góp phần ổn định xã hội. 2.2. Về quản lý sử dụng đất nông, lâm nghiệp Ban hành các quy định nhằm tổ chức tốt các quy định của Nhà nước về giao đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn, phù hợp với tình hình sử dụng đất của từng địa phương trong tỉnh. Việc để lại quỹ đất nông nghiệp cho nhu cầu công ích của xã được quy định cụ thể cho từng xã, công tác giao đất nông, lâm nghiệp của tỉnh đã cơ bản hoàn thành, góp phần ổn định xã hội nông thôn. 2.3. Về thu tiền sử dụng đất Căn cứ các quy định của Chính phủ và điều kiện cụ thể của địa phương, đã ban hành 8 văn bản quy định về giá đất và thu tiền sử dụng đất. - Giá đất đã xác định cụ thể cho từng lô đất theo từng hạng đô thị, từng loại đường, theo từng thời kỳ của quá trình phát triển, tạo thuận lợi cho công tác tính giá trị đất khi thu tiền sử dụng đất, bảo đảm công bằng, dân chủ và được nhân dân chấp hành tốt. - Việc thu tiền sử dụng đất cũng được quy định cụ thể cho từng đối tượng. Có chính sách ưu tiên, miễn giảm cho số cán bộ lên công tác tại Lào Cai trước 1-10-1994, các đối tượng hồi cư, các đối tượng thuộc chính sách xã hội. 2.4. Về đền bù giải phóng mặt bằng Đã ban hành 3 văn bản về công tác giải phóng đền bù, các quy định về đền bù giải phóng mặt bằng chi tiết cụ thể về: Đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, cách tính đền bù thiệt hại và chính sách hỗ trợ để ổn định sản xuất, đời sống cho những người có đất bị thu hồi và chính sách khuyến khích thường đối với các hộ thực hiện tốt việc di chuyển trước thời gian quy định. Nhờ vậy, đã khuyến khích được ý thức tự giác chấp hành của người dân, rất ít số vụ phải thi hành cưỡng chế. 711 https://tieulun.hopto.org
  15. Các văn bản đã được ban hành kịp thời, quy định cụ thể, dễ vận dụng và phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong quá trình tổ chức thực hiện, đã được bổ sung sửa đổi cho phù hợp, góp phần quyết định đến việc thực hiện thắng lợi và hiệu quả các chính sách và pháp luật về đất đai, tạo ra quan hệ xã hội lành mạnh trong lĩnh vực đất đai, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ổn định chính trị xã hội. Phần thứ hai TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI, NHỮNG VẤN ĐỀ BƯ꼁C XÚC VỀ ĐẤT ĐAI NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. TÌNH HÌNH SƯ꼉 DỤNG QUỸ ĐẤT CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1. Tình hình sử dụng quỹ đĀt đai c甃ऀa địa phương nói chung v愃 đối với từng loại đĀt (theo số liệu thống kê ng愃y 1-10-2001) Tổng diện tích đất tự nhiên: 805.708 ha, 100%. - Đã đưa vào sử dụng: 382.894 ha, chiếm 47,5% - Chưa đưa vào sử dụng: 422.815 ha, chiếm 52,5%. Diện tích đất đã sử dụng bao gồm: - Đất nông nghiệp: 92.501 ha chiếm 24,2% diện tích đang sử dụng - Đất lâm nghiệp: 274.767 ha chiếm 71,8% diện tích đang sử dụng - Đất chuyên dùng: 12.400 ha chiếm 3,2% diện tích đang sử dụng - Đất ở: 3.226 ha chiếm 0,8% diện tích đang sử dụng So với năm 1995, quỹ đất đai đưa vào sử dụng năm 2001 tăng 95.613 ha, trong đó đất nông nghiệp tăng 16.169 ha; đất lâm nghiệp có rừng tăng 76.120 ha; đất ở tăng 640 ha; đất chuyên dùng tăng 641 ha + Đất nông nghiệp đưa vào sử dụng 92.501 ha, có 20.453 ha lúa nước; 32.518 ha nương rẫy; 10.243 ha đất trồng cây lâu năm và 29.287 ha đất nông nghiệp khác. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, các vùng thâm canh lúa, sản xuất ngô, đậu tương hàng hóa, vùng cây ăn quả, 712 https://tieulun.hopto.org
  16. vùng trồng cây thuốc là và một số cây trồng khác có năng suất cao bước đầu đã được hình thành. + Đất lâm nghiệp: Diện tích đất có rừng 274.766 ha, bằng 34,1% diện tích tự nhiên, tăng 76.120 ha rừng so với năm 1995, diện tích đất chưa sử dụng quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp là 269216 ha. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, từng bước xã hội hóa nghề rừng. Các dự án phát triển lâm nghiệp, các mô hình kinh tế trang trại hoạt động tích cực góp phần tăng độ che phủ của rừng lên 2%/ năm, như Nghị quyết 13/NQ-TU của Tỉnh ủy đã đề ra. + Đất chuyên dùng: Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa cao, hệ thống hạ tầng cơ sở ở khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư, do đó diện tích đất sử dụng cho mục đích chuyên dùng tăng 641 ha. Quỹ đất chuyên dùng được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. + Đất ở: Quỹ đất ở khu vực đô thị và nông thôn cũng được mở rộng theo xu thế phát triển chung, bảo đảm nhu cầu về đất ở cho nhân dân. + Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng 422.814 ha, trong đó diện tích núi đá và sông suối là 45.330 ha. Đất chưa sử dụng đã từng bước được chú trọng khai thác và đưa vào sử dụng, vì vậy diện tích đất chưa sử dụng giảm nhiều trong những năm gần đây, đã có 211.290 ha được giao cho các đối tượng để sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp theo quy hoạch, đạt 50% so với tổng diện tích đất chưa sử dụng. Một số tồn tại trong việc sử dụng quỹ đất của tỉnh: Trong thời gian qua, mặc dù quỹ đất của tỉnh đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả hơn so với trước đây, nhưng trong quá trình sử dụng còn một số tồn tại, cụ thể là: + Đất nông nghiệp: Tuy đã đưa được 92.501ha đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhưng diện tích đất sản xuất ổn định (lúa nước) còn thấp chỉ chiếm 22% diện tích đất nông nghiệp; đất nương rẫy còn nhiều (32.518 ha) chiếm 35% diện tích đất nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp phân tán, manh mún và phân bố không 713 https://tieulun.hopto.org
  17. đều giữa các vùng. Tập quán canh tác lạc hậu, còn du canh, đầu tư ít đất đai bị nghèo dinh dưỡng, giá trị sử dụng đất thấp. + Đất lâm nghiệp: Việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là diện tích đất trống quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp còn bị xâm canh trái phép. + Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, chiếm 52,5% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đến nay tuy đã giao trên 50% diện tích đất chưa sử dụng, song người dân đưa vào sử dụng đúng mục đích với tỷ lệ thấp. 2. Nguyên nhân ch甃ऀ yếu dẫn đến những tn tại trong sử dụng quỹ đĀt 2.1. Nguyên nhân khách quan Do địa hình đồi núi chia cắt phức tạp độ dốc lớn, dân cư phân bố không đều, đất trống xen lẫn núi đá nên khả năng sử dụng đất vào phát triển sản xuất với quy mô lớn khó thực hiện, cộng với khí hậu khắc nghiệt nên khó xác định được cơ cấu loài cây trồng, vật nuôi phù hợp cho từng vùng 2.2. Nguyên nhân chủ quan - Diện tích canh tác ổn định tính theo đầu người rất thấp, không đủ để sản xuất lương thực; vì vậy việc phát nương làm rẫy, du canh để bù đắp phần lương thực thiếu hụt là nguyên nhân cơ bản tạo ra quỹ đất trống, đồi trọc như ngày nay. Bên cạnh đó, người dân chưa có được phương thức canh tác bền vững trên đất dốc, thiếu đầu tư nên quỹ đất sản xuất nông nghiệp không ổn định. - Chưa có được sự phân định cụ thể trên thực tế giữa quỹ đất dành cho mục đích sản xuất nông nghiệp với quỹ đất lâm nghiệp, dẫn đến tình trạng phát nương làm rẫy trên quỹ đất lâm nghiệp. - Quỹ đất chưa sử dụng còn lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi mà thu nhập của đại bộ phận nhân dân còn rất thấp, người dân không có khả năng đầu tư trên diện tích được giao. 714 https://tieulun.hopto.org
  18. II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI 1. Đánh giá về việc ban h愃nh các văn b愃ऀn pháp luật để thực hiện Luật đĀt đai v愃 các ch椃Ānh sách về đĀt đai - Việc thể chế hóa các chính sách đất đai của Đảng. Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, các chính sách về đất đai của Đảng đã được thể chế hóa kịp thời bằng các văn bản pháp luật. Luật đất đai năm 1988 được ban hành, đến nay đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó Chính phủ, các bộ và các địa phương đã có những văn bản pháp quy nhằm thể chế hóa Luật đất đai để tổ chức thực hiện ở địa phương, thể hiện được vai trò quản lý, điều hành của một Nhà nước pháp quyền đối với đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ về đất đai, góp phần khai thác hiệu quả và phát huy được tiềm năng đất đai. - Việc cụ thể hóa chính sách và pháp luật về đất đai để áp dụng thực hiện ở địa phương: Trên cơ sở chính sách về đất đai của Đảng và pháp luật đất đai của Nhà nước. Hệ thống các quy định của tỉnh về đất đai đã được ban hành được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các quy định của tỉnh về đất đai cũng được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, dân sinh trên địa bàn, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản pháp luật về đất đai của Nhà nước còn chậm, chưa đồng bộ, tính thống nhất chưa cao, có chỗ còn chồng chéo, mâu thuẫn; một số nội dung chưa cụ thể, khó vận dụng vào thực tiễn ở địa phương. Việc cụ thể hóa pháp luật đất đai để thực hiện ở địa phương nhiều khi còn chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về đất đai. 715 https://tieulun.hopto.org
  19. 2. Đánh giá việc xây dựng h sơ t愃i liệu để qu愃ऀn lý đĀt đai - Công tác điều tra khảo sát: Hằng năm công tác thống kê đất đai đã được thực hiện từ cấp xã đến huyện và tỉnh, mỗi năm đều xây dựng được bộ tài liệu, số liệu thống kê về đất đai ở các cấp và báo cáo Tổng cục Địa chính. Các đợt tổng kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ của các cấp và điều tra quỹ đất theo các chương trình của Trung ương và tỉnh được tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả theo yêu cầu đề ra. - Công tác đánh giá và phân hạng đất đã được thực hiện từ nhiều năm trước đây nhưng các năm qua chưa có điều kiện đánh giá bổ sung, chủ yếu tập trung vào công tác định giá đất. - Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: Tính đến hết năm 2001, đã có 38 xã, phường, thị trấn được lập bản đồ địa chính, với diện tích 69.238 ha. Ngoài ra, đã đo lập bổ sung bản đồ giải thửa đất lúa nước cho các xã chưa có với diện tích 3.179 ha. - Công tác lập hồ sơ địa chính: Đến hết năm 2001 đã có 100% các xã, phường, thị trấn của tỉnh lập được bộ hồ sơ địa chính và được lưu tại 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. - Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đến hết năm 2001 đã lập được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cấp tỉnh và huyện Si Ma Cai. Năm 2002 triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cho 3 huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng và Sa Pa. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã tuy chưa thực hiện được nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thực hiện công tác rà soát quy hoạch đất lâm nghiệp phân theo ba loại rừng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng xã làm cơ sở để xây dựng phương án giao đất. Kết quả 100% xã, phường, thị trấn có phương án rà soát quy hoạch sử dụng đất. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm và xây dựng các hồ sơ tài liệu được thực hiện thường xuyên, đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về tài liệu bản đồ, thời gian, kinh phí và trình độ cán bộ (nhất là cấp xã)... nên hồ sơ tài liệu được 716 https://tieulun.hopto.org
  20. xây dựng chưa thực sự bảo đảm tính khoa học, độ chính xác chưa cao. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện triển khai chưa kịp thời; việc rà soát quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã có tính khả thi chưa cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và tỉnh; công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm còn mang nặng tính hình thức, chưa sát với thực tế. 3. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật v愃 ch椃Ānh sách đĀt đai 3.1. Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (gắn liền với đất), chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi đất Trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai của tỉnh Lào Cai đã đạt được kết quả nhất định. Tính đến ngày 31-12-2001 đã giao, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 464.847 ha chiếm 57,6% diện tích đất tự nhiên, trong đó: - Đất nông nghiệp: Đã giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 111.486 hộ và 48 tổ chức với 72.748 ha, đạt 80% so với mục tiêu cần phải giao. - Đất lâm nghiệp: Đã giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 60.017 hộ và 15 tổ chức với diện tích 376.536 ha, đạt 85% so với diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2010. - Đất đô thị và đất nhà ở: Đã giao 3.225,5 ha, trong đó đất ở đô thị đã giao 509,5 ha (đã giao sử dụng), riêng đất ở trong vùng quy hoạch đô thị đã cấp được 5.893 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất ở nông thôn: 2.716 ha (đã giao sử dụng). - Đất xây dựng đô thị và cơ sở hạ tầng: Tổng số có 6.099 ha đã được giao cho các đối tượng là chủ đầu tư để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng. - Đất chuyên dùng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Đã có 1.597 tổ chức được giao đất, thuê đất với diện tích 2.574 ha. - Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh tổng số giao 717 https://tieulun.hopto.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2