intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

FDI tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Việt Nam: Mối quan hệ hai chiều với GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành, và ảnh hưởng của luật pháp

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến FDI tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam giai đoạn 2001-2010, bao gồm mối quan hệ hai chiều giữa FDI và GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành trong việc thu hút FDI, và các ảnh hưởng của luật pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: FDI tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Việt Nam: Mối quan hệ hai chiều với GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành, và ảnh hưởng của luật pháp

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012<br /> <br /> FDI TẠI BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM:<br /> MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU VỚI GDP, SỰ CẠNH TRANH<br /> GIỮA CÁC TỈNH THÀNH, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT PHÁP<br /> Nguyễn Đình Chiến1, Hồ Tú Linh2, Zhang Ke Zhong1<br /> 1<br /> Trường Đại học Quản lý, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, Trung Quốc<br /> 2<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> <br /> Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến FDI tại vùng Bắc<br /> Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam giai đoạn 2001-2010, bao gồm mối<br /> quan hệ hai chiều giữa FDI và GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành trong việc<br /> thu hút FDI, và các ảnh hưởng của luật pháp. Kết quả cho thấy (1) FDI và GDP tại<br /> vùng nghiên cứu có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Cả hai đều góp phần quan<br /> trọng và tích cực trong việc giải thích lẫn nhau tại các tỉnh thành có điều kiện kinh<br /> tế xã hội đặc biệt khó khăn; (2) Không có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 14 tỉnh<br /> thành trong vùng nghiên cứu vì tỉnh thành có PCI càng cao thì càng thu hút được ít<br /> FDI; (3) Khả năng tiếp cận thông tin và chất lượng cơ sở hạ tầng ảnh hưởng mạnh<br /> đến khả năng thu hút FDI của 14 tỉnh thành; (4) Sau khi Luật Đầu tư chung và Luật<br /> Doanh nghiệp thống nhất ra đời năm 2005 và sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm<br /> 2007, lượng vốn đăng ký FDI đã tăng nhanh tại vùng nghiên cứu.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Kể từ năm 1988, Việt Nam đã khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực<br /> tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, sự phân bố nguồn vốn này<br /> trên các vùng miền ở Việt Nam là rất khác biệt. Theo Niên giám Thống kê Việt Nam, số<br /> lượng các dự án FDI tại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (7%) ít hơn các vùng<br /> khác như Đồng bằng Sông Hồng (26%), Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long<br /> (58%). Do đó, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thu hút và sử dụng FDI tại Bắc<br /> Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam là rất cần thiết.<br /> Bảng 1. Câu hỏi, giả thiết và mô hình nghiên cứu<br /> <br /> Câu<br /> hỏi<br /> <br /> Giả thiết<br /> <br /> Mô hình<br /> <br /> 1. Liệu có mối quan hệ chặt chẽ giữa FDI và GDP tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên<br /> hải miền Trung Việt Nam hay không?<br /> 1.1. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa<br /> 47<br /> <br /> GDPit = α0 + α1FDIit + eit<br /> <br /> FDI và GDP tại vùng Bắc Trung bộ FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + ui(t-1)<br /> và Duyên hải miền Trung Việt Nam.<br /> 1.2. FDI góp phần quan trọng và tích GDPit = α0 + α1FDIit + δ1PRit + eit<br /> cực trong việc giải thích GDP tại các GDPit = α0 + α1FDIit + δ1PRit +<br /> tỉnh thành được xếp hạng nhất.<br /> δ2FDIPRit + eit<br /> 1.3. GDP góp phần quan trọng và FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + φ1PRit + ui(t-1)<br /> tích cực trong việc giải thích FDI tại FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + φ1PRit +<br /> các tỉnh thành được xếp hạng nhất.<br /> φ2GDPPRi(t-1) + ui(t-1)<br /> 2. Liệu có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 14 tỉnh thành của khu vực này trong việc thu<br /> hút FDI hay không?<br /> 2.1. Tỉnh thành có sự quản lý kinh tế FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +<br /> tốt hơn thì thu hút FDI nhiều hơn.<br /> φ1PRit + φ2GDPPRi(t-1) + ui(t-1)<br /> 3. Nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến khả năng thu hút FDI của tỉnh thành trong khu<br /> vực nghiên cứu?<br /> 3.1. Khả năng truy cập thông tin mà<br /> FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +<br /> được cung cấp bởi các tỉnh thành<br /> β3WEBi(t-1) + φ1PRit + φ2GDPPRi(t-1) +<br /> ảnh hưởng tích cực và quan trọng<br /> ui(t-1)<br /> đến lượng vốn đăng ký FDI.<br /> 3.2. Tỉnh thành có cơ sở hạ tầng tốt FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +<br /> β3WEBi(t-1) + β4COMi(t-1) + β5PORTi(t-1)<br /> hơn thì thu hút nhiều FDI hơn.<br /> + β6FTZi(t-1)+ φ1PRit + φ2GDPPRi(t-1) +<br /> ui(t-1)<br /> 4. Những quy định về luật pháp có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI ở 14 tỉnh thành<br /> nghiên cứu hay không?<br /> 4.1. Sau khi Luật Đầu tư và Luật<br /> Doanh nghiệp ra đời năm 2005, có<br /> một sự tăng trưởng mạnh mẽ về<br /> nguồn vốn FDI tại khu vực nghiên<br /> cứu, đặc biệt là tại các tỉnh thành<br /> được xếp hạng nhất.<br /> <br /> FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +<br /> β3WEBi(t-1) + β4COMi(t-1) + β5PORTi(t-1)<br /> + β6FTZi(t-1)+ φ1PRit + ω1LAWit + ui(t-1)<br /> <br /> 4.2. Sau khi gia nhập WTO, có một<br /> sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn<br /> vốn FDI tại khu vực nghiên cứu, đặc<br /> biệt là tại các tỉnh thành được xếp<br /> hạng nhất.<br /> <br /> FDIit = β0 + β1GDPi(t-1) + β2PCIi(t-1) +<br /> β3WEBi(t-1) + β4COMi(t-1) + β5PORTi(t-1)<br /> + β6FTZi(t-1)+ φ1PRit + ω1LAWit +<br /> ω2WTOit + ui(t-1)<br /> <br /> Bên cạnh đó, Srinivasan, P. et al (2010) đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều trong<br /> 48<br /> <br /> dài hạn giữa tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Products) và FDI ở Việt<br /> Nam. Vũ Long (2007) thì kết luận rằng các tỉnh thành áp dụng các chính sách khuyến<br /> khích đầu tư càng nhiều thì có lượng vốn FDI bình quân đầu người càng giảm. Ảnh<br /> hưởng của luật pháp và các hiệp định lên việc thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam cũng<br /> là một vấn đề nóng hổi khi Việt Nam đang trong quá trình thực hiện các cam kết của Tổ<br /> chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization). Luật Doanh nghiệp thống<br /> nhất (2005) và Luật Đầu tư chung (2005) chỉ là điểm dừng đầu tiên trong việc gìn giữ<br /> các cam kết trên vào luật pháp quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu này đã nỗ lực giải quyết 4<br /> câu hỏi liên quan đến FDI tại vùng duyên hải miền Trung Việt Nam (xem Bảng 1).<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp phân tích mô tả và phân tích thực nghiệm đều được sử dụng trong<br /> nghiên cứu này. Để giải quyết các câu hỏi đặt ra, các giả thiết cũng như các mô hình hồi<br /> quy được xây dựng dựa vào những nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước. Sau đó, tiến<br /> hành thu thập số liệu thứ cấp, phân tích mô tả, và kiểm định giả thiết bằng việc áp dụng<br /> phần mềm phân tích thống kê kinh tế Eviews6. Tập hợp số liệu bảng (panel data) gồm<br /> 154 mẫu được cho 14 tỉnh thành tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt<br /> Nam từ các niên giám thống kê giai đoạn 2000 - 2010. Để tiến hành nghiên cứu, các<br /> biến phụ thuộc và các biến độc lập đều được thu thập tương ứng với 154 mẫu. Trong mô<br /> hình hồi quy, i biểu diễn tỉnh thành và t biểu diễn năm nghiên cứu (Bảng 1). Định nghĩa<br /> biến được thể hiện trong Bảng 2.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu<br /> 3.1. Mối quan hệ giữa FDI và GDP tại vùng nghiên cứu<br /> Sử dụng phương pháp Panel Least Squares kiểm định giả thiết 1.1, kết quả cho<br /> thấy, FDI và GDP tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam có quan<br /> hệ hai chiều chặt chẽ. Khi không kể đến ảnh hưởng các các yếu tố thời kỳ (Periods), mô<br /> hình (1) ở Bảng 3 chỉ ra rằng FDI tỉ lệ thuận với GDP ở mức ý nghĩa 1%, và mô hình<br /> (2) ở Bảng 4 cho thấy GDP tỉ lệ thuận với FDI ở mức ý nghĩa 5%.<br /> Đối với giả thiết 1.2, kết luận rút ra là FDI góp phần quan trọng và tích cực<br /> trong việc giải thích GDP tại các tỉnh thành được xếp hạng nhất. Tuy nhiên điều này đặc<br /> biệt đúng ở địa phương có điều kiện tốt hơn (được xếp hạng thứ hai) như thành phố Đà<br /> Nẵng.<br /> Bảng 2. Định nghĩa biến<br /> <br /> Biến<br /> <br /> Định nghĩa<br /> <br /> Nguồn<br /> <br /> GDP<br /> <br /> Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)<br /> <br /> GSO*<br /> <br /> FDI<br /> <br /> Vốn đăng ký FDI (Foreign Direct Investment)<br /> <br /> GSO<br /> <br /> WTO<br /> <br /> Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization), nếu<br /> 49<br /> <br /> -<br /> <br /> vốn FDI phát sinh trước 2007, WTO = 0, nếu không 1<br /> LAW<br /> <br /> Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất, if nếu<br /> vốn FDI phát sinh trước 2005, LAW = 0, nếu không 1<br /> <br /> -<br /> <br /> PR<br /> <br /> Xếp hạng tỉnh thành (Province Ranking): tỉnh thành có vùng có<br /> điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được xếp loại 1, PR<br /> = 2; tỉnh thành có vùng có điệu kiện kinh tế xã hội khó khăn,<br /> PR = 1; nếu không, PR = 0.<br /> <br /> Nghị định<br /> Chính phủ<br /> 108/2006/<br /> ND-CP<br /> <br /> Nếu tỉnh thành có sân bay quốc tế, PORT = 4; nếu có cả sân<br /> PORT bay và cảng biển, PORT=3; nếu chỉ có sân bay, PORT=2; nếu<br /> chỉ có cảng biển, PORT = 1; nếu không, PORT = 0.<br /> <br /> GSO<br /> <br /> FTZ<br /> <br /> Nếu tỉnh thành có khu phi thương mại (Free Trade Zones), FTZ<br /> = 1; nếu không, FTZ = 0.<br /> <br /> GSO<br /> <br /> COM<br /> <br /> Số thuê bao điện thoại trên 1.000 người (Communication )<br /> <br /> GSO<br /> <br /> WEB<br /> <br /> Khả năng tiếp cận thông tin được xác định bằng chất lượng<br /> trang điện tử của tỉnh thành thông qua: i) số lượng ngôn ngữ<br /> được sử dụng; ii) văn bản pháp luật; iii) văn bản hướng dẫn thủ<br /> tục; iv) hướng dẫn đăng ký kinh doanh; v) hướng dẫn trực<br /> tuyến. Nếu có 5 nhân tố WEB=5, có 4 WEB=4, có 3 WEB=3;<br /> có 2 WEB=2; có 1 WEB=1; nếu không WEB=0.<br /> <br /> ODA<br /> <br /> Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assitance)<br /> <br /> GSO<br /> <br /> DI<br /> <br /> Đầu tư trong nước (Domestic Investment)<br /> <br /> GSO<br /> <br /> GE<br /> <br /> Chi tiêu chính phủ (Government Expense)<br /> <br /> GSO<br /> <br /> PCI<br /> <br /> Khả năng quản lý được đánh giá bởi chỉ số năng lực cạnh tranh<br /> của tỉnh thành PCI (Provincial Competiveness Index)<br /> <br /> GSO<br /> <br /> Trang điện<br /> tử của các<br /> tỉnh thành<br /> <br /> (Tổng cục Thống kê Việt Nam).<br /> <br /> Theo Bảng 2 thì 14 tỉnh thành Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung sẽ không<br /> có tỉnh thành nào được xếp hạng 0, chỉ có một thành phố được xếp hạng 1 là Đà Nẵng.<br /> Do đó, nếu PR=2 đặt Dummypr=1; nếu PR=1 đặt Dummypr=0 (giá trị Dummypr càng<br /> lớn thì điều kiện của tỉnh thành càng khó khăn). Kết quả thu được khá khác nhau về hệ<br /> số trục tung α0 và hệ số độ dốc α1 của mô hình (Bảng 3) khi so sánh mô hình (3│PR=2)<br /> và (3│PR=1). Vì α0 giảm khi Dummypr=0 hay PR=1, nên có sự phân biệt giữa hai tính<br /> chất của biến định tính và sự phân biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Vì α1 tăng<br /> khi Dummypr=0 nên có sự phân biệt giữa hai tính chất trong biến định lượng và sự<br /> phân biệt này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, đối với tỉnh thành có<br /> điều kiện khó khăn, FDI góp phần quan trọng và tích cực hơn trong việc giải thích GDP.<br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của FDI đối với GDP tại vùng nghiên cứu<br /> 50<br /> <br /> Giá trị hệ số<br /> hồi quy<br /> α0<br /> α1(FDIit)<br /> <br /> Mô hình (1)<br /> <br /> Mô hình<br /> (3│PR=2)<br /> <br /> Mô hình<br /> (3│PR=1)<br /> <br /> Mô hình (4)<br /> <br /> 10187,34***<br /> <br /> 10210,42***<br /> <br /> 5483,35***<br /> <br /> 5483,35<br /> <br /> 0,10***<br /> <br /> 0,08**<br /> <br /> 0,41***<br /> <br /> 0,41***<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 4727,07<br /> <br /> δ1(Dummyprit)<br /> δ2(FDIPRit)<br /> <br /> - 0,33**<br /> <br /> (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thống kê Panel Least Squares trên Eviews6.<br /> Mức ý nghĩa thống kê: * với α = 0,1; ** với α = 0,05 và *** với α = 0,01).<br /> <br /> Biến FDIPR (FDI*Dummypr) được thêm vào mô hình (3) để kiểm định chênh<br /> lệch độ dốc giữa 2 mô hình trên. Hệ số δ2 được gọi là chênh lệch độ dốc vì nó là chênh<br /> lệch giữa các độ dốc của hai mô hồi quy đối với hai mẫu phụ. Dễ dàng kiểm định ý<br /> nghĩa thống kê của chênh lệch này bằng cách đánh giá mức độ ý nghĩa của giá trị thống<br /> kê tính cho ước lượng của δ2. Vì p-value của FDIPR có ý nghĩa thống kê ở mức 5% nên<br /> có thể kết luận rằng có sự khác biệt lớn trong việc giải thích GDP thông qua FDI ở các<br /> tỉnh thành được xếp hạng khác nhau (xem mô hình (4), Bảng 3). Nếu Dummypr = 0,<br /> FDI có hệ số tương quan với GDP là 0,41 (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Nếu<br /> Dummypr = 1, hệ số tương quan giữa FDI và GDP là 0,41- 0,33=0,07. Như vậy, ở địa<br /> phương có điều kiện khó khăn (Đà Nẵng) thì FDI giải thích GDP mạnh hơn và tích cực<br /> hơn tại địa phương có điều kiện cực kỳ khó khăn.<br /> Bảng 4. Ảnh hưởng của GDP đối với FDI tại vùng nghiên cứu<br /> <br /> Giá trị hệ số hồi<br /> quy<br /> <br /> Mô hình (2) Mô hình (5)<br /> <br /> Mô hình<br /> (5│PR=2)<br /> <br /> Mô hình<br /> (5│PR=1)<br /> <br /> β0<br /> <br /> 2237,13<br /> <br /> 14477,62*<br /> <br /> 2854,51<br /> <br /> -13641,82***<br /> <br /> β1(GDPi(t-1))<br /> <br /> 0,59**<br /> <br /> 0,55**<br /> <br /> 0,43<br /> <br /> 2,90***<br /> <br /> - 12776,58*<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> φ1(Dummyprit)<br /> <br /> (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thống kê Panel Least Squares trên Eviews6.<br /> Mức ý nghĩa thống kê: * với α = 0,1; ** với α = 0,05, và *** với α = 0,01).<br /> <br /> Bằng cách tương tự như trên, giả thiết 1.3 được kiểm định thông qua các mô<br /> hình trong Bảng 4 và Bảng 5. Kết quả là GDP góp phần quan trọng và tích cực hơn<br /> trong việc giải thích FDI tại các tỉnh thành có điều kiện cực kỳ khó khăn (xếp hạng<br /> nhất) so với các tỉnh thành có điều kiện khó khăn (Đà Nẵng).<br /> Mặc dù biến Dummypr chỉ ra rằng những tỉnh thành thuộc diện đặc biệt khó<br /> khăn thu hút FDI ít hơn (có ý nghĩa thống kê ở mức 10%) khi kể đến hay không kể đến<br /> 51<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2