intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gây mê bệnh nhân insulinoma: Báo cáo trường hợp

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Insulinoma là bệnh lý nội tiết hiếm gặp của tuyến tụy, đa số lành tính và triệu chứng lâm sàng thường gặp là hạ đường huyết. Chẩn đoán insulinoma chủ yếu dựa vào lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, và sinh hóa. Điều trị insulinoma chủ yếu là phẫu thuật. Và nghiên cứu nhằm báo cáo trường hợp lâm sàng về gây mê phẫu thuật insulinoma.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gây mê bệnh nhân insulinoma: Báo cáo trường hợp

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> <br /> GÂY MÊ BỆNH NHÂN INSULINOMA: BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP<br /> Hà Ngọc Chi*, Trần Đỗ Anh Vũ**, Nguyễn Thị Túy Phượng*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Insulinoma là bệnh lý nội tiết hiếm gặp của tuyến tụy, đa số lành tính và triệu chứng lâm sàng<br /> thường gặp là hạ đường huyết. Chẩn đoán insulinoma chủ yếu dựa vào lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, và sinh<br /> hóa. Điều trị insulinoma chủ yếu là phẫu thuật.<br /> Mục tiêu: Báo cáo trường hợp lâm sàng về gây mê phẫu thuật insulinoma.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp.<br /> Mục tiêu: Mục tiêu quan trọng nhất của bác sĩ gây mê là kiểm soát và ngăn chặn hạ đường huyết cho đến<br /> khi khối u được cắt bỏ và theo dõi sự hồi phục đường huyết sau phẫu thuật cắt u.<br /> Từ khóa: Insulinoma, hạ đường huyết.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> ANESTHESIA FOR SURGERY OF INSULINOMA: CASE REPORT<br /> Ha Ngoc Chi, Tran Do Anh Vu, Nguyen Thi Tuy Phuong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 78 - 81<br /> Background – Objectives: Insulinoma is a rare disease of the endocrine pancreas, benign and most<br /> common clinical symptoms of hypoglycemia. Insulinoma diagnosis is mainly based on clinical, imaging,<br /> and biochemical. Treatment is primarily surgical insulinoma.<br /> Method: Case report.<br /> Conclusion: The most important goal of the anesthesiologist is to control and prevent hypoglycemia<br /> until the tumor is removed and the recovery track blood sugar after tumor resection.<br /> Keywords: Insulinoma, Hypoglycemia<br /> <br /> TỔNG QUAN<br /> Insulinoma là u tế bào β của tiểu đảo<br /> Langerhan, tăng tiết insulin bất thường.<br /> Insuinoma chiếm tần suất khoảng 1 - 4/1.000.000<br /> dân số/năm, trung bình 47 tuổi, tỷ lệ nam:nữ là<br /> 1:1,4(17). Đa số insulinoma là lành tính (90%) nên<br /> điều trị chủ yếu là cắt u. Các bệnh nhân<br /> insulinoma thường xuyên bị hạ đường huyết<br /> nên cần theo dõi sát đường huyết trước, trong và<br /> sau mổ. Trước mổ bệnh nhân cần được truyền<br /> tĩnh mạch dung dịch dextrose để tránh hạ<br /> đường huyết khi nhịn đói kéo dài. Tránh bỏ sót<br /> hạ đường huyết trong mổ do bệnh nhân đã được<br /> gây mê toàn thân và các thao tác phẫu thuật có<br /> thể làm gia tăng phóng thích insulin(7). Hạ đường<br /> <br /> huyết kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thần<br /> kinh, hôn mê và tử vong nếu không phát hiện và<br /> điều trị kịp thời(7).<br /> <br /> TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG<br /> Bệnh nhân nam, 38 tuổi. Nhập viện vì: Hạ<br /> đường huyết.<br /> Bệnh sử: Bệnh nhân hạ đường huyết nhiều<br /> cơn 12 năm nay, tự điều trị bằng cách uống<br /> đường thì giảm, tái đi tái lại nhiều lần. Đã khám<br /> chuyên khoa Nội Tiết, đã làm nghiệm pháp nhịn<br /> đói, hạ đường huyết (chưa phát hiện hình ảnh u<br /> tụy). Đợt này nhập viện vì hạ đường huyết<br /> (đường huyết: 1,3 mmol/l).<br /> Tiền căn: hạ đường huyết nhiều lần, tăng<br /> <br /> * Bộ môn Gây Mê Hồi Sức ĐHYD TP HCM<br /> ** BV Bình Dân<br /> Tác giả liên lạc: BS. Hà Ngọc Chi<br /> ĐT: 0906987286<br /> Email: ngocchi1014@yahoo.com<br /> <br /> 78<br /> <br /> Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> huyết áp 2 năm không điều trị thường xuyên<br /> Cận lâm sàng: MSCT: U đầu tụy 17 mm nghĩ<br /> Insulinoma.<br /> <br /> Bảng 1: Dao động đường huyết trước phẫu thuật<br /> Thời điểm<br /> <br /> 14h13 21/2<br /> <br /> 15h25 21/2<br /> <br /> 16h27 21/2<br /> <br /> 6h57 25/2<br /> <br /> 8h19 25/2<br /> <br /> Glucose (mmol/l)<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> 10,2<br /> <br /> 6,1<br /> <br /> 2,1<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> 12h10<br /> Sau bóc u 25’<br /> 4,1<br /> <br /> 12h30<br /> Sau bóc u 35’<br /> 5,8<br /> <br /> 18h30<br /> 25/2<br /> 12,1<br /> <br /> Bảng 2: Thay đổi đường huyết trong lúc phẫu thuật<br /> Thời điểm<br /> <br /> 09h00<br /> <br /> 10h00<br /> <br /> Glucose (mmol/l)<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 11h00<br /> Trước bóc u<br /> 3,3<br /> <br /> 12h00<br /> Sau bóc u 15’<br /> 3,8<br /> <br /> Bảng 3: Thay đổi đường huyết hậu phẫu<br /> Thời điểm<br /> Glucose (mmol/l)<br /> <br /> 9h03<br /> 26/2<br /> 14<br /> <br /> 14h<br /> 26/2<br /> 12,8<br /> <br /> 20h16<br /> 26/2<br /> 10,7<br /> <br /> 6h44<br /> 27/2<br /> 9,4<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Các khối u thần kinh nội tiết của tuyến tụy<br /> thường hiếm gặp, insulinoma chiếm tỷ lệ cao<br /> nhất trong các u tụy. Các Insulinoma thường có<br /> kích thước nhỏ 1 – 2 cm, có vỏ bọc chắc, màu<br /> vàng nhạt, phân bố đều ở đầu, thân và đuôi tụy.<br /> Khoảng 2 – 3 % insulinoma nằm ngoài tụy như ở<br /> tá tràng, rốn lách, dây chằng vị-đại tràng.<br /> Bệnh cảnh lâm sàng của insulinoma khá điển<br /> hình với tam chứng Whipple: (1) hạ đường<br /> huyết (< 50 mg/dl),(2) xuất hiện các triệu chứng<br /> thần kinh do hạ đường huyết,(3) giảm các triệu<br /> chứng khi ăn ngọt hay truyền đường tĩnh mạch<br /> (thường trong khoảng 5 – 10 phút)(2,17). Bình<br /> thường đường máu được duy trì bởi cơ chế phản<br /> hồi âm tính (feedback).Khi đường huyết giảm cơ<br /> <br /> Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br /> <br /> 6h37<br /> 28/2<br /> 9,1<br /> <br /> 6h42<br /> 1/3<br /> 7,4<br /> <br /> 6h24<br /> 2/3<br /> 6,7<br /> <br /> 6h35<br /> 3/3<br /> 9,4<br /> <br /> 6h31<br /> 4/3<br /> 5,6<br /> <br /> 6h38<br /> 5/3<br /> 6,1<br /> <br /> 6h47<br /> 7/3<br /> 5,6<br /> <br /> thể sẽ giảm sản xuất insulin, ngược lại đường<br /> huyết tăng sẽ dẫn đến tăng insulin. Trong u tế<br /> bào β tụy, sự sản xuất insulin không phụ thuộc<br /> đường huyết(17). Tăng insulin trong máu khi hạ<br /> đường huyết giúp chẩn đoán insulinoma. Test<br /> nhịn đói 72 giờ được xem là tiêu chuẩn vàng để<br /> chẩn đoán insulinoma.<br /> Các tiêu chuẩn giúp chẩn đoán(3):<br /> - Đường huyết giảm < 55 mg/dl (3,0 mmol/l).<br /> - Insulin máu ≥ 3,0 µU/ml (18 pmol/l).<br /> - C-peptit ≥ 0,6 ng/ml (0,2 nmol/l).<br /> - Proinsulin ≥ 5,0 pmol/l.<br /> Chẩn đoán hình ảnh chỉ có giá trị hỗ trợ chẩn<br /> đoán, phẫu thuật vẫn được tiến hành ngay cả khi<br /> chẩn đoán hình ảnh không phát hiện được u(14).<br /> Độ nhạy của các xét nghiệm lần lượt là: siêu âm<br /> <br /> 79<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> <br /> 9 – 66%, CT 50 -80%, cộng hưởng từ (MRI) 40 –<br /> 70%. Tỷ lệ chung của tất cả các xét nghiệm<br /> khoảng 80%(6,12).<br /> Phòng ngừa hoặc điều trị giúp giảm triệu<br /> chứng hạ đường huyết ở các bệnh nhân chu<br /> phẫu là rất quan trọng. Thay đổi chế độ ăn và<br /> dùng thuốc, ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên<br /> trong cả ngày. Diazoxid thường được sử dụng<br /> để ngăn hạ đường huyết do ức chế sản xuất<br /> insulin thông qua việc kích thích thụ thể<br /> adrenergic, kích thích phân hủy glycogen.<br /> Liều diazoxid là 150 – 200mg chia 2 -3<br /> lần/ngày, tối đa 400mg(12). Tương tự<br /> somatostatin, octreotide cũng được dùng để<br /> ngăn ngừa hạ đường huyết bằng cách liên kết<br /> thụ thể somatostatin của insulinoma làm giảm<br /> tiết insulin. Glucocorticoid ngăn chặn hấp thu<br /> insulin và tăng phóng thích glucose. Phòng<br /> ngừa hạ đường huyết trước phẫu thuật bao<br /> gồm: truyền tĩnh mạch dextrose 10% từ khi bắt<br /> đầu nhịn đói. Theo dõi đường huyết thường<br /> xuyên để tránh hạ đường huyết nặng dưới 40<br /> – 50 mg/dl. Diazoxid và somatostatin tiếp tục<br /> được sử dụng đến sáng ngày mổ giúp giảm<br /> tiết insulin trong lúc phẫu thuật(17).<br /> Không có khuyến cáo đặc biệt về các thuốc<br /> sử dụng trong gây mê. Tuy nhiên, gây mê nên<br /> sử dụng các thuốc làm giảm tốc độ chuyển<br /> hóa oxy của não. Cả thiopentone và propofol<br /> đều có tác dụng làm giảm tốc độ chuyển hóa<br /> oxy não, nhưng propofol được khuyến khích<br /> sử dụng hơn do không gây phóng thích<br /> insulin và điều chỉnh đường huyết tốt<br /> hơn(5,10,11,15). Gây mê toàn thân với propofol và<br /> gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp<br /> vô cảm tốt(15). Enflurane và Halothane đều ức<br /> chế tụy tiết insulin nhưng enflurane ức chế<br /> mạnh hơn, và halothane không được khuyến<br /> cáo do làm tăng độ nhạy cảm với insulin(13).<br /> Mục tiêu chính của bác sĩ gây mê hồi sức là<br /> ngăn chặn hạ đường huyết cho đến khi phẫu<br /> thuật cắt bỏ được khối u và kiểm soát sự tăng<br /> đường huyết phản ứng hậu phẫu. Một số tác giả<br /> đề nghị truyền liên tục dextrose 10% trong phẫu<br /> <br /> 80<br /> <br /> thuật và theo dõi đường huyết mỗi 15 phút để<br /> duy trì đường huyết 100 – 150 mg/dl(1). Tác giả<br /> khác đề nghị theo dõi đường huyết mỗi 30 phút.<br /> Một số nghiên cứu sử dụng dấu hiệu tăng<br /> đường huyết như một dấu hiệu chỉ điểm cắt bỏ<br /> u thành công, nhưng không đáng tin cậy do có<br /> thể có dương giả hay âm giả(8,16). Dung dịch<br /> glucose tĩnh mạch nên dùng trong 24 giờ hậu<br /> phẫu. Sau cắt bỏ u đường huyết thường tăng lên<br /> đến 120 – 140 mg/dl ngay cả khi bệnh nhân nằm<br /> hồi sức. Nên dùng liều nhỏ insulin khi đường<br /> huyết lên đến 200 – 400 mg/dl.<br /> Tóm lại, khi phẫu thuật viên sờ nắn khối u<br /> tụy hay các sang thương di căn nên theo dõi<br /> đường huyết mỗi 10 – 20 phút. Theo dõi<br /> đường huyết mỗi 30 – 60 phút trong vòng 4 – 6<br /> giờ đầu, sau đó mỗi 2 – 4 giờ cho đến khi<br /> đường huyết ổn định và lựa chọn được nồng<br /> độ dung dịch dextrose thích hợp(4,9). Nếu bệnh<br /> nhân tăng đường huyết sau phẫu thuật, nên<br /> sử dụng dich truyền không có dextrose hay sử<br /> dụng liều nhỏ insulin.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Đa số insulinoma được điều trị khỏi chỉ với<br /> phẫu thuật cắt bỏ u. Hạ đường huyết là một<br /> trong những triệu chứng điển hình và thường để<br /> lại biến chứng nhất của insulinoma nếu không<br /> phát hiện và điều trị kịp thời. Truyền dextrose và<br /> theo dõi sát đường huyết trước, trong và sau mổ<br /> là rất cần thiết. Tăng đường huyết phản ứng chỉ<br /> là một dấu hiệu gợi ý cắt bỏ u thành công, tuy<br /> nhiên vẫn có dương giả và âm giả. Đối với các<br /> thuốc sử dụng trong gây mê không có khuyến<br /> cáo đặc biệt nào, nhưng nên sử dụng các thuốc<br /> làm giảm tốc độ chuyển hóa oxy của não như<br /> propofol. Trong mổ, theo dõi sát đường huyết<br /> mỗi 15 - 30 phút tránh bỏ sót hạ đường huyết ở<br /> bệnh nhân đang gây mê.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> Bourke AM (1966), "Anaesthesia for the surgical treatment of<br /> hyperinsulinism". Anaesthesia 21, 239-243.<br /> Coelho C, Druce MR, AB, G. (2009), "Diagnosis of insulinoma<br /> in a patient with hypoglycemia without obvious<br /> hyperinsulinemia". Nat Rev Endocrinol 6, 628-631.<br /> <br /> Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Cryer PE, Axelrod L, Grossman AB, Heller SR, Montori VM,<br /> seaquist ER, et al. (2009), "Evaluation and Management of<br /> Adult Hypoglycemic Disorders: An Endocrine Society<br /> Clinical Practice Guideline". J Clin Endocrinol Metab, 94, 709728.<br /> Feldman EC, RW, N. (2004), "Beta-cell neoplasia: Insulinoma<br /> In: Feldman EC, Nelson RW, eds. Canine and Feline<br /> Endocrinology and Reproduction". Philadelphia: Saunders<br /> Elsevier, 616-644.<br /> Grant F (2005), "Anesthetic considerations in the multiple<br /> endocrine neoplasia syndromes". Curr Opin Anaesthesiol 18,<br /> 345-352.<br /> Guettier JM, Kam A, Chang R, Skarulis MC, Cochran C,<br /> Alexander HR, et al. (2009), "Localization of Insulinomas to<br /> Regions of the Pancreas by Intraarterial Calcium Stimulation:<br /> The NIH Experience". J Clin Endocrinol Metab, 94, 1074-1080.<br /> Goswami J, Somkuwar P, Naik Y. (2012), "Insulinoma and<br /> anaesthetic implications". Indian Journal of Anaesthesia, 56(2),<br /> 117-122.<br /> Krentz AJ, Hale PJ, Baddeley RM, Williams AC, Natrass M<br /> (1990), "Intra-operative blood glucose and serum insulin<br /> concentrations in the surgical management of insulinoma".<br /> Postgrad Med J 66, 24-27.<br /> Kintzer PP (2012), "Insulinoma and other gastrointestinal tract<br /> tumours In: Mooney CT, Peterson ME, eds. BSAVA Manual of<br /> Canine and Feline Endocrinology". Quedgeley, Gloucester:<br /> British Small Animal Veterinary Association, 148-155.<br /> Kunisawa T, Takahata O, Yamamoto Y, Sengoku K, Iwasaki<br /> H (2001), "Anesthetic management of two patients with<br /> <br /> Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 12.<br /> 13.<br /> <br /> 14.<br /> <br /> 15.<br /> <br /> 16.<br /> <br /> 17.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> insulinoma using propofol in association with rapid<br /> immunoassay for insulin". Masui, 50, 144-149.<br /> Maciel RT, Fernandes FC, Pereira Ldos S (2008), "Anesthesia<br /> in a patient with multiple endocrine abnormalities". Case report<br /> Rev Bras Anestesiol 58, 172-178.<br /> Mathur A, Gorden P, SK, L. (2009), "Insulinoma". Surg Clin<br /> North Am 89, 1105-1121.<br /> Muir JJ, Endres SM, Offord K, Heerden JA, Tinker JH (1983),<br /> "Glucose management in patients undergoing operation for<br /> insulinoma removal". Anaesthesiology, 59, 371-375.<br /> Nguyễn Cao Cương, Khuê, N. T. (2008), "Chẩn đoán và điều<br /> trị phẫu thuật insulinoma: Nhân 5 trường hợp". Y Học TP. Hồ<br /> Chí Minh 12(phụ bản số 1), 1-3.<br /> Sato Y, Onozawa H, Fujiwara C, Kamide M, Tanifuji Y, Y, A.<br /> (1998), "Propofol anesthesia for a patient with insulinoma".<br /> Masui 47, 738-741.<br /> Schwartz SS, Horwitz DL, Zehfus B and et al (1979),<br /> "Continuous monitoring and control of plasma glucose during<br /> operation for removal of Insulinoma". Surgery, 85, 702-707.<br /> Vaidakis D, Karoubalis J, Pappa T, Piaditis G, GN, Z. (2010),<br /> "Pancreatic insulinomas: Current issues and trends".<br /> Hepatobiliary Pancreat Dis Int 9, 234-241.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 10/04/2014<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 25/04/2014<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 30/6/2014<br /> <br /> 81<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2