intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghép Tủy Xương

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây có bạn trên diễn đàn này viết bài hỏi xin giúp về ghép tủy (bài hỏi "xin giúp đỡ về việc "ghép tủy sống" chữ này sai, vì khi ghép tủy thì lấy tủy xương thường ở xương chậu, chứ không ai lấy ở xương sống cả. Nói hay viết "ghép tủy" (hoặc ghép tủy xương) (bone marrow transplantation) thì đúng hơn. Không thể nào nói hết trong một bài này về việc ghép tủy, chẳng hạn các fellows về hematology khi chịu trách nhiệm tại trại ghép tủy thì thường phải đi qua trại này trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghép Tủy Xương

  1. Ghép Tủy Xương Gần đây có bạn trên diễn đàn này viết bài hỏi xin giúp về ghép tủy (bài hỏi "xin giúp đỡ về việc "ghép tủy sống" chữ này sai, vì khi ghép tủy thì lấy tủy xương thường ở xương chậu, chứ không ai lấy ở xương sống cả. Nói hay viết "ghép tủy" (hoặc ghép tủy xương) (bone marrow transplantation) thì đúng hơn. Không thể nào nói hết trong một bài này về việc ghép tủy, chẳng hạn các fellows về hematology khi chịu trách nhiệm tại trại ghép tủy thì thường phải đi qua trại này trong 3- 6 tháng, và tại các bệnh viện đại học lớn, có các hematologists suốt đời chỉ lo việc ghép tủy mà thôi. (Con số khoảng 1985: Hoa kỳ có 135 trường đại học y khoa, nhưng chỉ có 40 truờng đại học y khoa có đủ khả năng để ghép tủy ; trong số này, chỉ có một nửa đủ khả năng - và được chấp thuận - để dạy cho các fellows / residents). Theo kinh nghiệm riêng, trại này còn bận và "cực" hơn cả ICU (intensive care unit) hoặc trại về tim (CCU) (cardiac care units). Lý do chính
  2. là vì các bệnh nhân ở trại ghép tủy đã rất yếu, bệnh rất nặng (ung thư), và họ còn có cả nhừng bệnh khác kèm theo (co-morbid conditions) (đái đường, suy tim, suy phổi, suy thận, nhiễm trùng...). Nguyên do chính c ủa tử vong trên trại ghép tủy là nhiễm trùng (do chính mình gây ra - iatrogenic), và GVHD (Graft - versus - host Disease) (tủy của nguời cho - donors - phá bệnh nhân) (Graft là tủy cúa người cho, còn host là chính bệnh nhân) cho nên các hematologists / oncologists đều phái nắm vững về việc điều trị các biến chứng khác trong toàn thể các subspecialties về nội thuơng, đặc biệt là nhiễm trùng. Sở dĩ có nhiễm trùng, vì khi ghép tủy, thì phải chuẩn bị cơ thể cho bệnh nhân : tức là phải phá hủy hoàn toàn tủy (bone marrow ablation) của bệnh nhân, khiến cho tủy bệnh nhân trở thành "sterile" (tức là mình giết tất cảc tế bào ung thư trong tủy của b.nhân) và sau đó cợ thể của bệnh nhân sẽ "đón" tủy mà mình sẽ ghép vào (các stem cells mà mình ghép vào sẽ đi tìm các vùng tủy cúa bệnh nhân rồi sinh sôi nảy nở ("home in" ) - tức là mình "cấy" cho tủy mọc lại, nhưng tủy này là tủy mới, không có ung thư nưã. Phá hủy tủy bằng TBI (total body irradiation) và chemotherapy. Sau khi tủy bị phả hủy thì thường trong suốt 20-21 ngày sau đó , bệnh nhân hoàn toàn không có tế bào máu trắng, máu đỏ, phiến huyết. Chính vì thế mà trong
  3. 20-21 ngày này phái truyền máu đỏ, truyền platelet cho bệnh nhân mỗi ngày, để họ sống sót, chờ cho đến khi tủy mới cấy vào mọc lên, và lúc đó thì tủy của b. nhân mới tạo ra được máu cho chính họ. Suốt thời gian này là thời gian nguy hiểm nhất : vì không có t.bào máu trắng, cho nên họ bị nhiễm trùng đủ các loại : vi trùng, siêu vi, nấm... (Chính vì thế mà khi bnhân bị nhiễm trùng, sau khi đã tìm cách truy tầm nguồn nhiễm trùng : cấy máu, cấy nước đái, chụp phim phổi, v.v... , thì cứ thế cho 3-4 thứ trụ sinh ngay đi cái đã - vì tử vong ngay lúc đó gần 50%), rồi nếu bệnh nhân càng nguy kịch, thì cho luôn thuốc chống nấm vào tĩnh mạch) (và cả antiviral nưã). Phản ứng GVH chỉ xảy ra sau này, vài tháng sau, nhưng nhiều trường hơp rất khó chữa, vì họ có thể có đủ các biến chứng của GVH kể cả các bệnh khớp hay đi vào suy thận chẳng hạn. Chính vì vậy trước khi ghép tủy phải tự hỏi xem bệnh nhân có "chịu nổi " việc ghép tủy hay không (bao nhiêu tuổi, có những bệnh gì khác không, phim phổi ra sao, tim, phổi, thận, gan ra sao : các CAT scans, echocardiogram LVEF, khả năng phổi - lung function tests - ra thế nào, GFR - glomerular filtration rate bao nhiêu, v.v... ) Sau đó mới nghĩ nên làm lối nào :
  4. Hiện nay có 3 lối ghép : Autologous (lấy tủy cúa bệnh nhân, sterilize nó đi, rồi truyền lại cho chính bệnh nhân - cái này có lợi là không bị GVH, nhưng high failure rate, vả lại leukemia thì thường không làm lối này - lymphoma thì có thể làm lối này được. Allogeneic (lấy tủy của người khác truyền cho bnhân). Stem cells : lối này bây giờ thường làm hơn vì dễ hơn, đơn giản hơn. Khi lấy tủy để ghép cho bệnh nhân, thì người cho (donor) cũng phải qua các tests, mà tests chính là phải "match" tức là làm HLA- matching. Còn lấy tủy thì như sau : người cho sẽ nằm sấp, chuyên viên anesthesio sẽ đánh thuốc tê khiến (người cho - donor) tê từ thắt lưng trở xuống. Hematologist dùng kim lấy tủy (kim Jamshidi) đi thẳng vào tủy ở xương chậu (iliac bone) phía sau, lấy (harvest) hơn vài trăm ml tủy. Tủy này sau đó cho xuống lạnh ngay tức thì khiến túy đông thành nước đá ngay - Đến lúc sẵn sàng ghép, thì cho tan đá ra, rồi truyền thẳng vào tĩnh mách chính cho bệnh nhân.
  5. Còn lối dùng peripheral stem cells thì dễ hơn nhiều : lấy (harvest) bằng lối apheresis. Stem cell transplantation lúc đầu dùng hòan toàn lối ghép tủy bone- marrow. Người tiên phong: E. Donnall Thomas tại Fred Hutchinson Cancer Research Center (1950, 1960). Sau này E. Donnall Thomas, được Nobel Prize in Physiology or Medicine. Những bệnh có thể cần đến ghép tủy : Leukemias Lymphomas Myelomas Multiple myeloma Solid tumor Paroxysmal nocturnal hemoglobinuria (PNH; severe aplasia) Aplastic anemia Acquired pure red cell aplasia
  6. Myeloproliferative disorders Myelofibrosis Radiation poisoning Hemoglobinopathies Aplastic anemia (còn nữa) (danh sách này không đủ) (kể tạm ra thôi) Trên đây nhớ thế nào, viết thế đó, không scientific gì cả ; muốn thêm chi tiết xin vào các sách hoặc văn chương y khoa, đặc biệt các báo về ghép tủy, hoặc nói chuyện trực tiếp với các hematologists. Bác sĩ Nguyễn Tài Mai Disclaimer: bài này qúy vị có thể phổ biến tự do, không cần xin phép tác giả (Nguyễn Tài Mai), chỉ cần đề: bài do BS Nguyễn Tài Mai, đăng trên diễn đàn y sĩ ngày 26 tháng 5 năm 2010 (tôi không giữ lại bản đã viết, cho nên nếu có câu hỏi xin kèm bài này để dẫn chứng). Việc chữa bệnh từng bệnh nhân riêng biệt dĩ nhiên hoàn toàn tùy thuộc y sĩ điều trị, y sĩ máu, y sĩ ung thư của trường hợp đó.
  7. Bs Nguyễn tài Mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2