intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) ở tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên kết quả khảo sát thực địa thu thập mẫu lưỡng cư trong tháng 6 năm 2020 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998), nâng tổng số loài lưỡng cư ở tỉnh này lên 51 loài. Ngoài ra, đã tiến hành mô tả đặc điểm nhận dạng và cung cấp một số thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài lưỡng cư này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) ở tỉnh Hòa Bình

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GHI NHẬN VÙNG PHÂN BỐ MỚI CỦA LOÀI CÓC MÀY SUNG Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) Ở TỈNH HÒA BÌNH Sùng Bả Nênh*, Sổm Phone Chittyvong, Phạm Văn Anh Trường Đại học Tây Bắc * Email: sungbanenhttb@gmail.com Tóm tắt: Dựa trên kết quả khảo sát thực địa thu thập mẫu lưỡng cư trong tháng 6 năm 2020 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998), nâng tổng số loài lưỡng cư ở tỉnh này lên 51 loài. Ngoài ra, đã tiến hành mô tả đặc điểm nhận dạng và cung cấp một số thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài lưỡng cư này. Từ khóa: Anura, Leptobrachella sungi, Hòa Bình, ghi nhận phân bố. 1. GIỚI THIỆU Tỉnh Hòa Bình nằm ở tọa độ từ 200o19' - 210o08' vĩ độ Bắc, 104o48' - 105o40' kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên khoảng 4.600 km², bao gồm 11 đơn vị hành chính: 10 huyện và 1 thành phố [15]. Địa hình bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc, độ cao trung bình từ 600 - 700 m (chiếm 44,8%); vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam (chiếm 55,2%), độ cao trung bình từ 100 - 200 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân 1.700 – 1.800 mm/năm [15]. Tại Hòa Bình đã có nhiều Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) và Vườn Quốc gia (VQG) được thành lập như: KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Hang Kia - Pà Cò, Thượng Tiến, Phu Canh, một phần của Pù Luông và VQG Cúc Phương [14]. Những nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư ở tỉnh này đã được tiến hành như: Đỗ Tước và nnk. (2003) ghi nhận 18 loài lưỡng cư ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông [3]; Le et al. (2008) ghi nhận 34 loài ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông [8]; Nguyen et al. (2009), ghi nhận 26 loài cho tỉnh Hòa Bình [13]; Luu et al. (2014) ghi nhận vùng phân bố mới của 6 loài ở KBTTN Thượng Tiến [10]; Phạm Thế Cường và nnk. (2015) đã ghi nhận 12 loài ếch cây cho tỉnh Hòa Bình [1]; Phạm Thế Cường và nnk. (2016) ghi nhận 41 loài ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông [2]; Nguyen et al. (2016) mô tả mới cho khoa học loài Theloderma annae với mẫu thu tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình [12]; Nguyen et al. (2017) mô tả mới cho khoa học loài Rhacophorus hoabinhensis với mẫu thu tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình [11]; Bernardes et al. (2020) đã mô tả mới cho khoa học loài Tylototriton pasmansi với mẫu thu tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình [4]. Theo thống kê của các tác giả trên, tổng số loài lưỡng cư hiện biết ở tỉnh Hòa Bình là 50 loài. Dựa trên kết quả nghiên cứu trong năm 2020 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, lần đầu tiên chúng tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung - Leptobrachella sungi ở tỉnh này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực địa thu mẫu lưỡng cư được tiến hành tại KBTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Hình 1) trong tháng 6 năm 2020, do Sùng Bả Nênh (Trường Đại học Tây Bắc), Bàn Văn Đức, Lý Văn Bão, Lý Văn Luyến, Lý Thanh Tùng (xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) thực hiện. Mẫu vật được thu thập bằng tay và đựng trong túi vải. Sau khi chụp ảnh, mẫu vật được gây mê, đeo nhãn và định hình trong cồn 85 % trong vòng 5 tiếng, sau đó chuyển sang ngâm bảo quản trong cồn 70 %. Mẫu vật được lưu giữ tại Phòng Bảo tàng Sinh vật, Khoa Khoa học Tự nhiên - Công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc. Các chỉ số hình thái được đo bằng thước kẹp với độ chính xác 0,01 mm, các chỉ số đo theo Lathrop et al. (1998) [7]; Luong et al. (2019) [9]; Pham et al. (2019) [14] bao gồm: SVL: chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt; HL: dài đầu, từ góc sau hàm dưới tới mút mõm; HW: khoảng cách phần rộng nhất của đầu; IN: khoảng cách giữa hai lỗ mũi; SL: khoảng cách từ mút mõm tới góc trước mắt; NS: khoảng cách từ lỗ mũi tới mút mõm; EN: khoảng cách từ góc trước mắt tới lỗ mũi; OS: đường kính từ vùng chẩm đến mút mõm; EL: đường kính lớn nhất của ổ mắt theo chiều ngang; TED: khoảng cách giữa mép trước màng nhĩ tới góc sau mắt; IOD: khoảng cách hẹp nhất giữa 2 ổ mắt; UEW: Chiều rộng mí mắt trên; TD: đường kính lớn nhất của màng nhĩ; FLL: dài cẳng tay (từ khuỷu tay tới củ bàn ngoài); HAL: dài bàn tay (từ củ bàn ngoài tới mút ngón tay dài nhất); FL: dài đùi, từ lỗ huyệt tới đầu gối;
  2. Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung 87 Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) ở tỉnh Hòa Bình TL: dài ống chân; FOL: dài bàn chân (từ mép trong củ bàn tới mút ngón chân dài nhất). Công thức màng bơi theo Glaw và Vences (2007) [6]. Hình 1. Vị trí điểm thu mẫu ở tỉnh Hòa Bình 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa trên kết quả phân tích mẫu vật, chúng tôi mô tả đặc điểm hình thái của loài lưỡng cư ghi nhận mới ở tỉnh Hòa Bình như sau: Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) Sung’s toad/ Cóc mày sung (Hình 2) Mẫu vật nghiên cứu (n = 1): Một mẫu đực (HB.2020.112) thu ngày 12 tháng 6 năm 2020 ở gần xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (20o56′150′′ N; 105o02′864′′ E; độ cao: 802 m). Đặc điểm nhận dạng: Mẫu vật loài Leptobrachella sungi thu ở Hòa Bình có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Lathrop et al. (1998) [7], Luong et al. (2019) [9], Pham et al. (2019) [14]: SVL 46,6 mm ở con đực; Đầu dài hơn rộng (HL 20,7 mm; HW 19,6); Mút mõm nhọn khi nhìn từ trên xuống và lớn hơn đường kính ổ mắt (SL 7,6 mm; EL 6,2 mm); Lỗ mũi hình ô van và gần mút mõm hơn ổ mắt (NS 2,6 mm; EN 5 mm); Khóe mắt rõ ràng, vùng má lõm; Khoảng cách gian ổ mắt lớn hơn rộng mí mắt trên và khoảng cách gian mũi (IOD 4,6 mm; UEW 4,5 mm; IN 4,2 mm); Màng nhĩ tròn (TD 2,7 mm), không có răng lá mía; Lưỡi xẻ thùy ở phía sau, có một túi kêu ở cổ họng. Chi trước: Mối tương quan giữa các ngón I=II=IV
  3. 88 Sùng Bả Nênh*, Sổm Phone Chittyvong, Phạm Văn Anh Màu sắc khi ngâm cồn: Toàn thân màu xám với các đốm nâu đậm li ti rõ trên mặt lưng và đầu; Môi trên có các vệt nâu sẫm; Có vệt nâu sẫm rõ từ sau lỗ mũi tới mép trước ổ mắt; Nếp da trên màng nhĩ màu nâu sẫm; Mặt trên các chi có các vệt ngang nhỏ màu nâu, gián đoạn; Mặt bụng, cằm màu kem; Mặt dưới bàn chân màu nâu (Hình 2.c, d, e, f). a b c d e f Hình 2. Mẫu đực loài Leptobrachella sungi (HB.2020.112 ): Mẫu sống (a- Mặt lưng; b- Mặt bụng ); Mẫu ngâm (c-mặt lưng, d- mặt bụng, e-bàn tay, f-bàn chân), ảnh Sùng Bả Nênh. Một số đặc điểm sinh thái học: Mẫu vật của loài L. sungi được thu vào khoảng 20h30 ở gần ven suối nhỏ, nhiều đá, nằm dưới mặt đất, cách suối khoảng 10 m; sinh cảnh xung quanh là rừng thường xanh ít bị tác động. Phân bố: Ở Việt Nam, loài này được ghi nhận ở tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Yên Bái và Sơn La (Nguyen et al., 2009 [13]; Pham et al., 2019 [14], Luong et al., 2019 [9]; Frost, 2020 [5]). Trên thế giới, loài này được ghi nhận phân bố ở Trung Quốc (Frost, 2020) [5]. Ghi chú: Mẫu đực loài Leptobrachella sungi thu ở Hòa Bình có kích thước nhỏ hơn so với mô tả gốc của Lathrop et al. (1998) [7], với SVL 46,6 mm (n = 1) so với 48,3 - 52,7 mm (n = 3).
  4. Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Cóc mày sung 89 Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) ở tỉnh Hòa Bình Bảng 1. Các chỉ số đo của mẫu vật đực loài cóc mày sung Leptobrachella sungi thu ở Hòa Bình (HB.2020.112) so các mẫu đực được mô tả trước Lương et Lathrop et Lương et Lathrop et Chỉ số HB.2020.112, n HB.2020.112, al. (2019), al. (1998), Chỉ số đo al. (2019), al. (1998), n đo =1 n=1 n=3 n=3 n=3 =3 SVL 43,0-47,5 48,3-52,7 46,6 FLL 12,0-13,9 - 13,4 HL 18,5-20,2 19,3-21 20,7 FL 19,6-22,7 - 21,4 HW 17,9-18,5 18,9-20,3 19,6 TL 20,5-22,1 22,8-23,1 20,7 IN - - 4,2 OS - 17,3-18 17,5 SL 6,8-7,6 4,2-7,7 7,6 TED - 3-3,4 3,1 NS - 1,9-2,3 2,3 HAL - 13,2-13,9 11 EN - 4,7-5,9 5 FOL - 20-20,4 18,9 EL 5,9-6,1 5,4-6,9 6,2 HL/SVL 0,41-,044 - 0,44 IOD - 9,4-9,9 4,6 FLL/SVL 0,28-0,29 - 0,29 UEW - 4,2-5,2 4,5 FL/SVL 0,46-0,48 - 0,46 TD - 2,1-2,9 2,7 FL/TL 0,96-1,03 - 1,03 4. KẾT LUẬN Chúng tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới và bổ sung dẫn liệu về hình thái, sinh thái của loài Cóc mày sung (Leptobrachella sungi) tại tỉnh Hòa Bình, nâng tổng số loài hiện biết ở tỉnh này lên 51 loài. Qua thống kê cho thấy, các nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư ở Hòa Bình còn rất hạn chế, số lượng loài ghi nhận chưa tương xứng với tiềm năng của các KBTTN và VQG hiện có của tỉnh, nếu thực hiện các nghiên cứu tiếp theo, khả năng khám phá về đa dạng đối với nhóm lưỡng cư là rất lớn. Lời cảm ơn: Chúng tôi cảm ơn UBND xã Đoàn Kết, Ban Quản lý KBTTN Phu Canh đã hỗ trợ công việc của chúng tôi và cấp giấy phép liên quan; cảm ơn các anh Bằng Văn Đức, Lý Văn Luyến, Lý Văn Bão, Lý Văn Thành (xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc) đã hỗ trợ thu mẫu lưỡng cư ở ngoài thực địa. Nghiên cứu này được hỗ trợ từ nguồn quỹ của Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), mã số CT.2019.06.05 thuộc Chương trình CT.2019.06. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường, Ngô Ngọc Hải, 2015. Đa dạng các loài Ếch cây (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) ở tỉnh Hòa Bình. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6. [2]. Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường, Ngô Ngọc Hải, 2016. Thành phần loài lưỡng cư ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình. Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ 3. [3]. Đỗ Tước, Dương Anh Tuấn, 2003. Nghiên cứu tính khả thi của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình. [4]. Bernardes M., Le D.M., Nguyen Q.T., Pham T.C., Pham V.A., Nguyen T.T., Rödder D., Bonkowski M. and Ziegler T., 2020. Integrative taxonomy reveals three new taxa withinthe Tylototriton asperrimus complex (Caudata, Salamandridae) from Vietnam. ZooKeys 935: 121-164. [5]. Frost D.R., 2020. Amphibian species of the world: An online reference. Version 6.0 (accessed in April 2020), Electronic Database accessible at http://research. amnh.org/herpetology/amphibia/index.html, American Museum of Natural History, New York, USA.
  5. 90 Sùng Bả Nênh*, Sổm Phone Chittyvong, Phạm Văn Anh [6]. Glaw F. and Vences M., 2007. A file guide the Amphibians and Reptiles of Madagascar. Third Edition. Frosch verlag, Cologne. [7]. Lathrop A., Murphy W.R., Orlov L.N. & Ho T.C., 1998. Two new species of Leptolalax (Anura: Megophryidae) from northern Vietnam. Amphibia-Reptilia 19: 253-267. [8]. Le T.D., Do Q.H., Le T.D., Luu Q.V. and Luong V.H., 2008. Survey report on vertebrate fauna of Ngoc Son - Ngo Luong nature reserve Lac Son, Vu Ban district, Hoa Binh Province, Vietnam. Ngoc Son - Ngo Luong project: 99 pp. [9]. Luong M.A., Nguyen Q.H., Le T.Dz., Nguyen H.L.S. and Nguyen Q.T., 2019. New records of amphibians (Anura: Megophryidae, Ranidae) from Dien Bien Province, Vietnam. Herpetology Notes, 12: 375-387. [10]. Luu Q.V., Le X.C., Do Q. Huy., Hoang T.T., Nguyen Q.T., Bonkowski M. and Ziegle T., 2014. New records of Amphibians from Thuong Tien Nature Reserve, Hoa Binh Province, Vietnam. Herpetology Notes, Volume 7: 51-58. [11]. Nguyen T.T., Pham T.C., Nguyen Q.T., Ninh T.H. and Ziegler T., 2017. A new species of Rhacophorus (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) from Vietnam. Asian Herpetological Research 2017 8(4): 221-234. [12]. Nguyen Q.T., Pham T.C., Nguyen T.T., Ngo N.H. and Ziegler T., 2016. A new species of Theloderma (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) from Vietnam. Zootaxa 4168 (1): 171-186. [13]. Nguyen V.S., Ho T.C., Nguyen Q.T., 2009. Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira. Frankfurt am Main. [14]. Pham V.A., Pham T.C., Doan D.L., Ziegler T. and Nguyen Q. T., 2019. New records of Megophryids (Amphibia: Anura: Megophryidae) from Son La Province, Vietnam. [15]. http://csdldautuhoabinh.com/Tong-quan/TONG-QUAN-VE-TINH-HOA-BINH-tt (truy cập ngày 07/8/2020). NEW RECORDS OF Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998) FROM HOA BINH PROVINCE, VIETNAM Sung Ba Nenh, Som Phone Chittyvong, Pham Van Anh Tay Bac University - TBU, Quyet Tam Ward, Son La City, Son La Province Email: sungbanenhttb@gmail.com Abstract: Based on data collected in June, 2020 from a study conducted in Da Bac District, HoaBinh Province, this paper presents several initial findings from morphological and ecological perspectives of Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy,Orlov, and Ho, 1998), a newly recorded amphibians species. As a result of this study, the number of amphibians species scientifically documented in Hoa Binh province increases to 51 in this province. In addition, we provide furthermorphological, and ecological data for this newly recorded species. Keywords: Anura, Leptobrachella sungi, Hoa Binh, new records.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2