intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải chi tiết đề thi ĐH 09 KA_môn hóa 12

Chia sẻ: Đinh Văn Mậu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

588
lượt xem
185
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đáp án chi tiết cho đề thi tuyển sinh đại học - cao đẳng năm 2009 môn hóa học - mã đề 825 của Vũ Khắc Ngọc.Tài liệu rất hay và bổ ích dành cho học sinh hệ trung học phổ thông tham khảo ôn tập và củng cố kiến thức. Hy vọng tài liệu này se giúp các bạn thí sinh trang bị kiến thức đầy đủ để tự tin bước vào kỳ thi đầy thành công và thắng lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải chi tiết đề thi ĐH 09 KA_môn hóa 12

  1. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 ĐÁP ÁN CHI TIẾT CHO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐH – CĐ NĂM 2009 MÔN HÓA HỌC – MÃ ĐỀ 825 Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba=137; Pb = 207. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1 : Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là A. 240. B. 120. C. 360. D. 400. # Đáp án C. Phân tích đề bài: Cho hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa H+ và NO -3 → cần kết hợp phương pháp Bảo toàn electron – điện tích và sử dụng Phương trình ion thu gọn trong giải toán. Hướng dẫn giải: Dễ dàng nhẩm được n Fe = 0,02 mol; n Cu = 0,03 mol vµ n e cho tèi ®a = 0,12 mol Thay vào pt ion thu gọn: 4H + + NO3− + 3e → NO + 2H 2 O ta dễ dàng nhận thấy H+ và NO -3 còn dư, do đó kim loại đã tan hết thành Fe3+ và Cu2+ 4 n H+ d− = 0,4 × 0,5 × 2 - 0,12 × = 0,24 mol = n OH- cÇn ®Ó trung hßa 3 Kết tủa thu được là Fe(OH)3 và Cu(OH)2 mà theo Bảo toàn điện tích thì: n OH- trong kÕt tña = n ®iÖn tÝch d−¬ng cña ion kim lo¹i = n e cho = 0,12 mol Do đó, n OH - cÇn = 0,24 + 0,12 = 0,36 mol → V = 360 ml Nhận xét: - Bài tập về phương pháp Bảo toàn electron kết hợp với Bảo toàn điện tích và sử dụng phương trình ion thu gọn thuộc loại bài tập khó trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, đề bài này vẫn còn khá “truyền thống” và khá “hiền”, có nhiều cách để khiến bài toán trở nên lắt léo hơn như: + Cho H+ và NO -3 không dư, dung dịch thu được có Fe2+, Fe3+ và Cu2+ + Dung dịch kiềm dùng Ba(OH)2 để có thêm kết tủa BaSO4 + ….. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  2. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 - Về đáp án gây nhiễu thì đáp án 120 ml là hợp lý (dùng trong trường hợp thí sinh quên không tính tới OH- tham gia phản ứng trung hòa), có thể thay đáp án 240 ml bằng đáp án 100 ml (do V tối thiểu nên thí sinh có thể nghĩ đến chuyện Fe(OH)2 – 0,02 mol và Cu(OH)2 – 0,03 mol) Câu 2 : Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 1400C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là A. 18,00. B. 8,10. C. 16,20. D. 4,05. # Đáp án B. Phân tích đề bài: Nhận thấy 2 este này là đồng phân của nhau → có cùng M và dễ dàng tính được số mol. Hướng dẫn giải: 66, 6 Ta có n este = = 0,9 mol = n r−îu 74 o Phản ứng tách nước tạo ete có tỷ lệ: 2R−îu ⎯⎯⎯⎯⎯ H2 SO4 , 140 C → 1Ete + 1H2 O 1 Do đó, n H2 O = n r−îu = 0,45 mol → m = 18 × 0,45 = 8,1g (giá trị này có thể nhẩm được) 2 Nhận xét: - Đề bài này cũng khá “hiền”, có thể biến bài toán trở nên lắt léo hơn bằng cách thay điều kiện 1400C bằng 1800C, khi đó CH3OH là 1 rượu không tách nước tạo anken được, nếu thí sinh chủ quan chỉ viết ptpư ở dạng tổng quát như trên thì rất dễ bị mắc phải sai sót và chọn phải đáp án nhiễu - Đáp án gây nhiễu của câu hỏi này khá tùy tiện, các giá trị 18 và 4,05 hơi vô nghĩa và dễ dàng loại trừ (người ra đề cứ chia đôi để ra đáp án nhiễu), đáp án nhiễu nhất nằm ở giá trị 16,2 – khá nhiều em chọn phải đáp án này. Câu 3: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. # Đáp án D. Ion Fe2+ có tính oxh chưa đủ mạnh để phản ứng với H2S (nếu là Fe3+ mới có phản ứng), kết tủa FeS tan trong HCl, do đó, phản ứng D không xảy ra theo cả hướng oxh – kh và trao đổi. Nhận xét: vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  3. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Câu hỏi này khá hay và rộng. Các đáp án nhiễu khá hay, nhằm vào các phản ứng khác nhau, trong đó có sự so sánh “đặc nguội – loãng nguội” và “CuCl2 – FeCl2”. Đáp án ít nhiễu nhất là đáp án B. Câu 4: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn –Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. # Đáp án C. Đây là một câu hỏi cơ bản về ăn mòn điện hóa, cả 3 điều kiện của ăn mòn điện hóa đã hội đủ. Do đó ta chỉ việc áp dụng nguyên tắc chung là: nguyên tố có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn. (chú ý là phải hiểu được bản chất oxh – kh của ăn mòn điện hóa, một số em hiểu một cách mơ hồ là “kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn” thì sẽ lúng túng với cặp Fe – C vì C không có trong dãy hoạt động của kim loại) Nhận xét: Câu hỏi này không khó nhưng cũng khá hay. Câu 5: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là A. 65,00%. B. 46,15%. C. 35,00% D. 53,85%. # Đáp án B. Hướng dẫn giải: Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố - quy đổi ta sẽ thấy đốt cháy hỗn hợp Y = đốt cháy hỗn hợp X, do đó ta coi như sản phẩm đốt cháy Y là từ phản ứng đốt cháy X (quy đổi) 7,84 11,7 Do HCHO chứa 1C nên n HCHO = n CO2 = = 0,35 mol và n H2 = - 0,35 = 0,3 mol 22,4 18 (HCHO khi cháy cho n H2O = nCO2 ) 0,3 Do đó, %VH2 = × 100% ≈ 46,15% (giá trị này có thể ước lượng được) 0,3 + 0,35 Nhận xét: Câu hỏi này khá quen thuộc và đơn giản, tương tự như các bài tập hiđro hóa hỗn hợp hiđrocacbon không no rồi đốt cháy. (nếu đề bài cho anđehit khác thì cần thêm 1 phép tính để tìm số mol của anđehit). Câu 6: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. # Đáp án C. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  4. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Chỉ duy nhất cặp Na2O và Al2O3 thỏa mãn điều kiện đã cho (NaAlO2 có tỷ lệ Na:Al = 1:1). Các trường hợp BaSO4 và BaCO3 đều có tạo ra kết tủa. Cu không thể tan hết trong dung dịch FeCl3 có cùng số mol. Nhận xét: - Câu hỏi này thực ra không khó nhưng nếu thí sinh không chú ý tới chi tiết “số mol bằng nhau” thì rất dễ chọn nhầm thành đáp án B. 2 vì sẽ tính thêm cặp: Cu và FeCl3 (chỉ tan nếu tỷ lệ số mol Cu : FeCl3 = 1 : 2). Đây là một kinh nghiệm quan trọng khi thi, cần phải rất chú ý tới các dữ kiện “thiếu, dư, tối thiểu, tối đa, vừa đủ, bằng nhau, …” - Nhờ dữ kiện “số mol bằng nhau” mà câu hỏi trở nên hay hơn và có tính phân loại hơn. Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. B. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4. C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4. # Đáp án D. Phân tích đề bài: do đề bài đã cung cấp cả khối lượng và số mol của hỗn hợp nên ta dễ dàng thấy bài toán phải làm bằng Phương pháp Trung bình (biện luận CTPT) kết hợp với Phương pháp Đường chéo (tính), chú ý chi tiết “có cùng số nguyên tử C” Hướng dẫn giải: * Các em chú ý chiều suy ra của mũi tên! Ta có thể viết chung trên cùng 1 sơ đồ này 2 ý: từ M trung bình → CTPT và từ M trung bình → số mol. * Ngoài cách làm trên, ta còn có thể làm bằng cách thử thay giá trị của từng đáp án để kiểm chứng số liệu. Nhận xét: Đây là một bài tập khá cơ bản về Phương pháp Trung bình, thí sinh có thể dễ dàng loại bỏ đáp án A và C (2 đáp án nhiễu khá vô duyên). Việc tính số mol bằng đường chéo thay cho giải hệ phương trình giúp tiết kiệm đáng kể thời gian làm bài. Câu 8: Xà phòng hóa hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là A. HCOOCH3 và HCOOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5. C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. # Đáp án D. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  5. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Phân tích đề bài: dễ dàng thấy bài toán có thể phải sử dụng Phương pháp Bảo toàn khối lượng (biết khối lượng của 3 trong 4 chất trong phản ứng), chú ý là cả 4 đáp án đều cho thấy 2 este đã cho là no, đơn chức (Phương pháp Chọn ngẫu nhiên) Phương pháp truyền thống: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: m NaOH = m muèi + m r−îu - m este = 1g 1 → n NaOH = = 0,025 mol = n r−îu = n muèi = n este (este ®¬n chøc) 40 2, 05 Do đó, M muèi = = 82 → axit trong este lµ CH 3COOH 0, 025 0, 94 và M r−îu = = 37, 6 → 2 r−îu trong este lµ CH 3OH vµ C 2 H 5 OH 0, 025 hoặc thay 2 bước tính M muèi và M r−îu bằng: 1,99 M este = = 79,6 → 2 este ph¶i lµ C 3 H 6 O 2 vµ C 4 H 8O 2 0,025 Căn cứ vào 4 đáp án thì chỉ có D là thỏa mãn. Phương pháp kinh nghiệm: Từ dữ kiện 2,05g ta có thể kết luận ngay axit trong este là CH3COOH (kinh nghiệm) hoặc chia thử để tìm số mol chẵn (CH3COONa có M = 82) → n este = n muèi = 0,025 mol (este ®¬n chøc) 1,99 M este = = 79,6 → 2 este ph¶i lµ C 3 H 6 O 2 vµ C 4 H 8O 2 → 2 r−îu lµ CH 3OH vµ C 2 H 5 OH 0,025 Nhận xét: - Đây là một bài tập khá cơ bản về phản ứng xà phòng hóa este và đã từng xuất hiện nhiều trong các đề thi ĐH những năm trước đây. Do đó, có thể đánh giá bài tập này là không khó. - Ở cách làm thứ nhất, nếu tìm Meste thì có thể tìm được ngay đáp án mà không cần tính M muèi , do đó, đáp án nhiễu nên có thêm HCOOC2H5 và HCOOC3H7 (thay cho đáp án B) để ép thí sinh phải tìm CTPT của muối. Câu 9: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2– m1=7,5. Công thức phân tử của X là A. C4H10O2N2. B. C5H9O4N. C. C4H8O4N2. D. C5H11O2N. # Đáp án B. Phân tích đề bài: bài tập phản ứng của aminoaxit với dung dịch kiềm hoặc axit có cho biết khối lượng của muối tạo thành thì ta thường áp dụng Phương pháp Tăng giảm khối lượng. Phương pháp truyền thống: vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  6. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Gọi CTPT của X dạng (H2N)a-R-(COOH)b ⎯⎯⎯ + HCl → ( ClH 3 N )a − R − ( COOH )b khối lượng tăng 36,5a gam ⎯⎯⎯→ + NaOH ( H 2 N )a − R − ( COONa )b khối lượng tăng 22b gam Do đó, 22b – 36,5a = 7,5 → a = 1 và b = 2 → X có 2 nguyên tử N và 4 nguyên tử O Phương pháp kinh nghiệm: Ta thấy 1 mol –NH2 → 1 mol –NH3Cl thì khối lượng tăng 36,5g 1 mol –COOH → 1 mol –COONa thì khối lượng tăng 22g thế mà đề bài lại cho m2 > m1 → số nhóm –COOH phải nhiều hơn số nhóm –NH2 * Cũng có thể suy luận rằng: 7,5 là 1 số lẻ (0,5) nên số nhóm –NH2 phải là 1 số lẻ, dễ dàng loại được đáp án C và D. Từ 4 đáp án, suy ra kết quả đúng phải là B. Nhận xét: Đây là một bài tập khá cơ bản và đơn giản về Phương pháp tăng giảm khối lượng, ý tưởng của bài toán khá hay chỉ tiếc là đáp án nhiễu chưa thực sự tốt, các đáp án A, C, D đều có thể loại dễ dàng nếu suy luận theo phương pháp kinh nghiệm, có thể thay bằng các đáp án khác như: C4H11O4N, C4H9O4N, C6H13O4N, … thì sẽ hay hơn rất nhiều. Câu 10: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710. # Đáp án B. Phân tích đề bài: bài tập về phản ứng của ion Zn2+ với dung dịch kiềm cần chú ý đến tính lưỡng tính của Zn(OH)2 và nên viết phản ứng lần lượt theo từng bước. Ở đây, lượng KOH trong 2 trường hợp là khác nhau nhưng lượng kết tủa lại bằng nhau → để Zn bảo toàn thì ở trường hợp 1, sản phẩm sinh ra gồm Zn(OH)2 và Zn2+ dư, còn ở trường hợp 2+ thứ 2, sản phẩm sinh ra gồm Zn(OH)2 và ZnO 2-2 . Hướng dẫn giải: Cách 1: Tính lần lượt theo từng bước phản ứng. Ở cả 2 trường hợp, ta đều có phản ứng tạo thành kết tủa: Zn 2+ + 2OH - → Zn(OH)2 ↓ (1) 1 0,11 × 2 với n Zn2+ = n OH- = = 0,11 mol 2 2 Ở trường hợp 2, còn có thêm phản ứng tạo ra ion zincat: Zn 2+ + 4OH - → ZnO 22 − (2) 1 (0,14 - 0,11) × 2 với n Zn2+ = n OH- (2) = = 0,015 mol 4 4 vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  7. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Do đó, n Zn2+ = 0,125 mol = n ZnSO4 → m = 161 × 0,125 = 20,125g Cách 2: Tính theo công thức. Từ phản ứng (1), ta thấy, trong trường hợp 1, n OH- (TH1) = 2n Zn(OH)2 ↓ (3) Ở trường hợp 2, ta có: n OH- (TH2) = 4n Zn2+ - 2n Zn(OH)2 ↓ (4) Cộng 2 vế của phương trình (3) và (4), ta có: n OH- (TH1) + n OH- (TH2) = 4n Zn2+ = (0,11 + 0,14) × 2 = 0,5 mol → n Zn2+ = 0,125 mol = n ZnSO4 Do đó, m = 20,125g Phương pháp kinh nghiệm: Vì trường hợp 1 KOH thiếu, trường hợp 2 KOH lại dư (so với phản ứng tạo kết tủa), do đó, số mol ZnSO4 phải nằm trong khoảng (0,11;0,14) và khối lượng ZnSO4 tương ứng phải nằm trong khoảng (17,71;20,125). Xét cả 4 đáp án thì chỉ có B là thỏa mãn. * Cách nghĩ này cho phép tìm ra kết quả mà hoàn toàn không cần phải tính toán gì đáng kể!!! Nhận xét: Đây là một bài tập khá quen thuộc về kim loại có oxit và hiđroxit lưỡng tính, nếu đã được hướng dẫn và rèn luyện tốt thì thực sự không quá khó, điều quan trọng nhất là xác định được đúng quá trình và sản phẩm của phản ứng sinh ra trong mỗi trường hợp. Đáp án nhiễu của câu hỏi chưa thực sự tốt, lẽ ra nên chọn các giá trị nằm trong khoảng (17,71; 22,54) như đã phân tích ở trên. Đáp án 12,375 thực sự là rất “vô duyên” khi số mol tương ứng, thậm chí còn rất lẻ !!? Câu 11: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là A. etilen. B. xiclopropan. C. xiclohexan D. stiren. # Đáp án C. Đây là một câu hỏi lý thuyết khá cơ bản và đơn giản, có thể xem là một câu cho điểm. (A và D có phản ứng cộng vào nối đôi, B có phản ứng cộng mở vòng) Câu 12: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam. # Đáp án D. Phân tích đề bài: bài tập phản ứng khử oxit kim loại bằng chất khí và cho biết khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng thường làm bằng phương pháp Tăng – giảm khối lượng, trong bài tập này cần chú ý chi tiết: Al2O3 không bị khử bởi các chất khử thông thường như CO. Phương pháp đặt ẩn – giải hệ phương trình: Gọi số mol 2 chất trong hỗn hợp đầu là a và b. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  8. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 ⎧m tr−íc = 80a + 102b = 9,1g ⎨ → a = b = 0,05 mol → mCuO = 4g ⎩msau = 64a + 102b = 8,3g Phương pháp Tăng – giảm khối lương: Ta có: m gi¶m = m O trong CuO = 9,1 - 8,3 = 0,8g → n O = n Cu = 0,05 mol → m CuO = 4g (nhẩm) Nhận xét: Đây là một bài tập khá cơ bản và đơn giản về Phương pháp tăng giảm khối lượng. Tuy nhiên, đề bài đã “không khéo” , lẽ ra có thể sửa đổi số liệu và cho thêm đáp án nhiễu để đánh vào chi tiết nhạy cảm của bài toán là Al2O3 không bị khử bởi CO thì sẽ lừa được nhiều thí sinh hơn ^^. Câu 13: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là A. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. C. CH3OH và C3H7OH. D. C2H5OH và CH3OH. # Đáp án A. Phân tích đề bài: ete đơn chức, mạch hở khi đốt cháy cho n CO2 = n H2O = 0,4 mol (nhẩm) → ete không no, 1 nối đôi → loại ngay đáp án C và D. Phương pháp truyền thống: Áp dụng bảo toàn nguyên tố và khối lượng, ta có: m O = 7,2 - m C - m H = 1,6g → n O = n ete = 0,1 mol (ete ®¬n chøc) → M ete = 72 (C 4 H 8O) Do đó, đáp án đúng là A. Phương pháp kinh nghiệm: Đề bài muốn thông qua phản ứng đốt cháy của 1 ete để tìm CTCT của cả 2 rượu → ete đó phải được tạo thành từ cả 2 rượu → Đáp án A là ete CH3-O-CH2-CH=CH2 (M = 72) và đáp án B là ete C2H5-O-CH2-CH=CH2 (M = 86), dễ dàng thấy chỉ có A là cho số mol ete tròn (0,1 mol) Nhận xét: Đây là một bài tập khá cơ bản và quen thuộc về ete (thầy đã cho làm một bài y hệt ở lớp học thêm). Đáp án nhiễu bài này chưa thật tốt khi đã để thí sinh dễ dàng loại đáp án C và D và có thể “mò” được một cách dễ dàng bằng phương pháp kinh nghiệm. Câu 14: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. C. FeS, BaSO4, KOH. D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. # Đáp án B. Câu hỏi này tương đối dễ, phần lớn thí sinh sẽ làm bằng phương pháp loại trừ: loại A vì có CuS, loại C vì BaSO4 và loại D vì KNO3. Tuy nhiên, có thể có nhiều thí sinh sẽ phải băn khoăn về vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  9. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 trường hợp HCOONa, đây là phản ứng theo kiểu “axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi dung dịch muối” (tạo ra chất điện ly yếu hơn). Câu 15: Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là A. 46x – 18y. B. 45x – 18y. C. 13x – 9y. D. 23x – 9y. # Đáp án A. Phương pháp truyền thống: Áp dụng phương pháp cân bằng electron, ta có: +8 3Fe 3 → 3Fe +3 + e × (5x - 2y) xN +5 + (5x-2y) → N x O y × 1 Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố N, ta có: n N trong HNO3 = n N trong muèi + n N trong N x Oy = 3 × 3 × (5x-2y) + x = 46x - 18y Phương pháp kinh nghiệm: Một số bạn có thể suy luận: để hệ số của H2O là số nguyên thì hệ số của HNO3 phải là số chẵn, xét cả 4 đáp án thì chỉ có A là thỏa mãn. Cách nghĩ này cho phép tìm ra kết quả mà hoàn toàn không cần phải tính toán gì!!! Tuy nhiên, cách nghĩ này hoàn toàn sai và nó chỉ “may mắn” đúng trong trường hợp này! Thực ra cả 3 đáp án (45x – 18y, 13x – 9y, 23x – 9y) đều có thể là số chẵn. Nhận xét: - Cân bằng phản ứng là một kỹ năng cơ bản của Hóa học, tuy nhiên, phương trình chứa chữ là một bài tập tương đối khó trong số các bài tập về cân bằng ptpư. - Nếu làm theo cách cân bằng thông thường thì đáp án nhiễu của câu hỏi này này cũng tương đối tốt, đáp án B là trường hợp thí sinh chỉ tính N trong muối mà quên mất N trong NxOy, đáp án D cũng rất nhiều thí sinh bị nhầm lẫn do rút gọn để được “số nguyên, tối giản”. Chú ý, hệ số của NxOy luôn là 1, không thể rút gọn. - Mặt khác, nếu đánh giá theo phương pháp kinh nghiệm thì đáp án nhiễu của câu hỏi này lại không thực sự tốt. Muốn câu hỏi trở lên khó hơn ta có thể thay Fe3O4 bằng một chất khử khác, ví dụ Zn, Fe và sử dụng nhiều đáp án nhiễu có nhiều hệ số chẵn hơn thì thí sinh thì không thể suy luận đơn giản theo kiểu chẵn – lẻ như phương pháp kinh nghiệm ở trên được nữa. Câu 16: Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là: A. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. B. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  10. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 C. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa. D. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. # Đáp án D. Áp dụng công thức tính độ bất bão hòa, ta dễ dàng có k = 4, trong đó có 3 liên kết π ở 3 gốc – COO-, chứng tỏ có 1 gốc axit là không no, 1 nối đôi. Từ đó dễ dàng loại đáp án A và C. Do 3 muối không có đồng phân hình học nên đáp án đúng là D. Nhận xét: Câu hỏi này hay và khá cơ bản trong các bài tập về xác định CTCT của este, ở đây, tác giả còn khéo léo đưa vào câu hỏi điều kiện có đồng phân hình học. Câu 17: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 13,5. B. 30,0. C. 15,0. D. 20,0. # Đáp án C. Hướng dẫn giải: Trong bài giảng về xác định CTPT chất hữu cơ, thầy đã cho các em công thức: mCO2 = m↓ - mdd gi¶m = 10 - 3,4 = 6,6g → n CO2 = 0,15 mol H % = 90% Sơ đồ phản ứng lên men: C 6 H12 O 6 ⎯⎯⎯⎯ → 2CO 2 0,15 × 180 Do đó, m = 2 = 15g 0, 9 Nhận xét: - Bài tập về phản ứng lên men rượu có liên quan đến hiệu suất là dạng bài tập cơ bản, quen thuộc và đã được khoanh vùng vào diện thường xuyên có mặt trong đề thi ĐH. Do đó, câu hỏi này không khó nhưng có thể bị nhầm lẫn trong tính toán. - Đáp án nhiễu 13,5 rơi vào trường hợp thí sinh quên không chia cho 0,9. Nên thay 2 đáp án nhiễu còn lại bằng các đáp án 27 – 30 (trong trường hợp thì sinh quên không chia 2 – hệ số của CO2 trong phản ứng) hoặc 12,15 – 24,3 (trong trường hợp thí sinh nhầm lẫn giữa chia cho 0,9 và nhân với 0,9), đáp án 20 của đề không mang nhiều ý nghĩa. Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là A. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2. B. C2H5OH và C4H9OH. C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. D. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. # Đáp án C. Hướng dẫn giải: vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  11. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Từ tỷ lệ CO2 : H2O = 3 : 4 → dễ dàng suy ra CTPT trung bình của 2 ancol đã cho là C3H8Ox (no nên CTPT trùng với CT thực nghiệm), từ đó dễ dàng có đáp án là C (2 < 3 < 4) Nhận xét: Bài tập này rất cơ bản và rất dễ, đáp án nhiễu lại quá “hiền” nên càng làm cho bài toán trở nên dễ hơn. Đáp án B là quá vô duyên so với dữ kiện “đa chức” của đề bài. Có thể thay bằng đáp án C2H4(OH)3 và C4H8(OH)3 hoặc C2H4(OH)2 và C4H8(OH)3 để kiểm tra các kiến thức khác (điều kiện để rượu bền, khái niệm đồng đẳng, …) thì hay hơn. Câu 19: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam. D. 88,20 gam. # Đáp án A. Hướng dẫn giải: Khi phản ứng với kim loại hoạt động, ion H+ của axit bị khử theo phương trình: 2, 24 2H + + 2e → H 2 → n H2 SO4 = n H2 = = 0,1 mol (phản ứng vừa đủ) 22, 4 98 × 0,1 → m H2 SO4 = = 98g → m dd sau ph¶n øng = 98 + 3,68 - 0,1 × 2 = 101,48g 10% Nhận xét: Bài tập này rất quen thuộc và rất dễ, hầu hết các phép tính đều có thể nhẩm được dễ dàng. Câu 20: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là A. KMnO4. B. K2Cr2O7. C. CaOCl2. D. MnO2. # Đáp án B. Hướng dẫn giải: Trong phản ứng của HCl với chất oxh, Cl2 có thể sinh ra từ chất oxh và chất khử. Trong trường hợp của câu hỏi này, chỉ có CaOCl2 là chất oxh có chứa Cl. Xét riêng 3 chất còn lại, ta thấy, với cùng một chất khử, cùng quá trình oxh (Cl- → Cl2) thì số mol Cl2 nhiều nhất khi chất oxh nhận nhiều e nhất. Do đó, đáp án đúng là K2Cr2O7 (nhận 6e). So sánh với CaOCl2, ta tìm được đáp án đúng. Nhận xét: - Câu hỏi này khá quen thuộc (nếu các em chịu khó tham khảo tài liệu) và tương đối dễ nếu các em phân chia và hiểu được nguyên tắc trên. Nếu không hiểu được nguyên tắc đó thì dễ sa vào việc viết ptpư cho từng trường hợp, mất rất nhiều thời gian. Đáp án nhiễu mà nhiều em hay “chọn bừa” nhất là KMnO4. - Để câu hỏi trở nên khó hơn, có thể thay vào bằng các chất oxh có chứa Cl khác như KClO3 chẳng hạn. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  12. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 - Câu hỏi tương tự cũng khá quen thuộc và khó hơn là: cho 1 mol mỗi chất S, H2S, Cu, C, Al tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Chất nào cho nhiều khí SO2 nhất? Câu 21: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là A. CnH2n-1CHO (n ≥ 2). B. CnH2n-3CHO (n ≥ 2). C. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). D. CnH2n+1CHO (n ≥ 0). # Đáp án A. Hướng dẫn giải: Từ dữ kiện về phản ứng tráng gương, ta dễ dàng có tỷ lệ X : Ag = 1:2 về số mol → X là anđehit đơn chức → dễ dàng loại đáp án C. Từ dữ kiện về phản ứng Hiđro hóa, ta dễ dàng có tỷ lệ: X : H2 = 1:2 về số mol → X có 2 liên kết π, trong đó có 1 liên kết π ở nhóm chức -CHO → gốc Hỉđocacbon của X còn 1 liên kết π (không no, 1 nối đôi). Nhận xét: Câu hỏi này rất dễ, cũng là 1 câu cho điểm. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08. # Đáp án B. Phân tích đề bài: Bài toán về kim loại tác dụng với HNO3 thu được sản phẩm khí thì ta thường dùng Phương pháp bảo toàn electron để giải. Trong bài tập này, đề bài cho dữ kiện cả về số mol e cho (số mol kim loại) và số mol e nhận (số mol sản phẩm khí – có thể tính được), do đó, đề bài “có vẻ như thừa dữ kiện”. Trong những trường hợp này ta phải chú ý so sánh số e cho và số e nhận, với các kim loại có tính khử mạnh như Al, Mg, Zn thì còn phải chú ý đến sự có mặt của NH4NO3 trong dung dịch sau phản ứng. Phương pháp truyền thống: Dễ dàng có nY = 0,06 mol (nhẩm) và nAl = 0,46 mol Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp Y, ta có: N2 (M = 28) 8 1 0,03 mol 18 x 2 = 36 N2O (M = 44) 8 1 0,03 mol 44 + 28 * Có thể làm theo cách khác là: nhận thấy M Y = 36 = → N2 = N2O = 0,03 mol 2 So sánh số mol e cho và e nhận, ta có: vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  13. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 n e cho = 0, 46 × 3 = 1,38 mol > n e nhËn = 0,03 × 18 = 0,54 mol , do đó, trong dung dịch phải có 1,38 - 0,54 NH4NO3 với số mol tương ứng là: n NH4 NO3 = = 0,105 mol 8 Do đó, m = m Al + m NO + m NH NO = 12,42 + 62 × 1, 38 + 80 × 0,105 = 106,38g − 4 3 3 * Việc sử dụng đường chéo hoặc tính chất trung bình cộng thay cho giải hệ phương trình giúp rút ngắn đáng kể khối lượng tính toán trong bài. Phương pháp kinh nghiệm: Đề bài cho HNO3 dư – nghĩa là Al phải tan hết thành Al(NO3)3, do đó, khối lượng muối tối thiểu là: mAl(NO3 )3 = 0,46 × 213 = 97,98g , do đó đáp án C và D chắc chắn bị loại. Giữa A và B, ta xem có NH4NO3 không bằng cách: giả sử Y gồm toàn bộ là N2, khi đó: n e nhËn cña Y < n e nhËn gi¶ ®Þnh = 0,06 × 10 = 0,6 mol < n e Al cho = 1,38 mol → chắc chắn có NH4NO3 → mmuối > 97,98 → đáp án đúng phải là B * Cách làm này cho phép hạn chế tối đa việc tính toán, tất cả hầu như đều dựa trên suy luận và tính nhẩm (không cần tính số mol các khí trong Y, không cần tính số mol và khối lượng NH4NO3) Nhận xét: Đây là một dạng bài tập khó và có “cạm bẫy” ở chi tiết có NH4NO3 tuy nhiên, nó cũng là một kiểu bài rất quen thuộc và đã từng có mặt trong đề thi ĐH khối B năm 2008, do đó, câu này thực ra không quá khó. Khối lượng tính toán cũng không thực sự nhiều nếu thí sinh biết cách vận dụng các kỹ năng tính nhanh hoặc phương pháp kinh nghiệm. Câu 23: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là A. NO và Mg. B. N2O và Al C. N2O và Fe. D. NO2 và Al. # Đáp án B. Phân tích đề bài: Cũng như bài tập trước, bài toán về kim loại tác dụng với HNO3 thu được sản phẩm khí thì ta thường dùng Phương pháp bảo toàn electron để giải. Hướng dẫn giải: Từ M = 44, ta dễ dàng suy ra khí NxOy là N2O và loại trừ ngay 2 đáp án A và D. Khi đó: 0,9408 3, 024 n e cho = n e nhËn = × 8 = 0,336 mol → M= = 9n → n = 3 vµ M = 27 (Al) 22,4 0,336 n Nhận xét: - Bài tập này khá cơ bản trong số các bài tập về bảo toàn electron trong đề thi, học sinh có học lực trung bình vẫn có thể làm được. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  14. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 - Vì việc tìm được đáp án N2O là khá dễ dàng, nên lẽ ra câu hỏi chỉ cần yêu cầu xác định kim loại M, việc đưa thêm NxOy vào đáp án chỉ giúp thí sinh loại trừ đáp án A và D nhanh hơn. Đáp án A nên thay bằng N2O và Mg thì hay hơn. - Tuy nhiên, có một điểm đáng ghi nhận về đáp án nhiễu là tác giả đã khéo léo chọn giá trị 3,024 là bội chung của cả 27 và 56, do đó, nếu thí sinh dùng kinh nghiệm “chia cho số mol tròn” trong trường hợp này thì cả 2 đáp án B và C đều cho ra số tròn, tính nhiễu khá cao. Câu 24: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 8. B. 7. C. 5. D. 4. # Đáp án A. Phân tích đề bài: tương tự câu 9, bài tập phản ứng của aminoaxit với dung dịch kiềm hoặc axit có cho biết khối lượng của muối tạo thành thì ta thường áp dụng Phương pháp Tăng giảm khối lượng. Hướng dẫn giải: Với amin đơn chức, 1 mol amin (ví dụ: -NH2) khi phản ứng với HCl tạo thành muối (ví dụ - NH3Cl) thì khối lượng tăng 36,5g. 15 - 10 m 10 → n amin = → M amin = = = 73 → Amin lµ C 4 H11 N 36,5 n 5 36,5 Áp dụng “công thức tính nhanh số đồng phân chất hữu cơ”, ta dễ dàng tìm ra đáp án đúng là 8 (4 bậc 1, 3 bậc 2 và 1 bậc 3) Nhận xét: Câu hỏi này nếu chỉ hỏi đến xác định CTPT thì rất cơ bản, nhưng khi tác giả đã lồng thêm yêu cầu về tính số lượng đồng phân thì sẽ có không ít em sai, nhất là đồng phân của amin có nhiều bậc. Trong trường hợp này, nếu các em biết cách dùng công thức để tính số đồng phân thì kết quả thu được sẽ rất nhanh và chính xác. Câu 25: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. # Đáp án C. Áp dụng nguyên tắc phản ứng trong dãy điện hóa và quy tắc alpha, ta thấy: ion kim loại trong dung dịch sau phản ứng phải là những ion có tính oxh yếu nhất (kim loại tạo thành có tính khử yếu nhất), 2 ion đó phải là Zn2+ và Fe2+. Nhận xét: Câu hỏi này khá cơ bản và rất dễ, có thể xem là 1 câu cho điểm. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  15. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Câu 26: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. # Đáp án A. Phản ứng màu biure chỉ xảy ra đối với các peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên (tạo ra sản phẩm có màu tím đặc trưng). Nhận xét: Câu hỏi này khá dễ, mặc dù kiến thức về phản ứng biure không được diễn giải thật rõ ràng trong SGK và chắc cũng không nhiều học sinh quan tâm nhiều đến phản ứng này nhưng các em vẫn có thể tìm được đáp án đúng nhờ phương pháp loại trừ. Câu 27: Cho 6,72 gam Fe vào 400ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là A. 1,92. B. 0,64. C. 3,84. D. 3,20. Phân tích đề bài: Tương tự bài tập 1 và 22, bài toán về kim loại tác dụng với HNO3 thu được sản phẩm khí thì ta thường dùng Phương pháp bảo toàn electron để giải. Trong bài tập này, đề bài cho dữ kiện về số mol e cho (số mol kim loại) và số mol HNO3 tham gia phản ứng, ta nên sử dụng 4 công thức tính nhanh: n HNO3 = 4n NO = n e nhËn để tìm nhanh số mol e nhận, từ đó so sánh với số 3 mol e cho để rút ra các kết luận cần thiết về sản phẩm oxh tạo thành. Hướng dẫn giải: Cách 1: Tính toán theo trình tự phản ứng Dễ dàng tính nhẩm được: n HNO3 = 0,4 mol và nFe = 0,12 mol. Xét: Fe + 4HNO 3 → Fe(NO 3 )3 + NO + 2H 2 O , ta thấy, sau phản ứng, Fe còn dư 0,02 mol, do đó có thêm phản ứng: Fe + 2Fe3+ → 3Fe 2+ . Sau phản ứng này, n Fe 3+ cßn l¹i = 0,06 mol . Từ phản ứng hòa tan Cu: Cu + 2Fe3+ → Cu 2+ + 2Fe 2+ , ta dễ dàng có kết quả n Cu = 0,03 mol hay m Cu = 1,92g Cách 2: Áp dụng công thức và giải hệ phương trình Áp dụng công thức đã nêu ở phần phân tích, ta dễ dàng có số mol electron nhận tối đa là 0,3 mol. Trong khi đó, nFe = 0,12 mol → ne cho tối đa là 0,36 mol > ne nhận tối đa. Do đó, dung dịch sau phản ứng phải bao gồm cả Fe2+ và Fe3+ với số mol tương ứng là a và b. Từ giả thiết, ta có hệ phương trình: vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  16. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 ⎧ n Fe = a + b = 0,12 mol ⎨ → a = b = 0,06 mol ⎩ n e = 2a + 3b = 0,3 mol Cách 3: Áp dụng công thức và phương pháp đường chéo Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp dung dịch sau phản ứng, ta có: Fe2+ (cho 2e) 0,5 1 0,06 mol 0,3 = 2,5 0,12 Fe3+ (cho 3e) 0,5 1 0,06 mol 3+2 * Có thể làm theo cách khác là: nhận thấy e cho = 2,5 = → Fe2+ = Fe3+ = 0,06 mol 2 Cách 4: Quy đổi phản ứng Dựa vào các định luật bảo toàn, ta có thể coi các phản ứng trong bài toán là phản ứng của hỗn hợp (Fe, Cu) với dung dịch HNO3 vừa đủ để tạo thành sản phẩm cuối cùng là Cu2+ và Fe2+. Áp dụng công thức đã nêu ở phần phân tích, ta dễ dàng có số mol electron nhận là 0,3 mol. 0,3 - 2 × 0,12 → n e cho = 2n Fe + 2n Cu = n e nhËn = 0,3 mol → n Cu = = 0,03 mol hay 1,92g 2 * Cách làm này cho phép hạn chế tối đa việc tính toán, viết phương trình. Nhận xét: Đây là một dạng bài tập rất quen thuộc và không quá khó. Khối lượng tính toán cũng không thực sự nhiều nếu thí sinh biết cách vận dụng các kỹ năng tính nhanh và phương pháp kinh nghiệm, đặc biệt là phương pháp quy đổi. Câu 28: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21:2:4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. # Đáp án A. Kinh nghiệm tìm công thức thực nghiệm là tìm cách biến đổi cho các nguyên tố có số lượng ít (Oxi, Nitơ, các Halogen, ...) về dạng đơn vị (1). Do đó, ở đây ta nhân 4 để: mC : mH : mO = 84 : 8 : 16, do đó CTPT cần tìm là C7H8O. Dễ dàng có kết quả là 5 đồng phân (3 crezol, ancol benzylic và metoxibenzen) Nhận xét: Câu hỏi này khá dễ, có thể xem là một câu cho điểm. Tuy nhiên, các em cần lưu ý khi đếm số đồng phân, dễ nhầm với đáp án B. (có thể so sánh với C7H7Cl lại chỉ có 4 đồng phân) Câu 29: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  17. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 # Đáp án C. Các em thường nhớ 1 nguyên tắc là: chất vừa có tính oxh, vừa có tính khử thường là chất có mức oxh trung gian (chưa phải cao nhất, chưa phải thấp nhất). Nhưng còn 1 nguyên tắc nữa là: tính chất hóa học của 1 chất là do tính chất của các bộ phận cấu tạo nên chất đó và tương tác giữa các bộ phận đó gây ra (có thể là tính chất của các ion, của gốc – nhóm chức, của các nguyên tử, …) Câu hỏi này thực ra không khó, nhưng nếu các em không nắm vững nguyên tắc 2 thì sẽ bỏ quên mất trường hợp HCl và chọn nhầm vào đáp án A. Chú ý là HCl có cả tính oxh của H+ (trong phản ứng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động Hóa học) và tính khử của Cl- (trong phản ứng với chất oxh mạnh tạo ra Cl2). Câu 30: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Phân tích đề bài: - Bài toán nhiệt phân muối nitrat trong đó cho biết khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng → ta thường dùng phương pháp Tăng – giảm khối lượng. - Khi nhiệt phân muối nitrat → oxit thì sản phẩm khí sinh ra vừa đủ hấp thụ vào H2O để tạo ra HNO3. Hướng dẫn giải: Sơ đồ hóa phản ứng, ta có: Cu(NO3 )2 → CuO . Cứ 1 mol Cu(NO3 )2 phản ứng thì khối lượng giảm là: 62 × 2 - 16 = 108g 1, 62 mà theo đề bài thì m gi¶m = 6,58 - 4,96 = 1,62g → n Cu(NO3 )2 = = 0,015 mol 108 Bảo toàn nguyên tố N, ta dễ dàng có: n HNO = 0,03 mol → ⎡⎣ H + ⎤⎦ = 0,1M → pH = 1 3 * Việc sử dụng bảo toàn nguyên tố và hình dung về quá trình phản ứng(không viết ptpư) giúp rút ngắn đáng kể thời gian làm bài. Nhận xét: Bài tập này thuộc loại khá cơ bản về phương pháp Tăng – giảm khối lượng nhưng nếu các em ít kinh nghiệm và sa vào việc viết ptpư để tính thì sẽ làm tiêu tốn nhiều thời gian. Câu 31: Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. # Đáp án C. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  18. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Câu hỏi này rất dễ và có thể xem là 1 câu cho điểm. (đối với các loại nilon, các em nhớ là số chỉ của nó được ghi kèm tương ứng với số C trong monome, ví dụ: nilon-6 có monome gồm 6C, nilon-7 có monome gồm 7C, nilon-6,6 là sản phẩm đồng trùng ngưng của 2 loại monome cùng có 6C) Câu 32: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là A. metyl axetat. B. axit acrylic. C. anilin. D. phenol. # Đáp án D. Câu hỏi này rất dễ và có thể xem là 1 câu cho điểm. - Tác dụng được với NaOH → loại C - Tác dụng được với Br2 → loại A và C - Không tác dụng với dung dịch NaHCO3 → loại B Câu 33: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđrô, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A. 27,27%. B. 40,00%. C. 60,00%. D. 50,00%. # Đáp án B. Phương pháp truyền thống: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA. Hợp chất với Hiđro là H2X và oxit cao nhất là XO3. X 94,12 X 94,12 Từ giả thiết, ta có: = → = → X = 32 X+2 100 2 5,88 * Cách biến đổi tỷ lệ thức này thầy đã từng hướng dẫn trong quá trình giải đề thi ĐH-CĐ khối B năm 2008 32 Do đó, trong oxit XO3, ta có: %m X = × 100% = 40% (nhẩm được) 32+48 Phương pháp kinh nghiệm: Thực ra, với người làm bài nhiều kinh nghiệm thì có thể dự đoán được ngay nguyên tố X là S và có thể kiểm tra lại nhận định này một cách dễ dàng. Nhận xét: Đây là một dạng bài tập rất cơ bản của chương Bảng hệ thống tuần hoàn – lớp 10, cũng có thể xem đây là 1 câu cho điểm. Câu 34: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là: A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. C. C2H5OH, C2H4, C2H2. D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH. # Đáp án C. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  19. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Câu hỏi này vốn không khó nhưng có một số em đã không nhớ được phản ứng oxh C2H4: 1 C2H4 + O2 ⎯⎯⎯⎯⎯ PdCl2 , CuCl2 → CH 3CHO nên loại đã loại trừ đáp án C. Trong câu hỏi này, 2 đáp án B và D (este) bị loại trừ khá dễ dàng. Câu 35: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. # Đáp án C. Phân tích đề bài: Cho từ từ HCl vào dung dịch chứa CO32- vµ HCO-3 , phản ứng sẽ xảy ra lần lượt theo thứ tự: CO32- + H + → HCO 3- (1) vµ HCO 3- + H + → CO 2 ↑ + H 2 O (2) Hướng dẫn giải: Có thể tính toán lần lượt theo từng phản ứng hoặc dùng công thức: n CO2 = n H + - n CO2- = 0,2 - 0,15 = 0,05 mol → VCO2 = 1,12 lÝt (có thể nhẩm được) 3 * Công thức trên bắt nguồn từ: n H+ = n H + (1) + n H + (2) = n CO2- + n CO2 3 Nhận xét: Đây là dạng bài tập cơ bản và quen thuộc, không khó, nên kết hợp thêm một vài phản ứng khác để câu hỏi trở nên lắt léo hơn. Câu 36: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là: V V V V A. m = a − . B. m = 2a − . C. m = 2a − . D. m = a + . 5,6 11, 2 22, 4 5,6 Phân tích đề bài: Đề bài yêu cầu tìm mối quan hệ giữa khối lượng ancol bị đốt cháy với thể tích CO2 và khối lượng H2O sinh ra, mà ta đã biết: Ancol no, đơn chức, mạch hở (k = 0) khi đốt cháy sẽ cho n ancol = n H2O - n CO2 * Xem thêm công thức tổng quát hơn trong bài viết “Phương pháp phân tích hệ số” Phương pháp truyền thống: Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng, ta có: V a ⎛ V a ⎞ V m = mC + mH + mO = × 12 + ×2 + ⎜ - ⎟ × 16 = a - 22,4 18 ⎝ 22,4 18 ⎠ 5,6 Phương pháp kinh nghiệm: vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
  20. Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Trong bài viết “Đánh giá đầy đủ hơn ý nghĩa của phương pháp ghép ẩn số” thầy đã giới thiệu với các em 1 kết quả: “Khối lượng đốt cháy của hợp chất hữu cơ dạng CnH2n+2O = Khối lượng H2O – 4 lần số mol CO2”. Áp dụng công thức này vào bài toán, ta dễ dàng tìm được ngay đáp án đúng. Nhận xét: Đây là dạng bài tập cơ bản và quen thuộc, không khó, lẽ ra đề bài nên kết hợp thêm một vài phản ứng khác để câu hỏi trở nên lắt léo hơn. Câu 37: Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm? A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. # Đáp án B. Câu hỏi này không khó và các chất cần nhận biết đều khá quen thuộc, dễ dàng bắt gặp trong các bài tập nhận biết khác. * Kinh nghiệm làm bài cho thấy hầu hết các bài tập loại này thường cho đáp án đúng là nhận biết được tất cả các chất. Câu 38: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 3,940. B. 1,182. C. 2,364. D. 1,970. # Đáp án D. Phân tích đề bài: Khi cho từ từ CO2 vào dung kiềm, các phản ứng sẽ xảy ra lần lượt theo thứ tự: CO 2 + OH − → HCO -3 vµ HCO -3 + OH − → CO32- + H 2 O Hướng dẫn giải: Có thể tính toán lần lượt theo từng phản ứng hoặc dùng công thức: 4, 48 n CO2- = n OH − - n CO2 = (0,06 + 0,12 × 2) × 2 - = 0,1 mol (có thể nhẩm được) 3 22, 4 * Công thức trên bắt nguồn từ: n OH − = n OH − (1) + n OH − (2) = n CO2 + n HCO- 3 Do n CO 2- < n Ba 2+ → Ba2+ chưa bị kết tủa hết và n BaCO3 = n CO2− = 0,01 mol hay m = 1,97g 3 3 Nhận xét: Câu hỏi này lặp lại ý tưởng của câu 35 quá nhiều. Tuy nhiên, cần chú ý chi tiết Ba2+ chưa bị kết tủa hết để không chọn nhầm vào đáp án nhiễu. Đáp án nhiễu của câu hỏi này khá hợp lý. Câu 39: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu. vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/ Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2