intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị chẩn đoán của độ chênh Albumin máu và dịch màng bụng trong chẩn đoán phân biệt cổ trướng do xơ gan với các nguyên nhân khác

Chia sẻ: Văng Thị Bảo Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

122
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giá trị chẩn đoán của độ chênh Albumin máu và dịch màng bụng trong chẩn đoán phân biệt cổ trướng do xơ gan với các nguyên nhân khác trình bày tìm hiểu giá trị độ chênh albumin máu - dịch màng bụng (SAAG) chẩn đoán nguyên nhân cổ trướng và mối liên quan giữa SAAG với hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ trung bình SAAG ở BN xơ gan là 23,25 ± 7,69g/L; cổ trướng do lao hay ung thư là 7,11 ± 7,95g/L,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị chẩn đoán của độ chênh Albumin máu và dịch màng bụng trong chẩn đoán phân biệt cổ trướng do xơ gan với các nguyên nhân khác

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Summary<br /> THE VALUE OF TUMOR MARKER HE4 AND ROMA TEST IN<br /> DIAGNOSIS OVARIAN CANCER<br /> Objective of the study was to evaluate the sensitivity and specificity of tumor marker HE4 and<br /> ROMA test in diagnosis ovarian cancer. Correlation tumor marker HE4 and ROMA test with type<br /> and stage of malignancy. The results showed that the sensitivity of HE4 were 82.5%, the spescificity of HE4 were 90%. The sensitivity of ROMA test is 95%, the spescificity of ROMA test is<br /> 44,3%. HE4 is highest in serous tumors, endometrioid tumors. In conclusions, HE4 is having high<br /> value in diagnosis ovarian cancer. ROMA test is having high sensitivity.<br /> Keywords: ovarian cancer, tumor marker HE4, ROMA test<br /> <br /> GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA ĐỘ CHÊNH ALBUMIN MÁU<br /> VÀ DỊCH MÀNG BỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT<br /> CỔ TRƯỚNG DO XƠ GAN VỚI CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC<br /> Vũ Bích Thảo1, Trần Ngọc Ánh2<br /> 1<br /> <br /> Bệnh viện Bạch Mai, 2Trường Đại học Y Hà Nội<br /> <br /> Nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị độ chênh albumin máu - dịch màng bụng (SAAG) chẩn đoán nguyên<br /> nhân cổ trướng và mối liên quan giữa SAAG với hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Kết quả nghiên cứu<br /> cho thấy nồng độ trung bình SAAG ở BN xơ gan là 23,25 ± 7,69g/L; cổ trướng do lao hay ung thư là 7,11 ±<br /> 7,95g/L. Ngưỡng cắt của SAAG để phân biệt dịch thấm hay dịch tiết là 15,2g/L (AUROC = 0,812). Ngưỡng<br /> cắt của SAAG dự báo có giãn tĩnh mạch thực quản là 18,6g/L(AUROC = 0,82), dự báo xuất huyết tiêu hóa<br /> 19,7g/L(AUROC = 0,516). SAAG là xét nghiệm có giá trị phân biệt cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa<br /> và các nguyên nhân khác. Ở bệnh nhân xơ gan, SAAG có thể dự báo xuất hiện giãn tĩnh mạch thực quản,<br /> nhưng chưa đủ độ tin cậy dự báo xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản.<br /> Từ khóa: độ chênh albumin máu dịch màng bụng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xuất huyết tiêu hóa<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tăng áp lực tĩnh mạch cửa - một trong 2<br /> hội chứng chủ yếu của xơ gan với các biểu<br /> hiện: Xuất huyết tiêu hóa, tuần hoàn bàng hệ,<br /> cổ trướng, lách to…. Xuất huyết tiêu hóa là<br /> Địa chỉ liên hệ: Trần Ngọc Ánh, Bộ môn Nội tổng hợp,<br /> trường Đại học Y Hà Nội.<br /> Email: anhtn69@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 02/11/2013<br /> Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br /> <br /> 44<br /> <br /> một trong những biến chứng nặng của hội<br /> chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa với tỷ lệ tử<br /> vong hàng đầu ở bệnh nhân xơ gan (25 30%) [1]. Trên lâm sàng có nhiều xét nghiệm<br /> để đánh giá hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch<br /> cửa: siêu âm, nội soi, đo áp lực tĩnh mạch<br /> cửa, tĩnh mạch trên gan, đo áp lực tại búi giãn<br /> tĩnh mạch. Song song với những thăm dò này,<br /> các tác giả còn sử dụng các chỉ số khác nhau<br /> để đánh giá tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong<br /> đó chỉ số SAAG- độ chênh albumin máu và<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> dịch màng bụng (DMB) được đề cập nhiều<br /> nhất. SAAG được công bố lần đầu tiên năm<br /> 1983 bởi Runyon và cộng sự nghiên cứu trên<br /> 901 bệnh nhân cổ trướng: SAAG có giá trị<br /> chẩn đoán phân biệt dịch thấm và dịch tiết với<br /> độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 46% [2]. Runyon<br /> Donald, Hillebrand cho rằng SAAG có giá trị<br /> phát hiện tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong<br /> 96.7% các trường hợp [2]. Nghiên cứu khác<br /> của Bjelakovic trên 130 bệnh nhân xơ gan và<br /> 41 bệnh nhân ung thư màng bụng, tác giả<br /> nhận thấy SAAG có giá trị phân biệt dịch thấm<br /> và dịch tiết với độ nhạy cao 97.56% [3]. Trên<br /> thế giới, SAAG được áp dụng trong thực hành<br /> lâm sàng như một xét nghiệm thường quy để<br /> chẩn đoán cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch<br /> cửa và các nguyên nhân khác, cũng như để<br /> đánh giá hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch<br /> cửa. Ở Việt Nam, ngay tại các bệnh viện trung<br /> ương hàng đầu như bệnh viện Bạch mai vẫn<br /> chưa áp dụng chỉ số SAAG trong thực hành<br /> và cũng có rất ít nghiên cứu đánh giá vai trò<br /> của SAAG trong chẩn đoán hội chứng tăng áp<br /> lực tĩnh mạch cửa. Vì vậy, nghiên cứu nàỳ<br /> được tiến hành nhằm mục tiêu: Tìm hiểu giá<br /> trị của SAAG trong chẩn đoán nguyên nhân cổ<br /> trướng và mối liên quan giữa SAAG với một<br /> số triệu chứng của hội chứng tăng áp lực tĩnh<br /> mạch cửa.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 1. Đối tượng<br /> 178 bệnh nhân cổ trướng tại khoa Tiêu<br /> hóa bệnh viện Bạch Mai bao gồm: nhóm bệnh<br /> 107 bệnh nhân cổ trướng do xơ gan và nhóm<br /> chứng; 71 bệnh nhân cổ trướng dịch tiết do<br /> lao và ung thư màng bụng, thời gian từ tháng<br /> 11/2007 đến tháng 4/2012<br /> 1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> Nhóm cổ trướng do xơ gan: bệnh nhân<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> được chẩn đoán xơ gan khi có đủ hội chứng<br /> suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh<br /> mạch cửa. Giai đoạn bệnh được đánh giá<br /> theo phân loại Child Pugh (1991). Mức độ<br /> giãn tĩnh mạch thực quản được đánh giá theo<br /> phân loại của hiệp hội nội soi Nhật bản. Tĩnh<br /> mạch chủ giãn khi đường kính tĩnh mạch chủ<br /> > 13 mm, tăng dòng chảy tĩnh mạch chủ khi<br /> tốc độ > 20 cm/s [2, 4, 5, 6, 7, 8]<br /> Nhóm cổ trướng dịch tiết - Lao màng bụng<br /> và ung thư màng bụng (theo tiêu chuẩn của<br /> hiệp hội cổ trướng quốc tế) bệnh nhân được<br /> chẩn đoán lao màng bụng khi có một trong<br /> các dấu hiệu sau: tìm thấy vi khuẩn lao trong<br /> dịch màng bụng, nuôi cấy vi khuẩn lao trong<br /> dịch màng bụng (+), PCR dịch màng bụng với<br /> lao trong dịch màng bụng (+), mô bệnh học<br /> xác định tổn thương lao màng bụng. Bệnh<br /> nhân được chẩn đoán ung thư màng bụng khi<br /> có một trong các dấu hiệu sau: có tế bào ác<br /> tính trong dịch màng bụng, mô bệnh học xác<br /> định tổn thương ung thư màng bụng.<br /> 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân xơ<br /> gan có cổ trướng do nhiễm trùng dịch màng<br /> bụng hoặc cổ trướng do xơ gan ung thư hóa.<br /> Bệnh nhân không làm đủ các xét nghiệm.<br /> 2. Phương pháp: mô tả, tiến cứu.<br /> Xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, nội<br /> soi dạ dày tá tràng, siêu âm bụng được thực<br /> hiện tại bệnh viện Bạch mai. Albumin dịch<br /> màng bụng được làm tại Labo trung tâm<br /> trường Đại học Y Hà Nội.<br /> Bệnh nhân có Globulin máu < 50g/L SAAG<br /> = Albumin máu-AlbuminDMB bệnh nhân có<br /> Globulin máu > 50g/L: SAAG=[AlbuminmáuAlbuminDMB] * 0,16 + (Globulin huyết thanh +<br /> 2,5) [3].<br /> Đánh giá kết quả: SAAG >11g/L- SAAG<br /> cao, SAAG 11g/L<br /> <br /> 102<br /> <br /> 19<br /> <br /> SAAG < 11g/L<br /> <br /> 5<br /> <br /> 52<br /> <br /> SAAG có giá trị chẩn đoán dịch thấm và dịch tiết với Se - độ nhạy là 95,33%, Sp - độ đặc hiệu<br /> là 73,23%; PPV - giá trị dự báo dương tính 84.29%, NPV - giá trị dự báo âm tính 91,23%<br /> Bảng 2. Mối liên quan giữa SAAG và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa<br /> Nồng độ SAAG g/L<br /> <br /> ( X ± SD)<br /> <br /> SAAG < 11 - n<br /> <br /> SAAG > 11- n<br /> <br /> A( n = 2)<br /> <br /> 23,41± 6,52<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> B (n = 38)<br /> <br /> 25,20 ± 6,91<br /> <br /> 0<br /> <br /> 38<br /> <br /> C(n = 67)<br /> <br /> 27,11 ± 7,22<br /> <br /> 5<br /> <br /> 62<br /> <br /> Giãn<br /> TMTQ<br /> <br /> Có (n = 93)<br /> <br /> 25,17 ± 22,91<br /> <br /> 2<br /> <br /> 91<br /> <br /> Không (n = 14)<br /> <br /> 20,13 ± 14,12<br /> <br /> 3<br /> <br /> 11<br /> <br /> ĐK<br /> TMC<br /> <br /> > 13 (n = 59)<br /> <br /> 20,81 ± 7,51<br /> <br /> 2<br /> <br /> 57<br /> <br /> < 13 (n = 48)<br /> <br /> 20,32 ± 7,62<br /> <br /> 3<br /> <br /> 45<br /> <br /> Tốc độ<br /> TMC<br /> <br /> > 20(n = 46)<br /> <br /> 21,5 ± 5,2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 43<br /> <br /> < 20 (n = 61)<br /> <br /> 28,57 ± 5,1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 59<br /> <br /> 27,41 ± 12,11<br /> <br /> 0<br /> <br /> 40<br /> <br /> 20,7 ± 7,21<br /> <br /> 5<br /> <br /> 61<br /> <br /> Child<br /> Pugh<br /> <br /> XHTH<br /> <br /> Có (n = 41)<br /> Không (n = 66)<br /> <br /> * TMTQ: tĩnh mạch thực quản: ĐKTMC: điều kiện tĩnh mạch chủ; TMC: tĩnh mạch chủ; XHTH:<br /> xuất huyết tiêu hóa.<br /> SAAG trung bình ở bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thực quản, tốc độ tĩnh mạch chủ < 20cm/s,<br /> có xuất huyết tiêu hóa cao hơn nhóm không có giãn tĩnh mạch thực quản, tốc độ tĩnh mạch chủ<br /> > 20cm/s, không xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.<br /> 46<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> SAAG trung bình không khác biệt ở nhóm có đường kính tĩnh mạch chủ > 13 và tĩnh mạch chủ<br /> < 13 mm. Giữa SAAG và mức độ giãn tĩnh mạch thực quản không có mối tương quan với<br /> r = -0,021. SAAG không có mối tương quan với đường kính tĩnh mạch chủ r = -0,026. SAAG có<br /> mối tương quan thuận với tốc độ tĩnh mạch chủ với r = 0,42.<br /> <br /> Biểu đồ 1. Mối liên quan SAAG với hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa<br /> ở nhóm bệnh nhân xơ gan<br /> Tỷ lệ bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thực quản ở nhóm SAAG >11g/L cao hơn có ý nghĩa thống<br /> kê so với nhóm không có giãn tĩnh mạch thực quản.<br /> Tỷ lệ bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa ở nhóm SAAG >11g/L cao hơn không có ý nghĩa<br /> thống kê so với nhóm không có xuất huyết tiêu hóa Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng ở bệnh nhân<br /> có độ chênh albumin > 18g/L tỷ lệ bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cao hơn có ý nghĩa thống kê<br /> so với bệnh nhân có độ chênh albumin < 18g/L.<br /> Bảng 3. Giá trị ngưỡng chẩn đoán dịch thấm, dịch tiết, dự báo giãn tĩnh mạch thực quản<br /> và xuất huyết tiêu hóa<br /> Chẩn đoán<br /> <br /> Cut-off<br /> <br /> Se%<br /> <br /> Sp%<br /> <br /> PPV%<br /> <br /> NPV%<br /> <br /> AUROC<br /> <br /> Dịch thấm, dịch tiết<br /> <br /> 15,2<br /> <br /> 76<br /> <br /> 88<br /> <br /> 96<br /> <br /> 80<br /> <br /> 0,812<br /> <br /> Giãn tĩnh mạch thực quản<br /> <br /> 18,6<br /> <br /> 51<br /> <br /> 98<br /> <br /> 90<br /> <br /> 85<br /> <br /> 0,82<br /> <br /> Xuất huyết tiêu hóa<br /> <br /> 19,7<br /> <br /> 52<br /> <br /> 52<br /> <br /> 64<br /> <br /> 48<br /> <br /> 0,516<br /> <br /> Cut-off của SAAG có giá trị chẩn đoán dịch thấm dịch tiết tối ưu trong nghiên cứu chúng tôi là<br /> 15,2g/L với AUROC = 0,812. Cut-off dự báo giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan là<br /> 18,6g/L với AUROC = 0,82. Cut-off của SAAG dự báo xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan là<br /> 21,7 với AUROC = 0,516.<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ<br /> SAAG trung bình ở nhóm bệnh nhân xơ gan<br /> là 23,25 ± 7,69g/L, nhóm bệnh nhân lao, ung<br /> thư màng bụng là 7,11 ± 7,95g/L. Sự khác biệt<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết<br /> quả của chúng tôi phù hợp với Bjelakovic:<br /> SAAG ở nhóm xơ gan là 21,89 ± 8,3, nhóm<br /> chứng là 11,17 ± 7,13 [3]. Khi tính toán SAAG<br /> ở bệnh nhân xơ gan chúng tôi thu được<br /> 47<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 93/107 có SAAG cao, và 14/107 bệnh nhân có<br /> SAAG thấp. Nhưng khi tính SAAG hiệu chỉnh,<br /> chúng tôi thu được kết quả cao hơn 102 bệnh<br /> nhân có SAAG cao và 5 bệnh nhân có SAAG<br /> thấp. Cả 5 bệnh nhân này khi tiến hành nội soi<br /> đều có giãn tĩnh mạch thực quản ở các mức<br /> độ khác nhau và có 2 bệnh nhân đang bị xuất<br /> huyết tiêu hóa. Điều này có thể giải thích do:<br /> cả 5 bệnh nhân đều có albumin huyết thanh<br /> thấp < 20g/L, và đều có lượng huyết sắc tố<br /> < 90g/L làm cho huyết áp động mạch giảm<br /> dẫn tới áp lực tĩnh mạch cửa giảm. Trong 71<br /> bệnh nhân nhóm chứng có 19 bệnh nhân có<br /> độ chênh cao và 52 bệnh nhân có độ chênh<br /> thấp. Chúng tôi nhận thấy phần lớn những<br /> bệnh nhân có độ chênh cao đều có một phần<br /> nguyên nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa như<br /> suy tim, tắc tĩnh mạch trên gan, huyết khối<br /> tĩnh mạch cửa, gan nhiễm mỡ hoặc ung thư di<br /> căn gan. Điều này có ý nghĩa cho các bác sĩ<br /> trong lâm sàng khi chẩn đoán điều trị những<br /> bệnh nhân cổ trướng dịch tiết có SAAG cao,<br /> cần phải tìm thêm biến chứng huyết khối tĩnh<br /> mạch cửa.<br /> SAAG có vai trò như thế nào trong chẩn<br /> đoán dịch màng bụng do tăng áp lực tĩnh<br /> mạch cửa và dịch tiết. Trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi có 102 bệnh nhân xơ gan SAAG<br /> > 11g/L và 5 bệnh nhân có SAAG < 11g/L.<br /> Như vậy, SAAG với ngưỡng 11g/L dùng để<br /> phân biệt dịch thấm và dịch tiết, xét nghiệm<br /> này có Se 95,33%, Sp 73,22%; PPV 84,29%;<br /> NPV 91,23%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của<br /> chúng tôi đều thấp hơn so với Bjelakovic và<br /> Beg (Se: 97,56%; 94,73%, p < 0,001 Sp:<br /> 86,34% , 96%, (p < 0,001) [2; 3]. Adriviadis cho<br /> kết quả cao hơn chúng tôi với Se 98% và tác<br /> giả cho rằng SAAG là xét nghiệm đáng tin cậy<br /> để phân biệt cổ trướng do tăng áp lực tĩnh<br /> mạch cửa và cổ trướng do nguyên nhân khác.<br /> Chen, Albillos có nhận xét ngược lại SAAG là<br /> <br /> 48<br /> <br /> một xét nghiệm có độ đặc hiệu tốt-98.9% để<br /> phân biệt dịch thấm và dịch tiết nhưng độ<br /> nhạy chưa đủ cao 62,1% [6]. Chúng tôi đạt<br /> được cut-off SAAG chẩn đoán cổ trướng dịch<br /> tiết và dịch thấm trong nghiên cứu này là<br /> 15,2g/L với AUROC = 0,812 tương tự với<br /> ngưỡng dự báo chẩn đoán dịch thấm và dịch<br /> tiết của Bjelakovic là 15,86g/L [3].<br /> Nghiên cứu trên 107 bệnh nhân xơ gan<br /> chúng tôi nhận thấy SAAG chỉ có liên quan với<br /> một số triệu chứng của hội chứng tăng áp lực<br /> tĩnh mạch cửa: giãn tĩnh mạch thực quản, tốc<br /> độ tĩnh mạch cửa, xuất huyết tiêu hóa. SAAG<br /> không liên quan đến triệu chứng lách to, tuần<br /> hoàn bàng hệ, đường kính tĩnh mạch cửa<br /> (p > 0,05). Các nghiên cứu trên thế giới cho<br /> thấy SAAG có khả năng xác định sự có mặt<br /> của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa<br /> trong 96,7% các trường hợp [2]. Giá trị trung<br /> bình SAAG ở bệnh nhân có giãn tĩnh mạch<br /> thực quản, xuất huyết tiêu hóa cao hơn nhóm<br /> bệnh nhân không có giãn tĩnh mạch thực quản<br /> và không xuất huyết tiêu hóa, tuy nhiên sự<br /> khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p ><br /> 0,05). Giữa độ chênh albumin và búi giãn tĩnh<br /> mạch thực quản không có mối tương quan với<br /> r = -0,021. Chúng tôi đưa ra ngưỡng cut-off tối<br /> ưu của SAAG để dự báo giãn tĩnh mạch thực<br /> quản > 18,6g/L với AUROC = 0,82. cut-off<br /> SAAG trong nghiên cứu của chúng tôi cao<br /> hơn so với các tác giả khác. Entesar nghiên<br /> cứu trên 45 bệnh nhân xơ gan công bố cut-off<br /> dự báo giãn tĩnh mạch thực quản > 15,5 [5].<br /> Nghiên cứu của Torres và cộng sự có nhận<br /> xét tương tự chúng tôi giữa SAAG và búi giãn<br /> tĩnh mạch thực quản không có mối liên quan<br /> (p = 0,788). Tuy nhiên tác giả nhận xét búi<br /> giãn xuất hiện ở 68% bệnh nhân có độ chênh<br /> cao > 11 và không xuất hiện ở bệnh nhân có<br /> độ chênh thấp < 11 (p = 0,028). Ở các bệnh<br /> nhân có độ chênh cao thì búi giãn xuất hiện ở<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2