intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị của 18FDG-PET/CT trong phát hiện tổn thương tái phát/di căn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131I âm tính

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nghiên cứu giá trị chẩn đoán của FDG PET/CT trong phát hiện tổn thương tái phát/di căn BN UTTG biệt hóa có Tg huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131I âm tính. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị của 18FDG-PET/CT trong phát hiện tổn thương tái phát/di căn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131I âm tính

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> GIÁ TRỊ CỦA 18FDG-PET/CT TRONG PHÁT HIỆN TỔN THƢƠNG<br /> TÁI PHÁT-DI CĂN Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ TUYẾN GIÁP<br /> BIỆT HÓA CÓ NỒNG ĐỘ THYROGLOBULIN HUYẾT THANH CAO<br /> VÀ XẠ HÌNH TOÀN THÂN VỚI 131I ÂM TÍNH<br /> Bùi Quang Biểu*; Lê Ngọc Hà* và CS<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này nhằm nghiên cứu giá trị của FDG PET/CT trong phát hiện tổn thương tái phát<br /> và di căn ở 69 bệnh nhân (BN) ung thư tuyến giáp (UTTG) biệt hóa có thyroglobulin huyết thanh cao<br /> và xạ hình toàn thân (XHTT) với 131I âm tính, được chụp PET/CT và CT phát hiện tổn thương tái<br /> phát/di căn. Kết quả: PET/CT phát hiện được 92 tổn thương ở 43 BN (62,3%), nhiều hơn rõ rệt so<br /> với CT (39 tổn thương ở 26 BN (37,7%). FDG PET/CT có độ nhạy 87%, độ chính xác 88%, giá trị dự<br /> đoán âm 76%, cao hơn so víi CT (54,3%; 67,2% và 48,8%). Độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương<br /> tính của PET/CT (90,5% và 95,2%) tương đương với CT. Khi so sánh diện tích dưới đường cong<br /> ROC, FDG PET/CT có giá trị chẩn đoán tái phát/di căn ở BN UTTG biệt hóa tốt hơn rõ rệt so với CT.<br /> Ngưỡng SUV có giá trị cao chẩn đoán tổn thương tái phát/di căn là 4,5 với độ nhạy 92,3%, độ đặc<br /> hiệu 100%. FDG PET/CT giúp làm thay đổi chiến thuật điều trị ở 33/69 BN (47,8%).<br /> * Từ khóa: Ung thư tuyến giáp biệt hóa; FDG - PET/CT; Thyroglobulin.<br /> <br /> Value of 18FDG-PET/CT in detection of reccurent/metastatic<br /> lesions in post-surgical differentiated thyroid carcinoma<br /> patients with high serum thyroglobulin and negative 131I<br /> whole body scan<br /> Summary<br /> The object of this study was to evaluate value of FDG-PET/CT in detecting reccurent/metastatic<br /> lesions in post-surgical differentiated thyroid carcinoma (DTC) patients with high serum thyroglobulin<br /> and negative 131I whole body scanWe performed FDG-PET/CT in 69 post-surgical DTC patients with<br /> high serum thyroglobulin and negative 131I whole body scan whom already underwent 131I therapy in<br /> Department of Nuclear Medicine, 108 Hospital. Results: 92 lesions were detected in 43/69 patients<br /> (62.3%) with positive PET/CT scan compared to only 39 lesions in 26/69 patients (37.7%) detected<br /> on positive CT scan. The sensitivity, accuracy and NPV of FDG-PET/CT were 87%, 88% and 76%<br /> higher than those of CT (54.3%, 67.2% and 48.8%, respectively). Specificity and PPV of FDG-PET<br /> were similar to those of CT. SUVmax threshold with good diagnostic value were 4.5 (sensitivity<br /> 92.3%, specificity 100%). FDG-PET/CT had altered treatment plan in 33/49 patients (47.8%).<br /> * Key words: Differentiated thyroid carcinoma; FDG PET/CT; Thyroglobulin.<br /> * Bệnh viện TWQĐ 108<br /> Người phản hồi: (Corresponding): Lê Ngọc Hà (lengocha108@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/1/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 20/1/2014<br /> <br /> 146<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br /> <br /> Ung thư tuyến giáp là loại bệnh ung thư khá<br /> hiếm gặp, chiếm khoảng 1% các bệnh ung<br /> thư, nhưng chiếm 90% ung thư tuyến nội tiết<br /> và 70% tử vong ở BN ung thư nội tiết. UTTG<br /> biệt hóa chiếm 90% BN UTTG và thường có<br /> tiên lượng tốt do khả năng bắt giữ iod, nhưng<br /> có tỷ lệ tái phát và di căn xa sau điều trị khá<br /> cao. Sau khi được phẫu thuật cắt giáp toàn<br /> bộ và điều trị xóa mô giáp còn lại bằng 131I,<br /> BN UTTG biệt hóa được theo dõi bằng hai<br /> xét nghiệm chính: nồng độ thyroglobulin (Tg)<br /> huyết thanh và chụp xạ hình toàn thân<br /> (XHTT) với 131I để phát hiện tái phát, di căn<br /> và quyết định điều trị. Trên thực tế lâm sàng,<br /> khoảng 15 - 20% BN UTTG có nồng độ Tg<br /> huyết thanh cao, nhưng hình ảnh XHTT với<br /> 131<br /> I lại âm tính. Những BN này không đáp<br /> ứng với điều trị 131I và có tiên lượng xấu hơn<br /> BN có XHTT dương tính. Do XHTT với 131I<br /> không phát hiện được vị trí tổn thương tái<br /> phát/di căn ở nh÷ng BN này, nên cần sự trợ<br /> giúp của các phương pháp chẩn đoán hình<br /> ảnh khác. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho<br /> thấy vai trò chẩn đoán và tiên lượng của<br /> FDG-PET/CT ở BN UTTG biệt hóa có nồng<br /> độ Tg huyết thanh cao và XHTT với 131I âm<br /> tính. Tại Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện<br /> TWQĐ 108, chúng tôi đã điều trị-theo dõi cho<br /> hàng ngàn BN UTTG biệt hóa và nhận thấy<br /> việc xử trí BN UTTG biệt hóa có nồng độ Tg<br /> huyết thanh cao, XHTT với 131I âm tính vẫn là<br /> một vấn đề khó khăn trong thực hành lâm<br /> sàng.<br /> Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục<br /> tiêu: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của FDG<br /> PET/CT trong phát hiện tổn thương tái phát/di<br /> căn BN UTTG biệt hóa có Tg huyết thanh cao và<br /> xạ hình toàn thân với 131I âm tính.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 69 BN UTTG biệt hóa điều trị và theo dõi tại<br /> Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện TWQĐ 108<br /> (49 BN hồi cứu và 20 BN tiến cứu).<br /> Thời gian<br /> 8 - 2013.<br /> <br /> tiến<br /> <br /> hành:<br /> <br /> 4<br /> <br /> -<br /> <br /> 2010<br /> <br /> đến<br /> <br /> + BN UTTG biệt hóa đã phẫu thuật cắt toàn<br /> bộ tuyến giáp và điều trị bằng 131I.<br /> + Nồng độ Tg huyết thanh khi đã ngừng sử<br /> dụng hormon tuyến giáp xét nghiệm 2 lần cách<br /> nhau 3 ngày > 2 ng/ml (theo NCCN<br /> Guidelines, 2013).<br /> + Nồng độ kháng thể kháng Tg (A-Tg)<br /> 115 IU/ml.<br /> <br /> ≤<br /> <br /> + XHTT với 131I âm tính.<br /> + Không có thai và không có bệnh lý nặng<br /> kết hợp.<br /> + Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, theo<br /> dõi dọc, hồi cứu kết hợp tiến cứu.<br /> * Các bước tiến hành:<br /> - Chẩn đoán xác định UTTG biệt hóa bằng kết<br /> quả giải phẫu bệnh lý sau phẫu thuật.<br /> - BN được khai thác tiền sử bệnh, hồ sơ (sổ<br /> khám bệnh, giấy ra viện, biên bản phẫu<br /> thuật, kết quả giải phẫu bệnh lý sau phẫu<br /> thuật cắt giáp...) và thăm khám lâm sàng tỉ<br /> mỉ, giải thích mục đích, quy trình chụp hình,<br /> điều trị và theo dõi định kỳ.<br /> - Chẩn đoán giai đoạn theo Liên Ủy ban Ung<br /> thư Mỹ năm 2010 (AJCC 7).<br /> - Đo nồng độ Tg huyết thanh trên máy<br /> Elecsys (Hãng Roche) tại Khoa Sinh hóa,<br /> Bệnh viện TWQĐ 108.<br /> - Chụp XHTT với 131I: tiến hành 2 ngày sau<br /> uống 5 mCi 131I và đang ngừng hormon tuyến<br /> giáp để đạt TSH > 30 ml/l trên máy Gamma<br /> Camera Millennium MG (Hãng GE, Mỹ).<br /> - Chụp 18FDG PET/CT khi XHTT với 131I âm<br /> tính và BN vẫn đang ngừng hormon tuyến<br /> giáp. Liều 18FDG 0,14 - 0,2 mCi/kg tiêm tĩnh<br /> mạch. Hình ảnh PET/CT được trình bày và<br /> phân tích trên phần mềm chuyên dụng trên<br /> máy tính. Kết quả PET/CT được hai bác sỹ y<br /> học hạt nhân và bác sỹ chẩn đoán hình ảnh<br /> phân tích để đưa ra kết luận thống nhất.<br /> - Chiến thuật điều trị BN UTTG biệt hóa có<br /> Tg huyết thanh cao và XHTT với 131I âm tính<br /> dựa trên hình ảnh PET/CT: (1) Tổn thương<br /> <br /> 147<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> kích thước lớn, khu trú, có thể phẫu thuật:<br /> BN được chỉ định phẫu thuật, làm mô bệnh<br /> học xác chẩn; (2) Tổn thương kích thước lớn, ở<br /> nhiều vị trí, không thể phẫu thuật triệt để: kết<br /> hợp phẫu thuật và/hoặc xạ trị ngoài; (3) Tổn<br /> thương kích thước nhỏ (< 10 mm) ở các vị trí<br /> khó phẫu thuật hoặc không phát hiện tổn<br /> thương: cân nhắc điều trị 131I bổ sung hoặc<br /> theo dõi sát (wait and watch).<br /> - Nếu kết quả chụp PET/CT âm tính, tiếp tục<br /> theo dõi định kỳ BN sau mỗi 6 tháng: lâm<br /> sàng, Tg huyết thanh, siêu âm cổ.<br /> * Các tiêu chuẩn đánh giá:<br /> - Tiêu chuẩn kết quả PET/CT dương tính:<br /> xuất hiện tăng bắt giữ 18FDG khu trú xác định<br /> bằng giá trị hấp thu chuẩn hóa (SUV standardised uptake value) ≥ 3 g/ml và/hoặc<br /> hạch trên CT có kích thước ≥ 10 mm.<br /> - Tiêu chuẩn hạch nghi ngờ di căn trên CT:<br /> đường kính trục ngắn của hạch ≥ 10 mm.<br /> - Đối chiếu kết quả 18FDG PET/CT với thông<br /> tin thu được trong quá trình theo dõi BN, bao<br /> gồm kết quả giải phẫu bệnh lý bệnh phẩm<br /> phẫu thuật (tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán),<br /> kết quả chẩn đoán hình ảnh như siêu âm cổ,<br /> CT, diễn biến nồng độ Tg huyết thanh.<br /> - Thời gian theo dõi BN ít nhất 12 tháng. Nếu<br /> nồng độ Tg có xu hướng tăng lên trong quá<br /> trình theo dõi, BN được coi còn tổn thương<br /> tái phát/di căn. Nếu nồng độ Tg có xu hướng<br /> giảm dần và trở về < 10 ng/ml trong quá theo<br /> dõi, nồng độ Tg tăng có thể được coi là<br /> dương tính giả.<br /> - Căn cứ vào kết quả giải phẫu bệnh lý sau<br /> phẫu thuật và xu hướng Tg trong quá trình<br /> theo dõi BN, xác định BN UTTG có tái phát-di<br /> căn khi có một trong hai tiêu chuẩn sau: (1)<br /> Kết quả giải phẫu bệnh lý sau phẫu thuật xác<br /> nhận UTTG; (2) Nồng độ Tg huyết thanh tăng<br /> lên trong quá trình theo dõi.<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 18.0.<br /> - Tính toán các giá trị chẩn đoán của PET/CT<br /> và CT dựa vào bảng 2 x 2.<br /> - So sánh giá trị chẩn đoán của CT và<br /> PET/CT căn cứ vào diện tích dưới đường<br /> cong ROC (receiver operating characteristic).<br /> <br /> - Xác định ngưỡng SUV có giá trị chẩn đoán<br /> UTTG tái phát/di căn tốt nhất dựa vào phân<br /> tích đường cong ROC.<br /> - Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1: Tuổi, giới của BN nghiên cứu.<br /> (1)<br /> (n = 69)<br /> Tuổi trung bình<br /> (20-80)<br /> <br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> <br /> (2)<br /> (n = 13)<br /> <br /> Ữ (3)<br /> (n = 56)<br /> <br /> p (2,3)<br /> <br /> 47,7 ±<br /> 16,8<br /> <br /> 45,1 ±<br /> 12,4<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 45,6 ± 13,2<br /> <br /> < 45<br /> <br /> 36<br /> (52,2%)<br /> <br /> 8 (61,5%)<br /> <br /> 28 (50%)<br /> <br /> ≥45<br /> <br /> 33<br /> (47,8%)<br /> <br /> 5 (38,5%)<br /> <br /> 28 (50%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tuổi trung bình của BN nghiên cứu 45,6;<br /> nhóm tuổi < 45 và ≥ 45 chiếm tỷ lệ tương<br /> ứng (52,2% và 47,8%). BN nữ 81,2%, cao<br /> gấp 4 lần so với BN nam (18,8%). Chưa có<br /> sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung<br /> bình và phân bố nhóm tuổi giữa nam và nữ.<br /> Bảng 2: Thể mô bệnh học và chẩn đoán giai<br /> đoạn TNM.<br /> <br /> Thể mô<br /> bệnh học<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nhú<br /> <br /> 61<br /> <br /> 88,4<br /> <br /> Nhú-nang<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7,2<br /> <br /> Nang<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4,4<br /> <br /> I<br /> <br /> 26<br /> <br /> 37,7<br /> <br /> Giai đoạn<br /> bệnh theo<br /> TNM<br /> <br /> II<br /> <br /> 10<br /> <br /> 14,5<br /> <br /> III<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> IV<br /> <br /> 17<br /> <br /> 24,6<br /> <br /> Không đánh giá được<br /> <br /> 13<br /> <br /> 18,8<br /> <br /> UTTG thể nhú chiếm tỷ lệ đa số, UTTG giai<br /> đoạn I và IV chiếm tỷ lệ lớn (54,2% và<br /> 31,2%).<br /> Bảng 3: Số lần và tổng liều 131I đã điều trị và<br /> giá trị Tg, A-Tg trước chụp PET/CT.<br /> <br /> Số lần điều trị 131I<br /> Tổng liều<br /> điều trị (mCi)<br /> Tg (ng/ml)<br /> A-Tg (IU/ml)<br /> <br /> 131<br /> <br /> I<br /> <br /> ỐI<br /> THIỂU<br /> <br /> ỐI<br /> ĐA<br /> <br /> BÌNH<br /> ĐỘ LỆCH CHUẨN<br /> <br /> 2<br /> <br /> 10<br /> <br /> 3,5 ± 1,7<br /> <br /> 150<br /> <br /> 1400<br /> <br /> 468,6 ± 271,3<br /> <br /> 11,4<br /> <br /> 1000<br /> <br /> 218,3 ± 262,1<br /> <br /> 10<br /> <br /> 66,5<br /> <br /> 20,4 ± 10,7<br /> <br /> Số lần điều trị và tổng liều điều trị<br /> bình của BN nghiên cứu là 3,5 lần<br /> <br /> 131<br /> <br /> I trung<br /> và<br /> <br /> 148<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> 468,6 mCi. Nồng độ Tg huyết thanh trước<br /> chụp PET/CT dao động rất lớn (11,4 - 1000<br /> ng/ml), giá trị trung bình 218,3 ng/ml. Nồng<br /> độ A-Tg của tất cả BN nghiên cứu đều < 115<br /> IU/ml.<br /> Bảng 4: Đặc điểm tổn thương trên CT và<br /> PET/CT.<br /> CT<br /> Số BN phát hiện tổn thương<br /> <br /> PET/CT<br /> <br /> 26 (37,7%) 43 (62,3%)<br /> <br /> PET/CT có độ nhạy 87%, độ chính xác 88%,<br /> giá trị dự đoán âm tính 76% cao hơn rõ rệt so<br /> với CT (các giá trị tương ứng 54,3%; 67,2%<br /> và 48,8%). Độ đặc hiệu và giá trị dự đoán<br /> dương tính của cả hai phương pháp khá cao<br /> và tương đương nhau (PET/CT tương ứng là<br /> 90,5% và 95,2%, CT tương ứng là 95,2% và<br /> 96,2%).<br /> 100<br /> <br /> Số lượng tổn thương phát hiện<br /> <br /> 39<br /> <br /> 92<br /> <br /> Kích thước<br /> tổn thương<br /> (mm)<br /> <br /> Nhỏ nhất<br /> <br /> 5<br /> <br /> 4<br /> <br /> Lớn nhất<br /> <br /> 27<br /> <br /> 27<br /> <br /> 12,8 ± 4,3<br /> <br /> 9,6 ± 4,6<br /> <br /> 40<br /> <br /> SUV (g/ml)<br /> <br /> Nhỏ nhất<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 20<br /> <br /> Lớn nhất<br /> <br /> Sensitivity<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 28<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> AUC PET/CT 0,887<br /> AUC CT SCAN 0,748<br /> <br /> 80<br /> <br /> p = 0,001<br /> <br /> 60<br /> <br /> PET/CT<br /> CT SCAN<br /> <br /> 0<br /> <br /> 7,8 ± 5,3<br /> <br /> PET/CT phát hiện được 92 tổn thương ở 43<br /> BN (62,3%) nhiều hơn rõ rệt so với CT (39<br /> tổn thương ở 26 BN, 37,7%). Kích thước trung<br /> bình của tổn thương trên PET/CT là 9,6 mm,<br /> nhỏ hơn trên CT (12,8 mm). Giá trị SUV trung<br /> bình của tổn thương trên PET/CT là 7,8.<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 40<br /> <br /> 20<br /> <br /> 10<br /> <br /> PET/CT<br /> 4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 5<br /> <br /> 12<br /> <br /> Gi-êng<br /> Giường<br /> tuyÕn gi¸p<br /> <br /> tuyến giáp<br /> <br /> CT<br /> Sensitivity<br /> <br /> 50<br /> <br /> CT<br /> <br /> 5<br /> H¹ch<br /> cæ<br /> Hạch cổ<br /> <br /> Trung<br /> Trung<br /> thất<br /> thÊt<br /> <br /> Phæi<br /> Phổi<br /> <br /> Biểu đồ 1: Vị trí tổn thương phát hiện trên<br /> PET/CT và CT.<br /> <br /> 80<br /> <br /> 100<br /> <br /> Hình 1: So sánh đường cong ROC của<br /> PET/CT và CT trong chẩn đoán UTTG tái<br /> phát/di căn.<br /> Diện tích dưới đường cong ROC của<br /> PET/CT (0,887) lớn hơn của CT (0,748) có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,01). Điều đó cho thấy,<br /> PET/CT có giá trị tốt hơn CT trong chẩn đoán<br /> UTTG tái phát/di căn.<br /> SUV<br /> <br /> PET/CT<br /> <br /> 55 20<br /> <br /> 60<br /> <br /> 100-Specificity<br /> <br /> 100<br /> 80<br /> <br /> Sensitivity: 92.3<br /> Specificity: 100.0<br /> Criterion : >4.5<br /> <br /> 60<br /> AUC = 0,955<br /> <br /> 40<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> 20<br /> 0<br /> <br /> PET/CT phát hiện được nhiều tổn thương ở<br /> giường tuyến giáp, hạch cổ và trung thất hơn<br /> so với CT. Phát hiện được 5 tổn thương phổi<br /> trên cả CT và PET/CT.<br /> 48.8<br /> <br /> Giá trị dự đoán âm<br /> <br /> 76.0<br /> <br /> 96.2<br /> <br /> Giá trị dự đoán dương<br /> <br /> 95.2<br /> <br /> 67.2<br /> <br /> Độ chính xác<br /> <br /> 88.0<br /> <br /> 95.2<br /> <br /> Độ đặc hiệu<br /> <br /> CT<br /> PET/CT<br /> <br /> 90.5<br /> <br /> 54.3<br /> <br /> Độ nhạy<br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 40<br /> <br /> 60<br /> <br /> 87.0<br /> <br /> 80 100 120<br /> <br /> Biểu đồ 2: Giá trị chẩn đoán UTTG tái phát/di<br /> căn của CT và PET/CT.<br /> <br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 40<br /> 60<br /> 80<br /> 100-Specificity<br /> <br /> 100<br /> <br /> Hình 2: Đường cong ROC của giá trị SUV<br /> phát hiện tổn thương trên PET/CT trong chẩn<br /> đoán UTTG tái phát/di căn.<br /> Diện tích dưới đường cong ROC của giá trị<br /> SUV tổn thương trên PET/CT là 0,955, khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê với 0,5 (p < 0,001).<br /> Phân tích đường cong này cho thấy ngưỡng<br /> SUV thích hợp cho chẩn đoán UTTG tái<br /> phát/di căn là 4,5 (độ nhạy 92,3%; độ đặc<br /> hiệu 100%).<br /> Tuy nhiên, diện tích dưới đường cong ROC<br /> của kích thước tổn thương trên PET/CT là<br /> <br /> 149<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> 0,664, khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br /> với 0,5 (p > 0,05).<br /> * Thay đổi chiến thuật điều trị sau chụp<br /> PET/CT: phẫu thuật: 31 BN (44,9%); xạ trị<br /> ngoài: 2 BN (2,9%); tiếp tục điều trị 131I: 27<br /> BN (39,1%); theo dõi sát: 9 BN (13,1%).<br /> BÀN LUẬN<br /> Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng<br /> minh giá trị của 18FDG PET và PET/CT trong<br /> xác định vị trí bệnh tái phát hoặc di căn và<br /> thay đổi chiến thuật điều trị ở BN UTTG thể<br /> biệt hóa có nồng độ Tg huyết thanh tăng và<br /> XHTT âm tính. Nghiên cứu của Schlutter B<br /> và CS (2001) trên 64 BN UTTG có nồng độ<br /> Tg huyết thanh tăng, xạ hình âm tính được<br /> chụp 18FDG PET cho thấy 44 BN có kết quả<br /> 18<br /> FDG PET dương tính, trong đó 34 BN<br /> dương tính thật, từ đó dẫn tới thay đổi chiến<br /> thuật điều trị cho 19/34 BN (phẫu thuật<br /> và/hoặc xạ trị ngoài) và 20 BN có kết quả<br /> 18<br /> FDG PET âm tính. Giá trị dự báo dương<br /> tính của 18FDG PET là 83%, nhưng giá trị dự<br /> báo âm tính chỉ 25%. Nghiên cứu của Chung<br /> và CS (1999) ở 54 BN có XHTT với 131I âm<br /> tính được chụp 18FDG PET sau khi ngừng<br /> thyroxin cho thấy 18FDG PET có độ nhạy<br /> 93,9% và độ đặc hiệu 95,2%. Tác giả nhận<br /> thấy 18FDG PET phát hiện tỷ lệ di căn hạch<br /> cổ rất cao (87,9%), tỷ lệ di căn phổi, trung<br /> thất và xương thấp hơn (tương ứng 27,3%,<br /> 33,3% và 9,1%) ở những BN này. Gần đây<br /> nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của<br /> PET/CT trong cải thiện độ chính xác chẩn<br /> đoán so với PET đơn thuần ở BN UTTG.<br /> Palmedo H và CS (2006) nghiên cứu 40 BN<br /> UTTG có xét nghiệm Tg dương tính và XHTT<br /> âm tính thấy độ chính xác chẩn đoán của<br /> 18<br /> FDG PET/CT là 93%, cao hơn có ý nghĩa<br /> thống kê so với PET (78%) (p < 0,05).<br /> Nghiên cứu này cũng cho thấy, PET/CT cung<br /> cấp thông tin hữu ích hơn về vị trí tổn thương<br /> so với PET hoặc CT riêng lẻ và PET/CT đã<br /> làm thay đổi phương pháp điều trị ở 48% BN.<br /> Một nghiên cứu khác của Shammas S và CS<br /> (2007) trên 61 BN UTTG có Tg huyết thanh<br /> cao và XHTT âm tính cho thấy độ nhạy, độ<br /> đặc hiệu và chính xác chẩn đoán chung của<br /> 18<br /> FDG PET/CT tương ứng là 68,4%, 82,4%<br /> <br /> và 73,8%. PET/CT đã làm thay đổi phương<br /> pháp điều trị ở 44% BN, bao gồm phẫu thuật,<br /> xạ trị ngoài và điều trị hóa chất.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, 43/69 BN<br /> (62,3%) có kết quả PET/CT dương tính,<br /> trong khi chỉ có 26/69 BN (37,7%) có kết quả<br /> CT dương tính. PET/CT phát hiện được 92<br /> tổn thương ở 43 BN, nhiều hơn rõ rệt so với<br /> CT (39 tổn thương ở 26 BN). Tổn thương<br /> nhỏ nhất phát hiện được trên PET/CT có kích<br /> thước 4 mm, trong khi tổn thương nhỏ nhất<br /> trên CT có kích thước 5 mm. Kích thước<br /> trung bình của tổn thương trên PET/CT là 9,6<br /> mm, nhỏ hơn so với trên CT (12,8 mm). Điều<br /> này cho thấy ưu thế tuyệt đối của PET/CT<br /> trong việc phát hiện tổn thương tái phát/di<br /> căn ở BN UTTG biệt hóa có Tg cao và XHTT<br /> với 131I âm tính so với CT. PET/CT có ưu<br /> điểm kết hợp được cả hai khả năng chẩn<br /> đoán chuyển hóa của PET và chẩn đoán<br /> hình ảnh của CT. Thông thường, tiêu chuẩn<br /> để xác định nghi ngờ hạch cổ di căn trên CT<br /> là đường kính trục ngắn của hạch ≥ 1 cm.<br /> Tuy nhiên, 16/43 BN có kích thước tổn<br /> thương < 10 mm mà kết quả PET/CT dương<br /> tính, trong đó, 10 BN được phẫu thuật tổn<br /> thương UTTG tái phát/di căn. Do đó, nếu sử<br /> dụng tiêu chuẩn này để phân tích kết quả CT<br /> sẽ có nguy cơ bỏ sót tổn thương. PET/CT<br /> phát hiện được nhiều tổn thương ở cả<br /> giường tuyến giáp (20 tổn thương), hạch cổ<br /> (55 tổn thương) và trung thất (12 tổn thương)<br /> so với CT (tương ứng 10, 20 và 4 tổn<br /> thương). Trong 31 BN có kết quả PET/CT<br /> dương tính được phẫu thuật, 30 BN phát<br /> hiện UTTG, 1 BN không phát hiện tổn UTTG<br /> trên giải phẫu bệnh lý sau phẫu thuật. 3 BN<br /> có kết quả PET/CT âm tính được phát hiện di<br /> căn hạch cổ 6 - 12 tháng sau chụp PET/CT.<br /> Điều đó cho thấy PET/CT cũng có thể cho<br /> kết quả dương tính giả do tổn thương viêm<br /> tăng bắt giữ FDG hoặc âm tính giả do tổn<br /> thương vi di căn dưới ngưỡng phân giải của<br /> PET. Vì vậy, cần kết hợp phân tích kết quả<br /> PET/CT với thông tin về bệnh cảnh lâm sàng<br /> của BN, đối chiếu với phương pháp chẩn<br /> đoán khác cũng như cần tiếp tục theo dõi<br /> định kỳ lâm sàng, Tg huyết thanh, siêu âm cổ<br /> đối với BN có kết quả PET/CT âm tính.<br /> <br /> 150<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2