intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị của video điện não thời gian ngắn trong chẩn đoán các rối loạn kịch phát

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu có mục đích xác định giá trị của phương pháp video - EEG với thời gian ngắn trong chẩn đoán các loại rối loạn kịch phát. Nghiên cứu tiến hành trên 52 bệnh nhân có cơn co giựt hoặc có loạn động kinh phát được phân tích qua video EEG thời gian ngắn trong thời gian từ tháng 9/2009 đến 10/2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị của video điện não thời gian ngắn trong chẩn đoán các rối loạn kịch phát

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> GIÁ TRỊ CỦA VIDEO ĐIỆN NÃO THỜI GIAN NGẮN<br /> TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC RỐI LOẠN KỊCH PHÁT<br /> Nguyễn Thi Hùng*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu có mục đích xác định giá trị của phương pháp video – EEG với thời gian ngắn trong<br /> chẩn đoán các loại rối loạn kịch phát<br /> Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân có cơn co giựt hoặc<br /> có loạn động kinh phát được phân tích qua video EEG thời gian ngắn trong thời gian từ tháng 9/2009 đến<br /> 10/2010<br /> Kết quả: Qua kết quả video EEG, các cơn kịch phát được ghi nhận trong 26 trường hợp, có 7 cơn co giựt<br /> được xác định lại chẩn đoán. Đối chiếu chẩn đoán lúc nhập viện và kết quả video EEG cho thấy có sự tương hợp<br /> trong 25 trường hợp. Các cơn kịch phát được phân loại là rối loạn Tic (2), cơn động kinh cục bộ (3), cơn co cứng<br /> co giật toàn thể (3), ngất, giả động kinh (12), rung giật cơ ban đêm (6).<br /> Kết luận: Video EEG với thời gian ngắn là phương pháp chẩn đoán điện hiệu quả để ghi nhận chính xác các<br /> rối loạn kịch phát. Ưu điểm của kỹ thuật này là chi phí tương đối thấp, chẩn đoán chính xác mà không phải nhập<br /> viện để theo dõi trong thời gian >24 giờ<br /> Từ khóa: video – EEG, các rối loạn kịch phát, co giật do căn nguyên động kinh, ngất).<br /> ABSTRACT<br /> <br /> THE VALUE OF SHORT TERM VIDEO – EEG IN DIAGNOSIS OF PAROXYSMAL EVENTS<br /> Nguyen Thi Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 224 - 227<br /> Objective: The aim of this study was to evaluate the value of short term Video – EEG in order to verify the<br /> classification paroxysmal events.<br /> Patient and Methods: The prospective protocol, realized in Nguyen Tri Phuong Hospital, analyzed 52<br /> consecutive patients from 9/2009 - 10/2010. Video EEG was recording during short time (4-12h) to notify the<br /> correlation between clinical and EEG data.<br /> Results: Clinical episodes were observed in 21 patients (50%), seizes was reclassified in 7 cases. Clinical<br /> diagnosis on admission was suitable with video – EEG data in 21/52 cases . The type of paroxysmal events are: tic<br /> disorder, focal seizures, syncope, pseudo seizure, nocturnal myoclonies .<br /> Conclusion: Short term Video – EEG is an effective methods for recording the paroxysmal events. The<br /> advantage of this technical is low – cost, high accuracy to diagnosis, convenience for patient and family because it<br /> does not require hospitalization.<br /> Key words: Video – EEG, paroxysmal events, epileptic seizures, syncope.<br /> tình trạng lâm sàng và điện não đồ của các rối<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> loạn kịch phát. Phương pháp ghi điện não liên<br /> Video điện não là phương pháp chẩn đoán<br /> tục 24 giờ có giá trị chẩn đoán co giựt do căn<br /> không xâm phạm có đặc điểm ghi nhận trong<br /> nguyên động kinh và không do động kinh,<br /> một thời gian nhất định các tương quan giữa<br /> lượng giá tần suất cơn, phân loại cơn động kinh<br /> * BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Thi Hùng<br /> <br /> 224<br /> <br /> ĐT:<br /> <br /> Email:<br /> <br /> Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> và đánh giá trước phẫu thuật(1). Tuy nhiên,<br /> phương pháp này cũng có giới hạn là bất tiện<br /> cho bệnh nhân và người thân, đòi hỏi kỹ thuật<br /> viên theo dõi liên tục trong thơi gian dài và chi<br /> phí rất cao.<br /> Phương pháp ghi video điện não thời gian<br /> ngắn thường thực hiện trong vài giờ (4-8 giờ),<br /> thuận tiện cho bệnh nhân và thân nhân, kỹ<br /> thuật viên không tốn thời gian theo dõi và có<br /> thể thực hiện khi các cơn xảy ra vào bất cứ lúc<br /> nào theo gợi ý thời gian xuất hiện cơn của<br /> thân nhân, thầy thuốc hay người bệnh(2,4). Từ<br /> đầu những năm 90, các tác giả Valente,<br /> Comolly ở Âu Châu hoặc Gonigal, Runell ở<br /> Hoa Kỳ đã có nhiều nghiên cứu từ kỹ thuật<br /> ghi video điện não thời gian ngắn.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Trong thời gian 9/2009 đến 10/2010, chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng<br /> và điện não trên 52 trường hợp có rối loạn<br /> kịch phát được ghi nhận qua kỹ thuật video<br /> điện não. Máy điện não Neurofax 9200K….<br /> Của Nihonkoden được thực hiện trong thời<br /> gian từ 4 giờ - 8 giờ. Có 3 trường hợp được<br /> thực hiện trong 12 giờ vào giấc ngủ theo yêu<br /> cầu của bác sĩ điều trị. Các đặc điểm tiền căn,<br /> yếu tố nguy cơ, đặc điểm dân số , chẩn đoán<br /> của bác sĩ gửi đến được ghi nhận trên một<br /> biểu mẫu soạn sẵn. Đây là nghiên cứu mô tả<br /> cắt ngang trên 52 trường hợp có cơn co giật<br /> hoặc lâm sàng nghi ngờ có cơn co giật. Các<br /> trường hợp này đều được ghi trong tư thế<br /> nằm, trong phòng có máy điều hòa không khí,<br /> kết quả được đồng thuận bởi 3 bác sĩ thần<br /> kinh. Hình ảnh điện não xuất hiện cùng lúc<br /> trên màn hình có tách một phần ghi lại hình<br /> ảnh cơn co giật để thuận tiện đối chiếu và<br /> phân tích kết quả. Các nhóm được phân loại:<br /> là cử động kịch phát của mắt, nghi ngờ co<br /> giật, rung giật cơ, nghi ngờ các động tác định<br /> hình hay Tic, giả động kinh, các loạn động<br /> kịch phát trong giấc ngủ… Các bệnh nhân<br /> cũng được kích thích bằng nghiệm pháp ánh<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> sáng và tăng thông khí để phát hiện các rối<br /> loạn kịch phát trong quá trình ghi.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bảng 1<br /> Tuổi<br /> 0-20 21-50 >50<br /> 28 20<br /> 4<br /> <br /> Giới<br /> Nam<br /> Nữ<br /> 25<br /> 27<br /> <br /> Nơi cư trú<br /> Tp. Hcm Nơi khác<br /> 32<br /> 20<br /> <br /> Bảng 2<br /> Tiền căn bệnh lý<br /> Số lượng<br /> Đái tháo đường<br /> 03<br /> Động kinh<br /> 21<br /> Chấn thương sọ não<br /> 01<br /> Dị dạng mạch máu não<br /> 01<br /> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> 01<br /> Nhiễm ký sinh trùng TK TW<br /> 02<br /> Viêm não<br /> 00<br /> TBMMN<br /> 01<br /> Bại não<br /> 02<br /> Tăng huyết áp<br /> 03<br /> Bệnh tim mạch khác<br /> 01<br /> Bệnh lý khác<br /> 21 (có 2 trường hợp u não<br /> chưa phẫu thuật)<br /> <br /> Bảng 3<br /> Thời gian từ lúc có cơn giật đầu tiên đến lúc ghi EEG<br /> ≤ 1 năm<br /> ≥ 10 năm<br /> ≥ 15 năm<br /> 27<br /> 22<br /> 03<br /> <br /> Bảng 4<br /> Chẩn đoán lúc gửi đến<br /> Động kinh<br /> Ngất<br /> Nổi loạn tic<br /> Giả động kinh (pseudoseizure)<br /> Chẩn đoán khác (cơn hoảng loạn)<br /> <br /> Số ca<br /> 42/52<br /> 02/52<br /> 02/52<br /> 05/52<br /> 01/52<br /> <br /> Bảng 5<br /> Thời gian ghi video EEG<br /> 1 giờ - 3 giờ<br /> 4 giờ - 8 giờ<br /> >12 giờ<br /> <br /> Số ca<br /> 22/52<br /> 27/52<br /> 3/52<br /> <br /> Ghi chú: Những trường hợp theo dõi ngắn<br /> (1 giờ) do đã ghi được cơn hoặc bệnh nhân<br /> không hợp tác ghi tiếp.<br /> Những ca ghi trên 12 giờ thường do bác sĩ<br /> yêu cầu ghi ban đêm.<br /> Bảng 6<br /> Phù hợp lâm sàng<br /> Chẩn đoán lâm sàng<br /> <br /> Số ca<br /> 5/5<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> 100%<br /> <br /> Chẩn đoán ĐK/video có cơn và EEG có 12/42<br /> <br /> 26.1%<br /> <br /> Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br /> <br /> 225<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Phù hợp lâm sàng<br /> bất thường<br /> Chẩn đoán ĐK/video không có cơn và<br /> EEG có bất thường<br /> Chẩn đoán LS: TICS<br /> Không phù hợp LS<br /> Chẩn đoán LS: Động kinh (Video co cơn<br /> EEG BT)<br /> Không xác định<br /> Chẩn đoán LS: động kinh (video không<br /> cơn, EEG BT)<br /> Ngất (Video không cơn, RRG BT)<br /> <br /> Số ca<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> <br /> 06/42<br /> <br /> 14.3%<br /> <br /> 02/02<br /> <br /> 100%<br /> <br /> 7/42<br /> <br /> 16.7%<br /> <br /> 17/42<br /> 02/02<br /> <br /> 40.5%<br /> <br /> Cơn hoảng loạn<br /> <br /> 0<br /> <br /> 01/01<br /> <br /> Bảng 7<br /> Kiểu cơn<br /> Cơn toàn thể<br /> Rung giật cơ lúc ngủ<br /> Rung giật cơ<br /> Động kinh cục bộ phức tạp<br /> Tics<br /> Giả động kinh<br /> <br /> Số lượng<br /> 03<br /> 03<br /> 03<br /> 03<br /> 02<br /> 12<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Trong 52 trường hợp. tỷ lệ nam và nữ gần<br /> tương đương nhau (25/27), 32% trường hợp cư<br /> ngụ ở TP. Hồ Chí Minh. Các trường hợp đến ghi<br /> video EEG đều có thời gian trung bình bị động<br /> kinh dưới 1 năm. Phần lớn các bác sĩ gửi đến để<br /> xác định có phải cơn động kinh, sau đó là đề<br /> nghị phân biệt một số rối loạn vận động với cơn<br /> co giật do căn nguyên động kinh. Có 3 trường<br /> hợp được thực hiện video EEG qua đêm, số còn<br /> lại có thời gian thực hiện ngắn nhất là 1 giờ và<br /> trung bình các lần thực hiện ghi là 4 - 8 giờ.<br /> Kết quả cho thấy Video EEG xác định được<br /> các loại rối loạn kịch phát: động kinh (6 trường<br /> hợp), giả động kinh (12 trường hợp), rung giật<br /> cơ khi ngủ (3 trường hợp), rung giật cơ (5<br /> trường hợp), rối loạn Tic (2 trường hợp). Kiểu<br /> cơn của 6 trường hợp động kinh là cơn toàn thể<br /> (3 trường hợp), cơn cục bộ phức tạp (3 trường<br /> hợp).<br /> Có 21 trường hợp trong chẩn đoán lâm sàng<br /> nghi động kinh, ngất nhưng điện não đồ và<br /> video không ghi nhận các bất thường. Các<br /> trường hợp này cần thực hiện ghi theo qui trình<br /> <br /> 226<br /> <br /> của Video EEG thời gian dài (trên 72 giờ) để có<br /> thể bắt được cơn, đặc biệt ỡ những bệnh nhân có<br /> mật độ cơn thưa(3,4). Có 5 trường hợp ghi nhận<br /> được loại cơn khác với chẩn đoán của thầy<br /> thuốc, điều này giúp cho bác sĩ xác định lại chẩn<br /> đoán, điều chỉnh lại thuốc sử dụng hay ngưng<br /> dung thuốc (vì không phải là cơn động kinh).<br /> Có 6 trường hợp chỉ ghi nhận có đợt kịch phát<br /> trên EEG đơn thuần, các trường hợp này cần<br /> theo dõi thêm về lâm sàng và điện não 24 giờ.<br /> Video EEG cũng phát hiện được 12 trường hợp<br /> giả động kinh, do đó đây là một phương pháp<br /> ghi nhận khách quan giúp thầy thuốc và người<br /> thân có dữ liệu chứng minh các bản chất rối<br /> loạn tâm thần kinh chứ không phải là cơn động<br /> kinh(2,6).<br /> Phương pháp video điện não thời gian ngắn<br /> giúp chẩn đoán xác định cơn co giật, chẩn đoán<br /> phân loại động kinh và hội chứng động kinh,<br /> các vận động bất thường trong khi ngủ và các<br /> rối loạn kịch phát khác(1,3). Những trường hợp có<br /> chẩn đoán giả động kinh có phù hợp hoàn toàn<br /> giữa chẩn đoán lâm sàng và video điện não.<br /> Video EEG cũng giúp chẩn đoán loại trừ được<br /> động kinh ở 9 trường hợp, hướng dẫn cho thầy<br /> thuốc không cần sử dụng thuốc chống động<br /> kinh và loại trừ được các rối loạn kịch phát khác.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Từ tháng 6/2009, lần đầu tiên tại Việt Nam<br /> chúng tôi sử dụng kỹ thuật kỹ thuật Video<br /> EEG để chẩn đoán theo dõi các hoạt động<br /> kịch phát. Kỹ thuật này đã giúp chẩn đoán<br /> phân biệt các cơn co giật do động kinh với các<br /> cơn co giật do căn nguyên khác, chẩn đoán<br /> loại động kinh và hội chứng động kinh, các<br /> loạn động kịch phát trong giấc ngủ(4). Trong<br /> tương lai, kỹ thuật video EEG với thời gian<br /> dài trên 72 giờ sẽ góp phần vào công tác thăm<br /> dò chức năng điện sinh lý ở các bệnh nhân<br /> chuẩn bị cho phẫu thuật động kinh.<br /> <br /> Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Binnie CD, Rowan AJ, Overweg J, Meinardi H, Wisman T,<br /> Kamp A, et al. (1981): Telemetric EEG and video monitoring in<br /> epilepsy. Neurology 1981; 31 (3): 298-303.<br /> Connolly MB, Wong PK, Karim Y, Smith S, Farrell K. (1994):<br /> Outpatient video – EEG monitoring in children , Epilepsia<br /> 1994;35 (3): 477-81.<br /> Freitas A, Fiore L.A, Gronich G, Valerite K.D. (2003): The<br /> Diagnostic Value of short term video – EEG monitoring in<br /> childhood, Journal de Pediatria, 0021-7557.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> 6.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Mizrahi<br /> EM.<br /> (1984):<br /> Electroencephalographic/<br /> polygraphic/video monitoring in childhood epilepsy. J Pediatr;<br /> 105:1-9<br /> Rowan AJ, Seigel M, Rosenbaum DH. (1987): Daytime intensive<br /> and ambulatory monitoring. Neurology; 37 (3): 481-4.<br /> Watembery N., Tzipermann B and Coll, (2005): Adding video<br /> Recording increased the diagnostic yald of Routine Electro<br /> encephalograms in Children with frequent paroxysmal events,<br /> Epilepsias 46 (5) 716-719.<br /> <br /> Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br /> <br /> 227<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2