intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị tiên lượng của nồng độ estradiol tại ngày tiêm HCG với hội chứng quá kích buồng trứng sớm trong thụ tinh ống nghiệm

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ quá kích buồng trứng sớm và giá trị tiên lượng của nồng độ estradiol ngày tiêm hCG đối với hội chứng quá kích buồng trứng sớm trong thụ tinh ống nghiệm. Nghiên cứu tiến cứu gồm 2100 bệnh nhân hút noãn được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị tiên lượng của nồng độ estradiol tại ngày tiêm HCG với hội chứng quá kích buồng trứng sớm trong thụ tinh ống nghiệm

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA NỒNG ĐỘ ESTRADIOL TẠI<br /> NGÀY TIÊM hCG VỚI HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG<br /> SỚM TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM<br /> Nguyễn Xuân Hợi<br /> Bệnh viện Phụ sản Trung ương<br /> Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ quá kích buồng trứng sớm và giá trị tiên lượng của nồng<br /> độ estradiol ngày tiêm hCG đối với hội chứng quá kích buồng trứng sớm trong thụ tinh ống nghiệm. Nghiên<br /> cứu tiến cứu gồm 2100 bệnh nhân hút noãn được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1<br /> năm 2015 đến tháng 9 năm 2015. Kết quả cho thấy, tỷ lệ quá kích buồng trứng sớm là 28,8%. Nếu giá trị E2<br /> ngày tiêm hCG ≥ 5100(pg/ml) thì nguy cơ quá kích buồng trứng sớm mức độ nhẹ cao gấp 14,7 lần với độ<br /> nhậy 81%; độ đặc hiệu 79%. Giá trị E2 ngày tiêm hCG ≥ 6100(pg/ml) thì nguy cơ quá kích buồng trứng sớm<br /> mức độ trung bình cao gấp 14,0 lần với độ nhạy 80%; độ đặc hiệu 79%. Giá trị E2 ngày tiêm hCG là ≥<br /> 7100(pg/ml) thì nguy cơ quá kích buồng trứng mức độ nặng cao gấp 18,4 lần với độ nhạy 85%; độ đặc hiệu<br /> 83%. Nồng độ estradiol ngày tiêm hCG có giá trị tốt để tiên lượng đối với các mức độ của hội chứng quá<br /> kích buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm.<br /> Từ khóa: nồng độ estradiol; hội chứng quá kích buồng trứng<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Kích thích buồng trứng nhằm tạo nên sự<br /> <br /> của nồng độ estradiol do tế bào hạt của nang<br /> <br /> phát triển của nang noãn, sau đó chọc hút<br /> <br /> noãn sản xuất. Xác định nồng độ estradiol vào<br /> <br /> noãn và thụ tinh trong ống nghiệm. Một trong<br /> <br /> ngày tiêm hCG đã được chứng minh có liên<br /> <br /> những tác dụng không mong muốn của kích<br /> <br /> quan đến hội chứng quá kích buồng trứng [1 -<br /> <br /> thích buồng trứng là hội chứng quá kích<br /> <br /> 4]. Trong y văn và thực hành lâm sàng, định<br /> <br /> buồng trứng, thể hiện bằng sự tăng tính thấm<br /> <br /> lượng hàm lượng estradiol có vai trò quan<br /> <br /> thành mạch gây tràn dịch màng bụng, màng<br /> <br /> trọng để phát hiện bệnh nhân có nguy cơ với<br /> <br /> phổi, màng tim, cô đặc máu gây nguy hiểm<br /> <br /> hội chứng quá kích buồng trứng [5]. Tại Việt<br /> <br /> đến tính mạng người bệnh do khó thở, tắc<br /> <br /> Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu mối liên<br /> <br /> mạch, suy thận. Quá kích buồng trứng sớm<br /> <br /> quan của estradiol với sự xuất hiện của hội<br /> <br /> xảy ra trong vòng 10 ngày sau khi tiêm hCG.<br /> <br /> chứng quá kích buồng trứng, tuy nhiên chưa<br /> <br /> Tiêm hCG là bước cuối cùng của kích thích<br /> <br /> có nghiên cứu đưa ra ngưỡng dự báo hiệu<br /> <br /> buồng trứng để gây trưởng thành nang noãn<br /> <br /> quả giúp thầy thuốc lâm sàng có quyết định<br /> <br /> trước khi chọc hút, vào thời điểm này cùng với<br /> <br /> phù hợp như giảm liều tiêm hCG, thay thế<br /> <br /> sự phát triển của nang noãn là sự tăng cao<br /> <br /> hCG bằng GnRHa để gây trưởng thành nang<br /> noãn, không chuyển phôi và đông phôi toàn<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Xuân Hợi, Bệnh viện Phụ sản<br /> <br /> bộ hoặc nhập viện điều trị sớm các trường<br /> <br /> Trung ương<br /> <br /> hợp quá kích buồng trứng tránh nguy cơ diễn<br /> <br /> Email: doctorhoi@gmail.com<br /> Ngày nhận: 26/5/2016<br /> <br /> biến nặng [6; 7; 8]. Do vậy, nghiên cứu được<br /> <br /> Ngày được chấp thuận: 08/12/2016<br /> <br /> tiến hành với mục tiêu:<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 19<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 1. Xác định mức độ và tỷ lệ quá kích buồng<br /> trứng trong thụ tinh ống nghiệm.<br /> <br /> Cách thức tiến hành<br /> Bệnh nhân được thực hiện theo các quy<br /> <br /> 2. Xác định giá trị tiên lượng của nồng độ<br /> <br /> trình của thụ tinh ống nghiệm; được kích thích<br /> <br /> estradiol đối với hội chứng quá kích buồng<br /> <br /> buồng trứng và theo dõi sự phát triển của<br /> <br /> trứng sớm trong thụ tinh ống nghiệm.<br /> <br /> nang noãn bằng siêu âm đo kích thước nang<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> và định lượng hàm lượng estradiol ngày tiêm<br /> hCG. Khi có ít nhất 2 nang trứng có đường<br /> kính ≥18mm trên siêu âm thì tiêm 5000-10000<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> 2100 trường hợp thụ tinh ống nghiệm<br /> được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung<br /> ương từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 9 năm<br /> 2015.<br /> <br /> đơn vị hCG với các hàm lượng; 36 giờ sau<br /> tiêm hCG tiến hành hút noãn và chuyển phôi<br /> 72 giờ sau hút noãn.<br /> Tiêu chuẩn phân loại mức độ quá kích<br /> <br /> Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân được<br /> thực hiện thụ tinh ống nghiệm có định lượng<br /> nồng độ estradiol vào ngày tiêm hCG.<br /> Tiên chuẩn loại trừ: các trường hợp<br /> không gây trưởng thành noãn bằng hCG và<br /> không định lượng estradiol vào ngày tiêm<br /> hCG.<br /> <br /> buồng trứng theo Golan (1989) [9]:<br /> Mức độ nhẹ: kích thước buồng trứng 5 - 10<br /> cm, căng bụng, khó chịu, buồn nôn, nôn,<br /> ỉa chảy.<br /> Mức độ trung bình: 10 cm < kích thước<br /> buồng trứng (từ 10 cm đến dưới 12 cm), triệu<br /> chứng mức độ nhẹ + siêu âm có dịch cổ<br /> <br /> 2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến<br /> cứu.<br /> <br /> chướng có thể cả dịch màng phổi, khó thở.<br /> <br /> Cỡ mẫu nghiên cứu: Công thức tính cỡ<br /> mẫu nghiên cứu theo độ nhạy của một xét<br /> nghiệm [10].<br /> <br /> cm triệu chứng mức độ trung bình + cô đặc<br /> <br /> SN (1 - SN)<br /> 2<br /> <br /> n=z x<br /> <br /> Mức độ nặng: kích thước buồng trứng ≥ 12<br /> máu, tăng bạch cầu, thiểu niệu, tăng creatine<br /> máu, rối loạn chức năng gan.<br /> Phân loại thời điểm quá kích buồng trứng<br /> theo Mathur (2000) [11]: quá kích buồng trứng<br /> <br /> W2 x P<br /> z2: Hằng số của phân phối chuẩn. Với α =<br /> 0,05. Giá trị z2 = 1,962<br /> SN: độ nhạy mong muốn của nghiên cứu,<br /> giả thiết độ nhậy mong muốn là: 0,8.<br /> W 2: độ rộng của khoảng tin cậy 0,051.<br /> <br /> sớm khi triệu chứng xuất hiện trong vòng 10<br /> ngày sau khi tiêm hCG.<br /> Phân tích số liệu<br /> Xác định điểm cắt của nồng độ estradiol<br /> ngày tiêm hCG theo các mức độ của hội<br /> chứng quá kích buồng trứng sớm và muộn<br /> dựa vào độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới<br /> <br /> P: tỷ lệ quá kích buồng trứng. Theo En-<br /> <br /> đường cong.<br /> <br /> skog (1999) [8], tỷ lệ này là 11,4%.<br /> Từ công thức trên tính được cỡ mẫu<br /> nghiên cứu: n = 2054 đối tượng.<br /> <br /> 20<br /> <br /> 3. Đạo đức nghiên cứu<br /> Đây là nghiên cứu mô tả nên không can<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> thiệp vào bất cứ quy trình điều trị nào của<br /> <br /> được bảo mật hoàn toàn và chỉ sử dụng cho<br /> <br /> bệnh nhân. Thông tin cá nhân của bệnh nhân<br /> <br /> mục đích nghiên cứu.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br /> Bảng 1. Phân loại tuổi của đối tượng nghiên cứu<br /> Nhóm tuổi<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> < 25<br /> <br /> 109<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 25 - 29<br /> <br /> 615<br /> <br /> 29,3<br /> <br /> 30 - 34<br /> <br /> 768<br /> <br /> 36,6<br /> <br /> 35 - 39<br /> <br /> 460<br /> <br /> 21,9<br /> <br /> ≥ 40<br /> <br /> 148<br /> <br /> 7,0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 2100<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tuổi trung bình (nhỏ nhất - lớn nhất)<br /> <br /> 31,9 ± 4,8 ( 20 – 46 )<br /> <br /> Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 31,9 ± 4,8. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 20 tuổi và<br /> nhiều tuổi nhất là 46 tuổi.<br /> Bảng 2. Phân loại các nguyên nhân vô sinh<br /> Nguyên nhân vô sinh<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Do vòi tử cung<br /> <br /> 751<br /> <br /> 35,8<br /> <br /> Rối loạn phóng noãn<br /> <br /> 141<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> Lạc nội mạc tử cung<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> Nguyên nhân khác<br /> <br /> 21<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tinh trùng bất thường<br /> <br /> 347<br /> <br /> 16,5<br /> <br /> Không rõ nguyên nhân<br /> <br /> 836<br /> <br /> 39,8<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 2100<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nhóm nguyên nhân vô sinh do vòi tử cung chiếm tỷ lệ cao là 35,8%. Nguyên nhân vô sinh do<br /> rối loạn phóng noãn có 141 trường hợp chiếm 6,7% tổng số bệnh nhân.<br /> 2. Phân loại mức độ và tỷ lệ quá kích buồng trứng<br /> Tổng số có 2100 bệnh nhân được chọc hút trứng, trong đó có 605 trường hợp quá kích buồng<br /> trứng sớm.<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 21<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 3. Phân loại mức độ và tỷ lệ quá kích buồng trứng sớm<br /> Quá kích buồng trứng sớm<br /> Mức độ<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nhẹ<br /> <br /> 349<br /> <br /> 16,6<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 191<br /> <br /> 9,1<br /> <br /> Nặng<br /> <br /> 65<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> Tổng (n = 2100)<br /> <br /> 605<br /> <br /> 28,8<br /> <br /> Trong 2100 trường hợp thụ tinh ống nghiệm có 605 trường hợp quá kích buồng trứng sớm<br /> chiếm 28,8%. Trong đó quá kích buồng trứng sớm mức độ nhẹ chiếm 16,6%. quá kích buồng<br /> trứng sớm mức độ trung bình chiếm 9,1% và quá kích buồng trứng sớm mức độ nặng chiếm<br /> 3,1% tổng số bệnh nhân chọc trứng.<br /> 3. Xác định giá trị của nồng độ estradiol trung bình ngày tiêm hCG với hội chứng quá<br /> kích buồng trứng sớm<br /> Bảng 4. Xác định liên quan của nồng độ estradiol trung bình ngày tiêm hCG<br /> với hội chứng quá kích buồng trứng sớm<br /> Mức độ quá kích<br /> buồng trứng sớm<br /> <br /> n = 2100<br /> <br /> Giá trị trung bình của<br /> estradiol (pg/ml)<br /> <br /> Min<br /> (pg/ml)<br /> <br /> Max<br /> (pg/ml)<br /> <br /> Nhẹ<br /> <br /> 349<br /> <br /> 7061,07 ± 2623,37<br /> <br /> 1632<br /> <br /> 18657<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 191<br /> <br /> 8109,73 ± 2842,2<br /> <br /> 1367<br /> <br /> 21488<br /> <br /> Nặng<br /> <br /> 65<br /> <br /> 10643,6 ± 4116<br /> <br /> 2350<br /> <br /> 24948<br /> <br /> 1495<br /> <br /> 3702,4 ± 1951,0<br /> <br /> 79<br /> <br /> 12046<br /> <br /> Không<br /> <br /> quá<br /> <br /> kích<br /> <br /> p<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> Giá trị nồng độ estradiol ngày tiêm hCG trung bình tăng dần theo mức độ quá kích buồng<br /> trứng sớm, thấp nhất ở nhóm quá kích buồng trứng sớm mức độ nhẹ, tăng dần ở nhóm quá kích<br /> buồng trứng sớm mức độ trung bình và cao nhất ở nhóm quá kích buồng trứng sớm mức độ<br /> nặng. Sự khác biệt về nồng độ estradiol trung bình giữa các mức độ quá kích buồng trứng có ý<br /> nghĩa thống kê với p < 0,001.<br /> Giá trị E2 ngày hCG ≥ 5100(pg/ml) thì nguy cơ quá kích buồng trứng mức độ nhẹ cao gấp<br /> 14,7 lần với độ nhạy 81%; độ đặc hiệu 79%. Giá trị E2 ngày hCG ≥ 6100(pg/ml) nguy cơ quá<br /> kích buồng trứng sớm mức độ trung bình cao gấp 14,0 lần với độ nhạy 80%; độ đặc hiệu 79%.<br /> Giá trị E2 ngày hCG là ≥ 7100(pg/ml) thì nguy cơ quá kích buồng trứng mức độ nặng cao gấp<br /> 18,4 lần với độ nhạy 85%; độ đặc hiệu 83% (bảng 5).<br /> <br /> 22<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 5. Xác đinh giá trị tiên lượng của nồng độ estradiol ngày tiêm hCG với các mức độ<br /> của hội chứng quá kích buồng trứng sớm<br /> Mức độ quá khích<br /> buồng trứng sớm<br /> <br /> n<br /> <br /> Ngưỡng<br /> <br /> Độ<br /> nhạy<br /> <br /> Độ đặc<br /> hiệu<br /> <br /> AUC<br /> <br /> OR<br /> <br /> 95%CI<br /> <br /> Nhẹ<br /> <br /> 349<br /> <br /> ≥ 5100<br /> <br /> 81<br /> <br /> 79<br /> <br /> 0,87<br /> <br /> 14,7<br /> <br /> 11,0 - 19,7<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 191<br /> <br /> ≥ 6100<br /> <br /> 80<br /> <br /> 79<br /> <br /> 0,856<br /> <br /> 14,0<br /> <br /> 9,7 - 20,3<br /> <br /> Nặng<br /> <br /> 65<br /> <br /> ≥ 7100<br /> <br /> 85<br /> <br /> 83<br /> <br /> 0,895<br /> <br /> 18,4<br /> <br /> 9,9 - 34,2<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Xác định mức độ và tỷ lệ quá kích buồng<br /> trứng trong thụ tinh ống nghiệm: nghiên cứu<br /> 2100 trường hợp thụ tinh ống nghiệm cho<br /> thấy có 605 trường hợp quá kích buồng trứng<br /> sớm chiếm tỷ lệ là 28,8%; trong đó quá kích<br /> buồng trứng sớm mức độ nhẹ chiếm 18,8%;<br /> <br /> Tại Việt Nam, một nghiên cứu tại bệnh viện<br /> Phụ sản Trung ương cho thấy, tỷ lệ quá kích<br /> buồng trứng là 21,9%, trong đó tỷ lệ quá kích<br /> buồng trứng nhẹ là 14,4%; quá kích buồng<br /> trứng mức độ trung bình là 4,5% và quá kích<br /> buồng trứng mức độ nặng có tỷ lệ 3% [3].<br /> <br /> mức độ trung bình chiếm 9,1% và mức độ<br /> <br /> Các yếu tố có nguy cơ cao với hội chứng<br /> <br /> nặng chiếm 3,1% tổng số chu kỳ chọc trứng.<br /> <br /> quá kích buồng trứng bao gồm tiền sử quá<br /> <br /> Tỷ lệ quá kích buồng trứng nhẹ xuất hiện<br /> <br /> kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa<br /> <br /> khoảng 8 - 23% chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, tỷ<br /> <br /> nang, số lượng nang thứ cấp nhiều và nồng<br /> <br /> lệ quá kích buồng trứng mức độ trung bình là<br /> <br /> độ AMH cao [14].<br /> <br /> 1 - 7% và mức độ nặng khoảng 0,25 - 5 % [6].<br /> <br /> Trong khi kích thích buồng trứng, cùng với<br /> <br /> Năm 2002 ở Hoa Kỳ có 33% chu kỳ IVF được<br /> <br /> sự phát triển của nang noãn thì nồng độ estra-<br /> <br /> báo cáo có sự xuất hiện của hội chứng quá<br /> <br /> diol càng tăng cao. Vào giai đoạn cuối của<br /> <br /> kích buồng trứng mức độ nhẹ nghĩa là mức<br /> <br /> kích thích buồng trứng, đó là gây trưởng<br /> <br /> độ quá kích buồng trứng nhẹ chiếm một phần<br /> <br /> thành nang noãn bằng hCG thì nồng độ estra-<br /> <br /> ba số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm; quá<br /> <br /> diol được chứng minh là một marker tiên<br /> <br /> kích buồng trứng mức độ trung bình hoặc<br /> <br /> lượng hội chứng quá kích buồng trứng. Nhiều<br /> <br /> nặng xảy ra ở 3,1 – 8% các chu kỳ thụ tinh<br /> <br /> nghiên cứu cho thấy, nếu nồng độ estradiol<br /> <br /> ống nghiệm [2].<br /> <br /> ngày tiêm hGC ≥ 6000 pg/ml và trên 30 trứng<br /> <br /> Năm 2010, một nghiên cứu tại 25 quốc gia<br /> <br /> thì sẽ có nguy cơ của hội chứng quá kích<br /> <br /> ở châu Âu cho thấy, tỷ lệ quá kích buồng<br /> <br /> buồng trứng [1; 5; 12; 14]. Tuy nhiên, chưa<br /> <br /> trứng phải nhập viện điều trị là 0,3%. Năm<br /> <br /> có nhiều nghiên cứu tìm được ngưỡng của<br /> <br /> 2011, báo cáo tại Hoa Kỳ tỷ lệ quá kích buồng<br /> <br /> nồng độ estradiol cho các mức độ của hội<br /> <br /> trứng trung bình và nặng là 1,1% [14]. Biến<br /> <br /> chứng quá kích buồng trứng.<br /> <br /> chứng của hội chứng quá kích buồng trứng có<br /> <br /> Nghiên cứu này cho thấy giá trị của nồng<br /> <br /> thể đe dọa tính mạng bao gồm suy thận, suy<br /> <br /> độ estradiol ngày tiêm hCG tiên lượng hội<br /> <br /> hô hấp cấp, chảy máu do vỡ buồng trứng và<br /> <br /> chứng quá kích buồng trứng sớm mức độ nhẹ<br /> <br /> tắc mạch do cô đặc máu.<br /> <br /> là 5100 (pg/ml) (độ nhạy 81%; độ đặc hiệu:<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 23<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2