intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIẤC MƠ CON

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tranh thể hiện hội làng theo phong cách Âu châu, thử nghiệm một lối giao thoa cảm xúc Phải nói trong nhiều năm nay trong mĩ thuật, tự do sáng tác đã được mở rộng tối đa biên độ cho các họa sĩ, Hội đồng nghệ thuật cũng thực sự cởi mở để rộng đường dư luận. Hình như đã lấp ló câu trả lời rằng để hưởng được tự do cũng phải có tri thức văn hóa, trong đầu người nghệ sĩ phải có một hàm lượng chất xám nhất định thì mới định vị được mình ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIẤC MƠ CON

  1. GIẤC MƠ CON NGÔ ANH CƠ-Hội làng I - Khắc kẽm. Tranh thể hiện hội làng theo phong cách Âu châu, thử nghiệm một lối giao thoa cảm xúc Phải nói trong nhiều năm nay trong mĩ thuật, tự do sáng tác đã được mở rộng tối đa biên độ cho các họa sĩ, Hội đồng nghệ thuật cũng thực sự cởi mở để rộng đường dư luận. Hình như đã lấp ló câu trả lời rằng để hưởng được tự do cũng phải có tri thức văn hóa, trong đầu người nghệ sĩ phải có một hàm lượng chất xám nhất định thì mới định vị được mình ở đâu và đang làm gì. Khi đã có khái niệm văn hóa thì kèm theo nó cũng có khái niệm vô văn hóa. Điều đó chỉ ra rằng mọi chuyện trên đời đều có những giới hạn, cuộc sống luôn cần có chuẩn mực dù ai cũng biết tất cả chỉ là tương đối.
  2. Bốn mươi bảy tác giả trong và ngoài Hội làm tranh in khắc với gần một trăm tranh tập hợp trong thời hạn 5 năm dễ làm cho người ta tưởng đó là con số ít ỏi do chọn lựa khắt khe. Nhưng thực ra đã không phải thế. Hội đồng đã không có nhiều sự lựa chọn. Có thể nói rõ điều này: Thông báo triển lãm tranh in-khắc vậy mà vẫn có những họa sĩ gửi tranh dán giấy, tranh bôi màu in kết hợp với vẽ tay. Dù dưới bất kì góc nhìn nào thì ở đây vẫn bộc lộ rõ đẳng cấp nghề nghiệp và thái độ nghiệp dư khó có thể chấp nhận. Số tranh độc bản đã ở mức gần áp đảo khắc gỗ truyền thống. Cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của kĩ thuật mới này do nó gây hứng thú với nhiều người bởi cách làm không quá khó, chỉ cần động não ít thôi cũng đem lại một giá trị coi được, nhanh chóng làm hài lòng những người dễ dãi. Tranh in độc bản cũng cho người ta cảm thấy sự hòa lẫn tính cách, mất cá tính do nó bị phụ thuộc quá nhiều vào kĩ thuật may rủi. Đã thấy hiện tượng lạm dụng lối làm này vì nó khá phù hợp với cách thể hiện trừu tượng. Tranh in theo lối độc bản, thoáng nhìn thì gây ấn tượng bắt mắt nhưng khi xem lại thì thấy nhạt ngay vì cái đọng lại chỉ còn là tí kĩ thuật. Nói bây giờ có thể là quá sớm nhưng quả thật kĩ thuật này ít hứa hẹn tương lai cho những tác phẩm có giá trị. Tranh khắc gỗ truyền thống vẫn có số đông đảo, nhưng cũng còn nhiều cách làm cách nghĩ đi theo lối mòn nên chưa có tranh gây ấn tượng. Lần trưng bày này có những bức khắc gỗ in trên khổ giấy A(o), nhưng vẫn chỉ là đứa trẻ to xác, giá trị tranh chưa tương đương với khuôn khổ.
  3. Tranh phần lớn vẫn nằm ở góc nhìn dễ dãi phản ánh khá quen thuộc trong sinh hoạt, phong cảnh...hoặc làm để cho có tranh. Cho nên sự gửi gắm cá nhân trong tranh mờ nhạt, có tranh cũng không nhận ra cảm xúc của tác giả. Đây cũng là biểu hiện mỗi thứ một tí trong sáng tác, không chuyên sâu, tiện thì làm, hoặc nhân có cuộc vận động trưng bày thì làm cái chơi, nên việc thiếu những tranh khắc hay cũng không phải là chuyện quá khó hiểu. Khắc kẽm, khắc đồng là kĩ thuật Âu châu. Những tranh này có một số tác giả được đào tạo từ môi trường ấy nên lối tư duy tác phẩm chưa thấy có sự gần gũi với con người á đông. Khai thác truyền thống ở góc nhìn bản sắc vẫn vắng bóng ở triển lãm này. Có một số tranh in thông qua xử lí trên computer nhưng xem ra nới chỉ là thử nghiệm mà chưa có tiếng nói gì đáng kể về nghệ thuật. Cách làm dựa chủ yếu vào phương tiện này cần sự thông minh sắc sảo của những cái đầu khi lựa chọn đề tài và cách thể hiện chưa thấy xuất hiện. Cũng như các triển lãm mỹ thuật khác Triển lãm tranh in khắc 2009 nằm vào buổi giao thời. Đang từ một quá khứ bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Một thế hệ họa sĩ nằm trọng trong đời sống nghệ thuật định hướng chặt chẽ đang lùi về sân sau. Một thế hệ mới được thả sức tung hoành hình nhưng hình như còn đang thiếu một cái gì đó thuộc về phông văn hóa. Họ còn đang ngỡ ngàng giữa ngã ba đường, hoặc có thể cũng chưa hẳn đã dấn thân, mà mới chỉ coi nghệ thuật như một phương tiện kiếm sống nên dễ bị rơi vào hoàn cảnh “giấc mơ con,
  4. đè nát cuộc đời con” như Chế Lan Viên đã từng viết. Câu chuyện tranh khắc do khó bán nên không phát triển chỉ là cách biện minh yếu ớt không có tính thuyết phục khi người nghệ sĩ chưa từng yêu nó thật lòng. Có thể ví như một chàng trai đa tình, thấy cô gái nào cũng liếc một tí thì cũng khó có một gia đình hạnh phúc vậy. Nói tóm lại vấn đề ở đây vẫn là câu chuyện năng lực cá nhân khi sử dụng các phương tiện sáng tác. Bài viết này chỉ là một cảm nghĩ riêng tư. Phân định giá trị của nó còn tùy công chúng nghệ thuật. Nhưng ở góc độ chuyên nghiệp tôi nghĩ rằng chúng ta phải khắt khe thì mới nâng được nghệ thuật lên tầm thời đại. Đó là yêu cầu của dân tộc chứ không phải của riêng cá nhân ai! Đỗ Đức LTS: Bài viết mang quan điểm cá nhân của tác giả. T/C mong có sự phản hồi của bạn đọc về đề tài này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2