intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

giấc mơ hóa rồng - phần 2

Chia sẻ: Loi K | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 của "giấc mơ hóa rồng" trình bày chương 3 và chương 4 của cuốn sách với các nội dung: hội nhập kinh tế, chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu, chuẩn bị tiếp thu ngoại lực, thị trường vốn châu Á và khả năng tiếp thu ngoại lực của việt nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: giấc mơ hóa rồng - phần 2

Chương III<br /> <br /> HỘI NHẬP KINH TẾ<br /> Chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu:<br /> Sự chọn lựa dũng cảm và đúng đắn<br /> <br /> Sự chọn lựa mô hình phát triển kinh tế thông qua con đường đẩy mạnh xuất khẩu là<br /> quyết định dũng cảm của một nước. Nó giống như việc chen chân vào bầy sư tử đang háu<br /> đói để giành lấy phần thịt xứng đáng của mình. Làm sao an toàn bằng cách núp mình sau<br /> bức tường thuế quan được dựng lên để tiến hành công nghiệp hóa và dang rộng cánh tay<br /> bảo vệ, nuông chiều những đứa con cưng công nghiệp trong nước? Tuy nhiên, phương sách<br /> này lại dễ dẫn đến sự hư hỏng và yếu đuối của các thế hệ công nghiệp nội địa, không thể lớn<br /> mạnh và đủ sức cạnh tranh với công nghiệp nước ngoài.<br /> Phát triển thông qua xuất khẩu là con đường gian nan, nhưng tích cực. Mậu dịch quốc<br /> tế không phải chỉ đơn thuần là sự trao đổi hàng hóa, nó còn làm phát sinh nhu cầu muốn<br /> phát triển, tạo nên kiến thức, kinh nghiệm giúp cho ước mong phát triển thành hiện thực<br /> và là phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện điều đó. Đài Loan, Hàn Quốc đã vượt vũ môn<br /> của xuất khẩu để hóa thân thành những con rồng châu Á và trở nên mẫu mực điển hình<br /> minh chứng sự thành công của chiến lược phát triển kiểu này.<br /> Thực ra chúng ta không quá chậm trong nhận thức về sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất<br /> khẩu, sự tỉnh ngộ đã xảy ra cách nay gần một thập niên. Nhưng đáng tiếc là chúng ta có quá<br /> nhiều do dự giữa hai ưu tiên chiến lược: tập trung nguồn lực cho xuất khẩu hay cho công<br /> nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Chính vì vậy, cho tới nay chúng ta vẫn chưa có đầy đủ<br /> những hành trang cần thiết để vững bước trên con đường xuất khẩu. Đặc biệt, vấn đề tài trợ<br /> xuất khẩu vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong khi đó chính là nguồn năng lượng<br /> không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động này.<br /> Trong nhiều năm nay, hệ thống ngân hàng trong nước hầu như bỏ mặc các đơn vị xuất<br /> nhập khẩu tự xoay sở lấy đồng vốn đầu tư hoặc thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu. Có lúc,<br /> cơ chế tự cân đối xuất nhập khẩu được xem như một phép lạ có thể giúp các đơn vị vượt qua<br /> bế tắc về nguồn vốn, dù rằng cơ chế này không phù hợp với lợi ích chung của toàn nền kinh<br /> tế.<br /> Khoảng trống về tài trợ trong nước cho ngành xuất khẩu đã được các thương nhân nước<br /> ngoài nhanh chóng chiếm lĩnh. Sự đột phá tín dụng thương mại dưới hình thức mua hàng<br /> trả chậm khởi đầu từ giữa thập niên 1980 tưởng chừng sẽ giải quyết cùng lúc hai bài toán<br /> <br /> khó: cung ứng máy móc, thiết bị cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu và<br /> phát triển quỹ hàng hóa tiêu dùng cho việc huy động nguồn hàng xuất khẩu. Các đơn vị<br /> tranh nhau mắc nợ nước ngoài và việc vay nợ trả chậm trở thành “mốt”, sách lược. Hậu quả<br /> cay đắng để lại là khối nợ ngắn hạn tuy không lớn nhưng không trả nổi và một sự suy sụp<br /> uy tín của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc bảo đảm thanh toán quốc<br /> tế.<br /> Quy định mới đây của Hội đồng Bộ trưởng về [nay là Thủ tướng chính phủ] khuyến<br /> khích sản xuất hàng xuất khẩu đã xác lập trách nhiệm của hệ thống ngân hàng là ưu tiên<br /> cho vay vốn hoặc bảo lãnh việc vay vốn cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Trong điều<br /> kiện thực tế hiện nay, ưu tiên tài trợ nên được dành cho hoạt động sản xuất, thu mua hàng<br /> xuất khẩu nhằm thực hiện các đơn đặt hàng đã mở L/C của khách hàng nước ngoài. Đây là<br /> các khoản tín dụng ngắn hạn, hoàn vốn nhanh và giúp tăng cường nguồn thu ngoại tệ của<br /> đất nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, khả năng tài trợ của hệ thống<br /> ngân hàng thương mại hiện nay có giới hạn. Các ngân hàng không thể đáp ứng toàn bộ nhu<br /> cầu tín dụng của nhà xuất khẩu nếu không có sự hỗ trợ cần thiết của Ngân hàng Nhà nước<br /> qua các nghiệp vụ cho vay tái chiết khấu và ứng trước. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước còn<br /> cần có khoản dự trữ vốn đặc biệt để kịp thời thỏa mãn nhu cầu thu mua xuất khẩu đối với<br /> các mặt hàng chiến lược như gạo, cao su…<br /> Hiện nay, do tình hình khó khăn về ngoại tệ, việc tài trợ đầu tư mới nhằm mở rộng sản<br /> xuất hàng xuất khẩu đang được xem xét thận trọng. Trước hết, cần tận dụng các thiết bị<br /> máy móc có sẵn từ các khoản vay trả chậm trước đây. Về lâu dài, việc tài trợ có tính chiến<br /> lược này nên được giao cho các ngân hàng đầu tư phát triển, trên cơ sở các nguồn vốn<br /> trung, dài hạn lãi suất thấp từ Ngân hàng Nhà nước hoặc các nguồn tài trợ bên ngoài, có<br /> đối phần của chúng là các khoản ngoại tệ được sung dụng từ kế hoạch phát triển xuất khẩu<br /> toàn quốc. Điều hiển nhiên là các chương trình tài trợ xuất khẩu chỉ có thể thành công với<br /> sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nhà nước và tính năng động của hệ thống ngân hàng<br /> thương mại, của các ngân hàng đầu tư phát triển.<br /> Việc tài trợ cho xuất khẩu còn được gián tiếp thể hiện qua chính sách tỷ giá và người em<br /> song sinh của nó là chính sách trợ giá xuất khẩu. Sự hạ thấp tỷ giá đồng bạc trong nước so<br /> với các ngoại tệ khác chứng tỏ quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu.<br /> Trong mối quan hệ mậu dịch quốc tế, biện pháp này có thể đưa đến chiến tranh tỷ giá giữa<br /> các cường quốc xuất khẩu. Tuy nhiên đối với những nước đang phát triển, việc phá giá đồng<br /> bạc thường được khuyến khích bởi các định chế tài chính quốc tế như IMF vì lẽ ở các nước<br /> đó đồng tiền thường được định giá cao vì tự ái dân tộc hơn là xuất phát từ tình hình thực tế.<br /> Ở nước ta, những thay đổi tỷ giá gần đây đã được Quỹ tiền tệ quốc tế đánh giá cao, tuy rằng<br /> để nó phát huy được hiệu lực đối với ngành xuất khẩu còn cần có nhiều biện pháp song<br /> hành cần thiết khác. Nhưng một tỷ giá mang nội dung khuyến khích cũng chỉ có tác dụng<br /> đối với những nhóm hàng nhất định. Để phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới, có tiềm<br /> năng thực sự nhưng đang bị kém thế trên thị trường do giá thành sản xuất cao, cần có<br /> chính sách trợ giá xuất khẩu. Gọi là trợ giá vì ngoài số tiền được hưởng tính theo tỷ giá<br /> chính thức khi bán ngoại tệ cho Nhà nước, nhà sản xuất còn được hưởng một khoản trợ cấp<br /> <br /> bổ sung. Do mang tính đặc quyền có phân biệt, các khoản trợ giá được ấn định khác nhau<br /> tùy theo mức độ khuyến khích đối với từng mặt hàng xuất khẩu. Thí dụ với tỷ giá chính<br /> thức là 8.000 VNĐ đồng một đô la Mỹ, nhà xuất khẩu khi thu về một đô la và nhượng lại<br /> cho ngân hàng sẽ nhận được 8.000 VNĐ đồng. Thông thường, nhà xuất khẩu đã có lãi rồi vì<br /> tổng chi phí bỏ ra để có một đô la dưới mức 8.000 VNĐ đồng. Tuy nhiên, đối với những<br /> mặt hàng mới, có thể chí phí bỏ ra trên 8.000 VNĐ đồng và nhà xuất khẩu bị lỗ. Trong<br /> trường hợp này, quỹ trợ giá xuất khẩu sẽ trả thêm cho nhà xuất khẩu một số tiền, chẳng<br /> hạn 300 VNĐ đồng cho mỗi đô la, nhằm giúp cân đối được chi phí và hưởng một mức lãi<br /> nhất định.<br /> Nguồn thu chính của Quỹ trợ giá xuất khẩu sẽ được lấy từ nhập khẩu. Đây cũng là một<br /> hình thức cân đối nhập khẩu, nhưng là cân đối ở cấp vĩ mô. Đối với các chủng loại hàng<br /> nhập khẩu, Nhà Nước sẽ thu một loại thuế gọi là thuế bình giá, đánh trên mỗi đô la trị giá<br /> nhập khẩu. Mức thuế này cũng thay đổi căn cứ vào tính chất thiết yếu hay xa xỉ và giá bán<br /> ra của các mặt hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa. Tác dụng của thuế bình giá có hai<br /> mặt: một mặt nó nhằm bảo vệ hàng sản xuất nội địa, mặt khác nó cân đối mức lãi có thể trở<br /> nên quá cao của nhà nhập khẩu. Một phần lớn của các khoản thu bình giá nhập khẩu sẽ<br /> được sung vào Quỹ trợ giá xuất khẩu. Sự hiện diện của Quỹ trợ giá sẽ giúp các nhà xuất<br /> khẩu mạnh dạn đầu tư phát triển các mặt hàng mới, đồng thời giúp phục hồi vị thế của một<br /> số mặt hàng đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thành công của nó sẽ được thể hiện<br /> bằng sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu và sự đa dạng hóa chủng loại hàng xuất khẩu.<br /> Ngoài ra, chính sách thuế và chính sách hạn ngạch xuất khẩu cũng tạo ra những tác<br /> động tiêu cực gián tiếp đối với việc tài trợ xuất khẩu. Khó có thể quan niệm được rằng một<br /> nước muốn phát triển xuất khẩu lại có chủ trương đánh thuế trên mặt hàng xuất. Thuế suất<br /> cao sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu và làm giảm hiệu quả của nỗ lực tài trợ xuất khẩu. Chính<br /> sách về hạn ngạch không hợp lý cũng sẽ dẫn đến những hậu quả tương tự. Đó là phát sinh<br /> việc mua bán quota với hậu quả làm tăng phí xuất khẩu và ảnh hưởng đến khả năng cạnh<br /> tranh của ta trên thị trường quốc tế. Về chính sách thuế, hiện nay đã có những tiến bộ đáng<br /> kể. Quy định của Hội đồng Bộ trưởng về khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu xác định<br /> việc giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu đối với từng loại hàng xuất khẩu phù hợp với luật thuế.<br /> Mới đây, ngày 19/4/1991, Hội đồng Bộ trưởng vừa ra quyết định áp dụng mức thuế suất tối<br /> thiểu đối với các mặt hàng xuất khẩu mậu dịch, và cho xem xét miễn, giảm thuế đối với<br /> một số mặt hàng nông sản xuất khẩu bị lỗ. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị hoạt động xuất<br /> khẩu đều mong muốn một chính sách thuế tích cực hơn.<br /> Việc đẩy mạnh tài trợ xuất khẩu cuối cùng sẽ tác động đến chiều hướng của chính sách<br /> tiền tệ. Sẽ không có chỗ đứng cho các chương trình phát triển xuất khẩu trong một chính<br /> sách tiền tệ hạn chế. Ngược lại, việc chấp hành triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các kế hoạch<br /> đẩy mạnh xuất khẩu có nghĩa là chấp nhận chịu đựng một áp lực lạm phát thường xuyên,<br /> nhất là trong giai đoạn đầu của phát triển. Quả thật đây không phải là một chọn lựa dễ<br /> dàng. Các nước đã thành công trong việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu đều phải trải qua<br /> thời kỳ thử thách cay đắng này. Họ đã vượt qua được bằng ý thức tôn trọng quyền lợi chung<br /> của đất nước, bằng khả năng điều hành kinh tế vĩ mô và bằng kỹ thuật tổ chức quản lý sao<br /> <br /> cho những nguồn lợi thu được từ xuất khẩu được sung dụng nhanh nhất và hiệu quả nhất<br /> cho việc phát triển công nghiệp hóa.<br /> Tháng 6/1991<br /> <br /> Chuẩn bị tiếp thu ngoại lực<br /> <br /> Ngày 2 tháng 7 năm 1993, văn phòng Tổng thống Mỹ Washington đã công bố quyết<br /> định của Tổng thống Bill Clinton “Chấm dứt sự phản đối của Mỹ đối với nỗ lực của những<br /> nước khác nhằm giải tỏa các món nợ của Việt Nam tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF)”. Quyết<br /> định này được mọi người cùng hiểu là kể từ thời điểm đó, Mỹ sẽ không ngăn cản việc IMF<br /> cho Việt Nam vay tiền. Và nếu thanh toán xong các món nợ đối với định chế tài chính quốc<br /> tế hùng mạnh này, Việt Nam sẽ phục hồi được tất cả những quyền lợi của mình - trong đó<br /> có quyền được vay - với tư cách là hội viên của IMF: Về phía Mỹ, vấn đề IMF tài trợ cho Việt<br /> Nam đã chuyển từ bình diện chính trị sang bình diện kinh tế kỹ thuật. Có vẻ như bây giờ,<br /> mọi chuyện còn lại chỉ là liệu Việt Nam có chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng các điều kiện, được<br /> hiểu như thuần tuý kinh tế kỹ thuật của IMF để có thể nhận được các khoản cho vay từ<br /> định chế này và từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của<br /> mình hay không?<br /> Về phía Việt Nam, chúng ta sẽ dần dần nhận ra rằng các điều kiện khắt khe được gọi là<br /> kinh tế kỹ thuật không chỉ đơn thuần là kinh tế kỹ thuật và sẽ không dễ dàng gì đáp ứng,<br /> ngay cả khi chúng ta tưởng rằng đã chuẩn bị đầy đủ với hàng tá dự án xây dựng cơ sở hạ<br /> tầng. IMF và World Bank là những định chế cho vay quốc tế nổi tiếng khắc nghiệt, họ chỉ<br /> cho vay những người nào biết và có thể tuân thủ những điều kiện cho vay của họ. Thậm chí<br /> một số quan chức cấp cao của hai định chế này đã nhấn mạnh nhiều lần đến quyền lực của<br /> họ trong việc ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của nước đi vay (tất nhiên, theo họ, là<br /> nhằm phục vụ quyền lợi của chính nước đó). Như vậy, tuyên bố của Bill Clinton chấm dứt<br /> phủ quyết việc IMF (và World Bank - WB) cho Việt Nam vay tiền không có nghĩa là chúng<br /> ta sẽ nhận được ngay những khoản tài trợ cho xây dựng kinh tế từ các định chế này. Thời<br /> gian chờ đợi có thể nhanh và cũng có thể rất chậm. Chỉ tính thời gian từ giai đoạn nhận<br /> diện đến phê chuẩn và thực hiện dự án cũng có thể kéo dài từ sáu tháng đến một năm rưỡi.<br /> Ngoài ra, nó tùy thuộc vào sự chuẩn bị thực sự của chúng ta trong việc đáp ứng các yêu cầu<br /> và khả năng thực hiện các khuyến cáo của họ theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế đất<br /> nước.<br /> Trước hết cần thiết lập một mối quan hệ hiểu biết và thông cảm giữa chúng ta và hai<br /> định chế toàn cầu này. Quan điểm của họ về mối quan hệ này cũng rất rõ ràng. Đối với họ,<br /> nước đi vay phải nhận thức rằng những khuyến cáo IMF và WB đưa ra đều dựa trên kiến<br /> thức chuyên môn sâu sắc và kinh nghiệm toàn thế giới của họ và rằng yêu cầu của các định<br /> chế này là các khoản tiền của họ phải được đầu tư khôn ngoan và phù hợp với quyền lợi tốt<br /> nhất của các dự án. Về phía họ, IMF và WB cũng hiểu là phải biết cách thích nghi với các<br /> chính sách tổng quát của họ một cách thực tế và hợp lý theo các điều kiện riêng biệt của<br /> từng dự án, từng vùng kinh tế hay từng quốc gia. Như vậy quyền lợi của mỗi nước có được<br /> đảm bảo đầy đủ hay không sẽ tùy thuộc vào khả năng thuyết phục của nước đó đối với hai<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2