intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Cân bằng nội môi SGK Sinh 11

Chia sẻ: Vaolop10 247 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

99
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giải bài tập Cân bằng nội môi SGK Sinh 11 trang 90 có lời giải chi tiết sẽ giúp các em nắm được một số nội dung chính trong bài học như: Khái niệm Cân bằng nội môi, vai trò của cân bằng nội môi, vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu,...Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Cân bằng nội môi SGK Sinh 11

Mời các em học sinh cùng xem qua đoạn trích Giải bài tập Cân bằng nội môi SGK Sinh 11 để nắm rõ nội dung của tài liệu hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Tuần hoàn máu (tiếp theo) SGK Sinh 11

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Cân bằng nội môi

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong. Các bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu. Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu như glucôzơ. PH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 90 Sinh Học lớp 11: Cân bằng nội môi

Bài 1:Cân bằng nội môi (trang 90 SGK Sinh 11)

Cân bằng nội môi là gì?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
________________________________________

Bài 2:Cân bằng nội môi (trang 90 SGK Sinh 11)

Tại sao cân bằng nội môi có vui trò quan trọng đối với cơ thể?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Vì sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyêt và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể họat động hình thưởng khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong ổn định và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tê bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.
Rất nhiều bệnh tật của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp.
________________________________________

Bài 3: Cân bằng nội môi (trang 90 SGK Sinh 11)

Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi vì chúng đảm nhận những chức năng sau:
– Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
– Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển họat động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
– Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn để tăng hay giảm họat động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.
 
Các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.VN và tải Giải bài tập Cân bằng nội môi SGK Sinh 11 về máy để xem tiếp nội dung còn lại. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Hướng động SGK Sinh 11

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2