intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Hình hộp chữ nhật (tiếp theo) SGK Hình học 8 tập 2

Chia sẻ: Guigio | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

128
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và định hướng phương pháp giải bài tập hình hộp chữ nhật trong SGK nhằm giúp các em học sinh ghi nhớ công thức để từ đó biết vận dụng vào giải quyết các dạng bài tập đi kèm. Mời các em tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Hình hộp chữ nhật (tiếp theo) SGK Hình học 8 tập 2

A: Tóm tắt lý thuyết Hình hộp chữ nhật (tiếp) Hình học 8 tập 2

1. Hai đường thẳng song song trong không gian

+ Trong không gian, hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng nằm trong cùng một mặt phẳng và không có điểm chung.

+ Với hai đường thẳng phân biệt a và b trong khong gian chúng có thể: cắt nhau; song song; chéo nhau (không cùng nằm trong một mặt phẳng nào)

+ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song

a) Đường thẳng song song với mặt phẳng

Khi đường thẳng d không nằm trong mặt phẳng (ABCD) mà d song song với đường thẳng của mặt phẳng này thì ta nói đường thẳng d song song với mặt phẳng (ABCD), kí hiệu d// mp (ABCD)

b) Hai mặt phẳng song song

+ Nếu mặt phẳng (ABCD) chứa hai đường thẳng a và b cắt nhau mà song song với hai đường thẳng a’ và b’ chứa trong mặt phẳng (A’B’C’D’) thì ta nói hai mặt phẳng (ABCD) và (A’B’C’D’) song song nhau

Kí hiệu mp (ABCD)// mp ((A’B’C’D’))

Chú ý:

Nếu một đường thẳng song song với một mặt phẳng thì chúng không có điểm chung

Hai mặt phẳng song song thì không có điểm chung.

Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có chung một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Ta nói hai mặt phẳng này cắt nhau.


B. Ví dụ minh họa Hình hộp chữ nhật (tiếp) Hình học 8 tập 2

Quan sát hình hộp chữ nhật:

- Hãy kể tên các mặt của hình hộp

- BB’ và AA’ có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không?

- BB’ và AA’ có điểm chung hay không?

Bài giải:

- Các mặt của hình hộp chữ nhật: ABCD; A’B’C’D’; ADD’A’ ; DCC’D’; CC’B’B; BB’A’A

- BB’ và AA’ cùng nằm trong mặt phẳng (ABB’A’).

- BB’ và AA’ không có điểm chung.


C. Giải bài tập về Hình hộp chữ nhật (tiếp) Hình học 8 tập 2

Dưới đây là 5 bài tập về hình hộp chữ nhật (tiếp) mời các em cùng tham khảo:

Bài 5 trang 100 SGK Hình học 8 tập 2

Bài 6 trang 100 SGK Hình học 8 tập 2

Bài 7 trang 100 SGK Hình học 8 tập 2

Bài 8 trang 100 SGK Hình học 8 tập 2

Bài 9 trang 100 SGK Hình học 8 tập 2

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Giải bài tập Hình hộp chữ nhật SGK Hình học 8 tập 2

 >> Bài tiếp theo: Giải bài tập Thể tích của hình hộp chữ nhật SGK Hình học 8 tập 2

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2