intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Sự nổi SGK Lý 8

Chia sẻ: Guigio | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Giải bài tập Sự nổi SGK Lý 8" được sưu tầm và tổng hợp nhằm mục đích giúp các em học sinh giải đáp những thắc mắc về kiến thức cũng như kỹ năng giải bài tập trang 43,44,45 SGK Lý 8. Để hoàn thành tốt bài tập, mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Sự nổi SGK Lý 8

Dưới đây là phần hướng dẫn giải bài tập được trích ra từ tài liệu Giải bài tập Sự nổi SGK Lý 8, mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Lực đẩy Ác si mét SGK Lý 8.

Tóm tắt lý thuyết: Sự nổi

Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì + Vật chìm xuống khi lực đẩy ác-si-mét F nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P + Vật nổi lên: FA > P + Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA= P Khi một vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-ci-mét: Fa = d. v, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

Hướng dẫn giải bài tập trang 43,44,45 SKG Vật Lý 8: Sự nổi

Bài C1: Giải bài tập Sự nổi (trang 43 SGK Lý 8)

Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào, phương và chiều của chúng có giống nhau không?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C1:
Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác – si – mét. Hai lực này cùng phương, ngược chiều. Trọng lực P hướng từ trên xuống dưới còn lực FA hướng từ dưới lên trên.

Bài C2: Giải bài tập Sự nổi (trang 43 SGK Lý 8)

Có thể xảy ra ba trường hợp sau đây đối với trọng lượng P của vật và độ lớn FA của lực đẩy Ác-si –mét:
a) FA < P
b) FA = P
c) FA > P
Hãy vẽ véc tơ lực tương tác với ba trường hợp trên hình 12.1a, b, c và chọn cụm từ thích hợp trong số các cụm từ sau đây cho các chỗ trống ở phía các câu phía dưới hình 12.1:
(1) Chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng)
(2) Chuyển động xuống dưới (chìm xuống đáy bình).
(3) Đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng).
Đáp án và hướng dẫn giải bài C2:
a) Vật chuyển động xuống dưới (Chìm xuống đáy bình)
b) Vật đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng)
c) chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng)

Bài C3: Giải bài tập Sự nổi (trang 44 SGK Lý 8)

Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C3:
Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

Bài C4: Giải bài tập Sự nổi (trang 44 SGK Lý 8)

Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác- si- mét có bằng nhau không? Tại sao?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C4:
Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Ác – si – mét cân bằng nhau, vì vậy đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng.

Bài C5: Giải bài tập Sự nổi (trang 44 SGK Lý 8)

Độ lớn của lực đẩy Ác – si- mét được tính bằng biểu thức: FA = d. V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào là không đúng?
A. V là thể tích của phần nước bị chiếm chỗ.
B. V là thể tích của miếng gỗ.
C. V là thể tích của phần miếng gỗ chìm trong nước.
D. V là thể tích được gạch chéo trong hình 12.2.
Đáp án và hướng dẫn giải bài C5:
Đáp án: D. V là thể tích được gạch chéo trong hình 12.2.
  
Các em vui lòng đăng nhập tài khoản để tải tài liệu Giải bài tập Sự nổi SGK Lý 8 về máy tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài Công cơ học SGK Lý 8.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2