intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải độc mùa hè với đỗ đen

Chia sẻ: Mina Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đỗ đen (đậu đen) là loại cây được trồng rất nhiều ở nước ta. Hạt đỗ đen được sử dụng rất phổ biến để làm thức ăn (nấu chè) và thuốc. Hạt đỗ đen chứa nhiều chất dinh dưỡng: protid, gluxid, tro, các khoáng chất như calcium, phốtpho, sắt; caroten, các vitamin: B1, B2, PP...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải độc mùa hè với đỗ đen

  1. Giải độc mùa hè với đỗ đen Đỗ đen (đậu đen) là loại cây được trồng rất nhiều ở nước ta. Hạt đỗ đen được sử dụng rất phổ biến để làm thức ăn (nấu chè) và thuốc. Hạt đỗ đen chứa nhiều chất dinh dưỡng: protid, gluxid, tro, các khoáng chất như calcium, phốtpho, sắt; caroten, các vitamin: B1, B2, PP... Vỏ hạt chứa nhiều anthoxianozid. Theo Đông y, đậu đen vị ngọt, tính b ình; vào tỳ, thận. Có tác dụng hoạt huyết lợi thủy, khu phong giải độc. D ùng trong các trường hợp vàng da phù nề, đầy trướng bụng ngực, gân cơ co cứng, viêm sưng do ngộ độc thuốc và hoá chất... Một số bài thuốc của Tuệ Tĩnh dùng đậu đen - Lưng sườn bỗng nhiên đau nhức: đậu đen 200g ngâm trong rượu, uống hằng ngày. - Liệt dương: đậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm, uống hằng ngày. - Sau khi đẻ bị trúng gió nguy cấp, hoặc chân tay tê cứng, chóng mặt xây xẩm: đậu đen 300g sao cháy đến khi bốc khói, đổ 500ml rượu ngâm qua một ngày, lấy rượu ra uống dần; sau khi uống đắp chăn cho ra mồ hôi. - Can hư, mắt mờ, ra gió thì chảy nước mắt: đậu đen đồ chín, thêm mật bò đực vào, để nơi thoáng gió cho khô. Uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 27 hạt. - Tiêu khát do thận hư (khát nhiều, uống nhiều, nước tiểu vàng đỏ người dần dần gầy khô): đậu đen, thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ mịn, làm viên hoàn. Khi uống dùng nước sắc đậu đen làm thang.
  2. Hạt đỗ đen chứa nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa) Một số món ăn – bài thuốc có đậu đen - Phù nề nặng cả ở hai chân và bụng: đậu đen cho nước nấu đặc nhuyễn, ăn cả cái lẫn nước. - Phù chân thiểu dưỡng (phong độc cước khí), giải độc do trúng các độc dược, tiểu rắt tiểu buốt, vàng da phù thũng: đậu đen 100g, cam thảo 10g. Sắc đặc lấy nước uống. - Nhiễm độc thai nghén: đậu đen 100g, đại toán (tỏi già) 30g, long nhãn nhục 30g. Đại toán thái lát, cùng với đậu đen, long nhãn và nước lượng thích hợp, hầm nhừ, khi ăn cho thêm đường. Ngày ăn 1 lần. Ăn từ 3 - 7 ngày. - Trường hợp bế kinh thống kinh: đậu đen 30g, ích mẫu thảo 30g, trứng gà 2 quả, dấm ăn 20ml. Đem đậu đen, ích mẫu thảo, trứng gà đun sôi. Khi trứng chín lấy ra bóc bỏ vỏ, đun tiếp cho đậu đen nhừ; vớt bỏ ích mẫu thảo, hoà dấm vào. Ăn trứng với nước đậu đen ích mẫu. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 5 - 7 ngày. - Trường hợp tâm huyết hư, hồi hộp lo âu, sản phụ sau sinh hồi hộp, tim đập nhanh: tim lợn 100g, đậu xị 50g, hành, gừng, tương, dấm, rượu nhạt và các gia vị khác liều lượng thích hợp. Tim lợn rửa sạch, thêm ít nước và các gia
  3. vị trên, hầm nhỏ lửa cho chín nhừ cạn nước, tắt bếp để nguội thái lát mỏng là dùng được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2