intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lấy huyền thoại làm đối tượng phản ánh, suy ngẫm, truyện ngắn huyền thoại đã tạo nên nét độc đáo riêng của đời sống văn học Việt Nam đương đại. Với tư cách là một thành tố xa xưa và lâu bền trong lòng văn hóa Việt, huyền thoại tồn tại và di truyền như một cấu trúc bền vững trong tâm trí cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại Việt Nam

GIẢI HUYỀN THOẠI<br /> TRONG TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI VIỆT NAM<br /> TRẦN THỊ LÝ – NGUYỄN VĂN THUẤN<br /> Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Lấy huyền thoại làm đối tượng phản ánh, suy ngẫm, truyện ngắn<br /> huyền thoại đã tạo nên nét độc đáo riêng của đời sống văn học Việt Nam<br /> đương đại. Với tư cách là một thành tố xa xưa và lâu bền trong lòng văn hóa<br /> Việt, huyền thoại tồn tại và di truyền như một cấu trúc bền vững trong tâm<br /> trí cộng đồng. Các nhà văn hiện đại, trong nỗ lực sáng tạo đã vừa giải huyền<br /> thoại vừa tái cấu trúc huyền thoại, đem lại cho huyền thoại sức sống mới<br /> mang màu sắc nghệ thuật độc đáo của diễn ngôn cá nhân.<br /> Từ khóa: Huyền thoại, Truyện ngắn huyền thoại, diễn ngôn, giải huyền<br /> thoại<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Huyền thoại luôn biến đổi và đổi mới theo từng quan niệm, từng thời đại. Vì thế, trong<br /> bài viết này của chúng tôi, khái niệm huyền thoại (mythe) không chỉ được hiểu là<br /> “những câu chuyện mà một nền văn hoá nhất định tin là thực, những câu chuyện này sử<br /> dụng cái siêu nhiên để cắt nghĩa những sự kiện tự nhiên, để giải thích bản chất của vũ<br /> trụ và con người” [2] mà còn được hiểu “là một ngôn từ” [3, tr. 289]. Nhưng không phải<br /> ngôn từ nào cũng được gọi là huyền thoại mà phải đảm bảo các điều kiện: 1) đó phải là<br /> một thông điệp, 2) nó được biểu đạt bởi phương thức huyền thoại, 3) là một hệ thống kí<br /> hiệu thứ hai, một siêu ngôn ngữ, 4) phải được xã hội sử dụng. Truyện ngắn huyền<br /> thoại, trong quan niệm của chúng tôi, được dùng một cách ước lệ chỉ một thể tài của<br /> truyện ngắn, đó là các truyện ngắn có sử dụng các yếu tố huyền thoại như một chất liệu<br /> để tái hiện, tái thiết huyền thoại hay mượn nó để nói đến những vấn đề của tự nhiên, xã<br /> hội, con người hiện đại. Truyện ngắn huyền thoại sử dụng các yếu tố huyền thoại (nhân<br /> vật, sự kiện, chi tiết, thời gian, không gian, biểu tượng, motif, yếu tố kì ảo...) như một<br /> chất liệu, một tư duy để tái hiện, tái thiết huyền thoại hoặc mượn nó để nói đến những<br /> vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người hiện đại. Ví như huyền thoại thường tôn vinh các<br /> nhân vật, các sự kiện siêu phàm thì trong truyện ngắn huyền thoại, một mặt nói về<br /> những nhân vật, sự kiện này, mặt khác còn dùng để nói đến những sự kiện, nhân vật kiệt<br /> xuất hoặc tài ba trong cuộc sống đời thường. Nếu trong huyền thoại yếu tố kì ảo được<br /> xem là đặc trưng thì trong truyện ngắn huyền thoại nó có thể được sử dụng hoặc không,<br /> và mục đích sử dụng nó cũng khác nhau,... Tuy truyện ngắn huyền thoại được xây dựng<br /> với chủ ý hướng về huyền thoại nhưng nó khác hẳn huyền thoại về nhiều phương diện<br /> nội dung và hình thức. Ở đó diễn ngôn vừa khác biệt vừa mang tính chất giải huyền<br /> thoại. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu tính chất giải huyền<br /> thoại trong truyện ngắn huyền thoại để thấy được nét độc đáo riêng của truyện ngắn<br /> huyền thoại trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới.<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 46-53<br /> <br /> GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI VIỆT NAM<br /> <br /> 47<br /> <br /> 2. HUYỀN THOẠI LÀ Ý THỨC HỆ CỦA DIỄN NGÔN TẬP THỂ<br /> “Huyền thoại là một ngôn từ”, nghĩa là nó chịu sự quy định của lịch sử ngôn từ: “do lịch<br /> sử lựa chọn: nó không thể nảy sinh từ “bản chất” các sự vật” [3, tr. 290]; trong khi đó,<br /> lịch sử ngôn từ gắn liền với lịch sử con người nên nó mang bản chất của thời đại. Ví<br /> như huyền thoại về Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, gắn liền với thời<br /> xa xưa khi nhân dân ta chưa có điều kiện đắp đê, đào kênh, xây đập để chống chọi với<br /> những cơn lũ hằng năm thường xuyên đe dọa sự sống của họ nên Sơn Tinh được hư cấu<br /> để gửi gắm ước mơ, ý chí của cộng đồng. Mặt khác, huyền thoại thường mang tính<br /> “siêu ngôn ngữ”, là “một hệ thống kí hiệu thứ hai” 1 vì thế “cái được biểu đạt” trong<br /> huyền thoại thường mang tính đa nghĩa và phải được số đông chấp nhận. Bởi những lẽ<br /> đó có thể khẳng định, huyền thoại là diễn ngôn tập thể.<br /> Vì là diễn ngôn của số đông nên nó chịu sự chi phối của thời đại và tạo thành phong<br /> cách thời đại. Phong cách này khi đi vào tác phẩm văn học biểu hiện cụ thể ở hình thức<br /> và nội dung: hình thức mang tính sử thi, nội dung thường mang tính chung, ví như nhân<br /> dân quan niệm cái thiện lúc nào cũng phải thắng cái ác nên họ không chấp nhận cái ác<br /> thắng cái thiện, hay thiện và ác là hai mặt trong mọi sự vật. Chính quan niệm ấy đã đẩy<br /> huyền thoại vào sự phiến diện, cực đoan trong cách nhìn về hiện thực, con người (trong<br /> khi đó K.Mác cho rằng muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên<br /> cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của nó trong không gian và thời<br /> gian; J. Derrida cũng chứng minh mỗi sự vật đều tồn tại các cặp đối lập nhị phân). Rõ<br /> ràng, trong huyền thoại cái được biểu đạt được “lồng” vào “một nhận thức nào đó về<br /> thực tại hơn là thực tại bản thân nó” [3, tr. 306]. Vì bản chất của huyền thoại thuộc về<br /> diễn ngôn của cộng đồng nên ý thức cộng đồng sẽ chi phối tất cả các yếu tố trong huyền<br /> thoại, tạo thành một cấu trúc huyền thoại đặc thù và mang tính ổn định. Huyền thoại kết<br /> tinh thành những biểu tượng lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, trở<br /> thành tín ngưỡng, văn hóa của người Việt. Chẳng hạn, truyền thuyết Sơn Tinh Thủy<br /> Tinh tồn tại trong tâm thức nhân dân thông qua các di tích và nghi lễ thờ cúng ở cả vùng<br /> xứ Đoài, Phú Thọ; qua lễ hội hàng năm với các diễn xướng, phong tục như tục đánh cá<br /> thờ, tục lấy 99 cái đuôi cá (biểu trưng cho quân Thuỷ Tinh) dâng Sơn Tinh; tục rước<br /> Chúa Gái, tái hiện sự tích Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên trong ngày cưới;<br /> Sơn Tinh được phong là thánh Tản Viên - một trong “Tứ bất tử”. Như vậy, huyền thoại<br /> đã trở thành một cấu trúc vững bền trong tâm trí cộng đồng, cả vẻ đẹp huyền thoại của<br /> nhân vật lẫn ý nghĩa của nó. Nhưng huyền thoại thuộc về diễn ngôn của một ý thức hệ<br /> nên nó thường mang một cái gì đó siêu nhiên, phi thực tế, phiến diện, trong khi cuộc<br /> sống con người luôn vận động và phát triển theo tiến trình của lịch sử, văn học là một<br /> hình thái ý thức xã hội nên nó không thể tách khỏi cuộc sống. Quy luật của văn học và<br /> cuộc sống không phải là một nhưng nó cùng nằm trong một quy luật chung của sự vận<br /> động phát triển, quan hệ biện chứng. Đến một lúc nào đó những cái tưởng chừng như đã<br /> “nhất thành bất biến” cũng cần được xem xét, đánh giá lại cho phù hợp. Ở phương diện<br /> Theo Roland Barthes, cái là kí hiệu (nghĩa là tổng kết hợp của một khái niệm và một hình ảnh) trong hệ<br /> thống thứ nhất nay chỉ là cái biểu đạt trong hệ thống thứ hai.<br /> 1<br /> <br /> 48<br /> <br /> TRẦN THỊ LÝ – NGUYỄN VĂN THUẤN<br /> <br /> này, cần xem huyền thoại là tiếng nói của một thời chứ không phải là tiếng nói của<br /> muôn đời.<br /> 3. TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI LÀ Ý THỨC NGHỆ THUẬT CỦA DIỄN<br /> NGÔN CÁ NHÂN<br /> 3.1. Truyện ngắn huyền thoại mang hình thức giải huyền thoại<br /> Những yếu tố hình thức của huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại mang tính giải<br /> huyền thoại - tức là nó không phải phá hủy, hủy diệt cấu trúc cũ mà là tái thiết, tái cấu<br /> trúc huyền thoại, nhằm tạo lập huyền thoại mới. Đây là mục đích chủ yếu của các nhà<br /> văn “giải huyền thoại”, điều này thể hiện ở những khía cạnh sau:<br /> Yếu tố trần thuật: người kể chuyện của huyền thoại bao giờ cũng là ngôi thứ ba, điểm<br /> nhìn bên ngoài, là người biết hết mọi việc thuật lại cho mọi người cùng nghe. Nhưng<br /> người kể chuyện trong truyện ngắn huyền thoại có thể là ngôi thứ ba, thứ hai, đặc biệt là<br /> thứ nhất, là người rất ít khả năng “toàn tri”, hay tự thuật lại tâm trạng của chính mình<br /> nên điểm nhìn phần nhiều là bên trong, điểm nhìn tâm lí. Đặc biệt tiêu biểu cho truyện<br /> ngắn huyền thoại là tính chất đa điểm nhìn. Điều này, một mặt, thể hiện cái nhìn tương<br /> đối, không triệt để của các tác giả về các vấn đề huyền thoại, tạo nên nét nhòe trong việc<br /> nhìn nhận thế giới; mặt khác, ở truyện ngắn huyền thoại, huyền thoại không phải là<br /> điểm nhìn duy nhất mà nó thường tạo nên một sự tương tác giữa huyền thoại với lịch sử<br /> và hiện đại. Sự đa điểm nhìn này vừa là một nét cách tân vừa tạo nên sự khác biệt so với<br /> truyện ngắn không phải là huyền thoại trong văn học đương đại. Xét về yếu tố thời gian,<br /> chúng tôi thấy rằng truyện ngắn huyền thoại đã tái tạo được 3 chiều kích của thời gian<br /> (quá khứ, hiện tại, tương lai, trong đó hiện tại là tâm điểm), đặc biệt với hai loại thời<br /> gian chủ yếu: thời gian huyền thoại và thời gian tâm trạng, gắn với nó là các thủ pháp<br /> (tạo thời gian thiêng, mơ hồ hóa thời gian, xáo trộn thời gian; hồi tưởng, tự nhận thức,<br /> sám hối)2 và với nhiều dạng thức biểu hiện khác nhau như: chủ quan hóa thời gian (Sự<br /> tích những ngày đẹp trời), thời gian “tĩnh tại, ngưng đọng” (Những ngọn gió Hua Tát),<br /> “thời gian vĩnh cửu” (Tàn đen đốm đỏ, Bến trần gian), thời gian gắn chặt với tâm lí<br /> nhân vật (Bụt mệt, Ngày xưa, cô Tấm, Nhân sứ) v.v… Như vậy, thời gian trong truyện<br /> ngắn huyền thoại không phải là thời gian tuyến tính “một đi không trở lại” mà là thời<br /> gian đa chiều đồng hiện và nó mang trong mình những chiêm nghiệm, suy tư về con<br /> người đời thường cũng như cuộc sống nơi trần thế. Thời gian này có mối quan hệ đặc<br /> biệt với không gian: nếu như không gian trong huyền thoại là không gian cộng đồng sử<br /> thi thì trong truyện ngắn huyền thoại là không gian thế sự - đời tư cá nhân và không<br /> gian đồng hiện cũng là không gian tiêu biểu nhất. Đây là lớp không gian nghệ thuật<br /> nhằm đồng thời thể hiện không gian cộng đồng - đời tư một cách nhịp nhàng, ở đó<br /> người ta có thể hình dung ra nhiều nơi chốn trong cùng một thời điểm. Sự xuất hiện lớp<br /> không gian này giúp cho việc tạo khoảng trống tâm hồn của nhân vật, như được trải dài<br /> Xem thêm bài viết Thời gian nghệ thuật của truyện có yếu tố kì ảo sau 1986 của Bùi Thanh Truyền in<br /> trong cuốn Thi pháp học ở Việt Nam, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và biên soạn)<br /> (2010), NXB Giáo Dục, Hà Nội<br /> 2<br /> <br /> GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI VIỆT NAM<br /> <br /> 49<br /> <br /> theo trục thời gian. Chẳng hạn, một số truyện ngắn huyền thoại của Tạ Duy Anh, Lê<br /> Minh Hà, Hòa Vang,… đã đưa người đọc lạc vào lớp không gian tâm tưởng, giúp ta<br /> hiểu thêm về những sâu lắng của nhà văn và chiêm nghiệm suy tư về những gì đã qua<br /> giữa hiện tại và tương lai.<br /> Cốt truyện trong huyền thoại thường theo mạch tuyến tính còn trong truyện ngắn huyền<br /> thoại phần lớn theo mạch tâm tưởng, phi tuyến tính. Với lối kể theo mạch tuyến tính,<br /> câu chuyện thường tuân theo trật tự thời gian nhưng với cốt truyện tâm tưởng, phi tuyến<br /> tính thường là theo mạch tâm lí nhân vật. Truyện Gióng của Lê Minh Hà được kể lại<br /> qua sự soi chiếu mạch tâm trạng của mẹ Gióng, mạch tâm lí đó như một khúc hát ru con<br /> để thấy Gióng mãi mãi là một cậu bé của mẹ. Cốt truyện tâm lí này lại được kết hợp với<br /> tính vấn đề tạo cho truyện ngắn huyền thoại vừa quen vừa lạ, giúp đi sâu khám phá “con<br /> người trong con người” và điều này lại cho phép thể hiện những quan điểm sâu xa về<br /> huyền thoại, nói khác đi là giải huyền thoại. Bên cạnh đó, một hiện tượng nữa cũng cần<br /> đề cập đến: tác giả truyện ngắn huyền thoại thường xây dựng những cốt truyện mở, kết<br /> cấu vẫy gọi. Với kết cấu này truyện ngắn huyền thoại đã tạo ra một huyền thoại chưa<br /> hoàn kết. Nó hướng đến thể hiện một thế giới hàm hồ, vận động. Đọc truyện ngắn<br /> huyền thoại, chúng tôi thấy nó không chủ ý định hướng người đọc đến một tư tưởng<br /> nhất định (kiểu huyền thoại hay làm). Vấn đề chỉ là ở chỗ con người nhìn nhận huyền<br /> thoại như thế nào, tìm ra tiếng nói của mình và định hướng cho nó giữa các tiếng nói<br /> khác. Vì thế, tiếng nói tác giả vừa đứng riêng lại vừa trộn lẫn, bình đẳng giữa muôn vàn<br /> tiếng nói. Trong huyền thoại hầu như không có những hiện tượng này.<br /> Nổi bật trong truyện ngắn huyền thoại là nghệ thuật xây dựng nhân vật mà ở đó sự tự ý<br /> thức của nhân vật được xem là yếu tố trung tâm. Trong truyện ngắn huyền thoại, toàn<br /> bộ huyền thoại đã trở thành yếu tố của sự tự ý thức của nhân vật. Nhân vật Thủy Tinh ý<br /> thức được “lớp lớp cháu con những người thường, đời đời nguyền rủa tôi: tên chúa trùm<br /> của nạn lụt hung bạo” [6; tr. 36]. An Dương Vương ý thức được lỗi lầm mà mình đã gây<br /> ra cho đất nước và cho Mị Châu, ông đã sống trong nỗi dằn vặt về tội mất nước và giết<br /> con: “Chúng ta chỉ là bọn tội đồ của lịch sử mới chỉ đi hết nửa phần đường của kẻ<br /> thường tình trở thành bậc danh tướng anh hùng”. Tấm biết hành động trả thù mẹ con<br /> Cám là tội ác, điều này đã ám ảnh cô, làm cô mất ăn mất ngủ, thân xác hao gầy,… Với<br /> sự tự ý thức, nhân vật đã tự giải huyền thoại về mình và thế giới, vì thế mà tiếng nói của<br /> tác giả bình đẳng với tiếng nói nhân vật, thậm chí ở một số tác phẩm (Sự tích những<br /> ngày đẹp trời, An Dương Vương, Huyền thoại rồng, Trương Chi, Hóa kiếp,…) tiếng nói<br /> của tác giả lẫn vào trong nhân vật. Ở khía cạnh này, cũng cần phải thấy rằng, truyện<br /> ngắn huyền thoại đã làm một “cuộc cách mạng” giải huyền thoại, bằng cách biến những<br /> cái vốn là ổn định, cố định, hoàn tất của huyền thoại thành yếu tố tự nhận thức của nhân<br /> vật. Mặt khác chúng tôi thấy rằng, tuy là lấy tâm trạng, sự tự ý thức của nhân vật làm<br /> trung tâm miêu tả nhưng nhà văn để cho nhân vật bộc lộ mình thông qua đối thoại là<br /> chủ yếu. Ở đó có thể thấy những cuộc đối thoại như: đối thoại giữa các nhân vật (trong<br /> An Dương Vương là cuộc đối thoại giữa An Dương Vương và Rùa Thần, trong Nhân Sứ<br /> là những cuộc đối thoại giữa Sa Ngộ Tĩnh với Phật Tổ Như Lai…); đối thoại trong cấu<br /> trúc, tức là đối thoại giữa văn bản và huyền thoại để giải huyền thoại, diễn dịch lại<br /> <br /> 50<br /> <br /> TRẦN THỊ LÝ – NGUYỄN VĂN THUẤN<br /> <br /> huyền thoại. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, có thể xem đây là một hành động tái<br /> thiết - sự tái thiết của tư duy với những điều đã cũ mòn, xơ cứng và có nguy cơ trở<br /> thành giáo điều. Không những thế truyện ngắn huyền thoại hướng đến xây dựng cuộc<br /> đối thoại thứ ba, đó là đối thoại giữa tác giả và nhân vật mà Con quạ (Nhật Chiêu),<br /> Đêm bướm ma, Góa phụ đen (Võ Thị Hảo)... là các đối thoại tiêu biểu. Những cuộc đối<br /> thoại này thể hiện sự tra vấn triền miên trong tư duy tự sự của những người viết thời<br /> hiện đại khi họ không ngừng đặt chính họ và những câu chuyện họ kể trong thế “đối<br /> thoại” với những trước tác quá khứ. Thông qua đối thoại giữa nhân vật với nhân vật,<br /> nhân vật với huyền thoại, với tác giả, truyện ngắn huyền thoại hướng đến cuộc đối thoại<br /> lớn hơn đó là đối thoại với người đọc. Chẳng hạn, đối thoại với người đọc trong sáng<br /> tác của Nguyễn Huy Thiệp khi nói về truyện Trương Chi: “Còn tôi, tôi có cách kết thúc<br /> khác. Đấy là bí mật của riêng tôi” [5, tr. 151]. Ngoài ra việc xây dựng một kết cấu vẫy<br /> gọi, kết cấu mở, văn bản với nhiều mã thẩm mỹ trong truyện ngắn huyền thoại của Võ<br /> Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… cũng là một cách mời gọi sự đối thoại.<br /> Cuộc đối thoại này còn đến từ phía người đọc, nó đặt người đọc trong thế hoài nghi,<br /> thay đổi hay không thay đổi quan niệm, nhận thức về thế giới và con người, nó hướng<br /> đến một mục đích cao hơn: phá vỡ các “đại tự sự”, khiến những bức tường kiên cố trở<br /> nên lung lay và nhờ thế, nhân vật gần hơn với con người.<br /> Yếu tố kì ảo trong huyền thoại được xem là đặc trưng nghệ thuật, nó gắn liền với quan<br /> niệm của nhân dân về cuộc sống, con người, xã hội. Trong truyện ngắn huyền thoại, yếu<br /> tố kì ảo cũng được sử dụng nhưng dung lượng ít hơn và thường gắn với các trạng thái<br /> tâm lí tình cảm, gần với con người hơn. Trong cổ tích Tấm Cám cứ mỗi lần Tấm khóc là<br /> bụt lại hiện ra mang bống đến làm bạn với Tấm, cho Tấm áo đẹp, giầy đẹp, ngựa đẹp để<br /> đi xem hội… thì trong truyện ngắn Ngày xưa cô Tấm, qua một thời gian bị dằn vặt bởi<br /> hành động trả thù tàn độc của mình Tấm đã ngộ ra lẽ đời thì đêm ấy bụt mới xuất hiện<br /> và “Bụt bảo Tấm, giọng nghiêm, hiền, mênh mông một niềm xót thương khôn tả: - Đấy<br /> chính là điều kỳ diệu nhất ta có thể cho con. Nhưng con ạ, điều kỳ diệu nhất bao giờ<br /> cũng là điều kỳ diệu cuối cùng”. Ở đây bụt đến với Tấm không mang thứ gì hết mà chỉ<br /> như một con người chia sẻ với con người, và thứ mà bụt mang đến chỉ là những lẽ<br /> thường tình của cuộc sống mà thôi!<br /> Nhưng huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại không chỉ thể hiện qua yếu tố kì ảo<br /> mà nó còn thể hiện theo nhiều cách khác nhau, và ở mỗi nhà văn, mỗi văn bản đều có<br /> sự biểu hiện cũng không giống nhau. Đọc tập Truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh, từ<br /> dấu vết huyền thoại in đậm trong từng truyện ngắn, người đọc sẽ nhận thức được ranh<br /> giới phân biệt truyện ngắn và truyện ngắn huyền thoại. Chất huyền thoại thể hiện trước<br /> hết ở việc sử dụng các motif truyện: Hóa kiếp là motif hóa thân của bò/người như là<br /> hiện thân của cuộc sống cùng cực tha hóa của kiếp bò, kiếp người. Bí mật của vĩnh cửu<br /> dẫn dắt ta đến với motif tội ác và trừng phạt. Vòng trầm luân trần gian là motif về cái<br /> chết và sự hồi sinh của vấn nạn truyền kiếp mà con người phải chịu. Dấu vết ấy còn<br /> được thể hiện qua vẻ đẹp và tiếng hát của “người đàn bà cực kì nhan sắc” có thể khiến<br /> cho “hoa tàn”, “lá héo”, “chim chóc ngẩn ngơ”, đàn ông mê muội (Truyền thuyết viết<br /> lại) hay qua những hình ảnh cụ thể như “chiếc đế giầy”, “chiếc roi số phận” nó “giống<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2