intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này chỉ ra thực trạng rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển (ĐTPT) tỉnh Long An bằng phương pháp định tính kết hợp phân tích, so sánh, đối chiếu. Đồng thời đưa ra những nhận định về các mặt hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An giai đoạn 2018-2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An

  1. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH LONG AN  TRƯƠNG THỊ HƯƠNG LAN (*) TÓM TẮT Bài viết này chỉ ra thực trạng rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển (ĐTPT) tỉnh Long An bằng phương pháp định tính kết hợp phân tích, so sánh, đối chiếu Đồng thời đưa ra những nhận định về các mặt hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An giai đoạn 2018-2020. Từ khóa: Cho vay, Quỹ Đầu tư phát triển, Cho vay đầu tư, hiệu quả. SUMMARY This study shows credit risk at the Development Investment Fund (DIF) of Long An province by using a qualitative method with a combination of analysis, comparison and contrast. At the same time, it brings forward judgements about restrictions and shortcomings, as well as proposes measures to limit credit risks at the Development Investment Fund of Long An province in the period of 2018-2020. Key words: Loans, Development Investment Funds, Investment loans, efficiency. 1. Đặt vấn đề Quỹ ĐTPT tỉnh Long An là một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập từ năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009 theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 và Nghị định 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ. Quỹ thực hiện các hoạt động trong đầu tư, bao gồm: đầu tư trực tiếp vào các dự án; cho vay đầu tư; góp vốn thành lập doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội… Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án thu hồi vốn trực tiếp thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, bao gồm: các dự án về giao thông; cấp nước; nhà ở khu đô thị, khu dân cư; di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; xử lý rác thải của các đô thị; các dự án quan trọng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hoạt động cho vay đầu tư là một trong những hoạt động chính của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay thì hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại nói chung, của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An nói riêng đều gặp phải những nguy cơ tiểm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng phá sản hay suy thoái kinh tế dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ,... những nguy cơ này đều có thể biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi. Đó là chưa kể đến những kẻ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và Quỹ trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của một số khách hàng hay cán bộ tín dụng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Do đó, việc xem xét các rủi ro tín dụng và đưa ra những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Quỹ là điều cần thiết hiện nay. 2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 2.1 Tỷ lệ nợ xấu Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã được sửa đổi bổ sung bởi (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 06
  2. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 thì nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng (RRTD) của Quỹ ĐTPTĐP. Chỉ tiêu này cho biết chính xác hơn tình hình RRTD của một tổ chức tín dụng khi nó cho biết mức giảm của con số không có khả năng thu hồi của tổ chức tín dụng đó. Sự giảm đi về tỷ lệ nợ xấu sẽ phản ánh được tổ chức tín dụng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng các khoản vay và công tác hạn chế RRTD ngày càng hiệu quả. Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng an toàn là tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP càng lớn. 2.2 Biến động trong cơ cấu nhóm nợ Biến động trong cơ cấu nhóm nợ là sự thay đổi tỷ trọng của từng nhóm nợ trong tổng dư nợ cho vay của Quỹ ĐTPTĐP. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao hơn giảm đi có nghĩa là công tác hạn chế RRTD có tiến bộ và ngược lại. 2.3 Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dư nợ cho vay Để đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro, còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ xóa nợ ròng. Đây là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị xóa nợ ròng so với tổng dư nợ cho vay đầu tư. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPTĐP có vấn đề, tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp, rủi ro cao. Dư nợ xóa ròng Tỷ lệ xóa nợ ròng = x 100% Tổng dư nợ Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng là chênh lệch giữa tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ này so với kỳ trước. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng = Tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ t – Tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ (t-1) Tỷ lệ dư nợ cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu ổn định và có xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế RRTD trong cho vay. Nhưng 2 chỉ tiêu trên không phải là căn cứ đáng tin cậy để đánh giá mức rủi ro cho vay mà Quỹ ĐTPTĐP phải đối mặt. Có những khoản vay do nguyên nhân nào đó doanh nghiệp vay vốn không thể trả nợ kịp thời nhưng Quỹ ĐTPTĐP vẫn có khả năng thu hồi đầy đủ số nợ này. Trong trường hợp này mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng là chỉ tiêu phản ánh mức tổn thất thật sự và đánh giá chính xác hơn RRTD trong cho vay của Quỹ ĐTPTĐP. 2.4 Mức giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa quỹ dự phòng rủi ro cho vay so với tổng dư nợ cho vay chịu rủi ro. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chống đỡ của Quỹ ĐTPTĐP cho các khoản tổn thất trong cho vay, chủ động đối phó với các khoản tổn thất dự kiến thông qua việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro cho vay (DPRRCV) từ thu nhập hiện tại. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện danh mục cho vay đầu tư tại Quỹ ĐTPTĐP có càng nhiều rủi ro tiềm ẩn. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 07
  3. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI DPRRCV được trích lập Tỷ lệ trích lập = x 100% Tổng dư nợ Nếu thấy sự giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy Quỹ ĐTPTĐP đã hạn chế một cách hiệu quả RRTD và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro này gây ra. Ngoài ra tùy thuộc vào cách nhìn nhận và đánh giá rủi ro mà chỉ tiêu này chỉ nên sử dụng đối với những Quỹ ĐTPTĐP thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro cho vay nhằm phản ánh chính xác hiệu quả công tác hạn chế RRTD. Mức giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay là chênh lệch giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay kỳ này so với kỳ trước. Mức giảm tỷ lệ dự phòng = Tỷ lệ DPRRCV kỳ t – Tỷ lệ DPRRCV kỳ (t – 1) 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển địa phương 3.1 Nhân tố bên trong Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo định hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định, chỉ đạo hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPTĐP, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc phát triển tín dụng hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định, hạn chế rủi ro và bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ ĐTPTĐP. Chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên cơ sở chiến lược phát triển của Quỹ ĐTPTĐP theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo từng thời kỳ. Do đó, chính sách kinh tế chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, quy định pháp lý của địa phương, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của Quỹ ĐTPTĐP. Nếu chính sách đúng đắn, phù hợp và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn, nâng cao khả năng lựa chọn khách hàng đáp ứng điều kiện vay vốn tại Quỹ ĐTPTĐP, đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư. Ngược lại nếu chính sách tín dụng không hợp lý, dẫn đến tạo nhiều khe hở cho các cán bộ tín dụng lợi dụng cho vay trái với quy định, gây rủi ro cho Quỹ. - Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Quỹ ĐTPTĐP trong việc cho vay đầu tư, được xây dựng dựa trên quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay của Quỹ ĐTPTĐP và được cụ thể hóa từng bước để hướng dẫn cho cán bộ tín dụng thực hiện trong quá trình cho vay đầu tư. Quy trình tín dụng báo gồm các bước lập hồ sơ, thẩm định dự án, trình phê duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng, giải ngân cho vay, kiểm tra sau giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong quá trình thực hiện là cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng. Việc xây dựng một quy trình tín dụng rõ ràng, chi tiết nhưng không rườm rà, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định cho vay do Ngân hàng Nhà nước quy định cũng là một trong những nhân tố hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPTĐP. 3.2 Nhân tố bên ngoài Nhân tố kinh tế - xã hội Chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến định hướng phát triển của Quỹ, khả năng phát triển hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ cũng như các khách hàng tham gia quan hệ tín dụng tại Quỹ. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 08
  4. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Việc điều tiết nền kinh tế bằng việc ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành hay một số ngành, một số lĩnh vực ưu tiên cũng ảnh hưởng đến định hướng phát triển hạ tầng tại địa phương; hoặc các chính sách liên quan đến điều tiết lãi suất huy động, lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cho vay của các Quỹ ĐTPTĐP, vì các Quỹ cho vay theo hướng là vốn mồi để thu hút các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư một dự án, nếu ngân hàng không tham gia cho vay thì các chủ đầu tư không thể đảm bảo nguồn vốn để đầu tư, sẽ không thể vay vốn thực hiện dự án hoặc không có khả năng tiếp tục đầu tư dự án đang thực hiện, dẫn đến rủi ro cho Quỹ. Nhân tố pháp lý Pháp luật là bộ phận không thể thiếu của nên kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả tốt, là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề liên quan khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy nhân tố này có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP nói chung và hoạt động cho vay đầu tư nói riêng. Nhân tố chủ quan của khách hàng Chính là năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng vay vốn, tính khả thi của dự án đầu tư. Rủi ro tín dụng của Quỹ ĐTPTĐP phụ thuộc vào hiệu quả của dự án đầu tư từ nguồn vốn vay tại Quỹ. Dự án hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp hoạt động có lãi, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ gốc, lãi vay cho Quỹ. Ngược lại dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn, dẫn đến các khoản nợ xấu tại Quỹ. 4. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Quỹ đầu tư phát triển Long An 4.1 Tăng trưởng dư nợ tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Doanh thu từ hoạt động cho vay năm 2016 chiếm hơn 80% tổng doanh thu của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, vì vậy Quỹ ĐTPT tỉnh Long An không chỉ chú trọng phát triển dư nợ cho vay mà còn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả của hoạt động tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Biểu đồ 1: Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2012 - 2016. Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2012-2016) Tổng dư nợ tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đều tăng trưởng qua các năm từ năm 2012 - 2016. Cụ thể: năm 2012, với tổng dư nợ tín dụng là 115,624 tỷ đồng, đến năm 2013 đã tăng lên là TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 09
  5. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI 222,074 tỷ đồng ứng với mức tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Sang năm 2014, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tổng dư nợ cho vay đạt 281,979 tỷ đồng, tăng 59,905 tỷ đồng so với năm 2013. Đến năm 2015, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An đã nhanh chóng thay đổi danh mục đầu tư cho vay nên tổng dư nợ cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An vẫn tăng 38,627 tỷ đồng so với năm 2014, đạt 320,601 tỷ đồng. Năm 2016, cùng với sự phấn đấu không ngừng của Ban giám đốc và tất cả cán bộ nhân viên của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong công tác tìm kiếm dự án, tích cực tiếp cận cũng như hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng nên tổng dư nợ tín dụng đạt 361,798 tỷ đồng, tăng 79,824 tỷ đồng. Như vậy, trong cả giai đoạn 2012 - 2016, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã thực hiện tăng trưởng dư nợ cho vay ổn định, tăng trưởng tốt qua các năm, điều này cho thấy Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch được giao. 4.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng Theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 và Nghị định 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ thì QĐTPTĐP chỉ được cho vay các dự án trung và dài hạn. Vì vậy cơ cấu dư nợ tín dụng của QĐTPT tỉnh Long An chỉ có các khoản nợ vay trung và dài hạn và chỉ có khách hàng là doanh nghiệp. Vì vậy để phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, ta sẽ phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng theo lĩnh vực cho vay đối với các dự án vay vốn tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo lĩnh vực cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2012-2016. Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay hàng năm của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2012-2016) Theo biểu đồ 2 cho thấy lĩnh vực cho vay của QĐTPT tỉnh Long An ngày càng đa dạng qua từng năm và có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thị trường trong từng giai đoạn cụ thể. Năm 2012, là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Trước tình hình đó, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã thay đổi danh mục đầu tư, hạn chế các dự án đầu tư hạ tầng khu cụm công nghiệp, khu dân cư, chuyển sang đầu tư các dự án giao thông trong tỉnh, do vốn ngân sách tỉnh bảo lãnh trả nợ vay. Vì vậy mà trong năm 2012 và năm 2013, các dự án vay vốn trong lĩnh vực giao thông đã tăng mạnh, từ 22% trên tổng dư nợ cho vay năm 2012 đến 39% trong TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 10
  6. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI tổng dư nợ cho vay năm 2013. Việc thay đổi danh mục đầu tư này đã giúp Quỹ ĐTPT tỉnh Long An hạn chế được việc phát sinh thêm nợ quá hạn, nợ xấu cũng như nâng cao chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Đến năm 2014, đã có sự đa dạng trong lĩnh vực cho vay, tuy nhiên với các nhóm ngành đặc thù như đầu tư hạ tầng khu cụm công nghiệp, khu dân cư, giáo dục, y tế vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 41,21% tổng dự nợ cho vay năm 2014. Năm 2015 và năm 2016 các dự án giao thông và dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp chiếm đa số. Biểu đồ 3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay của QĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2012-2016. Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013) Qua biểu đồ 3 cho thấy dư nợ cho vay tín chấp của QĐTPT tỉnh Long An trong năm 2012 và năm 2013, đạt tỷ lệ gần như 1:1 so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm. Đến năm 2014 dư nợ cho vay tín chấp tăng mạnh chiếm 72,03%, năm 2015 chiếm 76,29%, năm 2016 chiếm 76,94% trên tổng dư nợ vốn vay tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Tất cả các khoản vay tín chấp của QĐTPT tỉnh Long An đều được bảo lãnh từ nguồn vốn ngân sách tỉnh trong lĩnh vực giao thông hoặc bảo lãnh từ nguồn ngân sách huyện. Vì vậy, tuy là tín chấp nhưng tỷ lệ an toàn cao, các dự án đa phần là đầu tư vào lĩnh vực giao thông nên cũng ít bị ảnh hưởng của sự khó khăn của thị trường bất động sản từ năm 2012 đến nay. 4.3 Hệ số thu hồi nợ của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An từ năm 2012-2016 Hệ số thu hồi nợ của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An được tính bằng cách lấy Tổng doanh số thu nợ chia cho Tổng doanh số cho vay hàng năm. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi nợ của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An hay là khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này có ý nghĩa là với một đồng vốn cho vay thì thu hồi được bao nhiêu đồng nợ. Hệ số thu hồi nợ này càng cao thì thể hiện đồng vốn cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An càng an toàn và công tác thu hồi nợ tốt và hiệu quả. Bảng 1: Hệ số thu hồi nợ tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong thời kỳ từ năm 2012-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng doanh số thu nợ 31.933 57.252 97.089 191.941 182.847 Tổng doanh số cho vay 43.325 163.701 156.994 230.563 224.045 Hệ số thu hồi nợ (%) 73,70 34,97 61,84 83,24 81,61 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2012-2016) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 11
  7. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Năm 2012, hệ số thu nợ cao là do năm 2012, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Năm 2013, nền kinh tế đã dần phục hồi, khách hàng đã dần khôi phục hoạt động kinh doanh của mình nên việc thu nợ tốt hơn, hệ số thu nợ cũng tăng trở lại đạt 34,97%. Do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, vì vậy tình hình thu hồi nợ của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An cũng gặp nhiều khó khăn và biến động mạnh. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể nhân viên, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã vượt qua được khó khăn và dần đi vào ổn định. 4.4 Biến động trong cơ cấu nhóm nợ Bảng 2 cho ta thấy tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An chỉ phát sinh trong năm 2012 và năm 2013. Năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp không có đầu ra, tình hình khó khăn này kéo dài qua cả năm 2013. Chính vì vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Cụ thể là trong năm 2012, nợ quá hạn phân loại vào nhóm 2 là 16,405 tỷ đồng, chiếm 14,18% tổng dư nợ cho vay năm 2012. Trong năm 2013, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã phát sinh nợ xấu, cụ thể là nợ nhóm 3 là 20,001 tỷ đồng, chiếm 9% trên tổng dự nợ cho vay. Nợ quá hạn năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, tổng dư nợ quá hạn là 79,862 tỷ đồng, chiếm 35,96% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2014 và năm 2015 ta thấy được tình nợ xấu đã giảm dần và không còn nợ nhóm 3, chất lượng tín dụng tăng lên. Năm 2016 phát sinh nợ xấu nợ nhóm 5 nhưng chỉ chiếm 0,08 % trên tổng dư nợ tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Bảng 2: Tình hình dư nợ cho vay đầu tư tại Quỹ ĐTPT theo nhóm nợ giai đoạn 2012 – 2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng dư nợ 115.624 222.074 281.979 320.601 361.798 Nhóm 1 99.219 154.273 104.484 99.219 154.723 Nhóm 2 16.405 59.861 16.119 16.267 - Nhóm 3 - 20.001 - - - Nhóm 4 - - - - - Nhóm 5 - - - - 2.995 Nợ quá hạn (2+3+4+5) 16.405 79.862 16.119 16.267 2.995 Nợ xấu (3+4+5) - 20.001 - - 2.995 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An) 5. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An 5.1 Xây dựng chính sách cho vay phù hợp Định hướng đối tượng khách hàng: Cho vay đối với các khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đối với các khách hàng có tình trạng kinh doanh kém, nợ tồn đọng kéo dài cần phải có biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đối với các khoản vay mới phải xem xét kỹ trước khi quyết định cho vay, tránh trường hợp chạy theo lợi nhuận mà xem nhẹ chất lượng. Giới hạn cho vay: Cần kiểm soát giới hạn cho vay đối với từng khách hàng một cách hợp lý, tránh trường hợp tập trung vốn vào một hoặc một nhóm khách hàng cùng ngành nghề để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp khách hàng hoặc ngành nghề của nhóm khách hàng đó gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến phát sinh nợ xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An, hoặc xấu hơn là tổn thất nguồn vốn của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 12
  8. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Điều kiện vay vốn: thực hiện đúng quy định đối với hoạt động của Quỹ tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP và 37/2013/NĐ-CP, trường hợp cho vay theo chỉ đạo của tỉnh cũng phải tham mưu UBND tỉnh thực hiện tuân thủ các nguyên tắc chung, tránh ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. 5.2 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án Chất lượng thẩm định dự án là khâu hết sức quan trọng. Chất lượng thẩm định dự án tốt sẽ hạn chế được nhiều rủi ro; chất lượng thẩm định dự án không tốt sẽ dễ phát sinh rủi ro. Do đó yêu cầu của công tác thẩm định dự án phải thực hiện tốt một số nội dung sau: Thứ nhất, cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn, phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính (Các thông tin về thị trường và đạo đức khách hàng vay vốn) về khách hàng và dự án ngoài thông tin do khách hàng cung cấp, như thông tin từ CIC, từ các Sở, ban, ngành, từ đối tác của khách hàng, từ phía các ngân hàng có quan hệ với khách hàng để có cái nhìn tổng quan hơn đối với khách hàng. Trong đó cần chú ý kiểm tra về tư cách của người đứng đầu doanh nghiệp vì thiện chí trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu doanh nghiệp vay vốn. Khi kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng cán bộ thẩm định cần lưu ý: - Các hồ sơ pháp lý Chủ đầu tư, pháp lý dự án cần kiểm tra kỹ tính xác thực của các loại hồ sơ này. - Kiểm tra kỹ mục đích sử dụng vốn vay. - Kiểm tra tổng mức đầu tư của dự án có phù hợp với thực tế hay không, có bị khách hàng kê khai khống lên để có thể vay toàn bộ vốn thực hiện dự án, không cần bỏ vốn đối ứng của mình, gây rủi ro đối với Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Thứ hai, xây dựng phần mềm thẩm định dự án để có thể tính toán các dữ liệu một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian thẩm định, tránh sai sót trong tính toán. Phần mềm này được xây dựng nhằm phục vụ công tác tính toán các chỉ tiêu tài chính khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng, và các chỉ tiêu tài chính của dự án. Đối với phần mềm này, cán bộ thẩm định chỉ cần nhập dữ liệu báo cáo tài chính của khách hàng, các thông số của dự án đầu tư, từ các dữ liệu này chương trình có thể kết xuất ra kết quả tính toán ngay lập tức. Nhờ phần mềm, cán bộ thẩm định sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian lập các bảng biểu phục vụ báo cáo thẩm định, tránh được những lỗi sai sót do tính toán, đồng nhất trong cách tính toán phục vụ công tác thẩm định, như vậy cán bộ thẩm định sẽ có thời gian tìm kiếm thêm thông tin ngoài hồ sơ do khách hàng cung cấp liên quan đến dự án để bổ sung cho báo cáo thẩm định được hoàn thiện. Đồng thời xây dựng kho dữ liệu về khách hàng và thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất của khách hàng để phục vụ công tác thẩm định. Quỹ ĐTPT tỉnh Long An thực hiện quản lý thông tin tập trung để các phòng nghiệp vụ khác khi có nhu cầu sẽ có thể truy cập thông tin đồng thời cập nhật thông tin. Thông tin này có thể lấy từ các nguồn: hồ sơ dự án, Trung tâm Thông tin tín dụng CIC, các ngân hàng có quan hệ với khách hàng, các Sở, ban, ngành, điều tra của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An, từ các đối tác của khách hàng... 5.3 Thực hiện cho vay đúng theo quy trình cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An Việc thực hiện cho vay đầu tư theo đúng quy trình cho vay là một trong những khâu quan trọng nhằm hỗ trợ công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Khi cán bộ phòng Tín dụng thực hiện hồ sơ thủ tục ký TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 13
  9. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay cần lưu ý các nội dung sau: - Xây dựng mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp có tư vấn của cán bộ pháp chế để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Yêu cầu bộ phận pháp chế phối hợp với phòng Tài chính- kế toán để xây dựng các mẫu hợp đồng tín dụng áp dụng cho từng đối tượng dự án theo từng lĩnh vực đầu tư và các mẫu hợp đồng thế chấp theo từng loại TSBĐ khác nhau. Các biểu mẫu được quy định nội dung có thể sửa đổi và nội dung không được sửa đổi để phòng nghiệp vụ tham chiếu khi lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng. - Kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng tín dụng đã phù hợp hay chưa, thảo luận kỹ với khách hàng về các điều khoản phương thức giải ngân, điều khoản tạm ứng vốn vay, cách thức trả nợ gốc và lãi vay và có thể xây dựng kế hoạch trả nợ linh hoạt hơn theo yêu cầu của khách hàng, quan trọng là các yêu cầu này phải có căn cứ cụ thể. Ví dụ khách hàng đề nghị điều chỉnh lịch trả nợ là 6 tháng/lần thì phải cung cấp chứng cứ chứng minh chu kỳ nguồn thu của khách hàng để kiểm tra tính hợp lý, nếu đúng thực tế chu kỳ thu tiền của khách hàng là 6 tháng thì có thể chấp nhận theo đề nghị của khách hàng, tránh gây áp lực trả nợ cho khách hàng do không phân kỳ trả nợ phù hợp với kế hoạch doanh thu của khách hàng. - Kiểm tra tài sản đảm bảo (TSĐB) và thực hiện thủ tục theo đúng quy định: cần kiểm tra các TSĐB có thực hay không, thành phần đi kiểm tra bao gồm phòng Tín dụng và phòng Thẩm định để tránh trường hợp nhân viên tín dụng câu kết với khách hàng. Đồng thời Quỹ ĐTPT tỉnh Long An thực hiện các thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo để đảm bảo quyền lợi của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An khi phát sinh tranh chấp. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ giải ngân, bao gồm: kiểm tra chủng loại, số lượng trên hóa đơn, chứng từ do khách hàng cung cấp có phù hợp với hạng mục đầu tư đã được duyệt cho vay hay không; kiểm tra thời gian chứng từ; kiểm tra số liệu trong hồ sơ nghiệm thu có khớp với dự toán công trình hay không, nếu có điều chỉnh cần yêu cầu khách hàng giải thích và có điều chỉnh. Trường hợp Quỹ ĐTPT tỉnh Long An giải ngân trực tiếp cho khách hàng thì phải kiểm tra chứng từ thanh toán của khách hàng cho nhà thầu để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bằng cách đề nghị khách hàng cung cấp báo cáo tài chính năm, báo cáo nhanh hằng quý, sổ chi tiết tiền mặt và tiền gửi để Quỹ ĐTPT tỉnh Long An nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng, đồng thời kiểm tra dòng tiền của khách hàng. Nếu phát hiện có sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay cần phải có biện pháp phù hợp, tránh phát sinh rủi ro cho Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. 5.4 Nâng cao hoạt động thẩm định giá và quản lý tài sản bảo đảm Tài sản bảo đảm đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng, góp phần giảm thiểu thiệt hại, tổn thất khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Vì vậy, hoạt động thẩm định giá và quản lý TSĐB cần được thực hiện tốt, đảm bảo hiệu quả cao để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Để nâng cao chất lượng cho hoạt động thẩm định giá và quản lý TSĐB, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An cần phải thực hiện các giải pháp sau: - Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ thế chấp, hồ sơ pháp lý của TSĐB như giấy chứng nhận TSĐB, thực hiện đầy đủ thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo, kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng thế chấp... Việc này sẽ giúp cho quá trình xử lý TSĐB được thực hiện dễ dàng, hợp pháp khi rủi ro tín dụng xảy ra vì đây là những căn cứ pháp lý để quyết định đền quyền tài sản và quyền truy đòi nợ của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 14
  10. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI - Định kỳ kiểm tra thực tế TSĐB và tổ chức định giá lại tài sản bảo đảm, nhất là khi thị trường có thay đổi lớn. Việc kiểm tra và định giá lại TSĐB giúp khắc phục việc định giá TSĐB theo chủ quan, thiếu căn cứ khoa học, chưa sử dụng phương pháp định giá phù hợp. Khi thị trường có thay đổi lớn, việc định giá lại sẽ giúp cho Quỹ ĐTPT tỉnh Long An kịp thời có biện pháp phù hợp để bổ sung TSĐB, nhằm đảm bảo cho khoản vay, hạn chế tổn thất khi có rủi ro tín dụng xảy ra. - Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm công trình hoặc bảo hiểm tài sản để bảo đảm quyền lợi của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An khi có rủi ro xảy ra, trong đó phải kiểm tra hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trước khi tiến hành giải ngân vốn vay cho khách hàng bằng cách yêu cầu công ty cung cấp chứng từ thanh toán phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của công cụ bảo hiểm này, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An có thể liên hệ với một hoặc một số công ty bảo hiểm, chọn và yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm này, hạn chế các rủi ro khi khách hàng cố ý điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm gây bất lợi cho Quỹ ĐTPT tỉnh Long An, đồng thời chủ động lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín, phù hợp với yêu cầu của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. - Yêu cầu phải có TSĐB đối với tất cả các khoản vay. Hạn chế tối đa việc cho vay tín chấp, nếu có thì phải có đơn vị thứ ba đứng ra bảo lãnh hoặc đảm bảo khả năng trả nợ cho Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. TSĐB cần phải đảm bảo tỷ lệ tài sản thế chấp theo đúng quy định. Đồng thời xác định giá trị tài sản thế chấp chính xác, tránh gây tổn thất cho Quỹ ĐTPT tỉnh Long An khi định giá tài sản cao hơn giá thị trường. 5.5 Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Để có thể kiểm tra, rà soát và hoàn thiện các thủ tục đã thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An cần phải xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm soát nội bộ không chỉ kiểm tra, giám sát, hoàn thiện các thủ tục đã thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng như hồ sơ pháp lý, thẩm định dự án, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, giải ngân... mà kiểm soát nội bộ còn phải thực hiện định kỳ, tăng số lần kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các biện pháp quản lý nợ đối với các khách hàng có phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, đánh giá khả năng thu hồi nợ, thực hiện kiểm tra chặt chẽ đối với các dự án thuộc lĩnh vực có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn... Để thực hiện được hệ thống kiểm soát hiệu quả và chất lượng cao, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An cần nguồn nhân lực kiểm soát nội bộ có chuyên môn cao, nắm rõ tất cả các quy chế, quy trình để có thể kiểm tra, giám sát, phát hiện thiếu sót trong công tác cấp tín dụng. Đồng thời phải thường xuyên giáo dục cán bộ kiểm soát nội bộ phải khách quan, công tâm, kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận, vì mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng cho Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Vì vậy, yếu tố con người rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. 5.6 Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các khoản vay, tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Kiểm tra, giám sát sau giải ngân là công tác rất quan trọng, việc này giúp kiểm tra tình hình sử dụng vốn đúng mục đích hay không, kiểm tra tài sản bảo đảm, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng... Thường xuyên theo dõi, tiếp xúc khách hàng góp phần nắm rõ tình hình khó khăn của khách hàng để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn. Luôn duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng để duy trì sự hợp tác của khách hàng, hỗ trợ cho việc thu hồi nợ được thuận lợi, dễ dàng, đúng hạn. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 15
  11. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI - Thường xuyên thực hiện công tác báo cáo tình hình dư nợ, phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn. Hiện nay, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An chỉ thực hiện báo cáo tình hình thu nợ và phân loại nợ để đánh giá tình hình dư nợ trong báo cáo cho vay thu nợ hàng tháng. Báo cáo chỉ được sử dụng nội bộ, chỉ phân loại nợ chứ chưa đánh giá cụ thể, rõ ràng tình hình dư nợ của khách hàng vay, do vậy chưa có biện pháp phù hợp, cụ thể để xử lý các khoản nợ có vấn đề. Vì vậy, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An cần thực hiện phân tích, đánh giá, báo cáo riêng hàng tháng đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, tình hình khó khăn của khách hàng để có biện pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề, nâng cao chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. 5.7 Hoàn thiện các quy chế, quy trình liên quan đến xử lý rủi ro trong cho vay Hoàn thiện quy chế xử lý rủi ro của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời thuê tư vấn về pháp luật hoặc tự xây dựng quy trình xử lý TSĐB, trong đó quy định rõ các thủ tục thực hiện thanh lý, các bước tiến hành, kèm theo các biểu mẫu liên quan để có thể nhanh chóng ứng dụng khi rủi ro phát sinh, thu hồi vốn một cách nhanh nhất. Xây dựng kho dữ liệu chung về thông tin khách hàng và hệ thống xếp hạng khách hàng nếu có điều kiện. Danh mục khách hàng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An còn khá ít nên việc xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng có thể chưa thật sự cần thiết, nhưng đây sẽ là một nguồn tin tham khảo đáng tin cậy cho công tác thẩm định. 6. Kết luận Hoạt động tín dụng ẩn chứa rất nhiều rủi ro và phức tạp, vì chịu ảnh hưởng rất lớn của lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay vốn, tình hình tài chính cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng vay vốn. Đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua, với tình hình nợ xấu tăng đột biến, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Vì vậy việc đề ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết hiện nay. Trên cơ sở sử dụng tài liệu tham khảo và nguồn số liệu thực tế của ĐTPT tỉnh Long An và phương pháp nghiên cứu thích hợp, bài viết đã nêu được những nội dung chủ yếu sau: Một là, hệ thống lại cơ sở lý luận chung về cho vay đầu tư, rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPTĐP; Hai là, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An; Ba là, đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Tuy nhiên, do mô hình hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP có những đặc thù so với các NHTM, cơ sở lý luận về hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP còn thiếu thốn và những hạn chế nhất định nên bài viết chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu mô hình ĐTPTĐP, chưa mở rộng nghiên cứu thêm về các Quỹ Đầu tư nước ngoài vì các Quỹ này không có cùng mục đích hoạt động. Tài liệu tham khảo [1] Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. [2] Nghị định 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 16
  12. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI [3] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. [4] Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. [5] Quyết định 1921/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh Long An về việc cử nhân sự đại diện tham gia quản lý vốn của Nhà nước làm đối tác liên doanh với Công ty TNHH LaVie. [6] Quyết định 4720/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt phương án giao nhận nợ và hoàn trả vốn ngân sách Nhà nước đối với Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để tham gia liên doanh trong Công ty TNHH LaVie. [7] Quyết định 1633/QĐ-UBND ngày 13/5/2015 của UBND tỉnh Long An về việc giao Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An làm chủ đầu tư dự án chỉnh trang Cụm công nghiệp Đức Hòa Hạ. [8] Quyết định 4733/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 của UBND tỉnh Long An về việc giao Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An làm chủ đầu tư dự án chỉnh trang Cụm công nghiệp Đức Hòa Đông. [9] Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [10] Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [11] Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Ngày nhận: 28/3/2018 Ngày duyệt đăng: 02/6/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2