intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế trong sản xuất nông nghiệp vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế trong sản xuất nông nghiệp vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long" nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình canh tác nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tham vấn ý kiến 36 chuyên gia và sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí để việc xác định mức độ tác động của các yếu tố đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế trong sản xuất nông nghiệp vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long

  1. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG GIỮA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Phan Chí Nguyện1, Ngô Minh Thành2, Phạm Thanh Vũ1, Vƣơng Tuấn Huy1 1 Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ 2 Văn phòng Đăng ký Đất đai, Tỉnh Tiền Giang Liên hệ email: pcnguyen132@gmail.com TÓM TẮT Nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, trong thời gian gần đây vấn đề sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất và đời sống của ngƣời dân. Mục tiêu của nghiên cứu thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình canh tác nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu, tham vấn ý kiến 36 chuyên gia và sử dụng phƣơng pháp đánh giá đa tiêu chí để việc xác định mức độ tác động của các yếu tố đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân. Kết quả cho thấy có ba nhóm yếu tố chính tác động đến sản xuất nông nghiệp từ cao đến thấp gồm kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xác định đƣợc 16 yếu tố phụ ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân, yếu tố về thị trƣờng tiêu thụ, chi phí đầu tƣ và lợi nhuận là những yếu tố có mức độ ảnh hƣởng cao. Nghiên cứu đã đề xuất đƣợc một số giải pháp về công trình và phi công trình nhằm khắc phục những hạn chế để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho ngƣời dân sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Từ khóa: Hiệu quả sử dụng đất, yếu tố ản ưởng, đán g á đ t êu , sản xuất nông nghiệp. 1. MỞ ĐẦU Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một huyện thuộc tiểu vùng sinh thái giữa của Đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện sản xuất nông nghiệp của vùng sinh thái ngọt với hệ thống canh tác nông nghiệp đa dạng từ canh tác cây hàng năm đến cây lâu năm (Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, 2019). Tuy nhiên, trong canh tác nông nghiệp của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn do xâm nhập mặn diễn biến phức tạp (Nguyễn Hiếu Trung và ctv, 2012, Nguyễn Văn Bé và ctv, 2017). Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp manh mún, sản phẩm nông nghiệp kém chất lƣợng dẫn đến thị trƣờng tiêu thụ mặt hàng nông sản gặp nhiều khó khăn và ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân trên địa bàn huyện (Eaton and Shepherd, 2001; Đặng Thị Huyền Anh, 2017). Ngoài ra, việc thâm canh và tăng vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hay lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã tác động xấu đến tài nguyên đất đai, suy thoái chất lƣợng đất ngày càng trầm trọng (Lê Văn Khoa và Trần Bá Linh, 2013; Phạm Thanh Vũ và ctv, 2019). Thêm vào đó, việc tự chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp một cách tự phát, chạy theo nhu cầu của thị trƣờng nông sản đã gây khó khăn trong việc quản lý của ngành nông nghiệp nhƣ lịch sản xuất của huyện cũng gặp trở ngại. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân tại huyện Châu Thành để giúp các nhà quản lý nông nghiệp có cơ sở định hƣớng cho ngành nông nghiệp mang tính bền vững thì việc xác định 313 |
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ tác động làm cơ sở đề xuất giải pháp cho phát triển nông nghiệp một cách hợp lý, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trong tƣơng lai là vấn đề cần thiết đƣợc thực hiện. 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Nghiên cứu thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua về sự thay đổi điều kiện sản xuất, những khó khăn và tồn tại gặp phải của ngƣời dân trong canh tác nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thu thập thông tin về định hƣớng phát triển nông nghiệp và định hƣớng sử dụng đất của huyện nhằm xem xét các kiểu sử dụng đất và đề xuất giải pháp mang tính hiệu quả hơn. Ngoài ra, kết quả thu thập các dữ liệu sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng nhằm bƣớc đầu xác định đƣợc các yếu tố tác động đến sản xuất nông nghiệp để tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong quản lý nông nghiệp phục vụ cho việc xác định các yếu tố tác động. 2.2. Phƣơng pháp chuyên gia Nghiên cứu tham vấn ý kiến của các chuyên gia để xác định mức độ tác động giữa các yếu tố với nhau trong quá trình sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân nhằm làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Nghiên cứu đã tiến hành tham vấn 36 chuyên gia (là nhà quản lý am hiểu về sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành). Trong đó, đối với các yếu tố cấp 01 về tự nhiên, kinh tế và xã hội, nghiên cứu tiến hành tham vấn ý kiến của 09 chuyên gia thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trƣờng, Kinh tế và Lao động & Thƣơng binh xã hội; Yếu tố cấp 02 về tự nhiên, nghiên cứu đã tham vấn 09 chuyên gia thuộc lĩnh vực Tài nguyên & Môi trƣờng và Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Đối với yếu tố cấp 02 về kinh tế nghiên cứu tham vấn 09 chuyên gia thuộc Phòng Kinh tế và những ngƣời có chuyên môn về Kinh tế thuộc các đơn vị hành chính trong huyện; và Nghiên cứu cũng tiến hành tham vấn 09 chuyên gia thuộc lĩnh vực xã hội tại Phòng Lao động & Thƣơng binh Xã hội và những ngƣời có chuyên môn quản lý về xã hội tại các đơn vị hành chính huyện. 2.3. Phƣơng pháp đánh giá đa tiêu chí (Multi - Cretiaria Evaluation) Phƣơng pháp đánh giá đa tiêu chí đƣợc thực hiện nhằm xác định mức độ tác động của các yếu tố cấp 1 và cấp 2 ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện dựa trên nền tảng của phƣơng pháp đánh giá đa tiêu chí của Saaty (1980) và đƣa ra quyết định của nhóm chuyên gia để tránh đƣợc sự chủ quan của từng chuyên gia trong đánh giá các yếu tố tác động (Saaty & Peniwati., 2008; Lu et al., 2007). Việc thực hiện các bƣớc của phƣơng pháp đánh giá đa tiêu chí đƣợc thực hiện cơ bản bao gồm (1) xác định các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn huyện Châu Thành; (2) Xây dựng ma trận so sánh cặp đối với các yếu tố cấp 1 và yếu tố cấp 2 tác động đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân; (3) xác định tỷ số nhất quán (CR%) của từng chuyên gia đối với sự đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động (Samo Drobne and Anka Lisec, 2009); (4) Xây dựng trọng số nhóm của các chuyên gia đối với các yếu tố tác động (Khwanruthai Bunruamkaew and Yuji Murayama, 2012). 314 |
  3. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO UẬN 3.1. Xây ựng các yếu tố tác động đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Kết quả tổng hợp về tình hình sản xuất nông nghiệp và tham vấn ý kiến của các nhà quản lý về nông nghiệp thuộc các đơn vị hành chính của huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đƣợc thể hiện ở bảng 1. Nghiên cứu khảo sát điều kiện sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân về tình hình sản xuất và các vấn đề khó khăn gặp phải trong thời gian qua đã xác định đƣợc ba nhóm yếu tố cấp 1 (yếu tố chính) và 16 yếu tố cấp 2 (yếu tố phụ) tác động ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp bao gồm kinh tế, xã hội và môi trƣờng (Bảng 1). Bảng 1. Các yếu tố cấp 01 và cấp 02 tác động đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành STT Yếu tố cấp 1 STT Yếu tố cấp 2 1 Thị trƣờng tiêu thụ 2 Chi phí đầu tƣ 1 Kinh tế 3 Lợi nhuận 4 Hiệu quả đồng vốn 5 Kỹ thuật canh tác 6 Khả năng có vốn 2 Xã hội 7 Tập quán canh tác 8 Cần hỗ trợ vốn 9 Giải quyết việc làm 10 Ô nhiễm nƣớc 11 Gia tăng dịch bệnh 12 Đa dạng sinh học 3 Môi trƣờng 13 Mặn hóa 14 Thời gian mặn/ngọt 15 Ô nhiễm đất 16 Phèn hóa 3.2. Mức độ của các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành Trên cơ sở các yếu tố cấp 01 và yếu tố cấp 02 đã đƣợc xác định tại Bảng 1. Nghiên cứu tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia để xác định mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 315 |
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 3.2.1. Mức độ tác động của các u tố cấp 01 đ n sản xuất nông nghiệp hu ện Châu Thành Trong quá trình sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, kết quả tham vấn ý kiến từ nhà quản lý nông nghiệp và ngƣời dân trực tiếp canh tác nông nghiệp đã xác định đƣợc ba nhóm yếu tố chính bao gồm yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trƣờng tác động đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp của ngƣời dân. Hình 1. Trọng số các yếu tố chính tác động đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia cho thấy, yếu tố kinh tế đƣợc các chuyên gia đánh giá có mức độ ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp cao nhất, kế đến là yếu tố xã hội và yếu tố môi trƣờng ít tác động (Hình 1). Theo các chuyên gia cho rằng điều kiện kinh tế có ý nghĩa quyết định việc canh tác và thay đổi mô hình sử dụng đất của ngƣời dân trên địa bàn huyện. Khi quyết định canh tác một mô hình mới thì ngƣời dân thƣờng chú trọng đến hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác đó, nếu mô hình canh tác không mang lại hiệu quả kinh tế, thì ngƣời dân sẽ tự động chuyển sang mô hình canh tác có điều kiện kinh tế tốt hơn nhằm nâng cao đời sống của gia đình và kinh tế. Thêm vào đó, sự phát triển và hỗ trợ kỹ thuật về giống có khả năng chịu mặn, chống đƣợc sâu bệnh sẽ giúp ngƣời dân gia tăng thêm sản lƣợng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, kiến thức của ngƣời dân trong quá trình canh tác, cũng nhƣ việc thƣờng xuyên tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các hợp tác xã, tổ chức sản xuất cũng ảnh hƣởng đến việc sản xuất của ngƣời dân tại huyện. Bên cạnh đó, sự đầu tƣ và nâng cấp các công trình thủy lợi nhƣ hệ thống đê bao, cống thoát nƣớc đã giúp ngƣời dân chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới tiêu, chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới. Tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn trong thời gian gần đây đã gia tăng và phần nào làm ảnh hƣớng đến thói quen canh tác của ngƣời dân. Việc lạm dụng phân bón, thuốc hóa học phần nào đã làm chất lƣợng đất đai suy giảm, gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nƣớc và gia tăng dịch bệnh. Các chuyên gia cho rằng môi trƣờng sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng vẫn còn phù hợp, các vấn đề về ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nƣớc, sự gia tăng dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát của địa phƣơng và chƣa quá nghiêm trọng. 3.2.2. Mức độ tác động của các u tố cấp 02 ảnh hưởng đ n sử dụng đất nông nghiệp hu ện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Yếu tố ấp 02 về k n tế: Trên cơ sở tham vấn ý kiến của 09 chuyên gia đã xác định đƣợc mức độ tác động của bốn yếu tố phụ thuộc nhóm kinh tế ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất nông 316 |
  5. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang bao gồm chi phí đầu tƣ, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn và thị trƣờng tiêu thụ (Bảng 1). Hình 2. Trọng số các yếu tố phụ về kinh tế tác động đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành Kết quả đánh giá mức độ tác động của các yếu tố về kinh tế cho thấy yếu tố về thị trƣờng tiêu thụ đƣợc các chuyên gia quan tâm nhiều nhất, kế đến là các yếu tố về chi phí đầu tƣ, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn ít đƣợc quan tâm (Hình 2) trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành. Nguyên nhân là do ngƣời dân bị động trƣớc những biến động của giá sản phẩm nông nghiệp, làm ảnh hƣởng lớn đến thu nhập và đời sống của ngƣời dân. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chất lƣợng, khả năng cạnh tranh về số lƣợng cơ sở thu mua nông sản vẫn còn hạn chế. Vì vậy, thị trƣờng có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, ngƣời dân luôn quan tâm đến chi phí đầu tƣ cho quá trình sản xuất, mô hình có chi phí thấp thƣờng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân dễ dàng thực hiện. Đồng thời phần lớn ngƣời nông dân thiếu vốn đầu tƣ, các tổ chức tín dụng cho vay thế chấp với hạn mức thấp nên yếu tố chi phí đầu tƣ đƣợc đánh giá có trọng số cao. Ngoài ra, ngƣời nông dân thƣờng có xu hƣớng sản xuất chạy theo lợi nhuận chƣa quan tâm nhiều đến chất lƣợng sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm làm ra phần lớn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng. Giá cả của sản phẩm làm ra thƣờng thấp, lợi nhuận mang lại chƣa cao. Hầu hết ngƣời dân sản xuất nông nghiệp ít quan tâm đến hiệu quả đồng vốn đầu tƣ bỏ ra ban đầu mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận mang lại nhiều hay ít. Các chuyên gia cho rằng đây là yếu tố có mức độ quan tâm thấp nhất trong nhóm kinh tế. Đố vớ á yếu tố ấp 2 về ộ : các yếu tố phụ thuộc nhóm xã hội đƣợc xác định ảnh hƣởng đến việc sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang bao gồm khả năng có vốn, cần hỗ trợ vốn, tập quán canh tác, kỹ thuật canh tác, giải quyết việc làm (Bảng 1). 317 |
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Hình 3. Trọng số các yếu tố xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành Kết quả đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội cho thấy, yếu tố kỹ thuật canh tác có mức độ tác động cao nhất, kế đến là khả năng có vốn đầu tƣ, tập quán canh tác, cần hỗ trợ vốn và giải quyết việc làm là yếu tố có mức ảnh hƣởng thấp nhất (Hình 3). Nguyên nhân là do thời gian gần đây việc sản xuất nông nghiệp phải đối diện nhiều vấn đề nhƣ giá cả bấp bênh, giá nhân công và vật tƣ đầu vào tăng. Bên cạnh đó, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, mƣa trái mùa, hiện tƣợng thời tiết cực đoan đã tác động rất lớn đến năng suất và sản lƣợng cây trồng. Để khắc phục những yếu tố bất lợi và duy trì năng suất, chất lƣợng cây trồng, ngƣời dân đã cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụng nhiều giải pháp về kỹ thuật nhƣ giống chất lƣợng cao, quản lý nƣớc tƣới tiết kiệm, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản để nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị nông sản. Các chuyên gia cho rằng, mô hình muốn thực hiện đƣợc lâu dài thì phải phù hợp với khả năng đầu tƣ của ngƣời dân. Một mô hình đem lại lợi nhuận cao nhƣng chỉ sản xuất với quy mô nhỏ do chi phí đầu tƣ rất cao sẽ không bền vững. Khả năng có vốn là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp lâu dài. Kinh nghiệm sản xuất của ngƣời dân ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất, các mô hình sản xuất nông nghiệp mới ngƣời dân khó tiếp cận đƣợc các kỹ thuật và khó thay đổi tƣ duy trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Yếu tố giải quyết việc làm cũng cần đƣợc quan tâm bởi các mô hình sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng không có nhu cầu lớn về lao động chủ yếu tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình nhiều hơn là thuê mƣớn lao động. Đố vớ á yếu tố ấp 2 về mô trường: Yếu tố về đa dạng sinh học, gia tăng dịch bệnh, mặn hóa, phèn hóa, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nƣớc, thời gian mặn/ngọt (Bảng 1) đƣợc các chuyên gia xác định là những yếu tố tác động đến quá trình sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 318 |
  7. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hình 4. Trọng số các yếu tố môi trƣờng tác động đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành Kết quả cho thấy, yếu tố ô nhiễm nguồn nƣớc đƣợc các chuyên gia quan tâm nhiều nhất, kế đến là các yếu tố về gia tăng dịch bệnh, giảm đa dạng sinh học, mặn hóa, ô nhiễm đất, thời gian ngọt/mặn và yếu tố phèn hóa ít ảnh hƣởng (Hình 4). Bởi vì lƣợng nƣớc sạch phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng hạn chế do hệ thống kênh, mƣơng cung cấp nƣớc bị bồi, lắng, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng. Bên cạnh đó, nguồn nƣớc ngày càng bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất, ngƣời dân xả nƣớc thải có mầm bệnh, nƣớc bị nhiễm hóa chất từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chƣa qua xử lý ra môi trƣờng làm ô nhiễm nguồn nƣớc. Trong khi đó, dịch bệnh là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp giảm năng suất và chất lƣợng sản phẩm và tăng chi phí trong sản xuất làm ảnh hƣởng mạnh đến lợi nhuận của hộ gia đình. Ngƣời dân có xu hƣớng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tác động vào cây trồng nhằm gia tăng năng suất. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho các loài vi sinh vật có lợi trong tự nhiên giảm đi, các thiên địch trừ sâu hại cũng không còn nhiều làm tăng nguy cơ gia tăng dịch bệnh. Yếu tố mặn hóa có mức độ quan tâm của các chuyên gia thấp, nguyên nhân là do đất đai tại vùng nghiên cứu chủ yếu là đất phù sa, có hệ thống kênh, mƣơng chằn chịt nên đất đai ít bị ảnh hƣởng do mặn hóa và có trọng số thấp. Phèn hóa không ảnh hƣởng hoặc mức độ ảnh hƣởng rất ít bởi ngƣời dân có kinh nghiệm trong quá trình canh tác nhƣ lên líp, đấp mô cũng nhƣ sử dụng các loại phân bón làm giảm mức độ phèn. Bảng 2. Các yếu tố chính và yếu tố phụ tác động đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Châu Thành Trọng số Trọng số Toàn cục STT Yếu tố cấp 1 STT Yếu tố cấp 2 (W1) (W2) (W=W1*W2) 1 Thị trƣờng tiêu thụ 0,5387 0,3421 2 Chi phí đầu tƣ 0,2268 0,1440 1 Kinh tế 0,6350 3 Lợi nhuận 0,1602 0,1017 4 Hiệu quả đồng vốn 0,0744 0,0472 319 |
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 5 Kỹ thuật canh tác 0,3662 0,0772 6 Khả năng có vốn 0,2084 0,0439 2 Xã hội 0,2107 7 Tập quán canh tác 0,1651 0,0348 8 Cần hỗ trợ vốn 0,1629 0,0343 9 Giải quyết việc làm 0,0974 0,0205 10 Ô nhiễm nƣớc 0,2163 0,0334 11 Gia tăng dịch bệnh 0,2041 0,0315 12 Đa dạng sinh học 0,1861 0,0287 Môi 3 0,1543 13 Mặn hóa 0,1274 0,0197 trƣờng 14 Thời gian mặn/ngọt 0,0953 0,0147 15 Ô nhiễm đất 0,0890 0,0137 16 Phèn hóa 0,0818 0,0126 Trong 16 yếu tố phụ tác động đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố đƣợc chuyên gia quan tâm nhiều nhất là yếu tố thị trƣờng tiêu thụ, chi phí đầu tƣ cho mô hình canh tác và lợi nhuận (Bảng 2). Hầu hết các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện nay vấn đề tiêu thụ sản phẩm rất đƣợc quan tâm từ ngƣời dân, cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng nhằm hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng “trúng mù rớt g á” hay phải “g ả ứu nông sản” khi vào vụ thu hoạch rộ. Trong khi đó, chi phí đầu tƣ ban đầu ảnh hƣởng đến mức thu nhập và lợi nhuận của ngƣời dân, đây cũng là vấn đề đƣợc ngƣời nông dân trên địa bàn huyện quan tâm bởi khi hiệu quả sản xuất cao (lợi nhuận cao), dễ dàng phát triển mô hình hơn và an tâm trong quá trình canh tác nông nghiệp. Yếu tố phèn hóa là yếu tố đƣợc các chuyên gia đánh giá với mức độ ảnh hƣởng thấp nhất, bởi hiện nay trên địa huyện tình trạng đất nhiễm phèn hoặc trong quá trình canh tác thì phèn ít gây ảnh hƣởng do ngƣời dân đã áp dụng đƣợc các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm phèn nhƣ bón vôi, bón phân theo khuyến cáo của nhà khoa học. 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại hu ện Châu Thành Bài báo đã bƣớc đầu đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trƣờng đến quá trình sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Để đảm bảo sản xuất bền vững và hợp lý đề xuất một số giải pháp khắc phục những yếu tố hạn chế nhằm thực hiện định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp. Phát huy tốt tiềm năng đất đai của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đời sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện. 320 |
  9. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Bảng 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Thành Yếu tố tác động Giải pháp thực hiện Xây dựng vùng sản xuất tập trung, tổ chức sản xuất theo hƣớng liên kết, thành lập hợp tác xã, công ty dịch vụ nông nghiệp theo hƣớng chuyên nghiệp, gắn sản xuất với thị trƣờng; Thị trƣờng tiêu thụ Phối hợp với các trung tâm, viện, trƣờng nghiên cứu phát triển sơ chế, chế biến nông sản thành các sản phẩm khác để đa dạng hóa các sản phẩm nông sản; Giải pháp giảm chi Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nhằm tiết kiệm đƣợc thời gian, phí đầu tƣ để tăng chi phí thuê mƣớn lao động và nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng; lợi nhuận và nâng Mạnh dạn kết hợp việc sản xuất nông nghiệp với khai thác dịch vụ du cao hiệu quả lịch sinh thái để vừa tiếp thị quảng bá sản phẩm vừa gia tăng thu nhập đồng vốn cho nông dân. Thƣờng xuyên tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật để thay đổi Giải pháp thay đổi những tập quán sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu của ngƣời nông dân; tập quán canh tác Khuyến cáo ngƣời dân từng bƣớc loại dần các giống cây có năng suất, để nâng cao kỹ chất lƣợng thấp bằng việc thay thế các giống cây có năng suất, chất thuật canh tác lƣợng cao. Đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn đầu tƣ vào phát triển sản xuất nông nghiệp từ cấp trung ƣơng đến cấp tỉnh, các dự án quốc tế; Giải pháp hỗ Áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ vốn vay ƣu đãi với lãi thấp cho trợ vốn nông dân bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, dịch bệnh để có vốn tái đầu tƣ sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo ngƣời nông dân sử dụng phân thuốc có nguồn gốc vi sinh hạn chế sử dụng phân hóa học; bao Giải pháp hạn chế trái để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. ô nhiễm đất, ô Thƣờng xuyên tập huấn cho ngƣời dân các kỹ thuật canh tác mới nhiễm nguồn nƣớc nhằm hạn chế việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ảnh để giảm sự gia tăng hƣởng đến nguồn nƣớc và gây ô nhiễm đất. dịch bệnh Nâng cao ý thức của ngƣời tiêu dùng, hƣớng họ đến thói quen sử dụng “nông sản sạch”. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các loài thiên địch phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ Giải pháp tăng đa dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích, an toàn với sức dạng sinh học khỏe con ngƣời và môi trƣờng. Nuôi và phóng thích những thiên địch nhƣ kiến vàng để tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái. 321 |
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Tháo nƣớc ngọt vào rửa mặn để loại bỏ muối thừa trong đất kết hợp Giải pháp giảm ảnh với biện pháp bón vôi và bổ sung chất hữu cơ nhằm làm tăng lƣợng hƣởng mặn hóa mùn cho đất, giúp vi sinh vật phát triển, giúp đất tƣơi xốp. Xây dựng hệ thống đê bao khép kín để ngăn mặn vào mùa khô và đảm bảo ngăn lũ vào mùa mƣa cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời thƣờng xuyên nạo vét hệ thống kênh rạch tạo dòng chảy dẫn nƣớc Giải pháp về thời ngọt tích trữ vào mùa khô để đảm bảo đủ nƣớc ngọt phục vụ cho sản gian mặn/ngọt xuất; Quan tâm xây dựng hệ thống quan trắc nhằm dự báo cho ngƣời dân nắm đƣợc tình hình xâm nhập mặn để chủ động phòng ngừa kịp thời. Áp dụng giải pháp về kỹ thuật nhƣ bón vôi hạ phèn, xây dựng hệ Giải pháp giảm ảnh thống kênh mƣơng xả phèn, giữ cho mực thủy cấp ổn định và trồng hƣởng phèn hóa các loại cây thích nghi tốt với đất phèn nhƣ khóm, mít, khoai mỡ. 4. KẾT UẬN Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 03 nhóm yếu tố chính và 16 yếu tố phụ tác động đến sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trong đó, thị trƣờng tiêu thụ, chi phí đầu tƣ và lợi nhuận là những yếu tố có sự ảnh hƣởng nhiều đến quá trình sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ, chi phí đầu tƣ, lợi nhuận, tập quán canh tác, chính sách hỗ trợ, giảm đa dạng sinh học, mặn hóa, thời gian ngọt/mặn và giải pháp giảm thiểu phèn hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững. TÀI IỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. Saaty, T L. (1980). The Analytic Hierarchy Process, McGraw Hill. New York. 2. Saaty, T.L., & Peniwati, K. (2008). Group decision making: drawing out and reconciling differences. Pittsburgh, PA: RWS Publications. 3. Eaton, C., A.W. Shepherd. (2001). Contract farming: Partnerships for growth. FAO agricultural services bulletin 145, Rome. 4. J. Lu, G. Zhang, D. Ruan, F. Wu. (2007). Multi-Objective Group Decision Making: Method, software, and application with fuzzy techniques. World scientific Publishing, Singapore. 5. Khwanruthai Bunruamkaew and Yuji Murayama. (2012). Land Use and Natural Resources Planning for Sustainable Ecotourism Using GIS in Surat Thani, Thailand. Journal sustainability, 412-429. 6. Samo Drobne and Anka Lisec. (2009). Multi-attribute Decision Analysis in GIS: Weighted Linear Combination and Ordered Weighted Averaging.January 2009, Informatica 33(4), 459-474. 322 |
  11. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Tiếng Việt 7. Đặng Thị Huyền Anh (2017), Xuất k ẩu nông sản ủ V ệt N m s ng t ị trường EU: T ự trạng và g ả p áp. Tạp chí Công thƣơng số 09 tháng 08/2017. 8. Lê Văn Khoa và Trần Bá Linh (2013), G áo trìn Bạ màu đất và Bảo tồn tà nguyên đất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 9. Nguyễn Hiếu Trung, Văn Phạm Đăng Trí và Võ Thị Phƣơng Linh (2012), Phân vùng s n t á nông ng ệp ở ĐBSCL: H ện trạng và u ướng t y đổ trong tương l dướ tá động ủ b ến đổ k ậu. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ IV, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 10. Nguyễn Văn Bé, Trần Thị Lệ Hằng, Trần Văn Triển và Văn Phạm Đăng Trí (2017), Ản ưởng ủ âm n ập mặn đến sản uất nông ng ệp, t ủy sản uyện Trần Đề, tỉn Só Trăng. Tạp chí Trƣờng Đại học Cần Thơ, Tập 50, Phần A (2017), 94-100. 11. Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Ngọc Phƣơng và Phan Chí Nguyện (2019), Mâu t uẫn trong sử dụng đất nông ng ệp và yếu tố tá động tạ uyện Hò Bìn , tỉn Bạ L êu. Tạp chí Khoa học Đất số 56. 12. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, Tiền Giang (2019), Báo áo tìn ìn sản uất nông ng ệp năm 2019 và kế oạ t ự ện sản uất nông ng ệp năm 2020 uyện C âu T àn , tỉn T ền G ng. DETERMINE ABILITY OF LAND SUITABILITY TO AGRICULTURAL DEVELOPMENT IN CHAU THANH DISTRICT - TIEN GIANG PROVINCE Phan Chi Nguyen1, Ngo Minh Thanh2, Pham Thanh Vu1, Vuong Tuan Huy1 1 College of Environment & Natural Resources 2 Land registration office, Tien Giang Province Email contact: pcnguyen132@gmail.com ABSTRACT Agriculture is the strength in economic development of the Mekong Delta. However, agricultural production encountered many difficulties, affecting the efficiency of land use and people's lives.This research aimed to identify factors affecting the agricultural cultivation process and propose solutions to improve the efficiency of agricultural land use in future. The study used data collection methods, and consulted with 36 experts and used the multi-criteria evaluation method to determine the impact levels of these factors on agricultural production. The results shown that the major groups of factors affecting on agricultural production were economy, society and environment. In which, the economic factor was the decisive factor. In addition, the study has also identified 16 sub-factors affecting agricultural production of farmers, factors of consumption markets, investment costs and profitability factors that affect high. Our study proposed a number of structural and non-structural solutions to overcome the limitations to improve the efficiency of land use for agricultural production in Chau Thanh district, Tien Giang province. Key words: Land use efficiency, influencing factors, multi-criteria evaluation, and agricultural production. 323 |
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1