intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

82
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một tỉnh của miền Trung, Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng còn thấp xét theo trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề và chỉ báo về kiến thức, kỹ năng làm việc, thái độ lao động. Vấn đề đặt ra là, để rút ngắn con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để hình thành nền kinh tế tri thức, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012<br /> <br /> GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU<br /> CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br /> Hà Thị Hằng<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> Tóm tắt. Là một tỉnh của miền Trung, Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào<br /> nhưng chất lượng còn thấp xét theo trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề và chỉ báo<br /> về kiến thức, kỹ năng làm việc, thái độ lao động. Vấn đề đặt ra là, để rút ngắn con<br /> đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để hình<br /> thành nền kinh tế tri thức, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những giải pháp đồng bộ<br /> nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng<br /> trưởng nhanh và bền vững phải dựa ít nhất vào 3 trụ cột chính: áp dụng khoa học - công<br /> nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.<br /> Trong đó, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là trụ cột quan<br /> trọng nhất. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh của miền Trung không có nhiều lợi<br /> thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như một số tỉnh, thành<br /> phố khác, nhưng Thừa Thiên Huế lại có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên,<br /> trước xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế tri thức, chất lượng nguồn nhân lực<br /> của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển<br /> kinh tế tri thức. Vì vậy, tỉnh xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hướng đi<br /> đột phá trong những năm tới.<br /> 2. Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa,<br /> hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế<br /> Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại<br /> hóa. Lịch sử đã chứng minh, nguyên nhân dẫn sự hồi phục nhanh chóng của nước Đức<br /> sau chiến tranh thế giới thứ 2 và sự phát triển thần kỳ của các quốc gia và vùng lãnh thổ<br /> có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore, Đài<br /> Loan, Trung Quốc...không chỉ bắt nguồn từ phát triển khoa học - công nghệ mà chủ yếu<br /> là dựa vào ngồn nhân lực. Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang chuyển dần từ nền<br /> kinh tế dựa vào tài nguyên sang nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức, nguồn nhân lực<br /> nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.<br /> Thừa Thiên Huế là một tỉnh của miền Trung, điều kiện tự nhiên tương đối khắc<br /> nghiệt, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nguồn vốn bị hạn chế. Do đó, để thực hiện<br /> 85<br /> <br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải biết khai thác tiềm năng con người, nâng cao<br /> chất lượng nguồn nhân lực. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là nâng<br /> cao trình độ dân trí, vốn tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, trang bị những kiến thức mới<br /> cho người lao động để chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học - công nghệ đang diễn ra.<br /> Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các<br /> địa phương khác, điều kiện để đi tắt, đón đầu nhằm rút ngắn khoảng cách về sự phát<br /> triển so với các trung tâm kinh tế khác. Hơn nữa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực<br /> để thực hiện mục tiêu mà Kết luận 48/KL - TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây<br /> dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã đề ra: Xây dựng Thừa Thiên<br /> Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu<br /> vực miền Trung, là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du<br /> lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực,<br /> chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị<br /> cấp quốc gia, khu vực và quốc tế - một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa<br /> học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á…<br /> 3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Thừa Thiên Huế<br /> Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực<br /> chất lượng cao đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thừa Thiên<br /> Huế đã xây dựng Đề án 02/TU/2008 về đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ tại cơ sở nước ngoài, Đề<br /> án 03/TU/2008 về đào tạo cán bộ cơ sở chủ chốt xã, phường, thị trấn theo chức danh,<br /> Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2015 và định hướng đến 2020, Đề án<br /> phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020... Đến nay, tỉnh đã có một<br /> đội ngũ nguồn nhân lực khá dồi dào.<br /> Bảng 1. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động phân theo trình độ học vấn<br /> <br /> 2001<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 2010<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> Số người<br /> <br /> %<br /> <br /> Số người<br /> <br /> %<br /> <br /> Số người<br /> <br /> %<br /> <br /> Chưa biết chữ<br /> <br /> 77,056<br /> <br /> 17<br /> <br /> 61,529<br /> <br /> 12<br /> <br /> 36,217<br /> <br /> 6,5<br /> <br /> Chưa tốt nghiệp Tiểu học<br /> <br /> 86,121<br /> <br /> 19<br /> <br /> 92,294<br /> <br /> 18<br /> <br /> 89,150<br /> <br /> 16<br /> <br /> Tốt nghiệp Tiểu học<br /> <br /> 137,794<br /> <br /> 30,4<br /> <br /> 153,823<br /> <br /> 30<br /> <br /> 156,013<br /> <br /> 28<br /> <br /> Tốt nghiệp Trung học cơ sở<br /> <br /> 81,588<br /> <br /> 18<br /> <br /> 99,985<br /> <br /> 19,5<br /> <br /> 111,438<br /> <br /> 20<br /> <br /> Tốt nghiệp Trung học phổ<br /> thông<br /> <br /> 70,710<br /> <br /> 15,6<br /> <br /> 105,112<br /> <br /> 20,5<br /> <br /> 164,371<br /> <br /> 29,5<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 453,269<br /> <br /> 100<br /> <br /> 512,743<br /> <br /> 100<br /> <br /> 557,189<br /> <br /> 100<br /> <br /> (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân<br /> lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2020).<br /> 86<br /> <br /> Nhìn tổng thể, trình độ dân trí, chất lượng và tính năng động xã hội của nguồn<br /> nhân lực được cải thiện đáng kể. Theo số liệu thống kê, trình độ học vấn của dân số<br /> trong độ tuổi lao động có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ lao động biết chữ năm 2005 là<br /> 83% đến năm 2010 tăng lên 93,5%; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có trình độ học<br /> vấn thấp (chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học) giảm dần từ 36% năm 2001 giảm<br /> xuống 22,5% năm 2010; tỷ lệ lao động có trình độ học vấn cao (tốt nghiệp THCS và<br /> THPT) ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao, năm 2001 chiếm 33,6% đến năm 2010<br /> chiếm 49,5% trong đó tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS là 20% và lao động tốt nghiệp<br /> THPT là 29,5% (tăng gần 2 lần so với năm 2001).<br /> Cùng với trình độ học vấn của người lao động được nâng lên, xu hướng tri thức<br /> hóa để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng rõ nét. Theo số liệu điều tra<br /> của Cục Thống kê và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Năm 1999 tỉnh có 805<br /> người có trình độ trên đại học (trong đó có 586 thạc sỹ, 219 tiến sỹ), 15.694 người có<br /> trình độ đại học, 5.430 người có trình độ cao đẳng (cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng<br /> nghề), 14.142 người có trình độ trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề),<br /> công nhân kỹ thuật, sơ cấp là 12.787 người [1]. Đến năm 2010, số người có trình độ<br /> trên đại học là 2.024 người (trong đó có 1.609 thạc sỹ, 415 tiến sỹ); 41.744 người có<br /> trình độ đại học; 13.505 người có trình độ cao đẳng; 34.198 người có trình độ trung cấp;<br /> công nhân kỹ thuật, sơ cấp là 202.860 người [4]. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế có 148 giáo<br /> sư, phó giáo sư; 106 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú; 15 thầy thuốc nhân dân và<br /> thầy thuốc ưu tú; 16 nghệ sỹ ưu tú.<br /> Hiện nay, chỉ tính riêng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, tỷ lệ trên<br /> đại học chiếm 3,02 %; đại học và cao đẳng 85,11%; trung cấp 10,41%; các hình thức<br /> khác còn lại 1,46%; quản lý nhà nước 18,72%; tin học 54,19%; ngoại ngữ 30,54%,<br /> trong đó:<br /> - Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước có trình độ chuyên<br /> môn, nghiệp vụ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 89,27%; cao đẳng, trung cấp<br /> 10,73%; lý luận chính trị 38,10% (cử nhân chính trị và cao cấp 14,42%).<br /> - Đội ngũ cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp có trình độ chuyên môn,<br /> nghiệp vụ đại học và trên đại học chiếm 62,28%; cao đẳng, trung cấp 37,72%; lý luận<br /> chính trị 9,3% (cử nhân và cao cấp chính trị 1,56%) [3].<br /> Theo đánh giá, lao động có trình độ đại học và trên đại học của tỉnh có tỷ lệ khả<br /> quan chiếm 4,9%, cao hơn so với các vùng khác: Trung du và miền núi phía Bắc (2,8%),<br /> Tây Nguyên (2,8%), Đồng bằng sông Cửu Long (2,1%). Bên cạnh đó, các yếu tố đảm<br /> bảo về mặt chất lượng, thể hiện ở năng lực, khả năng sáng tạo, biết vận dụng những tri<br /> thức, kỹ năng được đào tạo vào nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lãnh đạo, quản lý, lao<br /> động sản xuất, chăm sóc sức khỏe cộng đồng... cũng được nâng lên. Theo báo cáo của<br /> Liên đoàn Lao động tỉnh, giai đoạn 2003 - 2008 có 13.100 đề tài nghiên cứu khoa học,<br /> 87<br /> <br /> sáng kiến, sáng tạo của công nhân viên chức được ứng dụng và phục vụ tốt cho sản xuất<br /> và đời sống, có hàng trăm đề tài, giải pháp được tỉnh, Bộ, ngành Trung ương công nhận,<br /> có 30 lượt công nhân viên chức lao động được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trao<br /> tặng bằng khen và huy hiệu sáng tạo. Đến giai đoạn 2008 - 2011 có thêm 3.527 đề tài<br /> nghiên cứu khoa học, sáng kiến và giải pháp hữu ích của cán bộ công nhân viên chức<br /> lao động được thực hiện, 449 công trình, sản phẩm mới chào mừng các ngày lễ lớn và<br /> các sự kiện chính trị của đất nước, có thêm 12 cá nhân được Tổng Liên đoàn lao động<br /> Việt Nam trao tặng bằng khen và huy hiệu sáng tạo. Năm 2006 đã có 98 nhà nghiên cứu<br /> khoa học được tặng giải thưởng cố đô về khoa học công nghệ (lần thứ nhất).<br /> Có thể khẳng định, tiềm lực và năng lực nguồn nhân lực của tỉnh Thừa Thiên<br /> Huế ngày càng được nâng cao nhờ sức lao động từng bước được giải phóng, mọi người<br /> có cơ hội phát triển nghề nghiệp, tài năng và sức lao động sáng tạo của mình. Bên cạnh<br /> đó, tính năng động xã hội của lao động cũng được phát huy trong cơ chế thị trường. Tuy<br /> nhiên, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu hướng phát triển<br /> kinh tế tri thức, tỉnh đang đứng trước thách thức lớn về nhu cầu nguồn nhân lực: Tỷ<br /> trọng nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhỏ bé so với nhu cầu thực tế, trong khi tỉnh<br /> dư thừa rất lớn lao động phổ thông thì lại thiếu hụt nghiêm trọng lao động có trình độ<br /> cao để cung cấp cho các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động: Theo thống kê, đến năm<br /> 2009, trong nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh có đến 87,4% lao động không có<br /> trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) (tỷ lệ này cao hơn so với vùng Đồng bằng Sông<br /> Hồng (80,6%), vùng Đông Nam Bộ (84,2%), vùng Trung du và miền núi phía Bắc<br /> (86,7%)), số lao động có trình độ CMKT chỉ chiếm tỷ lệ 12,6%. Cơ cấu lao động về<br /> trình độ CMKT trong các ngành kinh tế quốc dân còn nhiều bất cập, chưa hợp lý: lực<br /> lượng lao động chưa được đào tạo CMKT ở một số ngành kinh tế còn rất cao như nông<br /> - lâm - ngư nghiệp chiếm 98,2%, công nghiệp chế biến và chế tạo 89,1%, xây dựng<br /> 91,8%, thương nghiệp 90,0%. Các bậc đào tạo chậm chuyển biến dẫn đến tình trạng<br /> thừa thầy, thiếu thợ nghiêm trọng: năm 1999, cơ cấu đó là: 1 (đại học và trên đại học) 0,34 (cao đẳng) - 0,85 (trung cấp) - 0,78 (sơ cấp và công nhân kỹ thuật); năm 2009 là 1<br /> (đại học và trên đại học) - 0,30 (cao đẳng) - 0,77 (trung cấp) - 5,23 (sơ cấp và công nhân<br /> kỹ thuật). Cơ cấu đào tạo trình độ giữa các cấp nghề có sự bất cập: sơ cấp nghề và<br /> tương đương chiếm hơn 84%; trong khi trung cấp nghề và tương đương chỉ 14%, còn<br /> cao đẳng nghề lại quá ít, chỉ có 1,79%; giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh<br /> lệch về trình độ CMKT: ở khu vực thành thị, lao động có trình độ đại học và trên đại<br /> học cao gấp 5,5 lần so với khu vực nông thôn (thành thị là 9,9% và nông thôn là 1,8%),<br /> lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng; thành thị cao hơn 2,3 lần so với nông thôn<br /> (6,4% và 1,9% thành thị và 2,7% và 1,1 ở nông thôn). Trong những năm gần đây chỉ có<br /> hơn 13% lao động ở nông thôn đã qua đào tạo nghề. Cứ 1.000 lao động ở nông thôn thì<br /> mới có 6 đến 8% số người được đào tạo kỹ thuật về nông - lâm - ngư nghiệp. 79% số<br /> lao động thuần nông không có CMKT; lao động trẻ của tỉnh không có trình độ CMKT<br /> còn chiếm tỷ lệ cao. Nhóm tuổi 15 - 17, 18 - 19 không có trình độ CMKT chiếm tỷ lệ<br /> 88<br /> <br /> cao nhất (99,5% và 97,2%). Tiếp đến là đến nhóm tuổi 40 - 44, 45 - 49, trên 50 tuổi<br /> (89,2%, 85,1%, 91,1%). Nếu so sánh trình độ CMKT giữa các nhóm tuổi cho thấy: chỉ<br /> có nhóm tuổi từ 25 - 29 và 30 - 34 có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (12,2% và 9,3%); đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn hiện rất hạn chế về năng lực,<br /> trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là các xã miền núi, hiện hơn 50% cán bộ xã,<br /> phường, thị trấn của chúng ta chưa đạt chuẩn<br /> Bảng 2. Tỷ trọng lao động chia theo trình độ CMKT, giới tính, thành/nông thôn<br /> Đơn vị tính: %<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> Khôngcó<br /> trình độ<br /> CMKT<br /> <br /> Sơ cấp<br /> <br /> Trung<br /> cấp<br /> <br /> Cao đẳng<br /> <br /> Đại học<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 87,4<br /> <br /> 2,2<br /> <br /> 4,1<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 85,3<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> 1,1<br /> <br /> 5,9<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 89,5<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 3,9<br /> <br /> 1,6<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> Thành thị<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 78,7<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> 6,4<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 9,9<br /> <br /> Nông thôn<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 92,8<br /> <br /> 1,6<br /> <br /> 2,7<br /> <br /> 1,1<br /> <br /> 1,8<br /> <br /> Toàn tỉnh<br /> <br /> Theo giới tính<br /> <br /> Theo khu vực<br /> <br /> (Nguồn: Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Thừa Thiên<br /> Huế năm 2009).<br /> <br /> 4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Thừa Thiên Huế<br /> Từ thực trạng trên, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong<br /> việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện<br /> đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh<br /> cần tập trung thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây:<br /> Thứ nhất, nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất<br /> lượng nguồn nhân lực. Đối với nước ta nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng mặc<br /> dù có lợi thế về dân số, lực lượng lao động dồi dào nhưng lại thiếu đội ngũ lao động có<br /> chuyên môn kỹ thuật cao, thiếu những người thợ có tay nghề giỏi để đáp ứng yêu cầu<br /> phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học - công nghệ trở thành<br /> lực lượng sản xuất trực tiếp thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải được<br /> đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi cấp, mọi ngành và người dân đều<br /> nhận thức rõ vấn đề này. Vì vậy, tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao<br /> nhận thức cho toàn xã hội mà trước hết là các cấp quản lý; đổi mới tư duy về phát triển<br /> nguồn nhân lực theo hướng cởi mở và khách quan.<br /> 89<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2