intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động logistics đang được các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bài viết sẽ chia sẽ những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM SOLUTIONS TO IMPROVE THE LOGISTICS EFFICIENCY OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM Trần Quốc Việt Đại học Sài Gòn Email: vietgeo_1989@yahoo.com Tóm tắt Hoạt động logistics đang được các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì vấn đề logistics lại càng quan trọng hơn. Mặc dù các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động logistics trong các khâu của chuỗi cung ứng nhưng đâu là giải pháp hữu hiệu để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics. Bài viết sẽ chia sẽ những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ khóa: dịch vụ logistics, hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp vừa và nhỏ Abstract Logistics activities are concerned by small and medium enterprises in order to save production costs, improve competitiveness in the market as the country increasingly integrates deeply into the world economy. Especially for businesses involved in import and export activities, the logistics issue is even more important. Although businesses are aware of the importance of logistics activities in the supply chain stages, what are the effective solutions to help businesses improve logistics performance. The article will share solutions to help improve the efficiency of logistics operations of small and medium enterprises. Keyword: logistics services, operational efficiency, small and medium enterprises 1. Đặt vấn đề Trong xu hướng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế, thương mại trên thế giới. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tiến triển vô cùng nhanh chóng với sự phát triển của các công nghệ đột phá khiến giao thương hàng hóa, dịch vụ và các phương thức vận chuyển, phân phối ngày càng sôi động và linh hoạt, đổi mới. Bối cảnh đó mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực logistics của Việt Nam, nhưng cũng đem đến rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong những năm qua, hoạt động logistics ngày càng được tăng cường trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động logistics ở các doanh nghiệp này là chưa đạt hiệu quả cao, bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sự phát triển bền vững. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả mong muốn tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động logistics chưa hiệu quả, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Mỗi quốc gia hoặc doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động logistics dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên thế giới và trong nước, đã có nhiều nghiên cứu khoa học về logistics như: - Mô hình tại Đại học Ohio Sate cho thấy mối quan hệ giữa đặc điểm chuỗi cung ứng, chiến lược sản xuất và logistics, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua bốn thành phần trong mô 137
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 hình: chất lượng, phân phối, các yếu tố linh hoạt và giá dịch vụ hậu cần; Các thành phần của hiệu quả kinh doanh, bao gồm: ROI, ROA, ROS, ROI tăng trưởng, ROA tăng trưởng và tăng trưởng ROS. - Tác giả Kent Goudrin (2006) trong tác phẩm "Quản lý logistics toàn cầu - Lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ 21" đề cập đến các phân khúc thị trường của logistics và đặc điểm của từng phân khúc thị trường, đưa ra các phương pháp phù hợp để quản lý tốt các hoạt động hậu cần, từ đó cải thiện hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhờ sự kiểm soát hoạt động của chuỗi cung ứng để tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng tối ưu, từ đó thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến logistics và vai trò của nó đối với hiệu quả kinh doanh. - Các tác giả Nguyễn Quốc Lư và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) đã tập trung phân tích tiềm năng của thị trường hậu cần gần đây ở nước ta, coi logictics là một công cụ sắc bén trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; Tuy nhiên, hoạt động logistics vẫn bị xem nhẹ, do đó doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, tài chính và vật chất để khai thác tối ưu các hoạt động này trong doanh nghiệp, khiến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, bị đẩy lên quá cao, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tác giả Đặng Đình Đạo (2009) "Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hà Nội" đã nghiên cứu thông tin khá chi tiết về dịch vụ logistics của các doanh nghiệp, chủ yếu là dịch vụ hậu cần và dịch vụ hậu cần đến để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, dịch vụ logistics ngày càng được xem trọng, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức chính phủ đang tìm hiểu sâu vào vấn đề này, trong đó có vấn đề hiệu quả hoạt động logistics tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định: - Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. - Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. - Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định. 2.2.2. Dịch vụ logistics * Khái niệm logistics: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau: Theo Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. 138
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Theo Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005): Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân, tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Như vậy, logistics có thể được định nghĩa là một quá trình tối ưu hóa về thời gian và chi phí trong việc chuyển dịch hàng hóa hay thông tin liên quan tới khâu đầu vào (nguyên nhiên liệu vật tư) và khâu đầu ra (sản phẩm cuối cùng) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hiểu một cách đơn giản là dịch vụ giao, nhận và lưu trữ hàng hóa. Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. * Hiệu quả hoạt động logistics: Hoạt động của Logistics cơ bản bao gồm: Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng. Thông qua các hoạt động quản lý hiệu quả toàn hệ thống bằng việc bao quát được tất cả các khâu của chuỗi logistics: các nhà cung cấp, các kho lưu trữ, hệ thống vận tải,…; Sắp xếp hợp lý để có thể loại bỏ các sai sót trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết có thể dẫn tới việc chậm trễ; Tăng hiệu quả liên kết bằng việc chia sẻ các thông tin cần thiết như xu hướng nhu cầu thị trường, mức tồn kho, các kế hoạch vận chuyển,...; Tối thiểu hóa chi phí tồn kho và tăng chu trình lưu chuyển tiền mặt bằng cách quản lý tốt hơn mức tồn kho; Tăng mức độ kiểm soát để sửa chữa kịp thời các vấn đề phát sinh. 2.3. Các phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài báo, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp thống kê: Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lí được khai thác triệt để phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lí trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê của Tổng cục thống kê, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam,… để làm sáng tỏ thực trạng về hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã phân tích, so sánh, tổng hợp về thực trạng về hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong thời gian tới. - Phương pháp dự báo: dựa trên phân tích chuỗi số liệu thống kê để thấy được quy luật phát triển ngành logistics nói chung và hoạt động logistics tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói riêng. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng hoạt động logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, năm 2018, Việt Nam có 296.469 doanh 139
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 nghiệp đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực logistics, tập trung chủ yếu ở khu vực có hệ thống cảng, đường bộ thuận lợi. Hình 1. Cơ cấu phân bố ngành nghề liên quan đến logistics theo các vùng kinh tế Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 2018 Kinh doanh trong các ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực logistics tại Đồng bằng sông Hồng (38,8%), tiếp theo là Đông Nam Bộ (33,8%), Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ (14,2%), Trung du và miền núi phía Bắc (5,6%), Đồng bằng sông Cửu Long (5,2%) và cuối cùng là Tây nguyên (2,4%). Tuy nhiên, quy mô vốn khi đăng ký của các doanh nghiệp ngành logistics còn rất hạn chế, tới 90% số doanh nghiệp khi đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia lĩnh vực logistics ở quy mô nhỏ. Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA, 2018), VLA có 369 hội viên, bao gồm nhiều doanh nghiệp logistics hàng đầu trong ngành như SNP, Gemadept, Transimex, Indotrans, TBS Logistics, BK Logistics, U&I Logistics, TBS Logistics, Sotrans, Vinalink Logistics, Vinafco …. Điều đó cho thấy, chỉ có số ít doanh nghiệp doanh nghiệp logistics hoạt động tham gia Hiệp hội nhằm tăng tính liên kết, còn lại đăng ký kinh doanh nhưng không thực sự tham gia lĩnh vực logistics hoặc hoạt động đơn lẻ. Về thị trường, các hội viên VLA cung cấp dịch vụ logistics khá đa dạng bao gồm nội địa (52%) và quốc tế chủ yếu tập trung ở khu vực ASEAN (67%), Trung Quốc (59%), Nhật Bản (50%), EU (45%), Hàn Quốc (43%) và Hoa Kỳ (38%). Cũng theo VLA, Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. So với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đa quốc gia có thế mạnh về hợp đồng chuyên chở với các hãng tàu lớn do công ty mẹ ký với các chủ hàng lớn có mạng lưới toàn cầu, mức độ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics cao, trình độ quản lý tiên tiến và đặc biệt có quan hệ tốt với các chủ hàng toàn cầu. Trong khi đó, thế mạnh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam là đảm nhiệm hầu như toàn bộ vận tải nội địa, từ khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, đến khai thác kho bãi, dịch vụ kho. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh để vươn ra thị trường quốc tế, mà mới chỉ tham gia vào các công đoạn ở nội địa trong cả chuỗi logistics, đóng vai trò như những nhà cung cấp vệ tinh cho các công ty logistics nước ngoài. Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới đánh giá 6 tiêu chí: (i) Hải quan; (ii) Hạ tầng; (iii) Vận tải quốc tế; (iv) Chất lượng và năng lực logistics; (v) Giám sát và truy tìm hàng hóa (vi) và Giao hàng đúng hạn. Giai đoạn 2014 - 2018, nhìn chung trong các tiêu chí đó, Chất lượng và năng lực logistics của Việt Nam thuộc dạng trung bình. Năm 2016, tiêu chí giao hàng đúng hạn của Việt Nam được đánh giá tốt hơn so với các tiêu chí khác, tiếp theo là vận tải quốc tế, chất lượng và năng lực logistics, giám sát và truy tìm hàng hóa, hải quan và hạ tầng. 3.2. Những hạn chế về hiệu quả hoạt động logistics của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động logistics hiện nay gặp nhiều khó khăn như chi phí hoạt động cao, thiếu mặt bằng kho bãi, thủ tục hành chính liên quan còn phức tạp. 140
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Hạn chế về năng lực tài chính: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa logistics Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính. Theo số liệu phân tích mục 3.1 ở trên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ, tới 90% doanh nghiệp khi tham gia có vốn dưới 10 tỷ đồng, 1% có mức vốn trên 100 tỷ đồng. Hạn chế về quy mô và phân bố: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa logistics Việt Nam còn hoạt động phân tán, đơn lẻ. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia lĩnh vực logistics là khá đông (gần 300.000 doanh nghiệp năm 2018), nhưng chỉ có 369 doanh nghiệp tham gia Hiệp hội VLA. Theo thống kê của (VLA, 2018), những doanh nghiệp hội viên đại diện trên 60% thị phần cả nước, gồm nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong ngành. Điều đó cho thấy doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có thị phần tốt có xu hướng chú trọng, quan tâm tới liên kết mạng lưới hơn các doanh nghiệp nhỏ. Hạn chế về nguồn nhân lực: Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao tại doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực logistics đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, về cả nghiệp vụ, kỹ năng và trình độ tiếng Anh chuyên ngành do xu thế mở cửa giao thương hàng hóa, dịch vụ với các đối tác nước ngoài. So với các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia, hạn chế về năng lực tài chính, năng lực quản trị khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng vào làm việc. Trong khi đó, thị trường nhân lực trong lĩnh vực logistics rất cạnh tranh vì nguồn cung rất hạn chế. Theo nghiên cứu của VLA, để đáp ứng nguồn nhân lực cho khoảng 3000 công ty logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) sẽ cần đào tạo mới và bài bản 200.000 nhân sự cho giai đoạn 2015-2030. Trong khi đó, số nhân lực được đào tạo chuyên ngành logistics từ một số trường Đại học không thể đáp ứng được nhu cầu trên. Từ năm 2008, nhiều trường cao đẳng, đại học trong cả nước bắt đầu đào tạo các ngành liên quan đến logistics, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực logistics chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Hạn chế trong quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin: Trong thời đại kinh tế số hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò chính và quan trọng trong cả tiến trình xử lý chuỗi logistics, đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa các bên tham gia cũng như đảm bảo kiểm soát hiệu quả về mặt thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụ. Mọi công đoạn từ quản lý khách hàng, quản lý hàng hóa, tàu xe, bốc dỡ, lưu kho… đều được áp dụng công nghệ thông tin và luôn được cải tiến như áp dụng công nghệ Big Data để tính toán tuyến đường đi tối ưu nhất của các phương tiện vận tải; công nghệ quét mã vạch trực tuyến tối ưu hàng tồn kho; áp dụng các thiết bị theo dõi, định vị, quản lý lịch trình các phương tiện vận chuyển; ứng dụng các xe chuyển hàng tự động,… Tuy nhiên, theo báo cáo của VLA, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động logistics của doanh nghiệp hiện còn ở mức rất khiêm tốn (chủ yếu tập trung ở lĩnh vực khai báo hải quan và GPS). 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Từ việc phân tích thực trạng hoạt động logistics tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta, tác giả xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này như sau: Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực logistics: Hiện nay, nước ta có một số trường cao đẳng và đại học đã mở chuyên ngành đào tạo nguồn nhân lực logistics như Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hàng hải, Cao đẳng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Giao thông vận tải,...Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên liên hệ và gắn kết với các trường để đào tạo nguồn nhân lực logistics phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Trong đó, mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất quan trọng, để sinh viên khi ra trường có thể bắt tay vào làm việc ngày tại doanh nghiệp logistics. Giải pháp về hỗ trợ tài chính: Quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ logistics Việt Nam ở mức rất hạn chế do năng lực tài chính còn hạn hẹp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ logistics cũng giống như các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung là gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại do thiếu tài sản đảm bảo, hạn chế trong hệ thống sổ sách, quản trị và xây dựng kế hoạch kinh doanh. Chính vì vậy, cần tập trung hỗ trợ để các tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 141
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; Hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, góp phần tăng cường quy mô vốn cho doanh nghiệp; Đồng thời, hỗ trợ tiếp cận tín dụng thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giải pháp về tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp logistics: Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp logistics lại với nhau, đây là yếu tố tất yếu để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tồn tại và phát triển trong thời gian tới, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, vận chuyển, kho bãi,… hoạt động một cách rời rạc mà không có sự gắn kết với nhau để cùng nhau tạo thành một chuỗi cung ứng có khả năng về tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực lớn. Muốn liên kết hiệu quả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tham gia vào Hiệp hội logistics Việt Nam, khi tham gia vào hiệp hội các doanh nghiệp sẽ phát huy được lợi thế của mình trong việc liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành. Đồng thời khi tham gia vào Hiệp hội các doanh nghiệp sẽ cập nhật nhanh chóng thực trạng và nhu cầu phát triển của ngành trong thời gian sắp tới để có chiến lược phát triển phù hợp. Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp logistics: Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng không chỉ thông qua chất lượng dịch vụ cung cấp như thời gian, địa điểm, thái độ,… mà còn phải chú trọng đến vấn đề tư vấn giải pháp logistics phù hợp cho khách hàng, tư vấn chính sách pháp luật trong nước và quốc tế liên quan đến hàng xuất và nhập của khách hàng. Để thực hiện tốt, các doanh nghiệp nên đầu tư các phần mềm logistics để nâng cao tính cạnh tranh và giúp cho khách hàng hài lòng hơn thông qua các phần mềm kho bãi, vận chuyển. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động logistics tại các doanh nghiệp: Việc đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động logistics để giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động rất quan trọng trong thời đại hội nhập và phát triển của công nghệ thông tin. Dó đó, cần giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp thu, áp dụng các quy trình và công nghệ quản lý, cung cấp dịch vụ tiên tiến trên thế giới nhưng còn mới đối với Việt Nam. Do nguồn lực tài chính ban đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ logistics khá hạn chế nên việc doanh nghiệp tự đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại cần thời gian dài sau khi doanh nghiệp đã tích lũy được tài chính. Do đó, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp như húc đẩy đầu tư tư nhân vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực logistics. 4. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa logistics ở nước ta đang hoạt động khá hiệu quả và đạt được thành tựu nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động logistics của các doanh nghiệp chưa cao, bộc lộ nhiều hạn chế. Vì thế cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường liên kết và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Angelisa Elisabeth Gillyrard (2003), The Relationships among Supply chain characteristics, logistics and manufacturing strategies, and performance, dissertation, The Ohio State University, The USA. 2. Christopher (2010), Logistics an supply chain management, 4th, Financial Time/Prentice Hall - ISBN9780273731122, Lodon. 3. Đặng Đình Đào (2009), Giải pháp phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 4. Kent Gourdin (2006), Global Logistics Management: A Competitive Advantage for the 21st Century, Journal of Commerce. 5. Luật Thương mại Việt Nam (2005), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 142
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 6. Website: - https://www.vla.com.vn/ - http://logistics.gov.vn/doanh-nghiep/tong-quan-ve-tinh-hinh-doanh-nghiep-nho-va-vua-trong-linh- vuc-logistics. - https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/nghi-dinh-39-2018-nd-cp-quy-dinh-chi-tiet-luat-ho-tro-doanh- nghiep-nho-va-vua-160820-d1.html 143
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0