intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động khoa học và công nghệ trong giáo dục đào tạo theo định hướng chuyển đổi số và phát triển trường đại học ứng dụng thông minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này xác định những yếu tố quan trọng của hoạt động khoa học công nghệ giúp cho việc thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số và phát triển nhà trường thông minh. Từ kết quả này, chúng tôi đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động khoa học công nghệ trong giáo dục đào tạo theo định hướng chuyển đổi số và phát triển thành công các mô hình trường đại học thông minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động khoa học và công nghệ trong giáo dục đào tạo theo định hướng chuyển đổi số và phát triển trường đại học ứng dụng thông minh

  1. International Conference on Smart Schools 2022 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG THÔNG MINH SOLUTIONS TO IMPROVE THE CAPACITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ACTIVITIES IN EDUCATION AND TRAINING IN THE DIRECTION OF DIGITAL TRANSFORMATION AND SMART APPLICATION UNIVERSITY DEVELOPMENT TS. Nguyễn Thành Nam ThS. Nguyễn Thị Thanh Hòa Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Tp Hồ Chí Minh Email: nguyenthanhnam@lttc.edu.vn. nguyenthithanhhoa@lttc.edu.vn. Keywords: TÓM TẮT: Science and technology, Trường đại học thông minh là mô hình giáo dục thông minh, hoạt động education and training, digital trên nền tảng công nghệ tiên tiến của thời đại 4.0 như AI, IOT, Dữ liệu lớn, transformation, smart Điện toán đám mây, mô hình thực tế ảo, mô phỏng,…được áp dụng vào giảng university dạy và đào tạo giúp thay đổi chuẩn đầu ra theo hướng thông minh và sáng Từ khóa: tạo. Trong đó, chuyển đổi số đóng một vai trò hết sức quan trọng việc hình thành mô hình trường đại học thông minh và hoạt động khoa học công nghệ Khoa học công nghệ, là một trong những nhiệm vụ then chốt, cốt lõi góp phần thực hiện thành công giáo dục đào tạo, chuyển đổi các mục tiêu trên. Nghiên cứu này xác định những yếu tố quan trọng của hoạt số, trường đại học thông minh động khoa học công nghệ giúp cho việc thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số và phát triển nhà trường thông minh. Từ kết quả này, chúng tôi đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động khoa học công nghệ trong giáo dục đào tạo theo định hướng chuyển đổi số và phát triển thành công các mô hình trường đại học thông minh. ABSTRACT: Smart university is an intelligent education model, operating on the basis of advanced technologies of the 4.0 era such as AI, IoT, Big Data, Cloud Computing, virtual reality models, simulations, etc. used in teaching and training to help change the output standards towards intelligence and creativity. In particular, digital transformation plays a very important role in the formation of a smart university model, and science and technology activities are one of the key and core tasks contributing to the successful implementation of the above target. This study identifies the important factors of science and technology activities to help successfully realize the goal of digital transformation and develop smart schools. From these results, we propose solutions to improve the capacity of science and technology activities in education and training in the direction of digital transformation and successfully develop smart university models. …. 1. Mở đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện vai trò của khoa học và công nghệ vào quá trình tái kiến thiết đời sống kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực nhằm chuyển hóa các sáng tạo, tri thức vào sản xuất và tạo thành một làn sóng đổi mới với sự tham gia của nhiều thành phần, đó là sự kết hợp tối ưu hệ thống những công nghệ tiên tiến vào đời sống kinh tế-xã hội dựa trên nền tảng kỹ thuật số, công nghệ mới, vật liệu tiên tiến và công nghệ sinh học. Định hướng chiến lược của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay là phải đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu, chuyển đổi nhanh cơ cấu theo hướng hiện đại, tiếp tục đẩy mạnh phát triển trên nền tảng của khoa học số hóa, công nghệ mới và đổi mới sáng tạo; sự phát triển phải dựa chủ yếu vào năng suất các nhân tố tổng hợp, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao-nguồn nhân lực số. Trên cơ sở định hướng: 172
  2. International Conference on Smart Schools 2022 “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”(Chính phủ, 2020), các trường đại học cần phải chuyển đổi để trở thành Nhà trường thông minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, nhân lực số của thị trường lao động trong và ngoài nước. Hoạt động khoa học công nghệ trong giáo dục và đào tạo theo định hướng chuyển đổi số là tập trung vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ thông minh trong giáo dục và đào tạo phục vụ cho việc xây dựng mô hình trường học thông minh, thiết kế mô hình giảng dạy và học tập thực tế ảo, quản lý quá trình đào tạo thông qua kết nối vạn vận và trí tuệ nhân tạo....Qua bài viết này, tác giả tập trung phân tích trình bày và làm nổi bật vài trò của Hoạt động Khoa học và Công nghệ(KHCN) trong quá trình chuyển đổi số và đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ theo định hướng chuyển đổi số và xây dựng mô hình trường đại học thông minh. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng chuyển đổi số và phát triển nhà trường thông minh Các trường đại học, viện nghiên cứu, nghiên cứu khoa học đã ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò của KHCN, chuyển đổi số. Chính sách của Nhà nước ngày càng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để liên kết trường đại học phát triển KHCN và trong đó nhiều luật, nghị định liên quan đến vấn đề này như: Luật KHCN, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ… cũng đã tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển nhà trường thông minh. Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 5 năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã nêu: “cần nghiên cứu thực hiện giải pháp nhằm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, đô thị thông minh”. Thực tế cho thấy: “Ứng dụng các phần mềm để làm việc và quản lý trong cơ sở giáo dục như: phần mềm đào tạo quản lý học vụ, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự để tính lương,…Tuy nhiên, giải quyết triệt để hệ thống các công cụ vì đang khá rời rạc, chưa tối ưu hóa được cơ sở dữ liệu và chưa tối ưu hóa đa mục tiêu về quản lý”(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022). Thực trạng hiện nay đang cho thấy nhiều hạn chế và khó khăn cho KHCN như: Nhận thức về vài trò của KHCN chưa tương xứng; môi trường phù hợp cho KHCN còn hạn chế và thiếu; đầu tư vốn cho KHCN chưa đủ để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng số; nguồn nhân lực số tham gia vào KHCN còn chưa đủ tầm và thiếu nghiêm trọng; thiếu động lực và thiếu cơ chế gắn kết; sản phẩm KHCN còn ít và kém chất lượng; năng lực và trang thiết bị còn hạn chế; các nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng chưa nhiều; thương mại hóa công nghệ vẫn còn yếu, chưa đồng bộ và tồn tại nhiều hạn chế; các sản phẩm còn mang tính nghiên cứu hàn lâm; nhận thức và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa cao. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tác giả xin được đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy thuận lợi và khắc phục những hạn chế giúp cho KHCN thực sự trợ thành xương sống cho toàn bộ quá trình chuyển đổi số và phát triển nhà trường thông minh. 2.2. Giải pháp nâng cao năng lực KHCN theo định hướng chuyển đổi số 2.2.1. Nâng cao nhận thức toàn ngành giáo dục về vai trò của KHCN Cần nhận thức rõ: “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Hoạt động khoa học và công nghệ(KHCN) là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”(Luật Khoa học và Công nghệ năm, 2018). Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: “công nghệ số, hiểu theo nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn, là bước phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn. Còn hiểu theo nghĩa rộng, công nghệ số là một trong các nhóm công nghệ chính của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với đại diện là công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo…Cách hiểu theo nghĩa rộng phổ biến hơn”(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020). Có thể hiểu: “Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân, tổ chức. Ta cũng có thể hiểu theo cách khác: là quá trình chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số bằng cách ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing)…và các phần mềm công nghệ để thay đổi phương thức quản lý, điều hành, thay đổi quy trình, phương thức làm việc và thay đổi văn hóa tổ chức”(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020). Trong đó: “Chuyển đổi số trong giáo dục là một thay đổi trong đó áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm số hóa, mô hình hóa các hoạt động thực tế để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng, hiệu quả đào tạo, gắn liền với thực tế của xã hội; tạo ra một môi trường học tập nơi mà mọi thứ được kết nối, số hóa”(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022). Từ chủ trương: 173
  3. International Conference on Smart Schools 2022 “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”(Chính phủ, 2021), ta có thể thấy: “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là một quá trình thay đổi sâu rộng toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội. Chính phủ các nước cần phải định hướng, dẫn dắt quá trình này để chuyển đổi số có hiệu quả, phát huy cao nhất những giá trị mới của không gian số trong mọi mặt của đời sống xã hội. Đồng thời, sự dẫn dắt định hướng của nhà nước cần đi đôi với sự năng động, hiệu quả của thị trường”(Giang phạm, 2021). Chủ trương, chính sách nhà nước đã quá rõ về chuyển đổi số trong giáo dục: “tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Việt Nam sẽ tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo trong vài năm tới, nhằm đổi mới và số hóa ngành, góp phần phát triển chính phủ số, nền kinh tế và xã hội”(Chính phủ, 2022), “Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”(Chính phủ, 2021) và “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Chính phủ, 2021). Như vậy: “Công cuộc chuyển đổi số để xây dựng một thế giới số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần phải có cách tiếp cận toàn cầu, góp sức toàn cầu”(Giang phạm, 2021). Có thể nói, để thực hiện thành công những chủ trương và quyết sách trên, để sớm xây dựng thành công một trường học thông minh, để thực hiện thành công chuyển đổi số, chúng ta không thể nói đến tầm quan trọng của KHCN, cần xác định đúng và tích cực việc thực hiện đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, liên kết nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ số hóa và coi đây khâu đột phá chiến lược và cấp bách. Xem KHCN và hoạt động hợp tác quốc tế về chuyển đổi số là hai mũi chiến lược trong phát triển nhà trường, trong đó chú trọng nghiên cứu khoa học thông qua con đường hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế thông qua con đường nghiên cứu khoa học về công nghệ mới, công nghệ thông minh, công nghệ số là yếu tố không thể tách rời góp phần tạo nên sự thành công trong định hướng chuyển đổi số của nhà trường. Nâng cao nhận thức về vai trò của KHCN đối với đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực thuộc chương trình đào tạo của nhà trường nói riêng và đây được coi là giải pháp mở đường cho mọi giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KHCN. Cần xác định rõ: Khoa học công nghệ với vai trò vừa là công cụ, động lực, vừa là cơ sở, nền tảng để phát triển mô hình trường đại học ứng dụng thông minh. 2.2.2. Kiến tạo môi trường cho KHCN theo hướng chuyển đổi số Việc tạo dựng một môi trường nghiên cứu khoa học hiện đại và thông minh đang tồn tại trong thế giới ảo là yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết góp phần vào việc nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo và đặc biệt là tạo ra một môi trường thuận lợi cho Nhà khoa học có nơi để ứng dụng, phát huy kiến thức và sở trường của mình một cách thuận tiện và từ đó tạo ra nhiều thành quả thực cho thế giới thực. Cần kiến tạo một môi trường nghiên cứu khoa học mang tầm vóc quốc tế, thông minh, hiện đại và được kết nối bởi các công nghệ số hóa: “nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập; làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời”(Tô Hồng Nam, 2020). Để nâng cao hiệu quả của hoạt động KHCN thì chúng ta cần có một Hạ tầng số phù hợp: “Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang, nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng để cung cấp như một dịch vụ”(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020). Thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển đổi số, gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao công nghệ tại các cơ sở, đặc biệt chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác, thực tế ảo và mô hình giả lập là những hoạt động tạo nên sự gắn kết giữa thế giới thực và thế giới ảo. Tăng cường phối hợp với các tổ chức, các cấp, các ngành trong công tác quản lý khoa học, công nghệ và chuyển đổi số là một yêu cầu cấp bách và thiết thực cho việc định hướng góp phần tạo nên một môi trường nghiên cứu khoa học đủ tầm và đủ tiện nghi cho giới nghiên cứu khoa học. Triển khai và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) để tham gia Hội thi kỹ năng nghề các cấp và Hội thi thiết bị đào tạo tự làm hằng năm; phát huy hiệu quả các hoạt động liên kết đào tạo và đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo trong giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục duy trì tổ chức hàng năm các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar quốc gia và quốc tế. Kiến tạo môi trường và công nghệ phục vụ cho quá trình chuyển đổi số có thể là yếu tố quan trọng cho hoạt động NCKH: “Các doanh nghiệp Việt Nam như Viettel, VNPT, FPT, VAIS hay Vbee cung cấp các công nghệ chuyển từ văn bản sang giọng nói, chuyển từ giọng nói sang văn bản, ghi chú cuộc họp, bóc băng ghi âm, sửa lỗi chính tả hay chăm sóc khách hàng tự động, giúp cơ quan, tổ chức giải quyết những công việc lặp đi lặp lại một cách chính xác, tiết kiệm thời gian; các giải pháp như trợ lý ảo, chatbot để hỗ trợ cung cấp thông tin giúp trả lời những câu hỏi nền tảng để tiết kiệm thời gian của những cuộc họp; các giải pháp như nhận diện sắc thái tin bài, nhận diện cảm xúc khách hàng để giúp một tổ chức thực hiện những công việc khó, đòi hỏi rất nhiều nhân lực có trình độ(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020). 174
  4. International Conference on Smart Schools 2022 2.2.3. Hình thành tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá năng lực KHCN Việc cải thiện thứ hạng nghiên cứu khoa học về chuyển đổi số của trường đại học trên các bảng xếp hạng toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo danh tiếng, thương hiệu, mang lại các giải thưởng quốc tế danh giá, qua đó thu hút nguồn đầu tư cho nhà trường và qua đó quảng bá hình ảnh Nhà trường và tạo niềm tin cho xã hội. Uy tín của Nhà trường cần dựa trên sản phẩm khoa học là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành mối quan hệ lâu dài với các quỹ đầu tư khoa học. Qua đó, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển trường đại học theo định hướng ứng dụng và thông minh. Nhân lực hợp tác quốc tế trong nhà trường thông minh cần phải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo, năng lực về công nghệ thông tin, kết nối số hóa, mô phỏng, số hóa, khai thác, tìm kiếm dữ liệu và cần thể hiện ở mức cao nhất như: “tạo ra các phát minh, sáng chế mới, sản phẩm mới, đưa ra các định luật, định lí mới và có ý nghĩa với toàn nhân loại. Năng lực sáng tạo của các chuyên gia, kĩ thuật viên,... thể hiện ở mức tạo ra các cải tiến, đổi mới, hoàn thiện,... để tăng năng suất lao động trong ngành nghề, trong một lĩnh vực hoạt động, có ý nghĩa đối với một ngành, một quốc gia”(Trần Khánh Đức, 2022). Trong đó, cần tập trung nâng cao từ kỹ năng viết bài báo khoa học và kỹ năng công bố bài báo quốc tế và công trình nghiên cứu khoa học trên một tạp chí có uy tín, cho đến những kỹ năng trình bày báo cáo trước các hội nghị khoa học khác nhau nhằm thể hiện toàn diện năng lực cá nhân và sự sáng tạo trong quá trình công tác của nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý, nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực số. Đặt tiêu chí cho việc công bố một bài báo quốc tế trong danh mục ISI, Scopus là thước đo đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý và các nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay vì đây là sự khác biệt nổi trội giữa nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý hay nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, nguồn nhân lực khoa học công nghệ với nguồn nhân lực khác. Đặc biệt, chúng ta cần quan tâm nâng cao năng lực nhận thức về quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng cơ chế phân chia lợi ích hợp lý với tác giả và các bên liên quan phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ và khoa học công nghệ giúp làm đòn bẩy giúp cho nhà khoa học trẻ có cơ hội phát huy trí tuệ, cống hiến và sáng tạo. Cần đưa ra bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực KHCN của từng cá nhân, đơn vị, tổ chức phù hợp với các chuẩn quốc tế nhằm tạo cơ sở, động lực thúc đẩy phát triển nhà trường và từ đó có những tuyên dương, khen thưởng kịp thời. Trên cơ sở bộ tiêu chí đó, thực hiện đánh giá hằng năm và từ đó có những chính sách, chế độ và định hướng trong việc cơ cấu, bổ nhiệm, đề bạt và luân chuyển cho phù hợp với vị trí, chức năng nhiệm vụ. Kết quả NCKH là căn cứ, tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng viên, gắn liền với công tác thi đua - khen thưởng. Lấy kết quả hoạt động của khoa học và công nghệ về chuyển đổi số trong thực tiễn làm thước đo đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả quản lý và các hoạt động khác nhau trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu trên mọi mặt đời sống xã hội. 2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực KHCN Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ cũng phải thật sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Đặc biệt, cần đặt nhân tố con người - nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, nhân lực khoa học công nghệ vào trung tâm của sự phát triển và tạo nên sự liên kết mạnh mẽ giữa: Con người - Thể chế - Công nghệ -Số hóa. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về hệ thống tổ chức các cơ quan khoa học, cơ chế đầu tư, cơ chế quản lý hoạt động khoa học - công nghệ; nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ và nhân lực số, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ và là nhân tố giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, có thể hiểu nguồn nhân lực KHCN là nguồn nhân lực số và tham gia vào các hoạt động khoa học công nghệ. Cần thiết phải: “Trao đổi chuyên gia, người làm công tác nghiên cứu, sinh viên của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo (TTNT) nước ngoài. Tham gia các hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về TTNT. Mời các chuyên gia TTNT nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến Việt Nam tham gia tư vấn, nghiên cứu, đào tạo về TTNT”(Chính phủ, 2021). Cần tập trung tuyển chọn, đào tạo, thu hút, huấn luyện, sử dụng, đãi ngộ, hợp tác, phát triển, bổ nhiệm, đề bạt. Việc đào tạo phải dựa trên xu hướng của nền giáo dục 4.0, nhu cầu phát triển của nền kinh tế thế giới, của đơn vị và đúng địa chỉ sử dụng. Đổi mới phương thức huy động, thu hút lực lượng nghiên cứu vào thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trước hết, cần có phương thức huy động phù hợp, phát huy tối đa nội lực, khai thác tiềm năng, năng lực nội sinh của đội ngũ hiện có trên cơ sở bồi dưỡng, trang bị những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, triển khai thực hiện các sản phẩm của khoa học và công nghệ. Cùng với đó, cần thu hút lực lượng cán bộ khoa học có tâm, có tầm, có khả năng nghiên cứu, đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ về cho từng đơn vị. Chú trọng xây dựng cơ chế chính sách cho khoa học và công nghệ để động viên khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động; bảo đảm lợi ích đi đôi với trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đảm bảo cụ thể, minh bạch. Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp và hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo chất 175
  5. International Conference on Smart Schools 2022 lượng cao trực thuộc Nhà trường. 2.2.5. Nâng cao năng lực và trách nhiêm trong KHCN của Nhà trường Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói: “Việt Nam tiếp tục là thành viên tích cực, chủ động và là thành viên có trách nhiệm của Liên minh Viễn thông quốc tế; luôn đồng hành, hợp tác cùng các quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng thế giới số. Việt Nam mong muốn hợp tác cùng các nước thúc đẩy kinh tế số, xã hội số, nhất là hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực quản lý hiện đại và thu hút đầu tư chất lượng cao”(Giang phạm, 2021). Xác định các chương trình nghiên cứu lớn của Nhà trường gắn liền với các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Ngành, tỉnh và doanh nghiệp. Tiếp tục phát huy vai trò của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh hoặc nhóm ngành đào tạo trọng điểm, các nhóm nghiên cứu liên ngành tiềm năng. Xây dựng kế hoạch hợp tác về NCKH và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Hướng đến các chương trình nghiên cứu của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có các ngành nghề đang đào tạo tại trường. Sản phẩm cần hướng đến là các công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế hoặc tạp chí quốc gia có uy tín, hoặc kết quả nghiên cứu có ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. Liên kết chặt chẽ với Doanh nghiệp, thương mại hóa mạnh mẽ sản phẩm khoa học công nghệ và khởi nghiệp của các nhà khoa học, tăng cường kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp nhằm tạo ra một cơ chế thông thoáng và một lợi ích tối thiểu cho các nhà nghiên cứu tài năng và mà nhà khoa học trong các lĩnh vực. Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa Nhà trường, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Khuyến khích thành lập các trung tâm, viện nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ cao, công ty, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trực thuộc nhà trường để vừa phục vụ đào tạo thực hành, vừa gia tăng ứng dụng sản xuất và đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tri thức, gia tăng nguồn thu và là cơ hội phát triển cho việc ứng dụng và phát huy tri thức của nguồn nhân lực cao hiện có của Nhà trường. Tiếp tục thúc đẩy Hợp tác, liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp nước ngoài về dự án hợp tác liên kết đào tạo, cung ứng nhân lực và chương trình thực tập sinh tại các cơ sở của công ty đa quốc gia, liên kết đào tạo với các tập đoàn, công ty cung cấp thiết bị hàng đầu thế giới, tận dụng cơ sở vật chất thiết bị vào giáo dục đào tạo các nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế, phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số. Tăng cường liên kết đào tạo, hợp tác với các doanh nghiệp để nhận các đặt hàng thực hiện các dự án sản xuất, nghiên cứu cũng như khai thác các cơ sở thiết bị, công nghệ mới hiện đại trong sản xuất. Trong đó cần tạo dựng một cơ chế cung cầu đối với sản phẩm nghiên cứu khoa học về chuyển đổi số, sản phẩm khoa học ứng dụng công nghệ số hóa được tạo ra nhằm giúp lưu thông và tăng năng suất, hiệu quả nghiên cứu cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu 2.2.6. Nâng cao năng lực KHCN thông qua dự án hợp tác quốc tế Trên cơ sở: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới”(Luật Khoa học và Công nghệ năm, 2018). Thông qua con đường phát triển các dự án với các đối tác quốc tế thì mới ngày càng nâng cao năng lực chuyển đổi trên nhiều phương diện, qua đó không ngừng quảng bá hình ảnh, nâng cao chất lượng đào tạo, hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và cải tiến chương trình đào tạo, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và gia tăng nguồn thu nhập, tạo cơ hội cho sinh viên, giảng viên không ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực hợp tác quốc tế. Có thể thấy: “Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, việc xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua phát triển khoa học - công nghệ đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Thúc đẩy hợp tác quốc tế để tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ là một trong những hướng đi nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu này”(Giang phạm, 2021). Trong đó xác định một số lĩnh vực thuộc thế mạnh: “phần lớn các dự án hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và các đối tác thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhiều dự án hợp tác quốc tế về khoa học tự nhiên đã đạt được thành công, như dự án công nghệ a-mi-la-da công nghiệp dùng trong chế biến thực phẩm và nông sản của Đức, công nghệ tạo chủng nấm men sử dụng trong công nghiệp hóa học và trong ngành y tế, công nghệ sản xuất vật liệu com-po-sit các-bon; công nghệ sản xuất a-non trung tính phục vụ cho các cơ sở nuôi tôm, đánh giá tổn thất môi trường do hoạt động nuôi tôm ở một số vùng ven biển..."(Lê Thanh Bình, 2022). Đẩy mạnh liên kết đào tạo thông qua các dự án chuyển đổi số với nước ngoài đi đôi với việc giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, định kỳ thực hiện kiểm định chất lượng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Chúng ta cần: “Tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đa phương về TTNT. Thúc đẩy phát triển cơ sở, trung tâm hợp tác nghiên cứu TTNT; các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài về TTNT; các trung tâm, chương trình đào tạo nhân lực TTNT chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và toàn cầu”(Chính phủ, 2021). Tăng cường phát triển mối quan hệ hợp tác đào tạo bền vững với doanh nghiệp thông qua các dự án công tư, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng liên kết đào tạo và thực tập sinh với doanh nghiệp quốc tế, duy trì mối liên hệ với các đối tác. Tiếp cận với các đối tác chiến lược, tiềm năng, thiết lập các mối quan hệ, hợp tác, ký 176
  6. International Conference on Smart Schools 2022 các văn bản ghi nhớ thỏa thuận và mở rộng phạm vi hợp tác và phát triển mới các dự án liên kết trao đổi học thuật song phương, đa phương các trường đại học ứng dụng tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Như vậy, cần phải: “Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam”(Luật Khoa học và Công nghệ năm, 2018). 2.2.7. Tăng cường chính sách hỗ trợ, thu hút, đầu tư cho KHCN Chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, viện trợ, công tác đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ từ các tổ chức phi chính phủ, ngân hàng thế giới, hay các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế nhằm tăng cường sức mạnh tài chính trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Dự trên cơ sở chủ trương của Chính phủ đã nêu: “Hoàn thiện thể chế, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT ở Việt Nam”(Chính phủ, 2021). Tăng cường phát huy nguồn lực quốc tế: “Hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ đã và đang góp phần đáng kể vào việc tăng cường tiềm lực, nâng cao trình độ nghiên cứu và đặc biệt là góp phần giải quyết các vấn đề khoa học - công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta”(Chính phủ, 2022). Cần huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng thế giới trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án, trong việc cấp học bổng cho sinh viên đến học các ngành đào tạo chương trình quốc tế của trường và tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư. Có chế độ khuyến khích cá nhân, đơn vị tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ một cách có trọng lượng. Xây dựng chế độ khuyến khích các tác giả có kết quả nghiên cứu khoa học được công bố ở các tạp chí khoa học có uy tín ở nước ngoài hoặc có giá trị thực tiễn cao; nâng cao năng lực NCKH và chuyển giao công nghệ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường; khuyến khích cán bộ giảng viên tăng số lượng công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt là các tạp chí trong danh mục ISI/Scopus; phát triển các đề tài, dự án có sản phẩm công bố toàn quốc và quốc tế, hoặc sản phẩm ứng dụng gắn với đào tạo và chuyển giao công nghệ. Đảm bảo tài chính cho công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. Để chính sách tài chính là đòn bẩy thúc đẩy hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ cần sớm đưa Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào hoạt động; khuyến khích đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu; công khai hoá và mở rộng các kênh tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ; huy động vốn tài trợ, dự án phi chính phủ của các tổ chức và ngân hàng thế giới. Cần thiết phải có một chế độ trọng thưởng đối với những ai có thành tích đăng được các bài báo quốc tế về lĩnh vực số hóa, công nghệ vật liệu mới, sáng kiến mới và có tính ứng dụng thực tiễn cao. 3. Kết luận KHCN đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng xây dựng một trường đại học thông minh và là cơ sở và tiền đề cho quá trình chuyển đổi số được diễn ra thành công. Để sớm hiện thực hóa mục tiêu trên, chúng ta cần sớm nâng cao năng lực trong hoạt động KHCN thông qua con đường hợp tác quốc tế, thiết lập dự án KHCN, xây dựng cơ sở hạ tầng số phục vụ cho KHCN, hình thành chuẩn đánh giá năng lực hoạt động KHCN và xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho phát triển KHCN. 177
  7. International Conference on Smart Schools 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Thông tin và Truyền thông (2020). Cẩm nang chuyển đổi số. NXB Thông tin & Truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông(2022). Chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số cho 63 tỉnh, thành phố. Bộ Thông tin và Truyền thông. Lê Thanh Bình (2022). Thúc đẩy hợp tác để tăng cường tiềm lực Khoa học-Công nghệ Quốc gia. Tạp chí Cộng sản. Chính phủ(2020). Quyết định 749/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 06 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt: “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ(2021). Quyết định số 127/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về: “Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”. Chính phủ(2021). Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ(2022). Quyết định số 131/QD-TTg, ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án: “Tăng cường Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Trần Khánh Đức (2022). Khoa học Tư duy và phát triển năng lực tư duy khoa học trong giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội. Giang phạm(2021). Hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trên quy mô toàn cầu. Bộ Thông tin và Truyền thông. Luật Khoa học và Công nghệ năm (2018) (Sửa đổi). Tô Hồng Nam (2020). Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Thông tin và truyền thông. 178
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2