intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk, và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk dựa trên số liệu khảo sát 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH ĐẮK LẮK SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES DEVELOPMENT SOLUTIONS IN DAK LAK PROVINCE Lê Thế Phiệt Trường Đại học Tây nguyên lethephiet@yahoo.com TÓM TẮT Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chiếm gần 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách. Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 98% tổng số doanh nghiệp là DNNVV, hằng năm các DNNVV đóng góp trên 50% tổng thu ng n sách trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển và hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy được hết những tiềm năng của tỉnh. Dựa trên số liệu khảo sát 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk, và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các DNNVV tỉnh Đắk Lắk. Từ khóa: Phát triển; doanh nghiệp nhỏ và vừa; năng lực cạnh tranh; Đắk Lắk. ABSTRACT Small and medium-sized enterprises (SMEs) play a vital role in promoting the socio-economic development of Vietnam, accounting for nearly 97% of total businesses, using more than 50% of workers, generating 47% of GDP and contributing about 40% of budget revenues. The SMEs account for more than 98% of businesses in Dak Lak and annually contribute to over 50% of the provical revenue. However, the development and operation of small and medium-sized enterprises in Dak Lak are facing many difficulties and have not developed full potential of the province. Based on survey data of 200 small and medium-sized enterprises in Dak Lak. This paper aims to assess the status of SME development in Dak Lak in order to propose solutions and recommendations for the development of SMEs in Dak Lak. Key Words: development; Small and medium-sized enterprises; competitiveness; Đắk Lắk 1. Giới thiệu Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Các DNNVV Việt nam đã nhanh chóng tiếp cận thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc thích nghi với điều kiện cạnh tranh, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác quản lý… Tuy nhiên, trong bối cảnh của toàn cầu hóa, các DNNVV Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ mới, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới. Trong điều kiện đó, các DNNVV tỉnh Đắk Lắk cũng đứng trƣớc những cơ hội và thách thức to lớn. Để thực hiện mục tiêu, xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên ―một cực phát triển‖ trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đòi hỏi phải có sự quan tâm của nhà nƣớc và các cấp chính quyền địa phƣơng đến sự phát triển của DNNVV. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển và hoạt động của DNNVV tỉnh Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn và chƣa phát huy đƣợc hết những tiềm năng của mình. Nghiên cứu này, nhằm phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV và đề xuất nh ng giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các DNNVV tỉnh Đắk Lắk. 118
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tiêu chí phân loại DNNVV theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo Nghị định này, DNNVV đã đƣợc phân theo khu vực kinh doanh và có phân loại cụ thể cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Thuật ng phát triển doanh nghiệp dùng trong nghiên cứu bao gồm nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo môi trường thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Do đó để đánh giá chính xác sự phát triển doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu về số lƣợng, cần quan tâm đến chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhƣ vậy đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp phải đề cập đến một hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm: i) Chỉ tiêu về số lƣợng doanh nghiệp; ii) các chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh (bao gồm nguồn lực của doanh nghiệp, trình độ tổ chức quản lý, sản phẩm…). Nhƣ vậy đánh giá sự phát triển doanh nghiệp đƣợc nhìn qua mối quan hệ giữa chỉ tiêu về số lƣợng doanh nghiệp và về năng lực cạnh tranh (xem sơ đồ 1). Sơ đồ 1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển doanh nghiệp Chỉ tiêu về số lƣợng Chỉ tiêu về năng lực cạnh doanh nghiệp tranh Số lƣợng DNNVV hiện Nguồn lực của DN( nguồn vốn, lao động, đang hoạt động trình độ công nghệ) Số lƣợng DNNVV đăng Trình độ tổ chức quản lý DN ký mới Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Số lƣợng DNNVV Uy tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp ngừng hoạt động Khả năng liên kết và hợp tác Cơ cấu DNNVV phân Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh( theo loại hình doanh doanh thu, thu ngân sách) nghiệp Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm Cơ cấu DNNVV phân theo ngành kinh tế Đánh giá sự phát triển doanh nghiệp 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp suy diễn quy nạp, thông qua các công trình khoa học đã đƣợc công bố, những quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, cùng với những quan điểm, chính sách của Nhà nƣớc từ đó hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận, xác định một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Sử dụng phân tích thống kê để thu thập dữ liệu, mô tả, tổng hợp, phân tích số liệu và so sánh nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm nhằm phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh. Ngoài dữ liệu thứ cấp, thu thập từ báo cáo của sở Kế hoạch đầu tƣ Đắk Lắk, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ... Nghiên cứu còn sử dụng dữ liệu sơ cấp, sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu, thu thập thông tin qua bảng câu hỏi khảo sát 200 DNNVV tại Đắk Lắk. Nội dung điều tra là các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh đã đƣợc tổng hợp. Các câu hỏi liên quan đến đánh giá của chủ doanh nghiệp về nguồn lực của doanh nghiệp, sử dụng thang đo thang đo Likert 5 bậc khoảng (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý). Cấu trúc mẫu đƣợc thể hiện trong bảng 1: 119
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 1. Đặc điểm của mẫu khảo sát 1. Ngành kinh doanh Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp tƣ Công ty trách nhân Công ty cổ phần nhiệm hữu hạn Tổng Công nghiệp 5 3 6 14 Nông nghiệp 6 8 7 21 Thƣơng mại 22 4 40 66 Dịch vụ 11 3 28 42 Xây dựng 7 7 43 57 2. Tổng số lao động
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) nghiêp nhiều, trong khi cầu nội địa giảm mạnh; lãi suất tín dụng ngân hàng vẫn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. DNNVV phân theo ngành kinh doanh: ta thấy cơ cấu ngành nghề của DNNVV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn chú trọng tập trung vào một số ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tƣ tƣơng đối thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh nhƣ thƣơng mại, xây dựng, chƣa chú trọng phát triển các ngành kinh tế có thế mạnh và tiềm năng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. Đến năm 2013 các doanh nghiệp ngành thƣơng mại, dịch vụ có 1.735 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất (60,6%) trong tổng số doanh nghiệp, tăng bình quân 22%/năm. Các DNNVV ngành công nghiệp, xây dựng có 949 doanh nghiệp, chiếm 33,2% tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh, tập trung vào các ngành có thế mạnh truyền thống nhƣ: Gỗ, phân bón, .... Các DNNVV ngành Nông lâm, thủy sản có 177 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 6,2% trong tổng số các DNNVV. 3.2. Các chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh 3.2.1. Nguồn lực của doanh nghiệp -Thực trạng về nhân lực trong các DNNVV tỉnh Đắk Lắk: Cùng với tốc độ tăng trƣởng của số lƣợng doanh nghiệp thì số lƣợng lao động có việc làm cũng tăng lên. Theo số liệu thống kê đến năm 2010, DNNVV đã sử dụng 81.515 lao động và đến năm 2013 DNNVV đã thu hút khoảng 89.858 lao động. Nhƣ vậy, chỉ trong vòng 4 năm phát triển, DNNVV đã tạo thêm việc làm cho 8.343 lao động. Xét theo cơ cấu ngành nghề , thì lao động trong khu vực Công nghiệp, Xây dựng chiếm tỷ lệ 32,5%; lao động khu vực thƣơng mại, Dịch vụ chiếm 61,2%, và lao động khu vực Nông lâm, thủy sản là 6,3%. Các DNNVV tỉnh Đắk Lắk đã có những nỗ lực nâng cao trình độ lực lƣợng lao động của mình. Hầu hết tỷ lệ công nhân qua đào tạo đều tăng lên qua các năm trong tất cả các ngành. Số lao động có trình cao đẳng trở lên của công ty cổ phẩn chiếm 42%; doanh nghiệp tƣ nhân chiếm 38% và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 26%. Bảng 1: Chất lượng nhân lực trong các DNNVV tỉnh Đắk Lắk Trình độ Trung Loại hình Sau đại Cao Trung học phổ Trung Tiểu doanh nghiệp học Đại học đẳng cấp thông học cơ sở học Doanh nghiệp tƣ nhân 24 453 312 280 819 152 2 Công ty cổ phần 26 341 236 194 490 145 0 Công ty TNHH 46 791 522 912 1944 932 70 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra -Thực trạng của chủ doanh nghiệp Bảng 2: Độ tuổi và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp Tuổi và kinh nghiệm Tuổi của chủ doanh nghiệp Kinh nghiệm sản xuất (năm) Trung Nhỏ Trung Nhỏ Loại hình doanh nghiệp Cao nhất bình nhất Cao nhất bình nhất Doanh nghiệp tƣ nhân 60 45 28 32 8 3 Công ty cổ phần 58 43 28 15 7 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn 65 42 21 24 8 3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 121
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độ tuổi chủ doanh nghiệp: Phần lớn các chủ DNNVV còn trẻ, độ tuổi trung bình từ 43 tuổi, ngƣời trẻ nhất là 21 tuổi và già nhất là 65 tuổi. Điều đáng nói ở đây là có đến 42% chủ doanh nghiệp có độ tuổi dƣới 40 mà tập trung chủ yếu là các công ty tƣ nhân và trách nhiệm hữu hạn có quy mô nhỏ. Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh (thời gian làm chủ doanh nghiệp): Các chủ doanh nghiệp đều có thời gian làm chủ doanh nghiệp tƣơng đối dài, bình quân có 8 năm kinh nghiệm. Đối với loại hình doanh nghiệp tƣ nhân thời gian làm chủ doanh nghiệp lâu hơn, điều này thể hiện các chủ doanh nghiệp sau một thời gian làm nghề, tích luỹ đƣợc vốn và kiến thức nhất định thì họ chuyển sang kinh doanh, trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp của mình. Trình độ đào tạo của các chủ doanh nghiệp: Đa số các chủ DNNVV có trình độ tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học (60% ). Số chủ doanh nghiệp đã tốt nghiệp hệ cao đẳng/ trung cấp cũng chiếm 23%. Bảng 3: Trình độ đào tạo của các chủ doanh nghiệp Trình độ đào tạo Loại hình DN Sau đại Trung học Đại học Cao đẳng cấp Khác Tổng Doanh nghiệp tƣ nhân 5 21 6 7 12 51 Công ty cổ phần 5 15 2 3 0 25 Công ty trách nhiệm hữu hạn 8 66 6 22 22 124 Tổng 18 102 14 32 34 200 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Xét về chuyên môn: Theo kết quả điều tra chỉ có 49,5% số chủ doanh nghiệp đƣợc đào tạo về các chuyên ngành kinh tế. Có đến 50,5% số chủ doanh nghiệp có chuyên môn ít gắn với việc quản lý và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp. -Thực trạng của người lao động: Kết quả khảo sát theo thang điểm 5, các tiêu chí đƣợc các doanh nghiệp đánh giá với mức trung bình = 3,9 chứng tỏ rằng năng lực và đặc điểm của ngƣời lao động làm việc tại DNNVV tỉnh Đắk Lắk chỉ đạt ở mức trung bình khá; tiêu chí ―Trình độ ngoại ngữ đáp ứng đƣợc nhu cầu‖ đƣợc đánh giá là thấp nhất (3,29; với độ lệch chuẩn 0,98) đây là trở ngại rất lớn của ngƣời lao động tại DNNVV tỉnh Đắk Lắk và cũng là khó khăn cho tỉnh Đắk Lắk muốn tập trung phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp kỹ thuật cao. Bảng 4: Đánh giá của doanh nghiệp về người lao động trong các DNNVV Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Độ lệch chuẩn Am hiểu và thành thạo công việc 4.0750 .68683 Cần cù, chăm chỉ, siêng năng 4.0750 .71550 Có khả năng hợp tác tốt trong công việc 4.0300 .70111 Chấp hành tốt kỷ luật lao động 4.0500 .74179 Trung thành và làm việc lâu dài 3.8100 .85296 Trình độ ngoại ngữ đáp ứng đƣợc nhu cầu 3.2900 .98015 Trình độ tin học đáp ứng đƣợc nhu cầu 3.6000 .90781 Khả năng khuyến khích nhân viên làm việc tốt 3.9900 .79565 Khả năng phân công công việc cụ thể, rõ ràng 3.9650 .75273 Khả năng điều hành công việc tốt 3.9150 .78156 Có tƣ duy chiến lƣợc tốt 3.7850 .92360 122
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn 3.8750 .91299 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra -Thực trạng về nguồn vốn trong các DNNVV tỉnh Đắk Lắk: Kết quả khảo sát cho thấy gần một nửa số DNNVV đang trong tình trạng thiếu vốn. Mặt khác, 20% doanh nghiệp cho rằng khả năng tự tài trợ vốn của họ là kém và rất kém. Bên cạnh đó, theo điều tra, có gần 50% DNNVV có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng nhƣng khoảng 50% số DNNVV cho biết gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Tài sản đảm bảo và thủ tục, quy trình vay vốn, giải ngân, thanh toán là những nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng với trên 50% doanh nghiệp lựa chọn. -Thực trạng về trình độ công nghệ trong các DNNVV tỉnh Đắk Lắk:nTrong những năm gần đây các DNNVV tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đến việc đầu tƣ máy móc thiết bị. Điều này thể hiện qua số liệu về tình hình trang bị tài sản cố định bình quân một lao động tăng lên (năm 2010 là 149 triệu đồng đến năm 2012 là 166 triệu đồng). Kết quả đánh giá về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp tại DNNVV tỉnh Đắk Lắk nhìn chung vẫn đang ở mức trung bình- yếu. Trong đó, tỷ lệ các doanh nghiệp và các ngành có trình độ công nghệ ở mức trung bình và dƣới mức trung bình chiếm đa số. 3.2.2. Trình độ tổ chức quản lý Bảng 5: Số lượng hệ thống quản lý hiện đại được áp dụng Loại hình doanh nghiệp Số doanh nghiệp áp dụng Tên hệ thống quản lý đang áp dụng Không Có ISO 9000 HACCP ISO 14000 Khác Doanh nghiệp tƣ nhân 40 11 6 3 0 2 Công ty cổ phần 15 10 5 0 2 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn 97 27 21 1 2 3 Tổng 152 48 32 4 4 8 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 200 doanh nghiệp Nếu xem việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý theo tiêu chuẩn là một trong những tiêu chí để nhận xét về mức độ chú trọng đến yếu tố quản lý, thì khá nhiều DNNVV tỉnh Đắk Lắk chƣa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Số lƣợng doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chỉ đạt 31%. Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn đƣợc DNNVV tỉnh Đắk Lắk áp dụng nhiều nhất đó là ISO 9000. 3.2.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm - Tính đa dạng hoá sản phẩm trong doanh nghiệp: Trong các doanh nghiệp điều tra đã xuất hiện xu thế đa ngành nghề nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Số liệu điều tra cho thấy có 66% doanh nghiệp có tỉ lệ giá trị sản phẩm chính trong tổng doanh thu hàng năm lớn hơn 70%. Con số doanh nghiệp có tỉ lệ sản phẩm chính trong tổng doanh thu nhỏ hơn 50% chỉ ở mức gần 34%. -Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn (61%) DNNVV tỉnh Đắk Lắk cho rằng giá thành của doanh nghiệp mình ngang bằng với giá thành của đối thủ cạnh tranh. Điều đáng ngạc nhiên là có 12% chủ doanh nghiệp không biết đƣợc giá thành của doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào so với đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ này đối với doanh nghiệp tƣ nhân là 17%; công ty cổ phần là 12% và công ty trách nhiệm hữu hạn là 0,9%. Điều này cho thấy hạn chế của các chủ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin về đối thủ cạnh tranh, cũng nhƣ quan niệm về kinh doanh chƣa đƣợc đổi mới. 123
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG -Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp: Kết quả điều tra cho thấy mới gần 50% lƣợng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra đạt chất lƣợng tốt. Có ƣu thế về chỉ tiêu này là công ty cổ phần (60%). Tỉ lệ sản phẩm ở chất lƣợng trung bình còn cao ở các doanh nghiệp tƣ nhân (chiếm tới 9,8%) trong khi con số này ở các loại hình doanh nghiệp khác chỉ dao động ở mức 5%. 3.2.4. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp Số liệu điều tra cho thấy mới có 30% doanh nghiệp đƣợc hỏi đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Công ty cổ phần đi đầu trong vấn đề này với 44% doanh nghiệp có đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới đăng ký thƣơng hiệu của mình tại Việt Nam. Tỉ lệ doanh nghiệp có đăng ký thƣơng hiệu trên thế giới còn quá khiêm tốn, chƣa đến 5% số doanh nghiệp điều tra. 3.2.5. Khả năng liên kết hợp tác -Sự tham gia các hiệp hội: Việc tham gia các hiệp hội ngành hàng của các doanh nghiệp điều tra còn chƣa nhiều mới ở mức bình quân chung đạt 30%. Tỉ lệ này còn nhỏ với các doanh nghiệp tƣ nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn (28%). Tỉ lệ các công ty cổ phần tham gia các hiệp hội lớn hơn (40% số doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn). -Sự tham gia hội chợ/triển lãm: Số liệu điều tra cho thấy tỉ lệ số doanh nghiệp tham gia các hội chợ hay triển lãm còn khá khiêm tốn, mới ở mức dƣới 21% số doanh nghiệp đƣợc hỏi và tập trung ở những hội chợ và triển lãm trong tỉnh. Số doanh nghiệp tham gia các hội chợ và triển lãm ở ngoài rất ít chỉ chiếm khoảng 4% số doanh nghiệp đƣợc hỏi. Sự tham gia hội chợ/triển lãm của doanh nghiệp tƣ nhân không nhiều chỉ chiếm 16%, trong khi con số này đối với các công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn nhiều hơn, cụ thể công ty cổ phần là 28% và công ty trách nhiệm hữu hạn là 21%. Đây là hạn chế rất lớn của DNNVV tỉnh Đắk Lắk để năng cao năng lực cạnh tranh. 3.2.6. Kết quả hoạt động của các DNNVV Doanh thu và lợi nhuận: Tỷ trọng doanh nghiệp có lãi chiếm 78%, bị thua lỗ là 22% trên tổng số doanh nghiệp đƣợc điều tra. Doanh thu bình quân khoảng 6,321 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự biến động về doanh thu trong các ngành và các loại hình doanh nghiệp khác nhau có sự khác biệt khá lớn. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bình quân chỉ đạt 3%, nghĩa là bình quân cứ 100 đồng doanh thu thì các DNNVV tỉnh Đắk Lắk chỉ thu đƣợc 3 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân của các DNNVV tỉnh Đắk Lắk là 2,9%, và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là (5,7%). Nộp ngân sách: Xét theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số nộp ngân sách năm 2012 thì công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 40%, tiếp đến là doanh nghiệp tƣ nhân 34%, công ty cổ phần chiếm 26%. Trong khi đó, vẫn tỷ trọng này năm 2010 tƣơng ứng là 37%; 34%; 29%. Qua con số trên cho thấy, trong 3 năm nguồn đóng góp ngân sách đã có sự chuyển dịch khá tích cực, thể hiện vai trò quan trọng của kinh tế tƣ nhân trong sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Nếu chia theo ngành kinh doanh, đóng góp chủ yếu vào ngân sách vẫn là ngành dịch vụ, năm 2012 là 26%, tiếp đến là thƣơng mại 21%, xây dựng 22% . Cũng nhƣ đánh giá ở phần trên, doanh thu, lợi nhuận của DNNVV tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là do ngành dịch vụ, xây dựng và thƣơng mại tạo ra, thì nộp ngân sách cũng vậy, riêng dịch vụ và xây dựng chiếm gần 50%. 3.2.7. Thị trường của các DNNVV Phần lớn các DNNVV tỉnh Đắklăk tiêu thụ hàng hoá ở thị trƣờng nội địa. Tỷ lệ đó chiếm tới 95%. Họ chƣa hề biết đến thị trƣờng nƣớc ngoài và chƣa có khả năng tham gia xuất khẩu. 124
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 4. Kết luận và các giải pháp phát triển các DNNVV tỉnh Đắk Lắk 4.1. Kết luận Đề tài nghiên cứu đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các DNNVV cả về số lƣợng và chất lƣợng. Trên cơ sở tổng hợp số liệu thứ cấp và khảo sát thực tế 200 DNNVV tỉnh Đắk Lắk, kết quả cho thấy: DNNVV tỉnh Đắk Lắk đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng doanh nghiệp, quy mô vốn, quy mô lao động không ngừng tăng lên qua các năm. Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thay đổi theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm yếu của DNNVV tỉnh Đắk Lắk. Đó là, việc triển khai các văn bản trợ giúp phát triển DNNVV của Chính phủ, bộ ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn chậm, thiếu hệ thống các chính sách riêng, đồng bộ hỗ trợ DNNVV phù hợp với quy định của Chính phủ và đặc thù từng ngành sản xuất kinh doanh trên địa bàn. DNNVV tỉnh Đắk Lắk hầu hết là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phân bố không đều ở các khu vực và cơ cấu ngành nghề chƣa hợp lý, bên cạnh đó năng lực cạnh tranh còn hạn chế thể hiện hiện qua: công nghệ, tài chính, trình độ tổ chức quản lý, uy tín-thƣơng hiệu, khả năng liên kết hợp tác và nghiên cứu mở rộng thị trƣờng. 4.2. Giải pháp phát triển các DNNVV tỉnh Đắk Lắk 4.2.1. Giải pháp đối với các DNNVV trên địa bàn -DNNVV tỉnh Đắk Lắk cần tập trung phát huy những điểm mạnh đƣợc đánh giá là lợi thế so sánh của mình, chuyển sang cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa, cạnh tranh về tốc độ, chú trọng vào dịch vụ và hƣớng trọng tâm vào thị trƣờng thích hợp, thay vì cạnh tranh bằng giá nhƣ rất nhiều doanh nghiệp đang làm, quản lý và tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lƣợng, giá cả phù hợp hơn với khách hàng. -Xây dựng đội ngũ lao động có chất lƣợng, các DNNVV tỉnh Đắk Lắk cần tiến hành sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có dựa trên trình độ, kỹ năng, động lực cũng nhƣ tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động với DN bằng các chính sách nhƣ: đầu tƣ cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lƣơng và thƣởng theo hƣớng khuyến khích ngƣời lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của DN. -DNNVV tỉnh Đắk Lắk cần nâng cao nhận thức về vấn đề thƣơng hiệu. Chủ động, tích cực nghiên cứu mở rộng thị trƣờng và đặc biệt là từng bƣớc giành những khoản đầu tƣ thích đáng để xây dựng thƣơng hiệu một cách bài bản, tiến tới tạo dựng đƣợc Thƣơng hiệu sản phẩm và Thƣơng hiệu doanh nghiệp có uy tín trên thị trƣờng. -Xây dựng văn hóa kinh doanh, chủ các doanh nghiệp phải là tấm gƣơng sáng về tinh thần ham học hỏi, cầu thị, phong cách quản lý khuyến khích học tập và phát triển của chủ doanh nghiệp sẽ tác động mạnh nhất đến văn hóa này. Mặt khác, chủ các doanh nghiệp cần đƣa ra đƣợc tầm nhìn và tƣ duy chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, cần làm cho tất cả mọi thành viên trong tổ chức từ cán bộ quản lý, ngƣời giám sát, nhân viên, công nhân hiểu và cam kết thực hiện tốt mục tiêu chiến lƣợc của tổ chức. -Tăng cƣờng hợp tác, liên doanh, liên kết, việc liên kết sẽ thúc đẩy phân công lao động, tăng năng suất lao động, tiếp cận vốn đầu tƣ, khai thác công nghệ tiên tiến hiện đại, kỹ năng quản lý, ... để tạo ra sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm truyền thống, từng bƣớc thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp. -Nâng cao khả năng quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là nội dungcần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - 125
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nƣớc. Chuyển đổi các hình thức bán hàng truyền thống sang các kênh bán hàng hiện đại, năng động và linh hoạt sao cho giải quyết đƣợc tình trạng tồn kho lâu ngày, giải phóng vốn đang ứ đọng. 4.2.2. Một số kiến nghị, đề xuất đối với Tỉnh và các cơ quan quản lý -Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đầu tƣ, tạo lập và duy trì môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. + Tỉnh Đắk Lắk cần tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNNVV làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. + Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ phiền hà, minh bạch hóa các quyết định về chính sách, trợ giúp thông tin đối với doanh nghiệp; công khai quy hoạch phát triển, xây dựng, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ các cơ quan tỉnh; ban hành quy định về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc trong giải quyết thủ tục đầu tƣ của doanh nghiệp. -Thành lập Trung tâm hỗ trợ DNNVV tỉnh với cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất làm địa chỉ tin cậy tƣ vấn, đào tạo, vận động các cơ quan công quyền và tuyên truyền ra công chúng hỗ trợ hoạt động của DNNVV. Định kỳ tổ chức đối thoại giữa DNNVV với lãnh đạo địa phƣơng và các cơ quan chuyên môn nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vƣớng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tuyên dƣơng, khen thƣởng các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, -Tăng cƣờng sự hỗ trợ của Tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Bao gồm: +Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DNNVV. Giúp doanh nghiệp từng bƣớc đổi mới, hiện đại hoá thiết bị, đầu tƣ chiều sâu phát triển sản xuất. Xúc tiến và khuyến khích thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trên địa bàn để hỗ trợ phát triển các DNNVV, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân đƣợc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ các NHTM thông qua việc bảo lãnh từ Quỹ này. Ngoài ra, cần thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng dịch vụ tài chính, từ đó hỗ trợ vốn kịp thời và có hiệu quả cho các DNNVV trên địa bàn. +Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới đối với các DNNVV. Tỉnh cần xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn thực hiện đăng ký và bảo hộ, áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác. +Hỗ trợ về thông tin và thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại. Tỉnh cần phối hợp với các tổ chức của Chính phủ, phi chính phủ và các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến thƣơng mại. 126
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aminul Islam. Md and Mohammad Aktaruzzaman Khan, Abu Zafar Muhammad Obaidullah, M. Syed Alam (2011), “Effect of Entrepreneur and Firm Characteristics on the Business Success of Small and Medium Enterprises (SMEs) in Bangladesh‖, International Journal of Business and Management, Vol. 6, No. 3 [2] Henrik Hansen, John Rand and Finn Tarp (2002), ―SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?‖, www.vnep.org.vn, ngày truy cập 16/5/2012 [3] Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia [4] Đào Duy Huân (2012), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam phù hợp với tái cấu trúc và hội nhập kinh tế quốc tế‖. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 4(14), tháng 5-6 năm 2012. [5] Nguyễn Trƣờng Sơn (2008), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta hiện nay.Tạp chí kinh tế và dự báo, tháng 4-2008. 127
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2