intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, từ việc phân tích những vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay, tác giả đã đưa ra những định hướng và đề xuất những giải pháp thiết thực để quản lý tốt hơn văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 57. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ThS. Hoàng Thị Kim Liên* Tóm tắt Trong bài viết này, từ việc phân tích những vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay, tác giả đã đưa ra những định hướng và đề xuất những giải pháp thiết thực để quản lý tốt hơn văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ khóa: Giải pháp quản lý; văn hóa ứng xử; không gian mạng; sinh viên; chuyển đổi số 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cùng với sự phát triển xã hội, sử dụng không gian mạng là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, nhất là trong giai đoạn thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Không gian mạng đã, đang và sẽ trở thành một tác nhân “vô hình” ảnh hưởng đến “cư dân mạng”, đặc biệt là đối với thói quen, thái độ và hành vi ứng xử. Mặc dù không gian mạng là một môi trường “ảo” nhưng có sức mạnh to lớn, sự hấp dẫn rất cao đối với mỗi con người, nhất là đối với sinh viên. Sự phát triển của không gian mạng đã mở ra chân trời mới cho việc làm giàu tri thức và phát triển tư duy, những thông tin trên không gian mạng có giá trị khoa học, định hướng nhân đạo và giá trị nhân văn đã tác động đến cách đối nhân xử thế, ứng xử một cách hợp tình hợp lý giữa người với người, đặc biệt là những phong trào thiện nguyện, những hoạt động nhân đạo đã có sức lan tỏa lớn nhờ không gian mạng… Tuy nhiên, không gian mạng cũng chứa đựng nhiều “tạp chất”, sinh viên muốn sử dụng hiệu quả không gian mạng vào công việc học tập, giao lưu, kết bạn, tìm kiếm thông tin, giải trí… cũng cần có sự định hướng rõ ràng, có những nguyên tắc cụ thể, có cách ứng xử phù hợp, có văn hóa. Mục đích quản lý văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng là giúp sinh viên giảm thiểu, hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục, xóa bỏ những tác động tiêu cực, tiếp nhận và chuyển hóa những tác động tích cực của không gian mạng để hình * Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 507
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA thành, phát triển và hoàn thiện cách ứng xử có văn hóa, góp phần hoàn thiện nhân cách sinh viên theo mô hình nhân cách của nhà trường đề ra. Do đó, tìm hiểu văn hóa ứng xử trên không gian mạng hiện nay để từ đó đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp để khắc phục là một vấn đề hết sức thiết thực nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số. 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Việc sử dụng không gian mạng của sinh viên hiện nay tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân với những mục đích, cách thức, thời gian, nội dung truy cập khác nhau ở mỗi sinh viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vấn đề sử dụng không gian mạng của sinh viên là tùy tiện, thiếu định hướng. Hiện nay, tại các trường đại học và cao đẳng thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng và quản lý việc khai thác không gian mạng bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú nhằm định hướng cho sinh viên khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực từ không gian mạng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng và quản lý không mang tính chất cấm đoán cực đoan mà mang tính chất giáo dục - định hướng sinh viên trong khai thác và sử dụng không gian mạng. Do đó, thái độ, hành vi và văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng hiện nay không mang tính tự phát mà là quá trình tự giác thông qua vai trò, chức năng của các cơ quan, tổ chức mà trực tiếp nhất chủ thể giáo dục, đào tạo ở các trường đại học. Cùng với những hoạt động mang tính định hướng của nhà trường, trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với văn hóa ứng xử trên không gian mạng ngày càng được nâng lên. Điều này đã làm cho tính tự phát trong khai thác thông tin từ không gian mạng, đặt biệt là những thông tin xấu, độc hại ngày càng được hạn chế. Trong quá trình sử dụng không gian mạng, sinh viên về cơ bản đã có nhận thức đúng về tác động của không gian mạng đến lối sống của bản thân nên hầu hết họ đã chủ động, khai thác và sử dụng không gian mạng để phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của mình như: giải trí, kết nối, tìm kiếm tri thức, cập nhập những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế mà không gian mạng mang lại, những mặt trái của không gian mạng đã, đang và sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí của sinh viên. Trong mối tương quan với những ưu thế thì xu hướng tác động tiêu cực vẫn còn lớn, diễn biến phức tạp. Không gian mạng bên cạnh những ưu điểm thì còn chứa đựng những thông tin giả, sai sự thật, thậm chí phản động, làm cho sinh viên có tư tưởng hoài nghi và tin tưởng một cách vô căn cứ. Cùng với đó, “sinh viên sẽ tiếp tục là đối tượng mà các thế lực quan tâm, kích động, lôi kéo vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và gây rối trật tự an ninh xã hội”1. Những thông tin qua mạng xã hội không phải lúc nào cũng mang đến những bổ ích thực sự cho sinh viên, có những thông tin xuyên tạc, phủ nhận những hiện tượng tích cực và cỗ vũ cho những hiện tượng tiêu cực làm cho sinh viên có những suy nghĩ và cách ứng xử lệch lạc. Với sự phát triển của mạng xã hội, những tâm tư, tình cảm của sinh viên thường giãi bày những nội dung có tính viển vông, xa rời cuộc sống thực tại. Sự ẩn chứa những cái giả dối và cái trung thực rất khó kiểm duyệt. Sự lôi cuốn vào nội dung này bằng sự thích thú trao đổi những 1 Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam: Sinh viên Việt Nam thi đua học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, Hà Nội, 3/2019, tr. 49. 508
  3. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ điều vô bổ từ đó giảm đi việc tiếp thu những thông tin có giá trị khoa học, có ý nghĩa giáo dục. Sự tác động của không gian mạng đến cách úng xử của sinh viên hiện nay thể hiện trên tất cả các nội dung từ nhận thức đến tình cảm, thái độ, niềm tin, ý chí và hành vi ứng xử. Một là, làm cho sinh viên suy giảm, thậm chí ngại học, ngại rèn, chạy theo những giá trị viển vông, không thực tế trong cuộc sống dẫn đến sự giảm sút say mê, hứng thú với các hoạt động học tập, rèn luyện, dần dần sẽ dẫn đến lối sống buông thả, không biết trân trọng những giá trị do lao động mang lại. Hai là, tác động tiêu cực của mạng xã hội làm cho sinh viên suy giảm tinh thần đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái trong cuộc sống, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không dám lên án, né tránh những việc gây phương hại đến lợi ích cá nhân, có thái độ vô cảm về chính trị, thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Ba là, chính sự tác động của lối sống thực dụng, vô cảm, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể từ mạng xã hội làm cho sinh viên quên đi vinh dự và trách nhiệm cá nhân, tinh thần đoàn kết, tập thể cao trong học tập, công tác, rèn luyện. Điều này gây tác hại lớn đến việc hình thành cách sống của sinh viên, ảnh hưởng xấu đến hoàn thiện nhân cách của họ. Bốn là, tác động từ không gian mạng có thể hình thành nên ở người sinh viên lối sống không biết quan tâm, trân trọng tình cảm và chia sẻ với người khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của sinh viên trong cư xử, giải quyết các mối quan hệ xã hội, dẫn đến hình thành ở sinh viên thái độ thiếu tình thương yêu con người sâu sắc, biểu hiện ra ở sự thiếu tôn trọng những người xung quanh mà chỉ biết đến bản thân, từ đó tất yếu dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Năm là, do ảnh hưởng của không gian mạng mà sinh viên thiếu tinh thần lạc quan cách mạng. Do ảnh hưởng của lối sống bi quan, mất niềm tin, sống gấp chạy theo những giá trị vật chất tầm thường, làm cho sinh viên có thể mất đi sự lạc quan khoa học, cách mạng dẫn đến chỉ nhìn thấy cuộc sống đầy rẫy những bất công, chán nản. Nguy hại hơn có thể dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những biểu hiện bi quan, chán nản và mất niềm tin khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. Tóm lại, sự tác động của không gian mạng đến ứng xử của sinh viên ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, sự tác động của hai xu hướng này cũng không phải là bất biến, trong thực tế, có những nội dung tích cực, nhưng sinh viên không biết khai thác, chuyển hóa thành tình cảm, hành vi, niềm tin, thái độ thì điều đó cũng không có ý nghĩa. Nhưng ngược lại, sự tác động của những thông tin độc hại, vô bổ như quan điểm chống phá, những bình luận phản cảm, những hành vi thiếu đúng đắn mà được sinh viên quan tâm, tiếp thu thì lại có ý nghĩa tiêu cực đến quá trình xây dựng văn hóa ứng xử tích cực của sinh viên. Tuy nhiên, không gian mạng như “con dao hai lưỡi” có thể giúp lan tỏa những điều tốt đẹp nhưng cũng dễ bị lợi dụng gây ra nhiều hệ lụy. Vấn đề là làm để không gian mạng phản ánh sự thật, tích cực, mang tính giáo dục, tính hướng thiện, cổ vũ những hành vi, cách ứng xử chuẩn mực, vì cộng đồng, lên án những hành vi, những việc làm, những cách ứng xử kém văn hóa. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc nhận thức đúng vai trò của không gian mạng, thấy những hành vi sai trái để có những biện pháp quản lý hiệu quả. 509
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY 3.1. Định hướng quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Vấn đề quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng luôn đòi hỏi phải tạo được sự chuyển biến căn bản, toàn diện từ nhận thức, thái độ đến các hành vi, thói quen hoạt động, sinh hoạt, ứng xử của sinh viên trên không gian mạng theo những yêu cầu về phẩm chất, nhân cách của một sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước. Trong thực tế, việc xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng mà trước hết là nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi, thói quen của con người là một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ và ý chí quyết tâm cao. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta cho là thường”2. Do đó, để xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay cần thực hiện tốt các định hướng sau đây: Một là, phát huy hiệu quả vai trò của các chủ thể giáo dục trong quản lý văn hóa ứng xử của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay Trong hoạt động quản lý văn hóa ứng xử của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, các chủ thể cần tác động đến sinh viên bằng nhiều con đường, biện pháp khác nhau. Đây còn là một quá trình tiến hành khó khăn và phức tạp không những phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ, khoa học mà còn phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng của nhà trường. Do vậy, các cấp ủy đảng, nhất là Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường phải xác định rõ các tiêu chí xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên trong mục tiêu, yêu cầu đào tạo và trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của mình, đồng thời cần làm tốt công tác giáo dục cho mọi cán bộ, giảng viên, sinh viên, nhân viên thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa văn hóa ứng xử của sinh viên, từ đó xác định rõ trách nhiệm của các lực lượng đối với hoạt động này theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát huy, khai thác có hiệu quả những yếu tố tích cực, đồng thời hạn chế những hành vi và biểu hiện tiêu cực trên không gian mạng của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng Môi trường giáo dục đại học, cao đẳng là nơi nuôi dưỡng, giáo dục sinh viên không chỉ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn là nơi để sinh viên có thể kết bạn, giao lưu, học hỏi nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên, công tác giáo dục nói chung và việc xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng nói riêng của sinh viên nhà trường nói riêng cũng đang gặp phải sự tấn công của những hành vi kém văn hóa, những thông tin lệch lạc, thiếu chính thống và chưa được kiểm chứng trên không gian mạng. Do vậy, yêu cầu có tính nguyên tắc trong xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, phát huy và khai thác có hiệu quả các hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc với việc đấu tranh ngăn chặn và khắc phục có hiệu quả những hành vi, thái độ lệch lạc trong văn hóa ứng xử của sinh viên. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 125. 510
  5. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ba là, quản lý văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng phải phát huy tốt vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi sinh viên Văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng là kết quả của sự tương tác giữa sinh viên với không gian mạng, hay nói cách khác, đó là sự tương tác giữa các mặt, các bộ phận, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Trong các tương tác đó, tương tác giữa các yếu tố nhận thức, tâm lý, tình cảm, thái độ, hành vi… của sinh viên giữ vai trò quyết định nhất. Vì vậy, muốn có kết quả trong quá trình xây dựng và quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên thì một trong những yêu cầu cấp thiết là phải biến quá trình xây dựng thành quá trình tự xây dựng, biến những tác động của các chủ thể bên ngoài thành tác động diễn ra giữa tri thức, tình cảm, ý chí và hành động giữa cách nghĩ và cách làm bên trong mỗi sinh viên. Do đó, yêu cầu trên đòi hỏi các chủ thể khi tiến hành mọi hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng phải đặt sinh viên làm trung tâm để đề xuất chủ trương, biện pháp phù hợp. Hiệu quả của sự tác động bên ngoài tỷ lệ thuận với sự tiếp nhận và sự tương tác của các yếu tố bên trong cấu thành cách ứng xử có văn hóa của sinh viên, nên định hướng này chỉ rõ, mọi mục tiêu, phương hướng tác động của các chủ thể đến sinh viên muốn biến thành các yếu tố tự giác, thành nhận thức, hành động biểu hiện trong mục tiêu, phương hướng, nội dung, biện pháp tự phấn đấu, tự xây dựng, tự điều chỉnh trong các hành vi, thái độ tích cực của sinh viên trên không gian mạng. 3.2. Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Một là, phải xác định cụ thể các nội dung trong quy chế quản lý và sử dụng không gian mạng, quy định rõ trách nhiệm của sinh viên trong từng trường hợp vi phạm và có hình thức kỷ luật tương ứng Quy chế quản lý và sử dụng không gian mạng là một trong những biện pháp mạnh, có tính răn đe, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Theo Điều 9 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018 quy định “người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì sẽ bồi thường theo quy định của pháp luật”3. Bên cạnh đó, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt đối với những hành vi như “cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang dư luận”4. Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội với mục đích “tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội Việt Nam… xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên 3 Quốc hội, Luật số 24/2018/QH14, Luật An ninh mạng, ngày 12/6/2018. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong- nghe-thong-tin/Luat-an-ninh-mang-2018-351416.aspx 4   Chính phủ, Nghị định số 15/2020-CP, ngày 3/2/2020, http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/ hethongvanban?class_id=1&_page=22&mode=detail&document_id=199053 511
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam”5. Một trong nội dung quan trọng của Bộ quy tắc ứng xử là để hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Để xây dựng nội dung về quy chế quản lý và sử dụng không gian mạng, trên cơ sở những văn bản pháp luật và các nghị định, hướng dẫn tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay cần xác định nội dung cụ thể đối với việc sử dụng không gian mạng và đưa vào quy chế quản lý là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng để điều chỉnh hành vi, thái độ và cách ứng xử của sinh viên trên mạng xã hội hiện nay. Khi xây dựng nội dung, nhà trường cần bám sát luật không gian mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, đồng thời đưa ra những nội dung cụ thể trong quản lý như về hành vi, thái độ, bình luận vi phạm quy định và có những hình thức kỷ luật phù hợp với từng vi phạm cụ thể. Nội dung trong quy chế quản lý cần phải xác định rõ những hành vi, thái độ, bình luận được phép, khuyến khích trên không gian mạng như những thông tin có nguồn gốc chính thống, đáng tin cậy; những hành vi ứng xử phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; những bình luận cần sử dụng ngôn từ phù hợp, không gây chia rẽ, mất đoàn kết và ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của các thầy cô giáo, cán bộ viên chức của nhà trường. Bên cạnh đó, cần đưa vào quy chế những hành vi không được phép như: sử dụng ngôn ngữ phản cảm, tung tin giả, xuyên tạc, kích động, gây hoang mang dư luận xã hội… và cần có những hình thức kỷ luật tương ứng. Mức kỷ luật có thể từ khiển trách, cảnh cáo và nặng hơn là đình chỉ học tập 6 tháng đến 12 tháng tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Những trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: gây phương hại đến an ninh quốc gia, thường xuyên tuyên truyền những tư tưởng kích động, hoang mang dư luận… nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng cần đình chỉ thôi học. Những biện pháp xử lý đủ mạnh sẽ mang tính chất răn đe, kịp thời ngăn chặn những hành vi, thái độ và bình luận trên không gian mạng không chuẩn mực ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, của tổ chức. Bên cạnh đó, nhà trường cần có cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp để kịp thời ngăn ngừa những hành vi tiêu cực trên không gian mạng của sinh viên. Hai là, cần đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng - chính trị, chủ động cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng cho sinh viên trước tác động của không gian mạng Mọi hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục phải hướng đến mục tiêu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường cách mạng, tinh thần cảnh giác để cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, không dao động trong mọi tình huống; luôn có thái độ, hành vi đúng đắn khi tham gia vào môi trường không gian mạng. Công tác giáo dục, tuyên truyền phải làm rõ âm mưu, sử dụng mạng truyền thông xã hội để tác động tâm lý sinh viên, cần làm rõ các thủ đoạn đã, đang và được các thế lực thù địch sử dụng để lôi kéo, kích động nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng; cần khuyến cáo sinh viên cảnh giác cao độ với thông tin truyền tải trên các trang mạng xã hội; đưa ra những bằng chứng thực tiễn và phân tích làm rõ bản chất, mục đích cốt lõi của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp 5 Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định số 874/QĐ/BTTTT, ngày 17/6/2021: https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-874-QD-BTTTT-2021-Bo-Quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-478154.aspx 512
  7. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ cách mạng nước ta. Bên cạnh đó, chủ động trong cung cấp đầy đủ thông tin chính thống giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố tiên quyết định hướng tư tưởng cho sinh viên và là điều kiện, cơ sở để đập tan các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Đặc biệt, cần thường xuyên đưa những thông tin chính xác, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vừa kịp thời vạch rõ âm mưu, thủ đoạn, cách thức của các thế lực thù địch chống phá trên Internet cho cán bộ, sinh viên, khắc phục tình trạng nhiễu thông tin dẫn đến hoang mang, nảy sinh tư tưởng tiêu cực. Đối với sinh viên, mọi công tác liên quan đến học tập, rèn luyện cần được công khai, minh bạch; tạo mọi điều kiện để sinh viên hoàn thành chương trình học tập, rèn luyện. Ban Giám hiệu trường là người đứng đầu và có vai trò quyết định đến kết quả xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức, là chủ thể hướng dẫn, uốn nắn các hành vi ứng xử có văn hóa, đạo đức trong mối quan hệ của sinh viên, tổ chức duy trì, quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo theo chức trách, nhiệm vụ, tạo bầu không khí dân chủ trong nhà trường. Ba là, sinh viên phải tự nâng cao nhận thức về ảnh hưởng hai mặt của không gian mạng đến văn hóa ứng xử, từ đó chủ động đề cao trách nhiệm học tập, phấn đấu rèn luyện, hoàn thiện năng lực ứng xử cá nhân Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong xây dựng văn hóa của sinh viên trên không gian mạng, cơ sở của giải pháp này xuất phát từ mối quan hệ giữa nhận thức với hoạt động cải tạo thế giới khách quan của con người. Thực chất của việc tự nâng cao nhận thức là quá trình sinh viên chủ động học tập, bổ sung kiến thức, tiếp nhận thông tin từ không gian mạng một cách khoa học, khai thác tối đa ưu thế của không gian mạng phục vụ cho học tập, phân biệt được những thông tin xấu, độc từ không gian mạng. Từ nhận thức đúng và đủ, sinh viên sẽ nỗ lực và tự giác hơn trong việc lựa chọn nội dung truy cập không gian mạng phù hợp, phân bổ thời gian hợp lý, từ đó sẽ đấu tranh với chính mình để chiến thắng những thói hư, tật xấu, nhất là những tác động tiêu cực và đầy cám dỗ của không gian mạng. Hiện nay, không gian mạng ngày càng phát triển, ảnh hưởng của nó đến sinh viên ngày càng tăng, nhưng hiện tại các trường đại học, cao đẳng rất ít nội dung, thậm chí không có chương trình, nội dung giảng dạy về không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Không gian mạng nói chung, mạng xã hội nói riêng là thành tựu to lớn của loài người, nó là nơi lưu giữ, kết nối, truyền bá, là phương tiện, công cụ hoạt động hữu hiệu của nhiều người. Đây là sản phẩm vô cùng đa dạng, đa hệ, đa chức năng, do đó mạng xã hội cũng chứa đựng vô vàn những kiến thức, những tiện ích cho người dùng và mạng xã hội còn ẩn chứa cả những tác hại vô cùng nguy hiểm trên rất nhiều phương diện. Tuy nhiên, tác dụng tốt, xấu của mạng xã hội không chỉ phụ thuộc vào chính nó mà còn phụ thuộc vào chủ thể khai thác và sử dụng nó. Nếu chủ thể có trình độ, có bản lĩnh, có phương pháp khai thác, sử dụng hiệu quả mạng xã hội để phục vụ cho quá trình học tập và công việc của mình thì mạng xã hội sẽ là người bạn đồng hành tốt, là công cụ hữu ích giúp các “cư dân mạng” nâng cao trình độ, cập nhật tri thức, hình thành cách nghĩ, cách làm chủ động, sáng tạo, xây dựng thái độ, tình cảm tích cực, năng động, sáng tạo, xây dựng thái độ, tình cảm tích cực, năng động, khuyến khích ý chí vươn lên, dám nghĩ, dám làm… Ngược lại, nếu chủ thể trình độ kém, bản lĩnh không vững vàng, không thành thạo kỹ năng sử dụng, mạng xã hội sẽ là một “cạm bẫy” chứa đựng nhiều thông tin xấu độc hại ảnh hưởng xấu đến tình cảm, thái độ, hành vi của người dùng và có thể dẫn con người đến những bình luận, lời nói, việc làm trái với chuẩn mực đạo đức và những hành vi vi phạm pháp luật. 513
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4. KẾT LUẬN Trong thời gian gần đây, văn hóa ứng xử trên không gian mạng đang trở thành vấn đề gây bất an cho toàn xã hội nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát không hề đơn giản cả về phương pháp, công nghệ, nguồn lực cũng như các chế tài, quy định của pháp luật. Do đó, để quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên hiện nay, cần phải sử dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện gắn với quản lý sinh viên. Trong đó phải coi trọng các biện pháp giáo dục thông qua quá trình sư phạm, hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức trong nhà trường; tận dụng tối đa các phương tiện hiện đại để tăng tính hiệu quả của các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện, quản lý sinh viên; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện rập khuôn, máy móc và buông lỏng công tác giáo dục văn hóa ứng xử cũng như công tác quản lý sinh viên… Từ đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của sinh viên trong văn hóa ứng xử trên không gian mạng một cách đúng đắn và chuẩn mực hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2021), Quyết định số 874/QĐ/BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-874-QD-BTTTT-2021-Bo- Quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-478154.aspx 2. Chính phủ (2020), Nghị định số 15/2020-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/ hethongvanban?class_id=1&_page=22&mode=detail&document_id=199053 3. G.J. Hofstede, (2010), Cultures and Organizations: Software of the Mind: Intercultural Cooperation and Its Importance for Survival. McGraw Hill, New York, NY. 4. Hà Thị Bích Thủy (2020), Đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa trong sinh viên hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, 11, tr. 96 - 101. 5. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 125. 6. Peter Townsend (2016), Mặt trái của công nghệ, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 7. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2018), Luật An ninh mạng, Luật số 24/2018/ QH14, ngày 12/6/2018, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Luat-an- ninh-mang-2018-351416.aspx 8. Tang JH, Chen MC, Yang CY, Chung TY, Lee YA (2016), Personality traits, interpersonal relationships,online social support, and Facebook addiction. Telematics Inform 33(1), pp. 102 - 108. 9. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2019), Sinh viên Việt Nam thi đua học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, Hà Nội, 3/2019, tr. 49. 514
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2