intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp tài chính - giai đoạn đầu của trường đại học ứng dụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính đầu tư cho trường đại học ở giai đoạn đầu đi vào hoạt động là vấn đề cần thiết, cấp bách và có tính mới, tính thời sự của vấn đề nghiên cứu khi trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh đang định hướng phát triển thành trường đại học thực hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp tài chính - giai đoạn đầu của trường đại học ứng dụng

  1. International Conference on Smart Schools 2022 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH - GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG FINANCIAL SOLUTION - FIRST STAGE OF APPLIED UNIVERSITY ThS. Nguyễn Kính Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM Email: nguyenkinh@lttc.edu.vn Keywords: TÓM TẮT: financial solutions, Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, đào tạo của các higher education, applied trường đại học cũng chịu sự tác động của các quy luật trong cơ chế thị trường, university đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật giá trị... Đối với các trường đại học Từ khóa: ứng dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đáp ứng giải pháp tài chính, giáo nhu cầu học tập của nhân dân. Để giáo dục phát triển mạnh và bền vững cần dục đại học, đại học ứng dụng rất nhiều yếu tố, như nguồn nhân lực, chương trình đào tạo, công tác quản trị, quản lý; tài chính và ngân sách... Trong đó, tài chính và ngân sách là một trong những yếu tố quan trọng, không thể thiếu, các trường đại học cần phải quan tâm, nhất là các trường đại học vừa mới thành lập cần phải hoạch định kế hoạch tài chính và ngân sách trước khi chính thức đi vào hoạt động. Chính vì vậy, cần có các giải pháp quản lý, giám sát tài chính trong tự chủ về tài chính ở các trường đại học, đề xuất cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển giáo dục ngay từ giai đoạn đầu mới thành lập, hay nói cách khác phải có “GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH - GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG” ABSTRACT: In the current conditions of market economy in our country, university training is also affected by the laws of market mechanism, especially the law of supply and demand, the law of value... Applied universities not only need to fulfill the human resource demand of the state sector, but also fulfill the demand of all economic sectors of the national economy as well as the learning needs of the people. In order for education to develop strongly and sustainably, many factors are needed, such as human resources, training programs, administration and management; finance and budget... In which, finance and budget is one of the most important and indispensable factors, that universities need to pay attention to, especially newly established universities need to create financial planning and budgeting before officially going into operation. Therefore, it is necessary to have solutions for financial management and supervision in financial autonomy at universities, proposing mechanisms and policies to mobilize financial resources for investment in education development right away from the first stage of newly establishment, or in other words, there must be "FINANCIAL SOLUTION - FIRST STAGE OF APPLIED UNIVERSITY". 1. Mở đầu Đảng và Nhà nước luôn ưu tiên cho phát triển giáo dục và chuyển đổi số trong giáo dục, trong đó giáo dục đại học là ưu tiên đặc biệt, bên cạnh đó nền kinh tế nước ta đang tiếp tục quá trình chuyển sang nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, cải cách kinh tế đang diễn ra một cách sâu rộng và triệt để hơn nhằm tháo gỡ những cản trở về hành chính còn lại. Điều này cũng tạo ra môi trường thuận lợi, tác động và tăng sức ép đối với cải cách quản lý giáo dục đại học trên các mặt chủ yếu: khoa học, tài chính, tổ chức và nhân sự, trong đó, tài chính là một trong những yếu tố quan trọng, cần được nhà nước quan tâm, nhất là việc đưa ra các giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam tạo tiền đề cho giáo dục phát triển, qua đó đáp ứng được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng cơ chế, 203
  2. International Conference on Smart Schools 2022 chính sách tài chính và những yêu cầu về nguồn lực tài chính trong giai đoạn đầu của các trường đại học và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính đầu tư cho trường đại học ở giai đoạn đầu đi vào hoạt động là vấn đề cần thiết, cấp bách và có tính mới, tính thời sự của vấn đề nghiên cứu khi trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh đang định hướng phát triển thành trường đại học thực hành, chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH - GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG”. 2. Thực trạng cơ chế tài chính tại các trường đại học 2.1 Thực trạng về cơ chế, chính sách tài chính tại các trường đại học Thời gian qua, cơ chế, chính sách tài chính trong giáo dục liên tục được nghiên cứu ban hành, sửa đổi, có thể kể đến: cơ chế và chính sách huy động các nguồn lực tài chính đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam; cơ chế, chính sách đầu tư tài chính hiệu quả cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và đào tạo... Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật về giáo dục làm căn cứ xác định chi phí, tính giá đặt hàng dịch vụ giáo dục từ ngân sách nhà nước cũng như định giá dịch vụ cho các cơ sở giáo dục tự chủ (thí điểm tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục dạy nghề, cao đẳng và đẩy mạnh tự chủ trong các cơ sở giáo dục đại học...). Tuy nhiên, thực tế trong bối cảnh hiện nay, tính hiệu quả của chính sách tài chính trong giáo dục chưa cao, cơ chế, chính sách đầu tư tài chính kể trên còn nhiều bất cập và việc huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo đang còn hạn chế. Đặc biệt, vấn đề tồn tại lâu nay là vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong phối hợp tham gia vào quy trình lập và phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo còn khá mờ nhạt. 2.2. Thực trạng về cơ chế thu của các trường đại học Chính sách học phí đại học hiện nay có nhiều bất cập, dẫn đến hệ lụy là chất lượng đào tạo giảm sút, vì vậy cần điều chỉnh chính sách học phí bảo đảm tính đúng, tính đủ, đi liền với hoàn thiện chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học tốt. Hiện nay các trường đại học công lập được tự chủ tài chính có thể chi nhiều khoản, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, như: Phải lập dự toán thu chi hàng năm; chi đúng quy định, sử dụng đúng mục đích; chi tiết kiệm và có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ tài chính nội bộ, thực hiện chi tiêu, lập và sử dụng các quỹ, theo đúng quy định của Nhà nước, tuy nhiên khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp hiện nay lại bị hạn chế và đang có xu hướng cắt giảm, gây áp lực khiến các trường thiếu kinh phí để hoạt động và nâng cao chất lượng. Trong bối cảnh hiện nay, ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo đại học rất hạn chế. Hầu hết các trường đại học Việt Nam phải chờ vào học phí để chi cho hoạt động. Do trần học phí thấp nên rất nhiều trường đang cố tăng thu bằng cách tăng quy mô đào tạo. Hệ lụy là chất lượng đào tạo giảm sút, trong khi thực tế hiện nay, hầu như học sinh cứ có nhu cầu là đỗ đại học. Trong 3 năm qua, học phí của rất nhiều trường đại học tốp trên khi tự chủ đã tăng rất nhanh, và do nhu cầu xã hội cần nhân lực kỹ năng nghề lớn nên rất nhiều học sinh đã chọn học cao đẳng để dễ có việc và đi làm, thay vì vào đại học bởi lý do học phí. Ngoài ra, rất nhiều ngành đào tạo tài năng, đào tạo khoa học cơ bản khó tuyển sinh có nguy cơ ít được quan tâm đầu tư vì hiệu quả thấp nhìn từ góc độ tài chính, vì vậy nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho những ngành này để thu hút học sinh giỏi nhờ miễn giảm học phí và học bổng. Nhà nước cho phép các trường được thu học phí (thu sự nghiệp) theo khung học phí do Nhà nước quy định, Nhà nước cũng cho phép và khuyến khích các trường công lập tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động đào tạo gắn với nhu cầu đào tạo lại nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong nhà trường, ngoài ra nguồn thu của các trường còn có thể huy động được từ các nguồn khác cho các hoạt động sinh lời như cho thuê các phương tiện và cơ sở vật chất của nhà trường, các dịch vụ cộng đồng..., tuy nhiên, nguồn tài chính chủ lực của các trường vẫn là nguồn thu học phí. 3. Đề xuất giải pháp tài chính - giai đoạn đầu của trường đại học ứng dụng lý tự trọng Đặc thù riêng có của trường Đại học Lý Tự Trọng (Dự kiến được phép thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2023) trong giai đoạn đầu là phải thực hiện song song hai nhiệm vụ, vừa phải tiếp tục giảng dạy hệ cao đẳng và trung cấp cho đến khi các em sinh viên ra trường, vừa phải tuyển mới và đào tạo hệ đại học. Để đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đầu tư phát triển, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hiện song song hai nhiệm vụ trên, nhìn nhận được những bất cập trong việc đào tạo đại học như đã phân tích và để khắc phục những bất cập trên, thông qua việc nghiên cứu này, tôi xin đề xuất một số giải pháp, cụ thể: 3.1. Giai đoạn đầu cần nâng cao tính tự chủ tài chính trong giáo dục hệ trung cấp, cao đẳng, đại học về học phí, học phí dần dần được tính đủ chi phí và theo nguyên tắc thị trường 204
  3. International Conference on Smart Schools 2022 Trường Đại học Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh cần nâng cao tính tự chủ trong việc tính và thu học phí trên cơ sở bù đắp toàn bộ các khoản chi phí cấu thành: tiền lương giáo viên, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định. Học phí trở về bản chất đúng nghĩa là một loại giá dịch vụ đào tạo và phản ánh được chất lượng dịch vụ cung cấp. Là cơ sở giáo dục có chất lượng cao, tương ứng với đó là học phí cao. Để tránh sốc đối với xã hội và cũng phù hợp với khả năng chuyển đổi từ Cao đẳng lên Đại học, nhà trường cần xác định lộ trình tính đủ chi phí như quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 về cơ chế tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó, phải tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. 3.2. Nhà trường cần hoạch định về nhu cầu tài chính, kinh phí qua các năm Nhu cầu tài chính của Trường Đại học Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất và nhu cầu chi thường xuyên và không thường xuyên cho các hoạt động đào tạo, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng - chuyển giao công nghệ, tập trung kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên làm công tác quản lý và đào tạo, chi cấp bù miễn giảm học phí cho sinh viên đang theo học theo hệ Trung cấp 9+ (miễn giảm học phí hệ này phải duy trì đến năm 2025). Bảng: Tổng nhu cầu nguồn tài chính từ năm 2023 đến năm 2030 ĐVT: Triệu đồng Tổng thu Tổng chi Năm tài Chi không Chi miễn Chi chính Ngân Nguồn Tổng Tổng Học phí thường giảm học thường sách khác cộng cộng xuyên phí xuyên 2023 118.790 140.427 60.690 319.907 84.087 41.758 194.063 319.907 2024 103.781 137.565 65.326 306.672 85.254 25.582 195.836 306.672 2025 98.007 142.560 57.227 297.795 89.535 15.527 192.732 297.795 2026 49.007 157.216 56.245 262.468 71.662 - 190.806 262.468 2027 49.670 192.037 56.045 297.753 71.125 - 226.627 297.753 2028 31.500 219.409 53.639 304.548 52.055 - 252.493 304.548 2029 40.600 238.930 47.905 327.435 65.055 - 262.380 327.435 2030 41.587 258.981 56.933 357.501 73.520 - 283.981 357.501 Về khoản thu học phí, Nhà trường thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021, đảm bảo mức thu học phí không vượt quá 2 lần mức trần học phí tương ứng với từng khối ngành và từng năm học. Việc xây dựng các khoản thu học phí, Nhà trường căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, đối thủ cạnh tranh và yếu tố lạm phát nếu có cụ thể như sau: Bảng: Dự toán thu học phí từ năm 2023 đến năm 2030 ĐVT: Triệu đồng Học phí bậc Năm tài Số lượng sinh Số tín Số tiền 1 Học phí bậc Tổng thu học Stt Cao đẳng, chính viên chỉ tín chỉ Đại học phí Trung cấp 1 2023 1.000 40 0,67 26.984 113.443 140.427 2 2024 2.000 40 0,77 61.936 75.629 137.565 3 2025 3.000 42 0,87 109.746 32.814 142.560 4 2026 4.000 40 0,98 157.216 157.216 5 2027 4.100 42 1,12 192.037 192.037 6 2028 4.150 42 1,26 219.409 219.409 7 2029 4.200 40 1,42 238.930 238.930 8 2030 4.250 38 1,60 258.981 258.981 Chi tiết các khoản chi thường xuyên: 205
  4. International Conference on Smart Schools 2022 Chi phí Chi mua Chi hoạt Năm tài Chi cá Chi nghiệp vụ sắm, sửa động Chi các quỹ Tổng cộng chính nhân CCTL chuyên môn chữa CSVC khác 2023 95.141 43.787 16.927 5.314 16.952 15.942 194.063 2024 95.616 44.006 17.815 5.341 17.037 16.022 195.836 2025 96.094 44.226 13.821 5.367 17.122 16.102 192.732 2026 96.575 44.447 11.000 5.394 17.208 16.183 190.806 2027 106.232 64.732 13.000 5.934 18.929 17.801 226.627 2028 116.855 75.708 13.000 6.527 20.821 19.581 252.493 2029 118.024 83.958 12.999 6.592 21.030 19.777 262.380 2030 129.826 91.927 10.090 7.251 23.133 21.754 283.981 Trong đó chi tiết về nguồn chi ngân sách nhà nước cấp qua các năm như sau: - Chi không thường xuyên bao gồm: + Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất các dự án: Chương trình mũi nhọn khoa cơ khí, Dự án 7 ngành trọng điểm, xây dựng Phân hiệu Củ Chi. + Chi cấp bù miễn giảm học phí cho sinh viên hệ Trung cấp 9+. Từ năm 2023 thành lập trường Đại học Lý Tự Trọng TP.HCM, Nhà trường tiếp tục giảng dạy các khóa Trung cấp và Cao đẳng cho đến khi sinh viên ra trường, do đó chi cấp bù miễn giảm học phí vẫn được duy trì đến năm 2025. - Chi thường xuyên bao gồm: * Từ năm 2020-2022 bao gồm các khoản chi: + Chi cá nhân + Chi phí nghiệp vụ chuyên môn + Chi hoạt động khác + Chi mua sắm, sửa chữa * Từ năm 2023 trở đi, thành lập trường Đại học Lý Tự Trọng TP.HCM, Trường tự chủ về tài chính về các khoản chi thường xuyên. 3.3. Cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước Nhà nước hỗ trợ dưới hình thức, thực hiện vai trò là người đặt hàng mua dịch vụ của trường Đại học Lý Tự Trọng TP.HCM đối với những lĩnh vực đào tạo mà nhà nước cần; không thực hiện bao cấp những ngành nghề xã hội có thể tự trang trải được. Đối với những lĩnh vực đào tạo xã hội cần, trong tương lai người học có thể “thu hồi” những lợi ích tương xứng với nguồn lực mình bỏ ra và người học sẵn sàng “đầu tư”, thì Nhà nước nên để thị trường tự điều tiết, có nghĩa là người học phải bỏ chi phí đầy đủ cho việc học của mình. Ví như các lĩnh vực đào tạo: kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật điện tử… Đây là các lĩnh vực xã hội cần, người học dễ dàng nhận được những bồi hoàn thỏa đáng khi đầu tư “học” các mảng kiến thức này, do đó người học phải trả tiền theo mức giá dịch vụ cung cấp mà cơ sở đào tạo đưa ra, Nhà nước không thực hiện bao cấp nữa. Đối với những lĩnh vực đào tạo có ý nghĩa thiết yếu cho sự phát triển chung của đất nước, lĩnh vực Nhà nước cần, nhưng sự bù đắp của xã hội cho lực lượng lao động thuộc lĩnh vực này không cao và số lượng người đăng ký học ít, thì Nhà nước đặt hàng với trường Đại học Lý Tự Trọng TP.HCM với nguyên tắc được áp dụng là đấu thầu và cạnh tranh, bình đẳng. Cơ sở đào tạo có chất lượng cao, uy tín, có đủ điều kiện theo yêu cầu để thực hiện đào tạo và “mức giá hợp lý” được Nhà nước lựa chọn thực hiện đơn hàng. Thực hiện theo giải pháp này là Nhà nước đang thực hiện đúng theo cơ chế thị trường trong lãnh vực giáo dục. 4. Kết luận Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, đào tạo của các trường đại học cũng chịu sự tác động của các quy luật trong cơ chế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật giá trị... Đối với các trường đại học ứng dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Về phương thức đào tạo nhân lực trong thời đại 4.0 chú trọng đến phương thức đào tạo cá thể hóa, lấy người học làm trung tâm. Người học được quyền thiết kế 206
  5. International Conference on Smart Schools 2022 lộ trình học tập của bản thân dựa trên mục tiêu riêng của cá nhân. Để giáo dục phát triển mạnh và bền vững cần rất nhiều yếu tố, như nguồn nhân lực, chương trình đào tạo, công tác quản trị, quản lý; tài chính và ngân sách... Trong đó, tài chính và ngân sách là một trong những yếu tố quan trọng, không thể thiếu, các trường đại học cần phải quan tâm, nhất là các trường đại học vừa mới thành lập cần phải hoạch định kế hoạch tài chính và ngân sách trước khi chính thức đi vào hoạt động. Chính vì vậy, trường Đại học Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh cần phải hoạch định kế hoạch về nhu cầu tài chính, phải có các giải pháp quản lý, giám sát tài chính trong tự chủ về tài chính ở các trường đại học, đề xuất cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển giáo dục ngay từ giai đoạn đầu mới thành lập. Mặt khác nhà nước cần có chính sách cụ thể để hỗ trợ nhà trường phát triển và duy trì cơ chế thị trường trong lãnh vực giáo dục, Nhà nước thực hiện vai trò là người đặt hàng mua dịch vụ của trường Đại học Lý Tự Trọng TP.HCM đối với những lĩnh vực đào tạo mà nhà nước cần, đồng thời về học phí, cho nhà trường tính theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật; cần có chính sách để hỗ trợ học sinh nghèo, học lực khá giỏi được học đại học tốt; đồng thời nhà nước nên ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học chứ không nên cắt đầu tư, dồn áp lực tự chủ tài chính lên học phí. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quốc hội (2019), Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 Ngày 14 tháng 6 năm 2019. Chính phủ (2021), Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”. Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Hội nghị chuyên đề với nội dung “Chính sách tài chính trong giáo dục” (24/09/2020). GS. Lê Quân (Giám đốc ĐHQG Hà Nội), Chính sách học phí đại học hiện nay còn nhiều bất cập, cần điều chỉnh, (Kỳ họp Quốc hội – 25/7/2021). TS Hoàng Ngọc Vinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo): "Chính sách tăng học phí cần đi kèm với các chính sách khác một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo". 207
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2