intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải quyết tranh chấp biển đảo và phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 1

Chia sẻ: Lăng Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

22
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của cuốn sách "Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo" gồm những nội dung về: vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928; vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Zukur Hanish trên Biển Đỏ giữa Êritơria và Yêmen từ năm 1998 đến năm 1999; vụ tranh chấp đường biên giới trên biển giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô năm 2006;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải quyết tranh chấp biển đảo và phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TS. HOÀNG MẠNH THẮNG BÙI BỘI THU Trình bày bìa: NGUYỄN ĐOÀN Chế bản vi tính: NGỌC NAM Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/19-301/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5012-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/06/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-57-5672-0.
  2. NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Hà Nội - 2018
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chủ quyền quốc gia là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa thiêng liêng với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia (bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời). Đối với các quốc gia, ngoài lãnh thổ đất liền, thì vùng biển đảo là nơi dự trữ tài nguyên rất lớn về nguyên - nhiên liệu và các sản vật biển. Cũng chính vì vậy, biển đảo là nơi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích liên quan đến chủ quyền, thậm chí, có những vụ việc mâu thuẫn kéo dài nhiều năm liền giữa nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Những tranh chấp kéo dài, phức tạp và ngày càng gia tăng giữa hai hoặc nhiều bên có thể tiềm ẩn nguy cơ khó lường, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở các khu vực và thế giới. Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức pháp lý về giải quyết tranh chấp biển đảo trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo (sách tham khảo) của tác giả 5
  4. PGS.TS. Bành Quốc Tuấn (Chủ biên) và ThS. Nguyễn Chí Thắng. Nội dung cuốn sách giới thiệu và phân tích 6 phán quyết điển hình của một số cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo, như vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, vụ kiện của Philíppin với Trung Quốc về một số vấn đề trên Biển Đông hay việc phân định ranh giới biển giữa Guyana và Xurinam... Đặc biệt, qua việc phân tích những phán quyết điển hình, cuốn sách là tài liệu hữu ích giúp chúng ta tham khảo trong việc củng cố thêm những căn cứ pháp lý cũng như đưa ra một số giải pháp trong quá trình giải quyết xung đột về tuyên bố chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 11 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  5. MỞ ĐẦU Ngăn chặn các mâu thuẫn, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo không phát triển thành các cuộc chiến tranh hoặc phần nào đó giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia bằng con đường hòa bình luôn là mục tiêu, mơ ước của nhân loại qua bao thế hệ. Môi giới và trung gian, hoặc giải quyết thông qua các ủy ban điều tra và hòa giải là các biện pháp được tiến hành với sự tham gia của bên thứ ba, bên không tham gia tranh chấp nhằm giúp các bên liên quan có thể giải quyết được tranh chấp của mình. Tuy nhiên, lịch sử nhân loại đã cho thấy xây dựng pháp luật quốc tế thông qua ký kết các điều ước quốc tế cũng như thành lập các thiết chế có thẩm quyền tài phán là một trong những phương thức hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu trên. Theo cách thức này, tranh chấp có thể được giải quyết thông qua Tòa án hoặc Trọng tài. Trọng tài quốc tế là cơ quan quốc tế được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế ký kết giữa các bên liên quan đến tranh chấp nhằm giải quyết một vụ tranh chấp hoặc một loại tranh chấp cụ thể bằng phán quyết mang tính 7
  6. bắt buộc. Tòa án cũng là phương thức giải quyết tranh chấp tương tự như Trọng tài nhưng chặt chẽ hơn về mặt thủ tục. Tòa án là cơ quan tồn tại một cách thường xuyên chứ không mang tính tạm thời như Trọng tài. Mỗi phương thức giải quyết thông qua Tòa án hoặc Trọng Tài đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài có phần thích hợp hơn khi các bên mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, sau khi tranh chấp được giải quyết các bên vẫn có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ với nhau. Đó chính là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến việc thành lập Tòa Trọng tài thường trực La Hay (Permenent Court Arbitration - PCA) có trụ sở tại Hà Lan cũng như nhiều thiết chế giải quyết tranh chấp khác. Việt Nam là quốc gia có liên quan đến xung đột về tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, khi phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Quốc hội khóa IX đã tuyên bố: “Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các hoạt động khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy 8
  7. đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”1. Chính vì vậy, trong tương lai, chúng ta có thể sẽ phải sử dụng đến các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các bất đồng, xung đột về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong trường hợp cần thiết. Xung đột về tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông là xung đột phức tạp, kéo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử với những sự kiện lịch sử rất phức tạp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các phán quyết đã tuyên của Tòa Trọng tài thường trực La Hay (PCA) cũng như phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác đối với những vụ việc có nội dung tương đồng với vấn đề xung đột về tuyên bố chủ quyền Biển Đông sẽ giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình tham gia giải quyết vụ việc tại Tòa Trọng tài thường trực La Hay hay các thiết chế giải quyết tranh chấp khác. Xuất phát từ những cơ sở trên, các tác giả đã tập hợp và phân tích một số phán quyết điển hình trong việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển đảo đã được ban hành để xuất bản cuốn sách Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo (sách tham khảo). Cuốn sách sẽ là tài liệu 1. Nghị quyết ngày 23-6-1994 của Quốc hội khóa IX “Về việc phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982”. Nguồn: http://www.moj. gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=10091 9
  8. hữu ích giúp bạn đọc và những ai quan tâm đến vấn đề chủ quyền quốc gia có được nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng các công cụ pháp lý quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia. 10
  9. VỤ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN ĐẢO PALMAS GIỮA HÀ LAN VÀ HOA KỲ NĂM 1928 1. Sơ lược về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đảo Palmas Đảo Palmas (ngày nay còn được biết đến với tên gọi khác là đảo Pula Miangas, một bộ phận của lãnh thổ nước Cộng hòa Inđônêxia) là một hòn đảo nhỏ, có chiều dài khoảng 3km và chiều rộng khoảng 1,2km, với số lượng dân cư khoảng 750 người vào thời điểm phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực La Hay (PCA) được tuyên. Vị trí đảo Palmas ở giữa đảo Minđanao của lãnh thổ Philíppin và một đảo phía cực Bắc có tên là Nanusa, là một đảo đã được phát hiện bởi Công ty Đông Ấn (East Indies Company) của Hà Lan. Năm 1898, Tây Ban Nha đã nhượng lại đảo Palmas cho Philíppin (lúc này là thuộc địa của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) bằng Công ước Pari năm 18981. 1. Công ước Pari năm 1898 là Công ước ký giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha để chấm dứt cuộc chiến tranh Hoa Kỳ - Tây Ban Nha. Theo Công ước, Tây Ban Nha phải trao nhượng toàn bộ thuộc địa Philíppin cho Hoa Kỳ. Xem Nguyễn Quang Thắng - Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam nhìn từ Công pháp quốc tế, Nxb. Tri Thức, 2008, tr.216. 11
  10. Từ thời điểm đó, Hoa Kỳ đặt đảo Palmas nằm bên trong đường biên giới của Philíppin, thuộc địa của Hoa Kỳ. Năm 1906, một vị tướng người Mỹ là Leonard Wood, thăm Palmas và phát hiện ra rằng Hà Lan cũng tuyên bố chủ quyền trên đảo. Tranh chấp phát sinh và hai bên đã đồng ý đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa Trọng tài thường trực La Hay. Ngày 23-01-1925 Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận để chính thức hóa việc đưa vụ việc ra giải quyết tại PCA (The Special Agreement of January 23rd, 19251). Văn bản phê chuẩn việc thỏa thuận được trao đổi tại Oasinhtơn ngày 01-4-1925. Văn bản thỏa thuận được đăng ký trong “League of Nations Treaty Series” ngày 19-5-1925. Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc chỉ có một Trọng tài viên duy nhất là ông Max Huber, quốc tịch Thụy Sĩ; ông Michiels Van Verduynen là Tổng thư ký. 2. Bối cảnh dẫn đến tranh chấp Hiệp định Pari được ký ngày 10-12-1898 là một thỏa thuận, theo đó Tây Ban Nha trao lại toàn bộ quyền kiểm soát Cuba và nhượng lại Puerto Rico, một phần Tây Ấn Độ, Guam và Philíppin cho Hoa Kỳ sau thất bại trong cuộc xung đột vũ trang với Hoa Kỳ từ tháng 4-1898 đến tháng 8-1898. Trong đó, Tây Ban Nha nhượng lại quyền 1. Xem toàn văn văn bản tại https://pca-cpa.org/wp-content/uploads/ sites/175/2016/11/USA-Netherlands-Agreement-regarding-the-Sovereignty- over-the-Island-of-Palmas-or-Miangas.pdf 12
  11. kiểm soát Philíppin để lấy một khoản tiền trị giá hai mươi triệu đôla từ Hoa Kỳ. Hiệp định có hiệu lực vào ngày 11-4-1898 báo hiệu cho sự kết thúc của đế chế Tây Ban Nha ở châu Mỹ, Thái Bình Dương và đánh dấu sự mở đầu của thế lực thực dân Hoa Kỳ tại đây. Vấn đề Tây Ban Nha nhượng lại Philíppin là một trong những nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1898, được quy định tại Điều 3 của Hiệp định. Cụ thể, Tây Ban Nha nhượng lại cho Hoa Kỳ quần đảo Philíppin, bao gồm những đảo nằm trong những đường biên giới sau: Một đường biên chạy dài từ tây sang đông hoặc cận 20 độ vĩ tuyến Bắc và xuyên qua giữa eo biển Bachi, từ 118 độ kinh tuyến đến 127 độ kinh tuyến Đông Grinuých (Greenwich), từ đó dọc theo 127 độ kinh tuyến Đông của Grinuých (Greenwich) đến 4 độ 45 phút vĩ tuyến Bắc, từ đó dọc theo 4 độ 45 phút vĩ tuyến Bắc đến đoạn giao nhau với 119 độ 35 phút kinh tuyến Tây của Grinuých (Greenwich), từ đó dọc theo kinh tuyến 119 độ 35 phút Tây của Grinuých (Greenwich) đến vĩ tuyến 7 độ 40 phút Bắc, từ đó dọc theo kinh tuyến 7 độ 40 phút Bắc đến đoạn giao với 116 độ kinh tuyến Tây của Grinuých (Greenwich), và từ đó theo đến 118 độ vĩ tuyến Tây Grinuých (Greenwich), và từ 118 độ vĩ tuyến Tây của Grinuých (Greenwich) đến điểm bắt đầu. Hoa Kỳ sẽ trả cho Tây Ban Nha tổng cộng là 20 triệu đôla trong vòng 03 tháng sau khi thông qua việc trao đổi của Hiệp định hiện tại. 13
  12. Sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, Hoa Kỳ đã kiểm soát đảo Palmas với tư cách một bộ phận của Philíppin cho đến khi phát sinh tranh chấp với Hà Lan. Hiệp định Oasinhtơn ký ngày 07-11-1900 là một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha với mục đích loại bỏ mọi hiểu lầm có thể phát sinh từ việc diễn giải Điều 3 của Hiệp định Pari năm 1898 bằng cách làm rõ chi tiết về các vùng lãnh thổ mà Tây Ban Nha giao lại cho Hoa Kỳ. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3 năm 1901 sau khi hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn hiệp định cho nhau. Hiệp định Oasinhtơn nêu rõ: (i) Tây Ban Nha giao lại cho Hoa Kỳ tất cả các tuyên bố chủ quyền mà Tây Ban Nha có thể đã từng có vào lúc ký kết Hiệp định Pari năm 1898 đối với tất cả các đảo thuộc quần đảo Philíppin nằm ngoài những đường ranh giới được mô tả trong Điều 3 của Hiệp định mà cụ thể là đối với các đảo Cagayan Sulu và Sibutu cùng các đảo phụ thuộc; (ii) Tây Ban Nha đồng ý rằng, tất cả các đảo trên phải được hiểu trong tổng thể tuyên bố chuyển quần đảo Philíppin từ Tây Ban Nha sang Hoa Kỳ với tư cách chúng đã được bao hàm rõ ràng trong phạm vi của các đường ranh giới đã nhắc đến ở trên (Điều 3 Hiệp định Pari năm 1898); (iii) Hoa Kỳ đồng ý trả cho Tây Ban Nha số tiền trị giá 100.000 đôla trong vòng sáu tháng sau khi hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp định Oasinhtơn. 14
  13. 3. Yêu sách của các bên đối với chủ quyền đảo Palmas Cả Hoa Kỳ và Hà Lan trong vụ tranh chấp này đều đưa ra yêu sách công nhận chủ quyền của mình đối với đảo Palmas. Đối với Hoa Kỳ, yêu sách chủ quyền đối với đảo Palmas được đưa ra trên cơ sở chủ quyền của Tây Ban Nha là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo Palmas. Đối với Hà Lan, yêu sách chủ quyền đối với đảo Palmas được đưa ra dựa trên sự chiếm hữu liên tục cũng như sự thể hiện chủ quyền trên thực tế đối với đảo Palmas. Vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến vụ việc là phải trả lời có hay không việc thiết lập quyền sở hữu đối với một vùng lãnh thổ bởi người phát hiện ra nó đầu tiên, thậm chí ngay cả khi họ không thực hiện chủ quyền thực tế của mình trên vùng lãnh thổ đó hoặc một vùng lãnh thổ có thuộc về chủ quyền của quốc gia chiếm hữu thực tế vùng lãnh thổ đó hay không? Trọng tài viên Max Huber, một luật sư người Thụy Sĩ, đã giải quyết theo hướng có lợi cho Hà Lan và lập luận rằng Hà Lan đã thực hiện chủ quyền thực tế đối với đảo Palmas. Lập luận của ông được dựa trên cơ sở mà các bên tranh chấp đưa ra như sau: - Phải là người phát hiện ra đầu tiên: Trong lần tranh luận đầu tiên giữa hai bên Hoa Kỳ lập luận họ là nước có chủ quyền đối với đảo Palmas bởi lẽ Tây Ban Nha đã nhượng lại chủ quyền đối với lãnh thổ của Philíppin cho Hoa Kỳ bằng Hiệp định Pari ký ngày 10-12-1898 (trong đó có đảo Palmas) vì Tây Ban Nha là chủ thể đầu tiên 15
  14. phát hiện ra đảo Palmas. Theo Hoa Kỳ, chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ không được thiết lập đơn giản bởi hành vi vẽ bản đồ mà phải thông qua một Công ước và Hoa Kỳ đã viện dẫn Công ước Munster (Treaty of Munster) ngày 30-01-1648 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Công ước Munster năm 1648 có nội dung tuyên bố hòa bình giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Theo Hoa Kỳ, Điều V Công ước có quan hệ tới vấn đề lãnh thổ giữa Tây Ban Nha và Công ty Đông Ấn của Hà Lan. Như vậy, đảo Palmas là một phần của lãnh thổ Philíppin và Hoa Kỳ đã chiếm giữ Philíppin sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1896. Như vậy, Hoa Kỳ đã thực hiện quyền chiếm hữu của người phát hiện đầu tiên thông qua sự chuyển nhượng quyền sở hữu hợp pháp từ Tây Ban Nha. Trọng tài viên cũng đã đồng ý rằng không có quy định nào của pháp luật quốc tế hiện đại không công nhận việc chuyển giao lãnh thổ qua chuyển nhượng. Tuy nhiên, Trọng tài viên đã lưu ý rằng, Tây Ban Nha không thể chuyển giao một cách hợp pháp vùng lãnh thổ mà họ không phải là người sở hữu hợp pháp và như vậy, Hiệp định Pari không thể chuyển giao đảo Palmas cho Hoa Kỳ một cách hợp pháp nếu Tây Ban Nha không thực hiện quyền của người chiếm hữu nó trên thực tế. Trọng tài viên đã kết luận Tây Ban Nha đã là người có quyền sở hữu đối với đảo Palmas ngay khi Tây Ban Nha phát hiện ra đảo. Tuy nhiên, Trọng tài viên cũng lưu ý rằng, để duy trì chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ đã 16
  15. phát hiện ra, quốc gia phát hiện ra phải duy trì liên tục trên thực tế quyền lực của mình đối với vùng lãnh thổ đó, thậm chí chỉ bằng một hành động đơn giản như cắm quốc kỳ trên bãi biển của hòn đảo đó. Trong trường hợp này, Tây Ban Nha đã không thực hiện chủ quyền của mình trên thực tế đối với đảo Palmas sau khi quốc gia này phát hiện ra đảo. Chính vì vậy, lập luận của Hoa Kỳ đối với vụ kiện về việc Hoa Kỳ có chủ quyền đối với đảo Palmas khi là chủ thể phát hiện ra đầu tiên đã dựa trên một cơ sở pháp lý tương đối yếu. - Phải có sự tiếp giáp: Hoa Kỳ cũng đưa ra lập luận rằng đảo Palmas là một phần của lãnh thổ tiếp giáp với đất liền lãnh thổ Philíppin, là thuộc địa của Hoa Kỳ bởi lẽ, nó gần lãnh thổ của Philíppin hơn là lãnh thổ của Inđônêxia - lãnh thổ thuộc địa của Hà Lan. Trọng tài viên đã lập luận rằng không có bất kỳ quy định nào của pháp luật quốc tế là cơ sở cho lập luận của Hoa Kỳ, bởi lẽ, vị trí của đảo không phải là cơ sở quyết định chủ quyền của đảo thuộc về quốc gia nào. Trọng tài viên cũng cho rằng, nếu chỉ dựa vào vị trí thì không đủ cơ sở pháp lý để tiến hành một vụ kiện đòi chủ quyền đối với một vùng đất. Nếu cộng đồng quốc tế đi theo hướng lập luận của Hoa Kỳ nó sẽ dẫn đến những kết quả giải quyết tùy tiện và không có cơ sở pháp lý. - Phải thể hiện chủ quyền một cách liên tục và công khai: Quan điểm đầu tiên mà Hà Lan đưa ra: Hà Lan là chủ thể có chủ quyền đối với đảo Palmas bởi lẽ từ năm 1677, 17
  16. quốc gia này đã thực hiện quyền chiếm hữu trên thực tế đối với đảo Palmas. Theo Hà Lan, đảo Palmas và các đảo Nanusa, đảo Talauer, gọi chung là các đảo Talaud (Talaud Islands) trước đó thuộc về Nhà nước Tabukan. Như vậy, Nhà nước địa phương Tabukan mới là chủ thể chiếm hữu trực tiếp trên thực tế đảo Palmas chứ không phải Tây Ban Nha dù Tây Ban Nha là quốc gia đã phát hiện ra đảo Palmas. Hà Lan cũng cho rằng, dựa vào Công ước Munster năm 1648, năm 1677, Hà Lan đã đạt được thỏa thuận với Nhà nước Tabukan về việc Hà Lan sẽ quản lý, kiểm soát đảo Palmas thông qua một Hiệp định giữa Công ty Đông Ấn với Nhà nước Tabukan. Theo đó, một yêu cầu đặt ra đối với những người theo đạo Tin lành là từ chối quyền kiểm soát của các quốc gia khác đối với hòn đảo. Như vậy, Hà Lan đã chứng minh được rằng Công ty Đông Ấn đã thực hiện quyền kiểm soát đối với đảo Palmas từ thế kỷ XVII. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã không thể đưa ra được các bằng chứng chứng minh rằng Tây Ban Nha đã thực hiện chủ quyền đối với đảo Palmas ngoại trừ những văn bản cụ thể thể hiện việc Tây Ban Nha đã phát hiện ra hòn đảo. Cũng không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng đảo Palmas chịu sự quản lý hành chính hoặc là một đơn vị hành chính của chính quyền Tây Ban Nha ở Philíppin. Trọng tài viên đã chấp nhận lập luận của Hà Lan và cho rằng, nếu Tây Ban Nha cũng đã thực hiện chủ quyền đối với đảo Palmas thì tất yếu phải xảy ra xung đột giữa 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2