intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 1): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:538

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu ngày hội khoa học Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 (Dành cho Giảng viên - Tập 1): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hoá đầu thế kỷ XX; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Kỳ Yên đình Tân An; Du lịch đường sông tỉnh Bình Dương cơ hội và thách thức;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 1): Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KỶ YẾU NGÀY HỘI KHOA HỌC GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC LẦN VI - NĂM – 2022 (Dành cho Giảng viên - Tập 1) Bình Dương, tháng 6 năm 2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KỶ YẾU NGÀY HỘI KHOA HỌC GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC LẦN VI - NĂM – 2022 (Dành cho Giảng viên - Tập 1) Bình Dương, tháng 6 năm 2022
  3. MỤC LỤC 1. Sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu 1 hoá đầu thế kỷ XX ThS. Nguyễn Thị Thuý Vy 2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Kỳ Yên đình Tân 13 An Lê Thị Ninh 3. Phân tích Swot du lịch sinh thái tỉnh Bình Dương trong bối cảnh mở cửa nền 23 kinh tế hậu Covid-19 ThS. Hà Văn Kiên 4. Du lịch đường sông tỉnh Bình Dương cơ hội và thách thức 37 ThS. Lê Thị Ngọc Anh 5. Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Du lịch Trường Đại học Thủ Dầu 48 Một ThS. Phạm Kim Cương 6. Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch tại Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 59 TS. Phan Văn Trung, Phạm Văn Đức 7. Tiềm năng và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với vườn cây 70 ăn trái trên địa bàn tỉnh Bình Dương TS. Phan Văn Trung 8. Sự hình thành và phát triển thanh nhạc trên thế giới - Các phương pháp đào tạo 78 thanh nhạc TS. Nguyễn Thị Lưu An 9. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học âm nhạc trong giảng dạy trực 85 tuyến môn lý thuyết âm nhạc cơ bản và môn kí xướng âm ThS. Nguyễn Bình An 10. Nâng cao việc tự học - Một số biện pháp để thực hiện tốt việc tự học cho sinh 95 viên ngành âm nhạc ThS. Nguyễn Thị Thu 11. Khai thác giá trị văn hóa, lịch sử và cảnh quan các chùa trong phát triển du lịch 103 Thành phố Huế ThS. Lê Thuỵ Khanh 12. Phát triển du lịch ở khu vực miền Tây Nghệ An 113 ThS. Nhâm Văn Sơn
  4. 13. Tăng cường giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứu tình huống cho sinh viên 121 ThS. Nhâm Văn Sơn 14. Một số thủ thuật đặt hợp âm để đệm ca khúc cho sinh viên âm nhạc Trường 127 Đại học Thủ Dầu Một ThS. Ngô Phạm Toán 15. Cơ sở pháp lý trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở 137 Bình Dương ThS. Trần Thị Mỹ Xuân 16. Sự chuyển biến hình tượng trong đồ án trang trí trên công trình kiến trúc chùa 152 Hội Khánh ThS. Nguyễn Thị Hà 17. Thực hiện giảng dạy học phần triết học Mác – Lênin theo phương pháp hòa 162 hợp tích cực tại Trường Đại học Thủ Dầu Một ThS. Lương Thị Hải Thảo 18. Mục tiêu phát triển đất nước trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và 173 vận dụng vào giảng dạy môn Kinh tế Chính trị ThS. Lê Tuấn Anh 19. Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam 183 trong giai đoạn hiện nay ThS. Phạm Thị Hồng Nhung, ThS. Mai Văn Hoàng 20. Quan điểm về Chủ nghĩa Xã hội của Ph.ăngghen trong tác phẩm “Chống 196 Đuyrinh” và sự vận dụng ở nước ta ThS. Đinh Thị Hoa 21. Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Trường Đại 204 học Thủ Dầu Một ThS. Nguyễn Xuân Tý, ThS. Mai Văn Hoàng 22. Nghiên cứu một số kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ 217 em ThS. Biện Thị Ngọc Anh 23. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội và sự vận dụng 228 của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay ThS.Thái Thị Tuyết 24. Ứng dụng một số bài tập và kỹ chiến thuật cho đội tuyển kéo co Trường Đại 241 học Thủ Dầu Một Cao Thị Thúy Hoa 25. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học 252 theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ThS. Trần Thị Thủy
  5. 26. Giải pháp để Việt Nam thích ứng với vấn đề già hóa dân số 263 ThS. Phan Thanh Bằng 27. Khảo sát việc quản lý dạy và học tiếng Anh không chuyên đối với sinh viên 273 năm nhất đại học Phan Nguyễn Hồng Diễm 28. Đạo tưởng ở An Giang - Hiện tượng tôn giáo mới ở Tây Nam Bộ vào nửa đầu 287 thế kỷ XX ThS. Nguyễn Văn Tiến, ThS. Ngô Minh Sang 29. Ni sư Thích nữ Huỳnh Liên và những đóng góp cho hệ phái Phật giáo Khất sĩ 300 ở Nam bộ ThS. Nguyễn Văn Tiến 30. Từ nghệ thuật giành thắng lợi từng bước đi đến thắng lợi hoàn toàn theo quan 308 điểm của Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam Nguyễn Văn Linh 31. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một 319 số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới ThS. Nguyễn Thị Kim Quyên 32. Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng - Những vấn đề 329 lý luận và thực tiễn ThS. Nguyễn Tiến Lực 33. Bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội thông qua việc hoàn thiện một 346 số nguyên tắc tố tụng hình sự ThS. Trần Thị Thanh Hằng, ThS. Nguyễn Khánh Hùng 34. Trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam 357 Huỳnh Thị Lệ Kha 35. Bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống qua nghiên cứu môn phái võ lâm 365 – Tân Khánh Bà Trà Trần Huynh 36. Quyền khởi kiện vụ án dân sự của người chưa thành niên - Một số bất cập và 373 kiến nghị hoàn thiện Mai Thị Mị 37. Tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự - Một số bất cập và kiến nghị 385 hoàn thiện ThS. Chu Thị Hương 38. Pháp luật về thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của hội 399 đồng nhân dân cấp tỉnh ThS. Ung Thị Ngọc Nhung
  6. 39. Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự 412 Nguyễn Thanh Phúc 40. Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Bắc Tân 425 Uyên, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 – 2020 Bùi Thị Ngọc Bích 41. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 vào xác định khía cạnh môi trường tại Lò 437 gạch Chú Tài Nguyễn Thị Xuân Hạnh, Nguyễn Thị Thanh Thảo 42. Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở 446 hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 – 2020 Nguyễn Hồng Lanh, Bùi Thị Ngọc Bích 43. Nhận thức và ý định phân loại rác của sinh viên Chương trình Quản lý Tài 457 nguyên Môi trường và Đất đai ThS. Nguyễn Thị Loan 44. Phân tích, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu Geodatabase cho thị trường nông 466 sản nhóm cây trồng chủ lực tỉnh Gia Lai Nguyễn Lê Tấn Đạt 45. Quy định chuyển giao công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ ở trường 477 đại học TS. Nguyễn Thị Thanh Thảo 46. Quản lý thị trường bất động sản Bình Phước và bài học từ Bình Dương 491 ThS. Lê Thị Lan Trâm 47. Giải pháp tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng 500 mặt bằng, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án và một số giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 ThS. Nguyễn Hồng Lanh 48. Đánh giá sự bền vững về môi trường trong đo lường chỉ số thịnh vượng đô thị 509 theo Un-Habitat – Trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Đà Nẵng TS. Trần Thị Ân 49. Chính phủ điện tử Hàn Quốc và đại dịch Covid-19: Bài học cho Việt Nam 517 ThS. Vũ Thị Hiền 50. Chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập - Thực trạng và khuyến 530 nghị ThS. Nguyễn Trường Sơn 51. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nghiên cứu khoa học 542 cho sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một TS. Nguyễn Thị Hoa
  7. 52. Vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam - Thực trạng và 552 khuyến nghị ThS. Nguyễn Trường Sơn 53. Nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện của sinh viên Khoa Khoa học Quản 561 lý Đại học Thủ Dầu Một Nguyễn Thị Hoà 54. 30 năm quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc (1992-2022) 568 ThS. Nguyễn Thị Mai 55. Vai trò của ngoại giao kênh 2 đối với tình hình an ninh – chính trị khu vực 578 ASEAN ThS. Lê Thị Bích Ngọc 56. Hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai của nữ công nhân nhập cư ở Bình 589 Dương Lê Thị Phương Hải 57. Ứng dụng phương pháp Photovoice phân tích đời sống sinh viên trong bối cảnh 598 đại dịch Covid 19 ở Bình Dương (Nghiên cứu trường hợp lớp D19XH01 – Chương trình Công tác Xã hội – Khoa Sư phạm) Lê Anh Vũ 58. Nhân vật chấn thương trong Tiểu thuyết đàn bà của nhà văn Lý Lan 616 ThS. Trương Thị Linh 59. Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 627 TS. Nguyễn Thị Kim Tiến 60. Motif loài vật trong truyện ngắn của Franz Kafka 637 Nhữ Thị Trúc Linh 61. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp ở phương Tây 643 TS. Phan Thị Thanh Thuỷ, ThS. Nguyễn Thị Như Nguyệt 62. Viễn cảnh nhân loại qua những bộ phim về trí tuệ nhân tạo 650 Phạm Phương Mai 63. Vai trò của Đông dương Tạp chí trong việc hình thành thể loại kịch tại Việt 657 Nam TS. Tạ Anh Thư 64. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XXI đến nay 663 ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh 65. Chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với Công giáo (1955 – 674 1963)
  8. ThS. Phạm Thị Vân Anh 66. Giáo dục ở Phú Yên thời Pháp thuộc (1887 – 1945) 685 ThS. Ngô Minh Sang 67. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam – Kết quả và những bài học kinh nghiệm sau 697 35 năm nhìn lại TS. Lê Tuấn Anh 68. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đông Nam bộ thời kỳ đổi mới 710 Lê Vy Hảo 69. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sức khoẻ tinh thần, tâm lý và áp lực y tế 721 trên địa bàn tỉnh Bình Dương TS. Đồng Văn Toàn 70. Ảnh hưởng đại dịch Covid - 19 đến an sinh xã hội trên địa bàn Bình Dương: 727 Thực trạng và giải pháp cho chính sách ThS. Nguyễn Văn Thăng 71. Một số biện pháp quản lý xúc cảm tiêu cực 734 ThS. Phạm Nguyễn Lan Phương 72. Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ dổi mới 742 ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân 73. Phương pháp tìm giới hạn dãy số cho bởi công thức truy hồi bằng đồ thị hàm 753 số Ngô Hùng Vương 74. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học 761 tập học phần cơ sở toán học của môn Toán Tiểu học 1 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một Đoàn Thị Diễm Ly 75. Sử dụng các phương thức dạy học nhằm phát triển trí thông minh đa dạng của 774 học sinh tiểu học trong dạy học nội dung Lịch sử Võ Thị Ngọc Trâm 76. Hình tượng sông Đồng Nai trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Hoàng Văn 782 Bổn Nguyễn Thị Thuỷ 77. Thực trạng và giải pháp nâng cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên 793 ngành Sư phạm Tiểu học Trường Đại học Thủ Dầu Một Nguyễn Thị Thuỷ, Đặng Thị Hoà
  9. 78. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục 801 Tiểu học ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 79. Tổ chức học tập qua dự án để hình thành năng lực lịch sử và địa lí cho học sinh 810 lớp 4 TS. Bùi Thị Huệ 80. 825 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo tranh ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp 81. Các bất đẳng thức kiểu Lyapunov cho phương trình vi phân với đạo hàm phân 834 số G-Caputo ThS. Lê Quang Long 82. Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3 842 Nguyễn Thị Khánh Hòa 83. Mặt tròn xoay và một số bài toán trong thực tế 847 Trần Thanh Phong 84. Một số ứng dụng của xác suất thống kê 854 Huỳnh Văn Hiếu 85. Thiết kế tình huống dạy học hình chữ nhật, hình vuông nhằm phát triển năng 860 lực cho học sinh lớp 3 ThS. Dương Thanh Huyền 86. Xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học phổ thông tại Thành phố Thủ 869 Dầu Một, tỉnh Bình Dương ThS. Nguyễn Thị Hiền 87. So sánh vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại 878 Liêu Nhữ Uy
  10. SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ KINH DOANH Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG QUÁ TRÌNH ÂU HOÁ ĐẦU THẾ KỶ XX ThS. NCS. Nguyễn Thị Thuý Vy Khoa Công nghiệp văn hoá Email: vyntt@tdmu.edu.vn Sđt: 0903309825 TÓM TẮT Đầu thế kỷ XX là khoảng thời gian văn hóa phương Tây có ảnh hưởng một cách đặc biệt mạnh mẽ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Á trong đó có Việt Nam. Để đẩy nhanh quá trình khai thác thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp đã thực thi các chính sách tác động gần như là toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Tất cả các hoạt động này vô hình trung đã làm cho nền kinh tế thuần nông của Việt Nam có những biến động mạnh mẽ - đặc biệt là tại các đô thị lớn tại Đông Nam bộ. Thông qua việc tìm hiểu sự biến động giá trị trong lĩnh vực văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX, bài viết rút ra những nguyên nhân, đặc trưng, quy luật, xu hướng của sự biến động giá trị văn hóa kinh doanh ở đô thị Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX dưới tác động của quá trình Âu hóa. Từ khóa: Âu hoá, giá trị, biến động, văn hoá kinh doanh, Đông Nam bộ. 1. Đặt vấn đề 1.1. Trong tiếng Việt, khái niệm “Âu hóa” được hiểu một cách thông dụng là “làm cho trở thành có tính chất châu Âu” (Hoàng Phê, 1995, tr 22). Trong tiếng Anh, theo Oxford Advanced American Dictionary, “Âu hóa” (Europeanize) là “Làm cho ai đó/ một cái gì đó cảm thấy hoặc trở nên giống châu Âu”, hoặc “đặt một cái gì đó dưới sự kiểm soát của Liên minh châu Âu”. Đối với cư dân các nước phương Đông, khái niệm “châu Âu” còn được hiểu rộng ra là “phương Tây” nói chung (bao gồm cả Mỹ: “Âu-Mỹ”) nên “Âu hóa” có thể được thay thế bằng “Tây hóa”, “phương Tây hóa” (westernization). Với cách hiểu như vậy thì westernization “là một quá trình mà các xã hội chịu ảnh hưởng hoặc tiếp nhận văn hóa phương Tây trong các lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ, luật pháp, chính trị, kinh tế, lối sống, chế độ ăn uống, trang phục, ngôn ngữ, bảng chữ cái, tôn giáo, triết học và các giá trị khác.” (Tezenlo Thong, 2012, tr. 893). 1.2. Tiền đề quan trọng để có thể “Âu hóa” chính là sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông - Tây và hệ quả tất yếu của sự tiếp xúc này là quá trình Tiếp biến văn hóa (acculturation). Tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm cộng đồng có văn hóa khác nhau tiếp xúc giao lưu với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Điều kiện quan trọng để tạo được sự biến đổi này là nhất định phải có sự trao đổi, di chuyển, đan xen các giá trị văn hóa và đòi hỏi phải có sự biến đổi về mô thức của nền văn hóa ban đầu. Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam tại các đô thị lớn - đặc biệt là khu vực Đông Nam bộ, vùng đất non trẻ nhất nước và đồng thời 1
  11. lại cũng là vùng đất trực trị của Pháp tại Việt Nam - đã diễn ra quá trình Âu hóa mạnh mẽ khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, cụ thể ở đây là văn hoá Pháp. Tuy nhiên, do sự chi phối của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp mà quá trình Âu hóa ở đây có những đặc điểm riêng biệt so với quá trình Âu hóa của các quốc gia trong khu vực tạo nên sự biến động giá trị văn hoá. Thông qua các phương tiện báo chí, văn chương, các hiệp hội, đoàn thể… các doanh nhân Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX đã tạo nên một phong trào đánh giá lại các giá trị văn hóa kinh doanh truyền thống của người Việt, từ đó làm cơ sở để hướng dẫn cho nhau một đường hướng kinh doanh mới theo mô hình kinh doanh của phương Tây, tạo nên một sự biến động mạnh mẽ trong nhận thức của cư dân nơi đây. Sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ được diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau nhưng tựu trung lại có thể thấy chủ yếu tập trung vào hai phương diện chính: (1). Biến động giá trị trong nhận thức về văn hoá kinh doanh và (2) Biến động giá trị trong phương pháp, kỹ năng, nghệ thuật kinh doanh. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (cách tiếp cận liên ngành) Là một ngành khoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn, văn hoá học có thể được xem là “ngành khoa học chuyên sâu đặc biệt”, tính đặc biệt của nó nằm ở chỗ văn hoá học là sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới con người về mặt định tính. Vì vậy, không có một khoa học xã hội và nhân văn nào không liên quan đến văn hoá học. Do đối tượng nghiên cứu của bài viết “Sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hoá đầu thế kỷ XX” nằm ở giao điểm của Văn hoá học, Giá trị học, Kinh tế học, Nhân học, Xã hội học nên việc sử dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu là phù hợp và cần thiết. Nó cho phép sử dụng các khái niệm, các lý thuyết, các kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành trên vào hệ thống, khái quát hoá các vấn đề mà bài viết đặt ra. 2.2. Phương pháp so sánh và đối chiếu Để nghiên cứu“Sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hoá đầu thế kỷ XX”, tác giả phân loại tài liệu theo các vấn đề chính được triển khai trong bài viết. Ở bước này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân loại - so sánh - đối chiếu, nhằm sắp xếp tài liệu một cách hợp lý thuận tiện cho việc nhận định đánh giá về tình hình nghiên cứu ở các mảng vấn đề có liên quan. 2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Bài viết vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, phản biện - phê bình - đánh giá nhằm làm rõ giá trị của các nhận định liên quan đến các vấn đề chính được đặt ra trong bài viết này. Trên cơ sở kế thừa kết quả từ những công trình nghiên cứu đi trước, tác giả trình bày cách hiểu các khái niệm, kết hợp trình bày về mặt lý luận và thực tiễn làm cơ sở triển khai đề tài nghiên cứu “Sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hoá đầu thế kỷ XX”. 3. Kết quả và thảo luận 2
  12. 3.1. Đặc trưng hoạt động kinh doanh ở Đông Nam bộ thời kỳ tiền Âu hoá Trong xã hội truyền thống, người Việt chỉ chú trọng đến sự ổn định, an toàn mà không thích phiêu lưu, mạo hiểm. Mong ước của người Việt truyền thống là có cuộc sống ấm no chứ không phải là giàu có, mà kim chỉ nam cho việc xây dựng cuộc sống ấm no là tiết kiệm, là “thắt lưng buộc bụng” chứ không phải là tư tưởng làm ăn lớn1. Ở Đông Nam bộ, lịch sử đã ghi lại sự phát triển rất sớm của các ngành nghề thủ công nghiệp, tuy nhiên đó chỉ là những ngành nghề thủ công quy mô nhỏ mà người quản lý thường là chủ gia đình. Trước khi tiến hành Âu hóa, nền kinh tế hàng hóa của Đông Nam bộ về cơ bản mang tính chất tự nhiên, mang đậm dấu ấn của nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tính chất nông nghiệp ấy thể hiện ở chỗ Đông Nam bộ vẫn duy trì cách thức họp chợ trên sông và hàng hóa được mua bán trong những phiên chợ ấy vẫn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa được làm thủ công. Theo miêu tả của Louis Malleret, đến tận thế kỷ XIX mà cư dân Sài Gòn vẫn sống chen chúc nhau trong những ngôi nhà lá ven các con sông (x. Hình 1), đường sá thì hiếm hoi, ban đêm chỉ có một vài ngọn đèn dầu soi đường cho khách bộ hành (x. Hình 2), nơi nhộn nhịp nhất của Sài Gòn chính là các khu phố buôn bán nằm ven sông Thị Nghè và các con rạch (x. Hình 3), ở những bến sông đó có rất nhiều những “chiếc ghe chen chúc nhau bên bờ sông tạo thành một thành phố nổi” (Malleret, 2004, tr. 106-111) Hình 1: Rạch Thị Nghè những năm 60 của thế kỷ XIX Nguồn: https://vnexpress.net/nhip-song-sai-gon-the-ky-19-qua-tranh-anh 1 Trong số hơn 5.038 quyển sách Hán Nôm được Trần Nghĩa và Phan Ngọc thống kê và phân loại thì không có một quyển nào nói về nghề thương nghiệp cả (Đỗ Minh Cương, 2001, p. 255). 3
  13. Hình 2: Đường phố Sài Gòn đầu thế kỷ XIX Nguồn: https://vnexpress.net/nhip-song-sai-gon-the-ky-19-qua-tranh-anh Hình 3: Bến đò của cư dân trên sông Sài Gòn năm 1896 Nguồn: https://vnexpress.net/nhip-song-sai-gon-the-ky-19-qua-tranh-anh Có thể thấy, trước khi tiến hành Âu hóa, nền kinh tế của Đông Nam bộ nhìn chung vẫn là một nền kinh tế thủ công nghiệp nông thôn làng xã quy mô nhỏ thô sơ mang tính chất gia đình, chưa có được những cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô lớn. Và cũng do hình thức giao dịch chủ yếu là bán lẻ, trả tiền mặt nên không có tích tụ hàng hóa và vốn nên lúc này ở Đông Nam bộ vẫn chưa có tầng lớp đại phú thương người Việt - yếu tố quan trọng tạo nên diện mạo cho đô thị. Tầng lớp đại phú thương ở Đông Nam bộ thời kỳ tiền Âu hoá hầu hết là những thương nhân người Hoa với kinh nghiệm kinh doanh lão luyện, vô cùng nhanh nhạy với sự biến động của thời 4
  14. cuộc và họ liên kết, hỗ trợ nhau rất chặt chẽ trong kinh doanh thông qua những tổ chức bang hội. Bên cạnh nguyên nhân vốn và hàng hoá thì nhận thức của người Việt về kinh doanh cũng là một trở ngại không nhỏ cho việc phát triển hoạt động kinh tế ở đô thị khu vực này, lối tư duy “ăn chắc mặc bền”, “buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện” đã khiến cho tầng lớp thương nhân có thể gọi là giàu có ở Đông Nam bộ không dám mạo hiểm bỏ hết vốn liếng ra để mở rộng đầu tư kinh doanh mà họ luôn có xu hướng dùng tiền để mua ruộng đất. Nền kinh tế nông nghiệp với quan niệm "tấc đất tấc vàng" đã ăn sâu vào nhận thức của nhiều thế hệ người Việt nên đất đai là tài sản vô cùng quan trọng, tư tưởng càng có nhiều đất càng tốt và càng nắm trong tay quỹ đất lớn thì càng chứng tỏ được sự giàu có với xã hội đã ăn sâu vào máu thịt họ. Mặt khác, ôm đất không phải nơm nớp lo đánh rơi, bị trộm cướp. Chính vì vậy cho đến tận hiện nay đất đai vẫn là kênh trú ẩn hàng đầu trong tư duy của người Việt. Chính lối tư duy “ăn chắc mặc bền” này của người Việt đã khiến cho đô thị Việt Nam nói chung và Đông Nam bộ nói riêng trước quá trình Âu hoá cứ mãi là một đô thị mang dáng dấp nông thôn, không thể bứt phá để phát triển thành một đô thị phát triển mạnh về kinh tế thương nghiệp xứng đáng với vị thế là một đô thị hàng đầu trên cả nước. Về mặt quản lý, nếu như phương Tây hoặc Trung Hoa, Nhật Bản có những đô thị mang chức năng kinh tế từ rất sớm thì Đông Nam bộ thời kỳ tiền Âu hoá luôn bị níu kéo bởi hai thế lực: một bên là sự quản lý theo kiểu “trọng nông ức thương” của triều đình nhà Nguyễn, và bên kia là sức mạnh níu kéo, bủa vây của cộng đồng làng xã nông thôn. Chính sự co kéo hai đầu này đã khiến cho Đông Nam bộ chưa thể vươn lên tồn tại như một đô thị tự do phát triển kinh doanh, một đô thị mang chức năng kinh tế đúng nghĩa, một đô thị không có tầng lớp đại phú thương, đại tư bản người Việt và cũng chính vì vậy mà cộng đồng cư dân đô thị Đông Nam bộ cũng chưa thể rũ bỏ được nguồn gốc nông dân của mình để trở thành một công dân đô thị đúng nghĩa. Hình 4: Chợ Sài Gòn thế kỷ XIX. Nguồn: https://vnexpress.net/nhip-song-sai-gon-the-ky-19-qua-tranh-anh 5
  15. 3.2. Sự biến động trong nhận thức về văn hoá kinh doanh của cư dân Đông Nam bộ Nhằm đẩy nhanh quá trình khai thác thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp đã có tác động trên các lĩnh vực kinh tế như: thành lập hệ thống ngân hàng ở nhiều tỉnh thành Việt Nam (chi nhánh Ngân hàng Đông Dương đầu tiên được thành lập ở Sài Gòn ngày 19-4-1875); xây dựng hệ thống giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp chế biến nông sản, sửa chữa tàu; mở các công trường khai thác mỏ…. Tất cả các hoạt động này vô hình trung đã làm cho nền kinh tế thuần nông của Việt Nam có những biến động nhất định tạo điều kiện cho người Việt tham gia vào cuộc cạnh tranh trên các lĩnh vực khai thác gỗ, khai thác mỏ, vận tải… vốn là những lĩnh vực kinh doanh độc quyền của các nhà tư bản người Hoa, người Pháp. Theo Nguyễn Công Bình, thống kê năm 1870 tại hai đô thị lớn của Đông Nam bộ là Chợ Lớn và Sài Gòn cho thấy vẫn chưa hề có nhà buôn và nhà sản xuất hàng hoá nào là người Việt nhưng chỉ đến năm 1888 thì Chợ Lớn đã có 188 nhà buôn và Sài Gòn có 102 nhà buôn người Việt (1959, tr. 22). Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân người Việt xảy ra đầu tiên tại đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn (từ nay sẽ gọi chung là Sài Gòn). Do Sài Gòn là đô thị trẻ, năng động, mối dây liên hệ với văn hóa truyền thống khá mỏng lại là vùng đất trực trị của Pháp nên việc chuyển đổi giá trị văn hóa sang chiều hướng phương Tây có chiều hướng dễ dàng, thuận lợi hơn so với các vùng khác trong cả nước. Cũng chính vì vậy mà khi phong trào Duy tân diễn ra vào đầu thế kỷ XX, trong các lĩnh vực quan trọng nhất cần duy tân như giáo dục, kinh tế, văn hóa… thì Sài Gòn tập trung vào duy tân kinh tế. Do sớm tiếp cận với nền kinh tế hàng hóa của phương Tây, đầu thế kỷ XX những người tiên phong trong phong trào Duy tân đã đã nhận ra sở dĩ phương Tây trở nên hùng mạnh như vậy là do họ không những có một trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà họ còn có một nền kinh tế hàng hóa phát triển vượt bậc. Nhận định về những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam, Lương Văn Can – người được giới doanh nhân Việt xem là người Thầy đầu tiên dạy cho người Việt biết cách thức kinh doanh một cách bài bản cho rằng: “Cổ nhân thường khinh sự buôn là mạt nghệ, bởi vì người xưa trọng đạo đức mà khinh công lợi, thấy người buôn bán tham lợi vô yếm, ít có nói thực, sợ mất cái lòng đạo đức đi, vả lại đời xưa thuỷ bộ giao thông chưa tiện lợi lắm, tin tức chậm chạp, vận tải gian nan, buôn bán không được lợi lắm, cho nên thường khinh bỉ mà ít người chịu làm…” (Lương Văn Can, 1928, Lời tựa). Nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh doanh đối với sự phát triển của đất nước, Lương Văn Can đã chỉ rõ: “Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú cường không đâu mà chẳng đua tài thi sức ở trong trường thương chiến, văn minh càng tiến bộ buôn bán càng thịnh đạt, buôn bán thịnh thời trong nước giầu mạnh khôn biết dâu là cùng, buôn bán suy thời trong nước nghèo yếu không biết đâu mà kể, cứ xem cái trình độ buôn bán một nước nào cao hay thấp, rộng hay hẹp thời xét được dân nước ấy giàu hay nghèo, văn hay dã. Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên xem thường, coi khinh” (Lương Văn Can, 1928, tr. 33). Trên nền tảng nhận 6
  16. thức mới đó, những doanh nhân Việt thế hệ đầu tại Đông Nam bộ đã kêu gọi: “Nước nào ở dưới trời mà muốn chen vào chốn liệt cường thì phải biết làm đủ thứ nghề tạo lập, làm ra đúc ra cho được rồi thì giữ cầm được thương quyền, chở đồ của nước mình qua xứ mà bán, hoặc các nước đến xứ mình mà mua thì là thâu sự giàu, sự mạnh là tiền bạc vô xứ” (dẫn theo Sơn Nam, 2003, tr. 247). Một phong trào Duy tân kinh tế đã diễn ra rầm rộ tại Sài Gòn và lan ra khắp Nam kỳ đã diễn ra vào đầu thế kỷ XX mà nổi bật nhất trong cuộc vận động Duy Tân kinh tế giai đoạn này là hoạt động thành lập Duy Tân công ty. Trong bài báo “Duy Tân công ty”, Trần Chánh Chiếu – tiên phong của phong trào Duy tân kinh tế ở Nam kỳ − đã kêu gọi mọi người “mở cuộc tác tân dân lập 20.000 phần hùn, mỗi phần hùn 5 đồng mà thôi, chẳng phải là nhiều” nhưng cũng đủ để “dùng lập nhà nghề ra rước các thợ về xứ dạy em cháu, trước bán đồ ra trong xứ rẻ, có đại lợi, sau lần lần kẻ đồng bang noi biết nghề, lại sanh phương ra nữa thì trong năm năm cuộc hoán dân phải thành nghiệp cả mà chớ! Ấy vậy tôi mở cuộc hùn này lấy hiệu là Duy tân công ty…” (Nông Cổ Mín Đàm, 13/7/1907). Các nhà Duy tân đã phân tích, chỉ ra cho người Việt ở Đông Nam bộ nói riêng và Nam kỳ nói chung thấy chính tâm lý coi thường kinh doanh mua bán của người Việt đã làm cho bao nhiêu lợi nhuận kinh tế đều rơi vào trong tay của ngoại bang, từ đó kích thích người dân tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh của Duy Tân công ty do Trần Chánh Chiếu đề xướng: “Cũng bởi khi trước chê bai ngoại quốc những là hoàn-noản chi khu, còn mình thì kiêu-ngạo, gọi cẩm-tú giang-san chi địa. Đến chừng cắt đất chia ranh, mới biết liệt cường là tại Trí. Trải xem lại ngoại-quốc; nước nào chẳng dụng nghề buôn là bực nhứt, chẳng khai tông-học mà văn minh, tệ thay có một nước mình, còn hãy mơ màng chưa tỉnh” (dẫn theo Sơn Nam, 2003, tr. 233). Sau khi vua Duy Tân lên ngôi, để tránh phạm húy nên Trần Chánh Chiếu đã xin đổi tên Duy Tân thành Minh Tân. Tiếp nối thắng lợi của Minh Tân công ty, đầu năm 1908 Minh Tân công nghệ được thành lập với nhận thức là để học hỏi “lề lối quản trị giống như Tây phương đối với các xí nghiệp lớn. Mục đích nhằm dạy cho con trẻ trong xứ cho biết nghề nghiệp, làm ăn dệt vủ, dệt hàng lụa, làm pha ly, savon, thuộc da, đóng giấp v.v…” (Nông Cổ Mín Đàm, ngày 25/2/1908). Theo Sơn Nam, Minh Tân công nghệ “là công ty gồm nhiều cổ phần, đa số người đóng góp là giới điền chủ và công chức, cổ động vào đầu năm 1908, thành lập công khai theo luật lệ hiện hành vào ngày 1-6-1908 trong buổi họp tại văn phòng viên chưởng khế Aymard ở Sài Gòn với bản điều lệ gần giống như các công ty của người Pháp lúc bấy giờ” (Sơn Nam, 2003, tr. 233). Chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm Minh Tân công nghệ đã thu hoạch được một số thành tựu hết sức đáng phấn khởi: “Tháng 7-1908, mua đất xong và công ty cho người ra Bắc kỳ để học cách thức làm hộp quẹt (quẹt diêm) và mướn thầy thợ; bạc thâu vô được gầm 9.000 đồng. Tháng 9-1908, xà bông của công ty Minh Tân lại tung ra thị trường, cạnh tranh rất hiệu quả với xà bông trên thị trường đồng thời, có thêm người đóng tiên mua cổ phần của công ty” (Sơn Nam, 2003, tr. 233). 7
  17. Theo đà thắng lợi của Minh Tân công ty và Minh Tân công nghệ, Minh Tân khách sạn cũng hình thành. Có thể nói, công cuộc Duy tân kinh tế tại Đông Nam bộ đã góp phần quan trọng làm biến đổi hệ giá trị văn hóa của người Việt từ chỗ chỉ chú trọng đến sự ổn định, an toàn, không thích phiêu lưu, mạo hiểm sang một xã hội biết kinh doanh và bảo trợ kinh doanh. Chính nhờ sự biến chuyển trong nhận thức của người dân Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX về vai trò quan trọng của văn hoá kinh doanh đối với sự phồn thịnh của đất nước mà có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh nước nhà, một phong trào duy tân kinh tế của xứ sở, đấu tranh để giành thế đứng cho các cơ sở kinh doanh của người Việt trên chính quê hương của mình đã diễn ra vô cùng sôi nổi, nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của đông đảo người Việt. 3.3. Sự biến động trong phương pháp, kỹ năng, nghệ thuật kinh doanh của doanh nhân Đông Nam bộ 3.3.1. Để khuếch trương nền kinh tế của xứ sở, các doanh nhân Đông Nam bộ đã linh hoạt tận dụng triệt để mọi phương tiện vật chất của văn minh phương Tây để phục vụ cho mục tiêu của mình và một trong những công cụ hữu hiệu nhất đó chính là Báo chí. cơ quan ngôn luận chính của phong trào Duy tân kinh tế chính là tờ Nông Cổ Mín Đàm. Với 81 số báo từ số 260 đến số 341, Nông Cổ Mín Đàm đã trở thành diễn đàn kinh tế chung của các độc giả Đông Nam bộ nói riêng và miền Nam nói chung. Các doanh nhân Đông Nam bộ đã sử dụng Báo chí để hướng dẫn cho nhau các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh tế, ví dụ trên lĩnh vực sản xuất thì tờ Nông Cổ Mín Đàm có các bài báo với nội dung hướng dẫn cách lập lò rượu, nấu rượu trắng; cách chế biến cá biển, cách làm chuối khô; trên lĩnh vực nuôi trồng thì có các bài báo hướng dẫn phương pháp trồng lúa nổi, trồng thuốc trong nước, trồng cao su, lấy mủ cao su; cách diệt trừ loài chuột để chúng khỏi phá hoại mùa màng; cách phối giống và nuôi bò,… Ở lĩnh vực kinh doanh mua bán, chiếm số lượng đáng kể trên Nông Cổ Mín Đàm là những thông tin hướng dẫn người làm kinh doanh các kiến thức về các vấn đề thương nghiệp như quy định mở công ty, các cách thức hợp tác, hùn hạp trong kinh doanh, các luật lệ cạnh tranh trên thương trường… vốn là những kiến thức còn khá xa lạ với đại đa số người Việt. Bên cạnh việc sử dụng báo chí như một kênh hướng dẫn kiến thức về kinh doanh, sản xuất, doanh nhân Đông Nam bộ cũng đã sớm biết dùng báo chí để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình đến với rộng rãi người tiêu dùng. Hầu hết những tờ báo lớn ở Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX đều để dành “đất” trên tờ báo để làm trang quảng cáo. Nội dung thông tin trong quảng cáo buổi ban đầu rất chân phương và đầy đủ, từ mô tả sản phẩm đến cách sử dụng, đối tượng sử dụng, giá tiền, nơi bán…(xem Hình 5) 8
  18. Hình 5. Quảng cáo trên Gia Định báo (số 22, 3/6/1890) Qua những thông tin quảng cáo trên những tờ báo này, chúng ta có thể thấy đa phần những mặt hàng được tiêu thụ, buôn bán nhiều trong xã hội thời bấy giờ chủ yếu là nhóm thực phẩm có nguồn gốc phương Tây như sữa, bánh mì, rượu, muối, thuốc, thuốc lá,… mà một số nhãn hiệu vẫn còn tồn tại và giữ được tín nhiệm của người tiêu dùng đến ngày nay như các sản phẩm sữa, bột dinh dưỡng của Nestlé. Nghệ thuật quảng cáo trên báo chí ở Đông Nam bộ cũng ngày càng được thiết kế bắt mắt hơn với những “thủ thuật” gây ấn tượng như đóng khung, dùng font chữ lớn, chữ cách điệu, có hình ảnh minh hoạ…để tạo sự chú ý cho độc giả (Hình 6). Hình 6. Quảng cáo trên Phụ nữ tân văn (số 84, 28/5/1931, ảnh trái) và Lục tỉnh tân văn (số 521, 28/2/1918, ảnh phải) Càng về sau, nội dung quảng cáo càng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Nếu như buổi ban đầu chỉ có những quảng cáo thuốc, rượu, thực phẩm chiếm đa số thì chỉ sau vài năm nhiều loại hình dịch vụ khác cũng xuất hiện trên các trang quảng cáo như nhà may Âu phục, cửa hàng nữ trang, cho thuê phòng, thuê xe hơi, bán máy hát, bán đồng hồ, xe máy, chụp hình, xây nhà, hớt tóc, vẽ chân dung… điều này cho thấy, chính nhờ biết dùng quảng cáo để phục vụ cho việc phát triển kinh doanh mà 9
  19. các loại hình dịch vụ vừa mới hình thành mới có điều kiện tiếp cận với người tiêu dùng và ngày càng phổ biến, góp phần làm hoàn thiện cấu trúc của văn hoá kinh doanh với đầy đủ các hoạt động: Sản xuất – Mua bán – Dịch vụ. Có thể nói, chính sự linh hoạt áp dụng các phương pháp kinh doanh mới lạ theo cách thức phương Tây của các doanh nhân Đông Nam bộ đã góp phần làm biến đổi hệ giá trị văn hóa của người Việt, từ một nền kinh tế tự cấp tự túc sang một nền kinh tế mở, phát triển, biết kinh doanh một cách năng động. 3.3.2. Học tập kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nhân người Hoa, bên cạnh chiến lược quảng cáo, hạ giá thành, các doanh nhân Việt cũng đã lập ra một số tổ chức hội buôn với mục đích hỗ trợ, liên kết với nhau như Trần Chánh Chiếu và Nguyễn Chánh Sắt đã mở ra Nam Kỳ Minh Tân công nghệ, Nam Kỳ khách sạn, Nam Trung khách sạn, Minh Tân khách sạn. Ở những cơ sở này, ngoài hoạt động kinh doanh khách sạn, các doanh nhân còn nhiệt tình tư vấn pháp luật, tổ chức các bài diễn thuyết về các đề tài duy tân kinh tế và mở lớp dạy kế toán, buôn bán… cho những ai có nhu cầu. Cuối năm 1918, Hội Nam Kỳ Thương mại kỹ nghệ xã hội ra đời với sự tham gia của các doanh nhân thành đạt như Nguyễn Văn Của, Trương Văn Bền... với mục đích “Giữ gìn cho nhau sự giao thiệp trong cuộc thương mại và bằng bối. Chịu đựng với nhau và giúp đỡ cho nhau trong cuộc thương mại và kỹ nghệ. Song trí người An Nam chuyên về đường thương mại và kỹ nghệ, dìu dắt và giúp đỡ người An Nam bởi lời khuyên khuyến khích và sự song trí khi người An Nam mới lập tiệm buôn” (dẫn theo Nguyễn Công Bình, 1959, tr.111). Tiếp theo đó, năm 1919, Hội Thương mại An Nam (Société Commerciale Annamite) và tổ chức Hội nghị Kinh tế Nam Kỳ (Congrès Économique de la Cochinchine) được thành lập quy tụ đại diện của 16 tỉnh ở miền Nam. Chính nhờ sự đấu tranh chống lại sự o ép của nhà cầm quyền Pháp cũng như tư bản Hoa Kiều của những hiệp hội này mà những doanh nhân Việt mới có cơ hội được hoạt động và phát triển một cách chuyên nghiệp, ngày càng có thêm chỗ đứng và đủ lực để tiến tới cạnh tranh, giành thị phần với tư bản Hoa kiều, Ấn kiều trên chính xứ sở của mình. 3.4. Những phi giá trị nảy sinh từ sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở đô thị Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX Bên cạnh những thành tựu đạt được bước đầu, phương thức hoạt động đấu tranh giành lại thị trường trong nước từ trong tay các doanh nhân người Hoa, người Ấn,… của các doanh nhân Việt cũng bắt đầu có phần thái quá và có nguy cơ dẫn đến bạo lực, không giống như tính cách ôn hoà vốn có của người Việt. Từ chỗ chưa biết gì về kinh doanh buôn bán, các doanh nhân Việt buổi đầu đã phải tự mò mẫm, học hỏi kinh nghiệm từ chính những doanh nhân Hoa kiều, Ấn kiều, thế nhưng đến khi cần phải khuếch trương kinh doanh thì thái độ của doanh nhân Việt đối với doanh nhân Hoa kiều, Ấn kiều lại thay đổi. Trong ngôn ngữ sử dụng hàng ngày thậm chí là cả trên báo chí, người Ấn được gọi là “Chà”, người Hoa được gọi là “Chệt” hay “Chệc” hoặc “Khách”, “Khách trú”… với ý miệt thị. Từ năm 1918, cùng với phong trào đẩy mạnh các hoạt động công thương nghiệp, trên các báo bắt đầu xuất hiện các bài viết chỉ 10
  20. trích người Hoa là những người “sang ăn gửi nằm nhờ” nhưng đã chiếm hầu hết những mối lợi về kinh tế của người Việt (Thượng Chi, 1919, tr. 228). Đỉnh điểm của sự cạnh tranh này là sự kiện “Tẩy chay Khách trú” hay “Để chế đồ hàng Khách” bùng nổ vào tháng 8.1919 tại Sài Gòn, tiếp theo là Thủ Dầu Một rồi nhanh chóng bùng nổ khắp Đông Nam bộ và phong trào nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cư dân ở các đô thị lớn của cả ba miền. Theo Phạm Quỳnh, “Tẩy chay” là tiếng của người Quảng Đông đọc hai từ “Để chế”. Để chế nghĩa là kháng cự, ngăn cầm kẻ nghịch, kẻ thù mình, nghĩa là tuyệt giao với người mình không ưa, nhất là đường giao dịch buôn bán. (Thượng Chi, 1919, tr. 227). Phản ứng lại phong trào tẩy chay này, các nhà buôn Hoa kiều liền tăng giá thuê nhà ở các phố lớn để người Việt không thể thuê được nhà của họ để sinh sống và kinh doanh, thẳng tay đuổi nhiều người Việt đang làm công trong các nhà máy xay xát gạo của họ… Họ đến biểu tình trước trụ sở tờ báo Tribune Indigène và đỉnh điểm là ngày 25 tháng 8 có 7 người Hoa đã “vác gạch lượm vô quán Thời Báo” (Công Luận báo, 9/9/1919, tr.2)… Cuộc đấu tranh giữa hai bên càng lúc càng căng thẳng, có lúc quá khích đã dẫn đến sự xung đột của học sinh với cảnh sát (Nam Phong 9/1919, tr. 281-282), vì vậy ngày 15/9/1919 Chánh tham biện chủ tỉnh thành phố Chợ Lớn đã đăng yết thị “ngăn cấm những việc hung bạo và các sự húng hiếp, ép buộc làm cho người người mất sự tự do trong việc làm ăn của mình” (Lục tỉnh tân văn, 22/9/1919, tr.2). Tuy rằng phong trào tẩy chay này bị nhà cầm quyền đánh giá là “có phần cực đoan” thế nhưng trong báo cáo chính trị của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1919 họ cũng thừa nhận: “tuy rằng quá trớn, nhưng cũng có ý nghĩa rằng tư tưởng đã đổi mới, mới đây ít năm thì người Nam Kỳ chẳng những không thích mà còn sợ cái việc buôn bán, bây giờ thì họ thấy thương mại quan trọng cho họ và họ cần phải cố gắng trên cái hướng này” (Dẫn theo Dương Trung Quốc, 2005, tr.16-17). 4. Kết luận Từ bức tranh tổng quan về quá trình biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX, có thể thấy ở Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX đã diễn ra sự biến động giá trị văn hóa rất mạnh mẽ dưới tác động của quá trình Âu hóa. Dù rằng về cách thức thực hiện, quá trình Âu hóa ở Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX có mang tính chất tự phát, phần nào manh mún, thụ động, thiếu sự kiểm soát, điều phối từ phía nhà nước. Do hoàn cảnh riêng của mình mà ở Đông Nam bộ nói riêng và các đô thị lớn trong cả nước nói chung, phong trào Âu hóa chủ yếu là do tầng lớp trí thức và doanh nhân thực hiện. Chính bởi tính chất tự phát, thiếu cái nhìn hệ thống và không có kế hoạch, không được định hướng bài bản đã khiến cho những giá trị tích cực và những phi giá trị tồn tại đan xen vào nhau trong quá trình Âu hóa. Những ảnh hưởng tích cực là động lực của sự phát triển cho vùng đất này, chính “Âu hóa” đã mở rộng và làm phong phú thêm những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần theo mô hình văn hóa phương Tây cho người dân nơi đây, đem đến cho họ một nền kinh tế hàng hóa đô thị, một cơ sở hạ tầng theo xu hướng đô thị hóa, hiện đại hóa và cũng chính sự biến động giá trị này đã góp phần hoàn thiện kiểu tính cách “năng động, sáng tạo” của người Đông Nam bộ những năm đầu thế kỷ XX./. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2