intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Âm nhạc 9 bài 1: Học hát Bóng dáng một ngôi trường

Chia sẻ: Trần Kim Ngân | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

523
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua những bài giáo án Âm nhạc 9 bài 1 được biên soạn đầy đủ với nội dung và hình thức trình bày đẹp hấp dẫn. Thông qua bài hát Bóng dáng một ngôi trường giáo viên giúp cho các em học sinh nắm bắt được cách hát của bài và qua đó giáo dục các em tình cảm yêu mến mái trường, thầy cô, tình cảm bạn bè. Mong rằng với tài liệu của chúng tôi các bạn và thầy cô giáo sẽ hài lòng và có một tiết học thật thú vị qua bài học hát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Âm nhạc 9 bài 1: Học hát Bóng dáng một ngôi trường

  1. Tiết 1 : - BÀI 1 HỌC HÁT BÀI: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG. Nhạc và lời: Hoàng Lân I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : - Các em biết sơ lược về nhạc sĩ Hoàng Lân, nhạc sĩ có nhiều ca khúc thiếu nhi quen thuộc. - Dạy các em hát đúng lời và giai điệu bài hát " Bóng dáng một ngôi trường". - Hướng dẫn các em vận động theo nhạc khi hát. 2. Kỹ năng: - Các em được tiếp tục củng cố kỹ năng học bài hát mới: Nhận biết các ký hi ệu âm nhạc của bài hát và biết cách sử dụng chúng như: Chuyển đổi nhịp; Dấu hóa suốt; Nghịch phách; Nốt hoa mĩ; Các dấu nối; dấu lặng đen, đơn. Đồng thời kết hợp ôn kiến thức về nhạc lí. - Củng cố kỹ năng phân tích các từ khó trong lời bài hát, chia câu, chia đoạn để lấy hơi và nhận biết giai điệu, nội dung bài hát. - Củng cố kỹ năng khởi động giọng. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy,cô giáo và bạn bè. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên:
  2. - Đàn, hát chỉ huy tốt bài hát " Bóng dáng một ngôi trường". - Đàn, hát trích một số bài hát: Đi học về; Bác Hồ-Người cho em tất cả.... - Đệm đàn ghi ta và hát bài hát: Câu hò bên bờ Hiền Lương. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh. Dự kiến cách tổ chức, điều khiển lớp. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi - Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài. 3. Thiết bị, đồ dùng dạy học: - Băng mẫu bài hát " Mùa thu ngày khai trường” - Đàn Organ - Máy casset. 4. Phương pháp. - phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, . - phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức. Lớp: 9A : …… Lớp: 9B: ……. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở... của học sinh và dặn học sinh cần chuẩn bị: SGK, vở (khoảng 20 trang cho cả năm học - Không viết chung với môn mĩ thuật), thước, bút, phân phối chương trình, vở chép nhạc; phách gõ... 3.Bài mới.
  3. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng - GV giới thiệu: Khi còn ngồi trên ghế của nhà I. học hát bài : trường ở từng cấp học. Hẳn trong chúng ta không "Bóng dáng một ngôi trường " ai nghĩ đến sau này tất cả những hình ảnh của hiện tại hôm nay sẽ trở thành những kỉ niệm đẹp, Nhạcvà lời:Hoàng Lân sẽ chỉ còn đọng lại trong kí ức của mỗi người. 1. Sơ lược về nhạc sĩ Hoàng Lân: Các nhạc sĩ cũng đã từng trải qua các cấp học như chúng tam, khi dời ghế nhà trường, các nhạc - Tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Lân. sĩ đã dùng ngôn ngữ của âm nhạc ghi lại những kỉ Sinh: 18.6.1942 tại Thị xã Vĩnh niệm đẹp về hình bóng ngôi trường mà các nhạc Yên- Tỉnh Vĩnh Phú. sĩ đã từng gắn bó. "Bóng dáng một ngôi trường" - Quê quán : Thị xã Sơn Tây - Hà là một b.hát như vậy. Tây. - GV giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng Lân, HS nghe - Cư trú: Hà Nội. và trả lời câu hỏi. - Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt nam. Em nhắc lại sơ lược về nhạc sĩ Hoàng Lân? * Một số ca khúc: Đi học ( HS trả lời, GV bổ sung thêm -cùng ghi bài ) về(1962); Bác Hồ-Người cho em - GV và HS hát trích một số ca khúc của H.Lân. tất cả (1975); Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (1978); Thật là - HS quan sát phần nhạc và trả lời câu hỏi. hay (1980); Những bông hoa những Bài nhạc có các ký hiệu âm nhạc nào chúng ta đã bài ca... học? Cách dùng chúng như thế nào? *GV nhắc lại các ký hiệu âm nhạc cần chú ý. 2. Các kí hiệu nhạc lí trong bài: - Giọng Fdur; Dấu hóa suốt Sib; Nghịch phách; Nốt Dấu hóa suốt (Sib); Nốt hoa mĩ; hoa mĩ; Thay đổi số chỉ nhịp; Dấu nối, luyến;
  4. Dấu lặng đen, đơn. Thay đổi số chỉ nhịp... - 2 HS đọc lời bài hát, chia câu- G.thích từ khó. - GV mở băng mẫu bài hát, hs nghe 2 lần (F) 3. Giai điệu bài hát: - HS khởi động giọng theo đàn. - Đoạn A: Từ đầu đến "Trong lòng chúng ta": Sôi nổi, nhiệt tình, khỏe * GV dạy từ đầu đến hết bài, lối móc xích. khoắn. - GV gọi 1 nhóm đứng lên hát câu bất kỳ theo đàn, - Đoạn B còn lại: Tha thiết, lôi lớp nghe và nhận xét, GV sửa sai nếu có. cuốn đượm chút bâng khuâng, lưu - GV đàn, cả lớp hát 2-3 lần cả bài, kết hợp gõ luyến. theo nhịp, phách. Sau đó từng tổ hát. - Cho HS vận động theo nhạc. Hát ca nông đoạn 4. Nội dung:Bài hát thể hiện những B tình cảm lưu luyến, gắn bó của các - HS cảm nhận và trả lời câu hỏi. thế hệ học sinh đối với thầy cô, trường lớp. Bài hát có giai điệu. Nội dung như thế nào? Nêu cảm nhận của em về lời bài hát? * GV giảng mở rộng liên hệ thực tế.
  5. 4. Cũng cố : HS nhắc lại nội dung bài học. Cả lớp hát lại bài " Bóng dáng một ngôi trường". 5. Dặn dò: Học thuộc lời, giai điệu bài hát "Bóng dáng một ngôi trường", kết hợp vận động theo nhạc. Nắm nội dung bài hát. Đọc trước nội dung bài học ở tiết 2. Tìm các quãng 1-2-3... trong bài TĐN số 1. Đọc trước các nốt nhạc và tìm các kí hiệu có trong bài TĐN số 1. Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................. ..............................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2