intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Đạo đức lớp 3 sách Cánh diều (Học kỳ 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:71

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Giáo án Đạo đức lớp 3 sách Cánh diều (Học kỳ 1)" có nội dung giúp các em học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức môn Đạo đức lớp 3, phát triển nhận thức và năng lực để các em có thể vận dụng những điều bổ ích trong bài học ra ngoài thực tế. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết giáo án tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Đạo đức lớp 3 sách Cánh diều (Học kỳ 1)

  1. TUẦN 1 ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM Bài 01: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: ­ Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. ­ Có cảm xúc tự hào khi nghe bài hát Quốc ca. 2. Năng lực chung. ­ Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được Quốc hiệu, Quốc  kì, Quốc ca Việt Nam. ­ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về Quốc kì, Quốc   ca Việt Nam. ­ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt  động nhóm. 3. Phẩm chất. ­ Phẩm chất yêu nước: Có cảm xúc tự hào ki nghe bài hát Quốc Ca. ­ Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ  lẫn nhau trong hoạt động nhóm để  hoàn thành nhiệm vụ. ­ Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; Quốc hiệu,  Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. ­ Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. ­ SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: ­ Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. ­ Cách tiến hành: ­ GV giới thiệu một số  bức tranh, yêu  ­ HS quan sát tranh. cầu   HS   quan   sát   và   chọn   những   hình  ảnh về đất nước con người Việt Nam. + HS trả lời về những hình  ảnh về đất 
  2. nước con người Việt Nam. + Tranh 1: Bác Hồ kính yêu + Tranh 2: Múa rối nước. + Tranh 4: Chùa Một Cột. ­ GV Nhận xét, tuyên dương. ­ HS lắng nghe. ­ GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá: ­ Mục tiêu:  Nhận biết được Quốc hiệu Việt Nam. ­ Cách tiến hành: Hoạt   động   1:   Tìm   hiểu   Quốc   hiệu  Việt Nam. (Làm việc chung cả lớp) ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ 1 HS nêu yêu cầu.  ­ GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan  ­ cả  lớp cùng quan sát tranh và đọc nội  sát, đọc thầm câu chuyện theo tranh và  dung   câu   chuyện   qua   tranh   để   tìm   ra  trả lời câu hỏi: Quốc hiệu của đất nước. + Quốc hiệu của nước ta là gì? +   Quốc   hiệu   là   tên   một   nước.   Quốc  hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã  hội chủ nghĩa Việt Nam; ­ 3­5 HS trình bày ­ HS khác nhận xét, bổ sung. + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. ­ GV mời HS tham gia ý kiến về Quốc  hiệu của Việt Nam. ­ GV mời HS khác nhận xét. ­ 1 HS nêu yêu cầu. 
  3. ­   GV   nhận   xét   tuyên   dương,   sửa   sai  ­ Các nhóm thảo luận, trao đổi và tìm ra  (nếu có) Quốc kì Biệt Nam. ­ Các nhóm trình bày: Hoạt động 2: Tìm hiểu Quốc kì Việt  + Quốc kì Việt Nam: Nam. (làm việc nhóm 4). ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo  luận   nhóm   4,   quan   sát   và   trả   lời   câu  + Trình bày mô tả  Quốc kì vủa nước  hỏi: Việt Nam theo nhận biết của nhóm. + Hãy tìm Quốc kì của Việt Nam trong  các hình dưới đây. ­   Các   nhóm   khác   khác   nhận   xét,   bổ  + Hãy mô tả Quốc kì nước Cộng hoà xã  sung. hội chủ nghĩa Việt Nam. + HS đọc lại mô tat Quốc kì Việt Nam. ­ GV mời các nhóm trình bày. ­ GV mời các nhóm khác nhận xét. ­ GV nhận xét tuyên dương và kết luận: Quốc   kì   nước   Cộng   hoà   xã   hội   chủ  nghĩa   Việt  Nam   có   khung   hình   chữ  nhật,   chiều   rộng   bằng   2/3   chiều   dài,   nền   cờ   màu   đỏ,   ở   giữa   có   ngôi   sao   vàng 5 cánh. 3. Luyện tập ­ Mục tiêu:  + Học sinh biết về bài hát Quốc ca của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt  Nam. + Nêu được cảm xúc của mình khi nghe hát Quốc ca. ­ Cách tiến hành: Hoạt động 3: Tìm hiểu Quốc ca Việt  Nam. (làm cá nhân). ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ 1 HS đọc yêu cầu bài. ­ GV mở bài hát “Tiến Quân ca” cho HS  ­ HS làm việc cá nhân, lắng nghe bài hát  nghe và trả lời câu hỏi: và trả lời câu hỏi:
  4. + Quốc ca Việt Nam có tên gốc là gì?  +   Quốc ca Việt Nam có tên gốc là bài  Do nhạc sĩ nào sáng tác? hát  Tiến  quân  ca. Do  cố  nhạc  sĩ   Văn  + Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc  Cao sáng tác. ca Việt Nam. +  Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc  ca Việt Nam: Cảm thấy tự hào khi nghe  Quốc ca. ­ GV mời HS trình bày theo hiểu biết  ­ HS trình bày của mình. ­ Các nhóm nhận xét nhóm bạn. ­ GV mời các nhóm nhận xét. ­ GV chốt nội dung, tuyên dương. 3. Vận dụng. ­ Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về Quốc hiệu, Quốc kì và Quốc ca Việt Nam. + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca. ­ Cách tiến hành: ­ GV tổ chức vận dụng bằng hình thức  ­ HS chia nhóm và tham gia thực hành  thi đua chào cờ  đúng nhất. Lớp trưởng  chào cờ. điều hành lễ chào cờ. + GV yêu cầu học sinh chia ra thành các  + Lần lượt các nhóm thực hành theo  nhóm (3­4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành  yêu cầu giáo viên. lèm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt.
  5. + Mời các thành viên trong lớp nhận xét  + Các nhóm nhận xét bình chọn trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát  Quốc ca đúng và hay nhất. ­ Nhận xét, tuyên dương ­ HS lắng nghe,rút kinh nghiệm 4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TUẦN 2 ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM Bài 01: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: ­ Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. ­ Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. 2. Năng lực chung. ­ Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát tranh để tìm ra vẻ đẹp và sự phát triển   của đất nước Việt Nam. ­ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. Tự tìm  hiểu thêm một số cảnh đẹp và sự phát triển của đất nước. ­ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt  động nhóm. 3. Phẩm chất. ­ Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi quan  sát tranh, tìm hiểu vẻ đẹp và sự phát triển của đất nước. ­ Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ  lẫn nhau trong hoạt động nhóm để  hoàn thành nhiệm vụ. ­ Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; tự tìm hiểu   thêm những tranh ảnh, video giới thiệu về vẻ đẹp và sự phát triển của đất nước. ­ Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
  6. ­ SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: ­ Mục tiêu:  + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước. ­ Cách tiến hành: ­ GV giới thiệu video về cảnh đẹp Việt  ­ HS xem Video. Nam. + HS nêu nhận xét về  những cảnh đẹp  + GV mời HS nêu nhận xét về  những  đã xem trong Video. cảnh đẹp đó. + 3­4 HS giới thiệu thêm một số  cảnh  + GV Mời HS giới thiệu thêm một số  đẹp mà em đã từng đến. cảnh đẹp mà em đã từng đến. ­ GV Nhận xét, tuyên dương. ­ HS lắng nghe. ­ GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Luyện tập: ­ Mục tiêu:  Nhận biết được Quốc hiệu Việt Nam. ­ Cách tiến hành: Hoạt   động  1:   Tìm   hiểu  về  vể   đẹp  của đất nước Việt nam. (Làm việc  nhóm 4) ­ 1 HS nêu yêu cầu.  ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ các nhóm tiến hành thảo luận quan sát  ­ GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo  tranh và trả lời câu hỏi. luận nhóm 4 quan sát và trả lời câu hỏi: + Con người Việt Nam yêu nước, anh  +   Em   hãy  nêu   vẻ   đẹp  của   đất  nước,  dũng,   cần   cù,   chịu   khó,   đoàn   kết   và  con   người   Việt   Nam   trong   các   bức  thông minh: Tranh 1 ; tranh 4; tranh 5 và  tranh dưới đây. tranh 6. + Hãy cho biết những vẻ đẹp khác của  +  Đất nước Việt Nam có nhiều danh  đất nước, con người Việt Nam. lam thắng cảnh, có nhiều di tích lịch sử  hào hùng: Tranh 2 và tranh 3. + Các nhóm giới tiệu thêm một số cảnh  đẹp về đất nước mà em từng đến, từng  thấy.
  7. ­ Đại diện các nhóm trình bày ­ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. ­ 1 HS nêu yêu cầu.  ­ Các nhóm thảo luận, trao đổi và trình  bày: + Những biểu hiện cho thấy Việt Nam   đang   phát   triển   mạnh   mẽ:   Việt   Nam  đang   là   nước   đứng   đầu   thế   giới   về  xuất   khẩu   gạo.   Các   mặt   hàng   nông  nghiệp, công nghiệp phát triển mạnh và  bán nhiều ra các nước. +   Các   công   trình   xây   dựng   được   làm  theo   cấu   trúc   hiện   đại   như   toà   nhà  Quốc Hội, các cây cầu dài hàng ngàn  mét, các nhà cao tầng,... ­ GV mời các nhóm trình bày. + Các nhóm nêu thêm một số phát triển  ­ GV mời nhóm khác nhận xét. của đất nước mà em đã biết. ­   GV   nhận   xét   tuyên   dương,   sửa   sai  (nếu có) Hoạt động 2: Tìm hiểu sự  đổi mới  của đất nước. (làm việc nhóm 2). ­ Các nhóm trình bày: ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­   Các   nhóm   khác   khác   nhận   xét,   bổ  ­ GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo  sung. luận   nhóm   2,   quan   sát   và   trả   lời   câu  + HS lắng nghe hỏi: + Những biểu hiện nào cho thấy Việt  Nam đang phát triển mạnh mẽ. + Kể  thêm  một số  biểu hiện sự  phát  triển, mạnh mẽ của Việt Nam.
  8. ­ GV mời các nhóm trình bày. ­ GV mời các nhóm khác nhận xét. ­ GV nhận xét tuyên dương và kết luận: Đất nước chúng ta đang trong thời kì   đổi mới, phát triển mạnh mẽ  về  nông   nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục  và   công nghệ thông tin,...  3. Vận dụng. ­ Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về hiểu biết sự phát triển của đất nước Việt Nam. + Vận dụng vào thực tiễn để phát triển phẩm chất yêu nước. ­ Cách tiến hành: ­  GV sử  dụng video “Việt nam ­  Đất  ­ HS cùng quan sát Video. nước ­ Con người” để  HS quan sát và  tìm hiểu thêm về  đất nước, về  sự  phát  triển trong giai đoạn hiện nay. ­ Cùng trao đổi, chia sẻ với GV những  + GV và HS cùng trao đổi về  sự  phát  hiểu biết của mình về sự phát triển đất  triển của đất nước qua video. nước. ­ HS lắng nghe,rút kinh nghiệm ­ Nhận xét, tuyên dương
  9. 4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TUẦN 3 ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM Bài 01: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: ­ Học sinh biết lựa chọn và giới thiệu cho các bạn biết một số danh lam thắng   cảnh nổi tiếng của Việt Nam. ­ Biết bày tỏ  quan điểm của bản thân về  sự  phát triển từng ngày của Việt  Nam. ­ Thể hiện phẩm chất yêu nước qua hoạt động vẽ tranh. 2. Năng lực chung. ­ Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện tốt những nhiệm vụ trong viết học. ­ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được những cảnh đẹp để  giới thiệu và sáng tạo trong vẽ tranh. ­ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt  động nhóm. 3. Phẩm chất. ­ Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua trình bày cảm xúc của   mình. ­ Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ  lẫn nhau trong hoạt động nhóm để  hoàn thành nhiệm vụ. ­ Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ tìm hiểu và lựa chọn cảnh đẹp để  giới thiệu   cho bạn, qua đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập trong giờ học. ­ Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. ­ SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
  10. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: ­ Mục tiêu:  + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước. ­ Cách tiến hành: ­   GV   tổ   chức   trò   chơi   “Em   yêu   Việt  ­ HS lắng nghe luạt chơi. nam) để khởi động bài học. + GV giới thiệu trò chơi: xuất hiện trên  ­ HS tham gia chơi trò chơi. mà   hình   là   7   địa   danh   trên   đất   nước  Việt   Nam   (Quảng   Ninh,   Hà   Nội,  Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí  Minh). HS sẽ  tham gia chơi bằng cách  tự  chọn địa danh và giới thiệu 1 danh  lam, thắng cảnh có  ở  địa danh đó cho  cả  lớp biết. Thời gian chơi khoảng 4­5   phút. Hết thời gian thì trò cơi dừng lại. ­ HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. +   GV   nhận   xét   tuyên   duông   (khen  thưởng   nếu   có)   cho   những   HS   biết  nhiều   cảnh   đẹp   và   có   kĩ   năng   thuyết  tình tốt. ­ GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Luyện tập: ­ Mục tiêu:   + Học sinh biết lựa chọn và giới thiệu cho các bạn biết một số  danh lam thắng   cảnh nổi tiếng của Việt Nam. + Biết bày tỏ quan điểm của bản thân về sự phát triển từng ngày của Việt Nam. ­ Cách tiến hành: Hoạt động 1: Em là hướng dẫn viên  du lịch. (Làm việc nhóm 4) ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ 1 HS nêu yêu cầu.  ­ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 lựa  ­ Các nhóm tiến hành thảo luận: chọn một danh lam thắng cảnh của đất  + Lựa chọn danh lam, thắng cảnh. nước mà trong nhóm biết để  giới thiệu  +   Lựa   chọn   những   nội   dung   thuyết  trước lớp. trình.
  11. + Lựa chọn người thuyết trình. +   Tổ   chức   thuyết   trình   thử   trong  nhóm,... ­ GV mời ban cán sự  lớp làm ban giám  khảo chấm thi thuyết trình. ­   Các   nhóm   cử   đại   diện   tham   gia   thi  ­ Ban giám khảo làm thăm, các nóm bốc  theo thứ tự bốc thăm thăm để tham gia thi. + Chấm cảnh đẹp: 3 điểm. + Chấm nội dung thuyết trình: 3 điểm + Chấm khả năng thuyết trình: 3 điểm + Thời gian đảm bảo: 1 điểm ­ Nhóm nào đạt từ  8­10 điểm sẽ  được  khen thưởng ­ GV theo dõi, giam sát cuộc thi để  tạo  tính công bằng. ­ Đại diện nhóm được khen thưởng lên  ­ GV tổng kết, trao thưởng.  nhận thưởng Hoạt động 2: Em yêu quê hương đất  nước, con người Việt Nam. (làm việc  nhóm 4) ­ 1 HS nêu yêu cầu.  ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­  Các  nhóm tiến  hànhchọn chủ   đề  và  ­ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 lựa  thảo luận. chọn 1 trong 2 chủ  đề  để  thảo luận và  trình bày trước lớp: + Việt Nam đang phát triển từng ngày. ­ Đại diện các nhóm trình bày + Con người Việt Nam đáng quý biết  ­ Các nhóm khác nhận xét. bao. ­ HS lắng nghe, rút kinh nghiệm ­ GV mời các nhóm trình bày. ­ GV mời các nhóm khác nhận xét. ­ GV nhận xét tuyên dương và kết luận: Việt   Nam   đang   phát   triển   từng   ngày:   Cuộc sống người dân ngày càng được   nâng cao; mọi người được học tập, có   nhiều   cơ   hội   pát   triển;   nhiều   công   trình hiện đai được xây dựng,... Con   người   Việt   Nam   đáng   quý   biết  
  12. bao: Luôn yêu nước, có tinh thần bất   khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm;   luôn   nhớ   ơn   người   đi   trước;   cần   cù,   chịu thương, chịu khó, hiếu học,... 3. Vận dụng. ­ Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về hiểu biết sự phát triển của đất nước Việt Nam. + Vận dụng vào thực tiễn qua hoạt động vẽ tranh. ­ Cách tiến hành: ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ 1 HS đọc yêu cầu phần vận dụng. ­ Cả lớp làm việc theo yêu cầu của GV. ­ Cả lớp làm việc cá nhân: + Em hãy vẽ  tranh một trong các chủ  đề  sau: Vẽ  Quốc kì; vẽ  cảnh đẹp em  thích hoặc vẽ  con người Việt Nam mà  em ngưỡng mộ. ­ Tất cả HS nộp bài vẽ. +   Em   hãy  viết   1  đoạn   văn  ngắn   giới  ­ 3­5 HS trình bày bài viết giới thiệu về  thiệu với bạn về  Quốc kì, Quốc hiệu  Quốc kì, Quốc hiệu hoặc Quốc ca Việt  hoặc Quốc ca Việt Nam. Nam. + GV thu bài vẽ, chấm, khen thưởng. + Mời HS   đọc bài  viết giới thiệu về  Quốc kì, Quốc hiệu hoặc Quốc ca Việt  Nam. ­ GV nhận xét, tuyên dương. 4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TUẦN 4 ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM Bài 02: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
  13. ­ Thực hiện được hành vi, việc làm thể  hiện tình yêu Tổ  quốc Việt Nam,  nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca; yêu quý, bảo vệ  thiên nhiên; trân trọng  và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. ­ Có cảm xúc tự hào khi nghe bài hát Quốc ca. 2. Năng lực chung. ­ Năng lực tự  chủ, tự  học: Biết quan sát, tìm hiểu và kể  tên được các tỉnh,   thành phố trong cả nước. ­ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về các tỉnh, thành  phố trong cả nước. ­ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt  động nhóm. 3. Phẩm chất. ­ Phẩm chất yêu nước: Có cảm xúc tự hào khi nghe bài hát Quốc Ca. ­ Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ  lẫn nhau trong hoạt động nhóm để  hoàn thành nhiệm vụ. ­ Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi liên quan. ­ Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. ­ SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: ­ Mục tiêu:   + Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo  đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới. ­ Cách tiến hành: ­ GV nêu tên trò chơi “Ai nhanh hơn HS  ­ HS chia thành các đội. lớp 3”  ­   Tham   gia   chơi   trò   chơi   theo   hướng  ­   Tổ   chức   cho   HS   tham   gia   chơi   trò  dẫn của GV. chơi,   chia   lớp   thành   4   đội   chơi:   Lần  lượt các đội chơi kể  tên các tỉnh, thành  phố  của đất nước Việt Nam,  đội nào  kể   nhiều   và   chính   xác   hơn   sẽ   thắng  cuộc.
  14. ­ HS lắng nghe. ­ GV tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên  dương. ­ GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá: ­ Mục tiêu: HS thực hiện được hành vi đúng khi chào cờ. ­ Cách tiến hành: Hoạt động 1: Xác định hành vi không  nghiêm trang khi chào cờ. (Làm việc  chung cả lớp) ­ 1 HS nêu yêu cầu.  ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ HS quan sát tranh và nhận ra những  ­ GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan  hành vi không nghiêm trang khi chào cờ. sát, đọc thầm câu hỏi: ­ HS trả lời câu hỏi. a)   Hãy   chỉ   ra   những   hành   vi   không  nghiêm trang khi chào cờ? b) Khi chào cờ, em cần phải làm gì? ­ 3­5 HS chào cờ đúng. ­ HS nhận xét, góp ý, bổ  sung câu trả  ­   GV   mời   3­5   HS   tham   gia   chào   cờ  lời của bạn. đúng. ­ HS lắng nghe. ­ GV mời HS khác nhận xét. ­   GV   nhận   xét,   đánh   giá.   Kết   luận 
  15. những hành vi không nghiêm trang khi  chào cờ: trang phục không chỉnh tề, tư  thế không đứng nghiêm khi chào cờ, tay  không  đưa lên theo  đúng tư  thế  chào,  làm việc riêng khi chào cờ. +   Khi   chào   cờ   cần   thực   hiện   những  thao tác sau: chỉnh đốn trang phục gọn  gàng,   bỏ   mũ,   nón   xuống,   thực   hiện  động   tác   chào   theo   nghi   thức,   tư   thế  nghiêm   trang,   hai   tay   nắm   hờ,   mắt  hướng về phía chào. 3. Luyện tập ­ Mục tiêu:  + Học sinh lựa chọn và xác định được những hành vi đúng thể hiện tình yêu thiên  nhiên, đất nước. ­ Cách tiến hành: Hoạt động 2: Chọn hành vi đúng thể  hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước.  (làm cá nhân). ­ 1 HS đọc yêu cầu bài. ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ HS quan sát  tranh xác  định xác  định  được hành vi đúng trong việc thể  hiện  tình yêu thiên nhiên, đất nước, biết đưa  ra những lời khuyên đối với những bạn  có hành vi chưa đúng. ­ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. ­ GV giới thiệu 4 bức tranh, yêu cầu HS  quan sát và trả lời câu hỏi: a) Hành vi nào thể  hiện tình yêu thiên 
  16. nhiên, đất nước? ­ 3­4 HS tham gia phát biểu câu trả lời. b) Em sẽ  nói gì với những người bạn  ­ HS nhận xét bổ sung, góp ý. có   hành   vi   chưa   đúng   trong   các   bức  ­ Các nhóm nhận xét nhóm bạn. tranh trên? ­ GV mời HS trình bày theo hiểu biết  của mình. ­ GV mời HS khác nhận xét. ­ GV tuyên dương, chốt nội dung: + Hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên,  đất nước:  đọc sách báo để tìm hiểu về  lịch sử  Việt Nam (tranh 1), tự  hào về  cảnh   đẹp   của   quê   hương   Việt   Nam  (tranh 4). +   Đưa   ra   một   số   lời   khuyên:   không  được phá hoại các di tích lịch sử, danh   lam thắng cảnh (tranh 2), cần biết giữ  cho cảnh quan môi trường xung quanh  sạch đẹp (tranh 3). 3. Vận dụng. ­ Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước. + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca. ­ Cách tiến hành: ­ GV tổ chức vận dụng bằng hình thức  ­ HS chia nhóm và tham gia thực hành  thi đua chào cờ  đúng nhất. Lớp trưởng  chào cờ. điều hành lễ chào cờ. + GV yêu cầu học sinh chia ra thành các  + Lần lượt các nhóm thực hành theo  nhóm (3­4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành  yêu cầu giáo viên. làm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt. + Mời các thành viên trong lớp nhận xét  + Các nhóm nhận xét bình chọn trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát  Quốc ca đúng và hay nhất. ­ Nhận xét, tuyên dương ­ HS lắng nghe,rút kinh nghiệm 4. Điều chỉnh sau bài dạy: .......................................................................................................................................
  17. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM Bài 02: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: ­ HS lựa chọn và xác định được hành vi đúng thể  hiện tình yêu thiên nhiên, đất   nước. ­ Tự hào được là người Việt Nam. 2. Năng lực chung. ­ Năng lực tự chủ, tự học: Biết thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống  lịch sử, văn hóa của đất nước. ­ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. Tự tìm  hiểu thêm về truyền thống văn hóa, lịch sử của Việt Nam. ­ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt  động nhóm. 3. Phẩm chất. ­ Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước thể hiện qua việc trân trọng và   tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam. ­ Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ  lẫn nhau trong hoạt động nhóm để  hoàn thành nhiệm vụ. ­ Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ  quan sát, suy nghĩ, trả  lời câu hỏi; về truyền  thống văn hóa, lịch sử Việt Nam. ­ Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. ­ SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: ­ Mục tiêu: 
  18. + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước. ­ Cách tiến hành: ­ GV cho HS xem một đoạn phim thể  ­ HS xem Video. hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước. + GV mời HS nêu nhận xét về  những  + HS nêu nhận xét về  những hành vi  cảnh đẹp đó. thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước. + 3­4 HS giới thiệu thêm. + GV mời HS giới thiệu thêm một số  hành vi thể  hiện tình yêu thiên nhiên,  ­ HS lắng nghe. đất nước mà em biết. ­ GV nhận xét, tuyên dương. ­ GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Luyện tập: ­ Mục tiêu:  ­ HS biết cách thực hiện những việc làm cụ  thể  thể  hiện tình yêu Tổ  quốc Việt  Nam. ­ HS biết trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam. ­ Cách tiến hành: Hoạt   động   1:   Những   việc   làm   thể  hiện   tình   yêu   Tổ   quốc   Việt   Nam.  (Làm việc nhóm 4) ­ 1 HS nêu yêu cầu.  ­ GV mời HS nêu yêu cầu. ­ 2 HS đọc thông tin: Anh Kim Đồng­ ­   GV   mời   HS   mở   SGK   trang  13,  đọc  Người anh hùng nhỏ tuổi. thông   tin   về   Anh   Kim   Đồng   ­   Người  anh hùng nhỏ tuổi. ­ Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời  ­ Đại diện các nhóm phát biểu. 2 câu hỏi sau: +   Tình   yêu   Tổ   quốc   của   Kim   Đồng  ­ GV mời các nhóm phát biểu. được thể  hiện qua hành động: sau khi  a) Tình yêu Tổ quốc của anh Kim Đồng  Kim  Đồng làm nhiệm vụ  dẫn cán bộ  được thể hiện qua hành động nào? vào   căn   cứ,   anh   đã   phát   hiện   ra   địch  phục kích chờ  bắt các cán bộ. Vì vậy,  anh đã cử đồng đội về báo cáo các đồng  chí cán bộ, còn anh thì đánh lạc hướng  địch +   Để   thể   hiện   tình  yêu   Tổ   quốc,   em 
  19. cần   học   tập   chăm   chỉ,   ngoan   ngoãn,  hăng   say,   tích   cực   tham   gia   các   hành  b) Em và các bạn cần làm gì để thể  động có ý nghĩa tốt đẹp về  đất nước,  hiện tình yêu Tổ quốc? yêu đất nước và con người. ­ Các nhóm khác nhận xét, bổ  sung câu  trả lời nhóm bạn. + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. ­ GV mời nhóm khác nhận xét. ­ 1 HS nêu yêu cầu.  ­   GV   nhận   xét   tuyên   dương,   sửa   sai  ­ Các nhóm thảo luận, trao đổi và trình  (nếu có). bày: Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống  + Các bạn trong tranh thể  hiện sự  trân  lịch sử, văn hóa của Việt Nam. (làm  trọng, tự  hào về  truyền thống lịch sử,   việc nhóm 4). văn   hóa   của   đất   nước   ta:   tập   trung,  ­ GV mời HS nêu yêu cầu. chăm chú lắng nghe cô hướng dẫn viên  ­   GV   yêu   cầu   HS   làm   việc   nhóm   4,  giới thiệu về  di tích lịch sử; dành lời  quan sát và trả lời câu hỏi: khen về  công lao của ông cha ta ngày  a) Các bạn trong tranh thể hiện sự  trân  xưa, bày tỏ sự mong muốn tham gia các  trọng, tự  hào về  truyền thống lịch sử,  lễ hội của đất nước. văn hóa của đất nước ta như thế nào? + HS kể thêm: truyền thống nhân nghĩa,  truyền   thống   hiếu   học,   truyền   thống   cần cù, chăm chỉ; các tập tục văn hóa  tốt đẹp như gói bánh chưng, bánh giầy;  các  loại hình nghệ  thuật dân tộc như  b) Kể  thêm các việc làm thể  hiện sự  tuồng, chèo,... trân   trọng   và   tự   hào   về   truyền   thống 
  20. lịch sử, văn hóa của Việt Nam?  ­ Các nhóm trình bày: ­   Các   nhóm   khác   khác   nhận   xét,   bổ  sung. + HS lắng nghe. ­ GV mời các nhóm trình bày. ­ GV mời các nhóm khác nhận xét. ­   GV   nhận   xét   tuyên   dương   nhóm   có  kết quả tốt và nhấn mạnh. Để phát huy  được   những   truyền   thống   tốt   đẹp   đó  không thể  thiếu được sự  phát triển và  không ngưng học tập nghiên cứu của  các  em,  để   đất  nước ngày  càng vững  mạnh hơn. 3. Vận dụng. ­ Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về truyền thống lịch sử, văn hóa Việt Nam. + Vận dụng vào thực tiễn để phát triển phẩm chất yêu nước. ­ Cách tiến hành: ­ GV sử dụng video “Việt nam Tổ quốc  ­ HS cùng xem Video. của   chúng   ta”   để   HS   quan   sát   và   tìm  hiểu   thêm   về   đất   nước,   về   sự   phát  triển trong giai đoạn hiện nay. ­ Cùng trao đổi, chia sẻ với GV những  + GV và HS cùng trao đổi về  sự  phát  hiểu biết của mình về sự phát triển đất  triển của đất nước qua video. nước. ­ HS lắng nghe, rút kinh nghiệm ­ Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TUẦN 6 ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2