intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Địa lý 12 bài 34: Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

489
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sưu tập các giáo án bài Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng dành cho quý bạn đọc tham khảo. Bài học gồm các kiến thức để giúp học sinh biết được sức ép nặng nề về ds ở đồng bằng sông Hồng. Hiểu được mqh giữa ds với SXLT và tìm ra hướng giải quyết. Đồng thời học sinh sẽ có kĩ năng xử lí và phân tích số liệu ở bảng thống kê. Biết giải thích mối quan hệ giữa dân số với sản xuất lương thực. Tập đề xuất hướng giải quyết một cách định tính trên cơ sở vốn kiến thức đã có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Địa lý 12 bài 34: Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

  1. ĐỊA LÝ 12 Bài 34: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VỚI VIỆC SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG I. Mục tiêu Qua bài học này, HS cần phải: 1. Kiến thức - Củng cố thêm kiến thức trong bài 33. - Biết được sức ép nặng nề về dân số ở Đồng Bằng Sông Hồng. - Hiểu được mối quan hệ giữa dân số với sản xuất lương thực và tìm ra hướng giải quyết. 2. Kỹ năng - Xử lí được số liệu và phân tích theo yêu cầu câu hỏi để rút ra được những nhận xét. - Biết giải thích một cách khoa học về mối quan hệ giữa sản xuất lương thực với dân số ở đồng bằng Sông Hồng. - Tập đề xuất phương hướng giải quyết một cách định tính trên cơ sở kiến thức đã có II. Chuẩn bị hoạt động - Các bản đồ Việt Nam: Bản đồ tự nhiên, Nông lâm, Thủy Sản..., Atlat Việt Nam. - Một số phương tiện học tập như: máy tính bỏ túi, bút, thước kẻ... III. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ (4’) Hãy nêu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng Sông Hồng và những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở đồng bằng Sông Hồng 2. Vào bài “Chúng ta đã tìm hiểu những thế mạnh, hiện trạng phát triển kinh tế ở đồng bằng Sông Hồng, trong đó bao gồm cả vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của vùng. Để nắm vững, hiểu rõ về mối quan hệ giữa dân số và sản xuất lương thực của vùng, mời các em tìm hiểu bài học” 3. Hoạt động nhận thức bài mới Tg Hoạt động của GV & HS 10’ * Hoạt động 1 - GV Nêu lên nội dung, yêu cầu bài làm. - GV Định hướng cho HS xử lí số liệu và hướng làm. + Tính tốc độ tăng trưởng các chỉ số :Dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt... Quy giá trị các chỉ số năm 1995 của ĐBSH và CN = 100%. Sau đó lấy giá trị các chỉ số năm 2005 của ĐBSH và CN nhân 100, sau đó chia cho giá trị các chỉ số năm 1995 của ĐBSH và CN. ex : tăng trưởng dân số ĐBSH và cả nước= 18028 x 100 : 16137, tăng trưởng dân số của cả nước = 83106 x 100: 71996. Tương tự ta tính cho diện tích lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt và lương thực có hạt trên đầu người. Giá trị gia tăng của các chỉ số còn lại ở ĐBSH và CN tính tương tự + Tính tỷ trọng các chỉ số, dân số, diện tích lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt và bình quân sản lượng lương thực có hạt trên người so với cả nước. Ta làm như sau: quy giá trị các chỉ số của cả nước trong hai năm 1995 và 2005 = 100% (cho các chỉ số có giá trị năm 1995, 2005 của cả nước = 100%). Sau đó tính % các chỉ số của ĐBSH trong hai năm, bằng cách nhân giá trị các chỉ số của
  2. ĐỊA LÝ 12 ĐBSH năm 1995 với 100 và chia cho giá trị các chỉ số năm 1995 của cả nước. Ex: Tỷ trọng dân số năm 1995 của ĐBSH so với cả nước = 16137 x 100 : 71996, năm 2005 = 18028 x 100 : 83106. Tỷ trọng các chỉ số còn lại ở ĐBSH và CN tính tương tự + Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số và sản xuất lương thực ở ĐBSH, làm rõ: gia tăng diện tích, sản lượng và sản lượng bình quân trên người ở ĐBSH so với cả nước ra sao?. Bình quân lương thực trên người ở ĐBSH so với cả nước trong hai năm 1995 và 2005 cao hơn hay thấp hơn?. Vì sao? + Trên cơ sở bài 3, tiến hành đề ra giải pháp khoa học * Hoạt động 2 28’ - HS sinh hoạt động, chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một nội dung và kết quả hoạt động C1: (ĐV : %) Các chỉ số ĐBSH CN 1995 2005 1995 2005 Dân số 100 112 100 115 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 100 109 100 114 Sản lượng lương thực có hạt 100 122 100 152 Bình quân lương thực có hạt 100 109 100 131 C2: (ĐV : %) Các chỉ số ĐBSH CN 1995 2005 1995 2005 Dân số 22.4 21.7 100 100 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 15.3 14.6 100 100 Sản lượng lương thực có hạt 20.5 16.5 100 100 Bình quân lương thực có hạt 91.2 75.9 100 100 C3: - Chỉ số gia tăng (%) của dân số, diện tích gieo trồng lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt trên người thấp hơn so với cả nước từ năm 1995 đến 2005, nhất là sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực trên người. - ĐBSH Tỷ trọng diện tích gieo trồng lương thực, sản lượng lương thực có hạt. Bình quân lương thực trên người trong 2 năm 1995 và 2005 so với cả nước vẫn thấp hơn và có chiều hướng giảm mạnh vào năm 2005. Nguyên nhân là do: + Dân số đông, lại gia tăng nhanh. + Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh nên diện tích gieo trồng lương thực tăng nhẹ, khả năng mở rộng rất hạn chế, làm cho gia tăng sản lượng lương thực chậm, tỷ trọng sản lượng lương thực so với cả nước có chiều hướng giảm. => Dân số đông lại tăng nhanh, trong khi diện tích lương thực tăng nhẹ nên dẫn
  3. ĐỊA LÝ 12 đến bình quân lương thực trên người ở ĐBSH thấp hơn cả nước và có chiều hướng giảm mạnh từ năm 1995 – 2005. C4 Các phương hướng giải quyết như sau: Tiến hành phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, sử dụng và cải tạo tài nguyên đất hợp lí, tiến hành các biện pháp 3’ giảm dân số, phân bố lại dân cư lên miền núi... * Hoạt động 3 GV : Nhận xét kết quả hoạt động, định hướng và chỉ dẫn lại cho những học sinh chưa hiểu cách làm nhất là câu 3. GV: Yêu cầu các em về nhà tiếp tục hoàn thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2