intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Địa lý 9 bài 35: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tình | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

582
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sưu tập bao gồm các giáo án được chọn lọc chi tiết bài Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long dành cho thầy cô giáo và học sinh sử dụng làm tài liệu tham khảo. Bài học cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu nước phong phú, đa dạng, người dân cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế động lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Địa lý 9 bài 35: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

  1. Giáo án địa lý lớp 9 BÀI 35- VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : - HS nhận biết được Đồng bằng Sông Cửu Long có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng; đồng thời cũng nhận biết được những khó khăn do thiên nhiên mang lại. -HS làm quen với khái nhiệm "chủ động sống chung với lũ". 2-Kĩ năng : Kết hợp khai thác kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở Đồng bằng Sông Cửu Long. II.Đồ dùng dạy học: 1.Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Đồng bằng Sông Cửu Long. 2.Học sinh:sgk+vở ghi III.Phương pháp:Trực quan,vấn đáp,nhóm IV.Tổ chức giờ học: *Kiểm tra : không *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Đồ dùng dạy học:không -Cách tiến hành: GV yêu cầu HS xem lại hình 6.2 trang 21 cho biết Việt Nam có mấy vùng kinh tế, lớp đã học được bao nhiêu vùng, còn lại vùng nào  vào bài: *Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ(13 phút) -Mục tiêu:nhận biết được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ -Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên Đồng bằng Sông Cửu Long. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Xác định ranh giới vùng ĐBSCL qua I. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ:
  2. Giáo án địa lý lớp 9 H6.2 và H35.1 (Xác định các vùng kinh tế tiếp giáp, nước tiếp giáp, biển tiếp giáp, xác định các tỉnh, - Thuận lợi để phát triển kinh tế thành phố thuộc ĐBSCL). trên đất liền, kinh tế biển. ? Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng. - Mở rộng quan hệ hợp tác với các ? 1 HS lên bảng xác định ranh giới vùng trên nước trong Tiểu vùng sông Mê H6.2, nêu ý nghĩa của vị trí địa lý. Kông. - GV chuẩn xác kiến thức. GV xác định ranh giới và giải thích thuật ngữ "miền Tây" *Hoạt động 2:Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(15 phút) -Mục tiêu:Nhận biết được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Đồng bằng Sông Cửu Long -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * HS (thảo luận nhóm) nhóm lẻ dựa vào hình II. Điều kiện tự nhiên và tài 35.1, kết hợp bản đồ tự nhiên Đồng bằng nguyên thiên nhiên: sông Cửu Long, Atlat địa lý Việt Nam, hình 35.2 cho biết: ? Các loại đất chính ở ĐBSCL và sự phân bố của chúng. ? Nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực thực phẩm. HS nhóm chẵn dựa vào hình 35.1, kết hợp SGK, tranh ảnh, vốn hiểu biết: Nêu một số nét khó khăn chính về mặt tự nhiên của
  3. Giáo án địa lý lớp 9 ĐBSCL, các biện pháp khắc phục, tìm hiểu kỹ biện pháp "sống chung với lũ". - Đại diện nhóm phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức. GV cần giải thích cho HS rõ thế nào là sống chung với lũ. 1. Thuận lợi: Địa hình thấp, bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nguồn đất, nước, sinh vật trên cạn và dưới nước rất phong phú. 2. Khó khăn: - Đất phèn, đất mặn - Lũ lụt - Mùa khô thiếu nước, nguy cơ xâm nhập mặn. 3. Biện pháp: - Cải tạo và sử dụng hợp lý đất phèn, đất mặn. - Tăng cường hệ thống thuỷ lợi. - Tìm các biện pháp thoát lũ, chủ động sống chung với lũ kết hợp với khai thác lợi thế của lũ sông Mê Kông *Hoạt động 3:Tìm hiểu đặc điểm dân cư - xã hội(12 phút) -Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm dân cư xã hội của vùng -Đồ dùng dạy học:không
  4. Giáo án địa lý lớp 9 -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1:Dựa vào bảng 35.1, NX tình hình III. Đặc điểm dân cư - xã hội: DC-XH ở ĐBSCL. Gợi ý: So sánh các chỉ tiêu của ĐBSCL so với cả nước, sắp xếp thành 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm khá hơn và nhóm kém hơn so với cả -Là vùng đông dân,có nhiều dân nước, sau đó rút ra nhận xét tổng quát. tộc sinh sống như người Kinh,Khơ Me,Chăm,Hoa ?Tại sao phải đặt vấn đề phát triển đi đôi với nâng cao mặt bằng dân chí và phát triển đô thị ở ĐBSCL. Bước 2: HS phát biểu. GV chuẩn xác kiến thức. GV bổ sung: Người dân ĐBSCL có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá -Người dân thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá. *Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà: -Học sinh đọc kết luận sgk 1. Hãy chứng minh ĐBSCL có nhiều ưu thế trong vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm. 2. Câu nào sau đây sai. a) ĐBSCL có thế mạnh để phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. b) Tỷ lệ người biết chữ ở Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn so với cả nước. c) Nhờ có hệ thống sông Tiền, sông Hậu mà ĐBSCL thừa nước quanh năm. d) Có thể khai thác lợi thế từ lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long. e) ĐBSCL có điều kiện để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng. -Học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk -Trả lời câu hỏi 2, 3 trang 128 SGK.
  5. Giáo án địa lý lớp 9 -Đọc trước Bài 36.Vung đồng bằng sông cửu Long(tiếp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2