intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Chia sẻ: Tran Thi Minh Kieu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

1.511
lượt xem
120
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu bài soạn Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là giúp các em biết được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. Dựa vào nội dung bài học chúng ta biết được lòng yêu nước và biểu hiện của lòng yêu nước, tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năng của bản thân. Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Những giáo án trong bộ sưu tập được trình bày rõ ràng, chi tiết giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian trong quá trình soạn giáo án khi giảng dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

  1. Tiết 24 + 25 Bài 14 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hiểu được về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. - Thấy được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh với sự nghiẹp xây dựng và bảo vệ Tỏ quốc Việt Nam XHCN. 2. Kĩ năng. 3. Thái độ - Yêu quý, tự hòa về quê hương, đất nước, có ý thức học tập, rèn luy ện đ ể góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. II. Phương pháp hình thức tổ chức dạy học. - Phương pháp đàm thoại. - Thảo luận nhóm, điều tra thực tiễn, tự liên hệ. - Tổ chức cho HS nghe băng, xem băng hình, trình bày bài hát, thơ, tiểu phẩm về tình yêu quê hương đất nước. - Trò chơi "sắm vai". III. Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK GDCD lớp 10. - Các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, băng hình, câu chuyện, tấm gương ... về tình yêu quê hương, đất nước. - Truyền thống yeu nước, xây dựng bảo vệ quê hương của nhân dân đ ịa phương.
  2. - Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động xây dựng và bảo vẹ quê hương, đất nước của thanh niên cũng như nhân dân địa phương cũng như cả nước. IV. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. a. GV kiểm tra bài thực hành về nhà của HS (Thành quả hợp tác của nước ta trên các lĩnh vực trong thì kì đổi mới). b. GV kiểm tra việc chuẩn bị băng hình, tranh ảnh, truyện kể về chủ đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Dự án: "Tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc" 3. Bài mới. Tiết 1 Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI. - GV cho HS nghe băng 2 bài hát: * "Quê hương" * "Việt Nam quê hương tôi". Sau khi HS nghe xong 2 bài hát, GV đặt câu hỏi. * Các em có nhận xét gì về nội dung của hai bài hát? * Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào qua 2 bài hát? * Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi nghe hai bài hát đó? - GV đặt vấn đề giới thiệu bài. Mỗi người đều có Tổ quốc của mình. Việt Nam là Tổ quốc của chúng ta. Đó là tên gọi đất nước ta một cách thiêng liêng, trìu mến. Là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mình? Hoạt động 2 GIỚI THIỆU NỘI DUNG BÀI HỌC.
  3. Hoạt động của GV và HS Nọi dung kiến thức - GV đặt vấn đề chuyển ý. 1. Đơn vị kiến thức 1: Lòng yêu Yêu nước là một tình cảm tự nhiên, đã có từ nước lâu đời, yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người cong dân đối với Tổ quốc. Nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người đối với đất nước. Qua nhiều thế hiện tình yêu nước được củng cố, được kế thừa những giá trị tinh hoa và được nâng cao mãi mãi. - GV cho HS thảo luận lớp để tìm hiểu thế nào là lòng yêu nước. Lòng yêu nước cần được biểu hiện tình cảm thái độ như thế nào? - GV đàm thoại theo câu hỏi sau: * Em hãy đọc và nhận xét tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ sau: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời" (Lí Thường Kiệt) "Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Vì Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi nhà, ngon núi, con sông" (Chế Lan Viên) - HS trình bày ý kiến cá nhân - HS cả lớp cùng trao đổi. - GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
  4. - HS ghi bài vào vở. a) Lòng yêu nước là gì ? Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. - GV đặt tiếp câu hỏi. * Những hình ảnh được nhắc đến trong hai bài hát “Quê hương”, và “Việt Nam quê hương tôi” mà em cảm thấy gần gũi thân thương. * Những hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩa gì? - HS trả lời ý kiến cá nhân. - GV liệt kê ý kiến của HS lên bảng. “Tuổi thơ, lòng mẹ, khôn lớn thành người, trai tráng, thiếu nữ, xây dựng đất nước….” “Chùm khế ngọt, con đò nhỏ, cánh diều, con đường đi học, nón lá, rừng dừa, dòng sông, biển cả, phi lao…” - GV giải thích: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như tình yêu gia đình, người thân, yêu những thành quả lao động, yêu nơi mình sinh ra, lớn lên, gắn bó những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình cảm ban đầu đó dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại. - GV cho HS ghi nhớ lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu. - GV tổ chức cho HS thực hiện.
  5. * Dự án “Tìm hiểu lòng yêu nước của dân tộc” - GV hướng dẫn HS xây dựng đề cương, kế hoạch. b) Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam. - Yêu nước là truyền thống dân tộc - HS thực hiện công việc theo sự phân công. cao quý và thiêng liêng nhất của dân - HS nộp bài viết và trình bày trước lớp. tộc Việt Nam. - GV và HS cả lớp đánh giá. - Là cội nguồn của các giá trị truyền - GV kết luận bằng ý kiến của Bác Hồ về thống khác. truyền thống yêu nước của dân tộc ta. - Lòng yêu nước được hình thành và “…dân tộc ta một lòng yêu nước nồng nàn. hun đúc từ cuộc đấu tranh liên tục, Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ gian khổ và kiên cường chống giặc xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, ngoại xâm và lao động xây dựng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một đất nước. làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước” - GV chuyển ý. - Gv tổ chức cho HS cả lớp thảo luận về biểu hiện lòng yêu nước của dân tộc ta. - GV nêu câu hỏi. * Lấy VD chứng minh những biểu hiện lòng yêu nước của dân tộc ta. * Bản thân em rút ra được bài học gì? - HS phát biểu ý kiến cá nhân. - HS cả lớp trao đổi bổ sung. - GV liệt kê ý kiến lên bảng phụ hoặc giấy khổ lớn. - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS đã
  6. chứng minh. - HS ghi bài vào vở. c) Biểu hiện lòng yêu nước. - Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. - Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. - Lòng tự hào dân tộc chính đáng. - Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Cần cù và sáng tạo trọng lao động. d) Bài học. - Nâng cao hiểu biết, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. - Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học tập, lao động và trong cuộc sống. - Biết tôn trọng truyền thống, tôn trọng giá trị đạo đức cao quý của - GV cho HS củng cố đơn vị kiến thức 1. dân tộc. - GV tổ chức cho HS trò chơi: Thi hát, đọc thơ, kể chuyện, sưu tầm tục ngữ, ca dao về “tình yêu quê hương đất nước”. Hình thức tổ chức: Hái hoa dân chủ. - HS cá nhân nhận câu hỏi và thể hiện phần thi của mình. - HS cả lớp cùng vui chơi. - GV kết thúc tiết 1.
  7. Tiết 2 - GV đặt vấn đề : HS chúng ta, những công 2. Đơn vị kiến thức 2 : Trách nhiệm dân trẻ tuổi của đất nước chúng ta cần phải xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là câu hỏi đặt ra cho các em hôm nay. - GV tổ chức cho Hs xem băng "phóng sự về cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử". "phóng sự về thành tựu xây dựng đất nước ta trong thời kì đổi mới" - GV cho HS thảo luận nhóm sau khi xem hai phóng sự trên. - HS chia thành 3 nhóm. - GV giao câu hỏi cho các nhóm. - HS các nhóm thảo luận. - HS cử đại diện nhóm lên trình bày. - HS cả lớp cùng trao đổi. - GV bổ xung và nhấn mạnh. Nhóm 1: 2 phóng sự trên giúp em hiểu được điều gì ? Suy nghĩ của em về điều đó ? Nhóm 1: - Tinh thần đấu tranh giải phóng đất nước - sự kế thừa truyền thống yêu nước của ông cha ta từ bao đời nay. Khí thế hào hứng quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ. - Tinh thần lao động hết mình để xây dựng quê hương, đất nước được ấm no, hạnh phúc, xóa bỏ
  8. nghèo nàn lạc hậu để tiến nhanh, tiến mạnh trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nhóm 2: Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta hiện Nhóm 2: nay là gì ? Vì sao trong điều kiện thời bình - Hiện nay chúng ta cần thực hiện 2 vẫn phải thực hiện cả 2 nhiệm vụ ? nhiệm vụ đó là: Xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. - Vì: Xây dựng để đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Đồng - GV: Liên hệ thực hiện lời dạy của Bác Hồ thời phải bảo vệ thành quả cách "Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu mạng mà chúng ta đã tạo dựng nên, ta phải cùng nhau giữ lấy nước" để chúng ta thực sự được sống tự do, hòa bình. Nhóm 3: Trách nhiệm của TN, HS chúng ta là Nhóm 3: gì ? Em sẽ làm gì để xứng đáng với công lao - Thanh niên HS chúng ta phải có của cha ông chúng ta? trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một HS. - GV: Kết luận các ý kiến của 3 nhóm. - HS: Ghi bài vào vở. a, Trách nhiệm xây dựng tổ quốc. - Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập lao động, có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. - Tích cực rèn luỵên đạo đức, tác phong, sống trong sáng lành mạnh, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như lối sống thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, đấu tranh với
  9. hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, … - Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, đất nước. Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương. b, Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc - Trung thành với tổ quốc với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác với âm mưu của kẻ thù, phê phán, đấu tranh với mọi thủ đoạn phá rối an ninh chính trị. - Tích cực học tập rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe. - Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường bảo vệ tổ quốc. Vận động bạn bè người thân cùng thực hiện luật nghĩa vụ quân sự. - Tích cực tham gia họat động an ninh ở địa phương. - GV: Cho HS làm bài tập củng cố kiến thức. - GV: Tạo cho HS không khí học tập vui vẻ tổ chức cho HS thi hát, kể chuyện về gương đấu tranh anh dũng của dân tộc ta và tinh thần lao động xây dựng tổ quốc. - GV: Đưa ra chủ đề HS cả lớp tham gia.
  10. 4. Củng cố Hoạt động 3: RÈN LUYỆN CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC. GV: Tổ chức cho HS trò chơi "Sắm vai" GV: Đưa ra tình huống SGK trang 101. Tổ 1: Anh Trần Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi Bộ đội nên bàn cách xin cho anh ở lại. Tổ 2: Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học song Thanh tìm mọi cách xin ở lại Thành phố. Tổ 3: Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thông của gia đình, dòng họ mình mà bạn rất yêu thích và có năng khiếu. - HS các tổ tự xây dựng tiểu phẩm, lời thoại, phân vai. - HS các tổ trình bày tiểu phẩm của mình. - HS cả lớp tham gia đóng góp. - GV nhận xét phần trình bày, tiểu phẩm của các tổ. Từ đó rút ra kết luận. - HS rút ra bài học cho cá nhân. - GV đánh giá tổ có tiểu phẩm hay cả về chất lượng và hình thức. - GV kết luận toàn bài. Mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm từ 2001 đến 2010 là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Để làm được điều này thế hệ trẻ chúng ta cần phải phát huy được truyền thống yêu nước, tiếp bước cha ông xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu đẹp. 5. Dặn dò - Bài tập về nhà 1, 3, 4 (SGK - 102). - Về nhà chuẩn bị các tài liệu phục vụ cho bài 15 về dân số, tự nhiên, môi trường, những bệnh dịch hiểm nghèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2