intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án GDCD lớp 11: Chủ đề - Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án GDCD lớp 11 "Chủ đề - Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa" được biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Trình bày được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh;... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo giáo án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án GDCD lớp 11: Chủ đề - Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

  1. CHỦ ĐỀ: CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA (4 TIẾT) BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH TÊN CHỦ ĐỀ: Chủ đề: Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (gồm bài 3,4,5 thực hiện vào tuần 6,7,8,9.) BƯỚC 2: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức. - Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Nêu được khái niệm cung cầu. - Hiểu được mối quan hệ cung – cầu, vai trò của quan hệ cung – cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. - Biết vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống. - Phân biệt mặt tích cực của cạnh tranh và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương. 2. Năng lực Học xong bài học này, học sinh có khả năng phát triển các năng lực cơ bản như Năng lực điều chỉnh hành vi Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các hoạt động kinh tế; sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; có hiểu biết cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác, biết vận dụng các quy luật kinh tế để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh Năng lực phát triển bản thân Tự đặt ra được mục tiêu, kế hoạch, biện pháp học tập, rèn luyện và kế hoạch tài chính phù hợp của bản thân để sản xuất và kinh doanh hợp lý; bước đầu biết tạo lập, xây dựng ý tưởng cho một hoạt động kinh doanh nhỏ; lựa chọn được mô hình hoạt động kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân; xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học phổ thông. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội Hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bản về vấn đề kinh tế, có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để tạo lập cuộc sống của bản thân sau khi ra trường, vận dụng tốt các quy luật kinh tế trong hoạt động sản xuất kih doanh của bản thân và gia đình 3. Phẩm chất: Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động; tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, trong sản xuất kinh doanh, phê phán những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, ủng hộ cơ chế thị trường và sự điều tiết của nhà nước, phát huy các quan hệ kinh tế lành mạnh Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh sau khi ra trường có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân 4. Nội dung tích hợp môn GDCD: Căn cứ vào hướng dẫn và yêu cầu chung để lồng ghép và tích hợp cho phù hợp
  2. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 1. Phương pháp dạy học: Xử lí tình huống, kể chuyện. 2. Hình thức dạy học chính: Làm việc cá nhân, học sinh nghiên cứu tự học, học sinh tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học online, kết hợp làm việc tại nhà và tìm hiểu trên các kênh thông tin khác nhau III. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân. - Thiết bị: Máy vi tính, phần mềm K12online, vở ghi…. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIAI ĐOẠN 1 – BÀI GIẢNG TỰ DO: HS TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU BÀI GIẢNG, SGK VÀ CHÉP NỘI DUNG SAU VÀO VỞ ( tiết 1 và 2) Nội dung bài học 1. Nội dung của quy luật giá trị. - Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa”. * Nội dung của quy luật giá trị - Trong lĩnh vực sản xuất: Người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với TGLĐ XH cần thiết. - Trong lĩnh vực lưu thông: Trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở TGLĐXH cần thiết. Nói cách khác phải dựa theo nguyên tắc ngang giá. 2. Tác động của quy luật giá trị - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của giá cả thị trường - Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng cao - Phân hóa giầu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa 3. Cạnh tranh, mục đích và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. a. Khái niệm cạnh tranh. - Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuân lợi để thu được nhiều lợi nhuận. b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất – kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. c. Mục đích: + Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. + Giành ưu thế về khoa học công nghệ. + Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng. + Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán … 4. Tính 2 mặt của cạnh tranh. a. Mặt tích cực của cạnh tranh. - Kích thích LLSX, KH-KT phát triển và NSLĐ xã hội tăng. - Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. b. Mặt hạn chế của cạnh tranh. - Làm cho môi trường sinh thái bị mất cân bằng. - Xuất hiện những thủ đoạn phi pháp bất lương. - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
  3. 5. Cung, cầu, a. Khái niệm cầu - cung - Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. - Cung là khối lượng hàng hóa dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. 6. Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. * Nội dung của quan hệ cung cầu. - Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. * Biểu hiện của quan hệ cung cầu. - Cung - cầu tác động lẫn nhau. + Cầu tăng  SXKD mở rộng  cung tăng. + Cầu giảm  SXKD thu hẹp  cung giảm. - Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. + Cung > cầu  giá cả < giá trị. + Cung < cầu  giá cả > giá trị. + Cung = cầu  giá cả = giá trị. - Gía cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu. + Về phía cung: Khi giá tăng  mở rộng SX  cung tăng và ngược lại. + Về phía cầu: Khi giá giảm  cầu tăng và ngược lại. Trong thực tế các trường hợp của cung – cầu vận động không ăn khớp với nhau. 7. Vận dụng quan hệ cung cầu a. Đối với nhà nước - Điều tiết thị trường, bình ổn giá và xử lý kẻ đầu cơ gây rối loạn thị trường. b. Đối với người sản xuất, kinh doanh: - Khi Cung > cầu: thu hẹp sản xuất, kinh doanh. - Khi Cung < cầu: mở rộng sản xuất, kinh doanh. c. Đối với công dân - Khi Cung > cầu: tăng mua vì giá rẻ. - Khi Cung < cầu: giảm mua vì giá cao. BƯỚC 3: SAU ĐÓ HS LÀM NHỮNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SAU 1. Mức độ nhận biết và thông hiểu Câu 1: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với A. tổng thời gian lao động cộng đồng. B. tổng thời gian lao động tập thể. C. tổng thời gian lao động xã hội. D. tổng thời gian lao động cá nhân. Câu 2: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào sau đây? A. Kích thích tiêu dùng tăng lên. B. Hạn chế tiêu dùng. C. Quyết định đến chất lượng hàng hóa. D. Kích thích LLSX phát triển. Câu 3: Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì? A. Thời gian lao động của anh B. B. Thời gian lao động thực tế. C. Thời gian lao động cá biệt. D. Thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây? A. Cạnh tranh văn hoá. B. Cạnh tranh kinh tế.
  4. C. Cạnh tranh chính trị. D. Cạnh tranh sản xuất. Câu 5: Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Cơ sở sản xuất hàng hoá. B. Một đòn bẩy kinh tế. C. Nền tảng của sản xuất hàng hoá. D. Một động lực kinh tế. Câu 6: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những A. tính chất của cạnh tranh. B. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. C. nguyên nhân của sự giàu nghèo. D. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. Câu 7: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy A. khoa học và công nghệ. B. thị trường. C. lợi nhuận. D. nhiên liệu. Câu 8: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là A. cầu. B. khả năng cung cấp. C. tổng cung. D. cung. Câu 9: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây? A. Giá cả tăng B. Giá cả giảm C. Giá cả giữ nguyên D. Giá cả bằng giá trị Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu tăng lên? A. Lượng cung tăng. B. Lượng cung giảm. C. Lượng cung cân bằng. D. Lượng cung giữ nguyên 2. Mức độ thông hiểu Câu 11: Ý nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị? A. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố chủ quan. B. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố khách quan. C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị. D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị. Câu 12: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị? A. Phân biệt giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống. C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên. D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng. Câu 13: Nhà nước ta đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào ? A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ. C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào. Câu 14: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá . Câu 15: Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? A. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. B. Chi phí sản xuất khác nhau. C. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu. D. Sự hấp dẫn của lợi nhuận.
  5. Câu 16: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất. B. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. Câu 17: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung? A. Công ty A xây dựng nhà máy sản xuất hàng hóa. B. Anh A khảo sát nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hóa. C. Công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm. D. Công ty B thảo kế hoạch sản xuất 1 triệu sản phẩm. Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung? A. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang B. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu C. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán Câu 18: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn? A. Do cung < cầu B. Do cung = cầu C. Do cung, cầu rối loạn D. Do cung > cầu 2. Mức độ vận dụng Câu 19: Do giá trái cây ở miền Bắc tăng cao và bán chạy nên ông H đã quyết định đưa các loại trái cây từ miền Nam ra miền Bắc để bán nhằm thu nhiều lợi nhuận. Vậy hiện tượng này thể hiện tác động nào của quy luật giá trị ? A. Điều tiết sản xuất và điều tiết lưu thông. B. Điều chỉnh sản xuất và phân phối lại hàng hóa . C. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất. D. Kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Câu 20: Để sản xuất ra một con dao cắt lúa, ông A phải mất thời gian lao động cá biệt là 3 giờ, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất con dao là 2 giờ. Trong trường hợp này, việc sản xuất của ông A sẽ A. thua lỗ. B. có thể bù đắp được chi phí. C. hoà vốn. D. thu được lợi nhuận. Câu 21: Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó giàu lên nhanh chóng là tác động nào sau đây của quy luật giá trị ? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. C. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá. D. Tăng năng suất lao động. Câu 22: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh? A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp B. Gây rối loạn thị trường C. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái D. Làm cho môi trường suy thoái Câu 23: Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đã bán thêm mặt hàng này mà không khai báo cơ quan chức năng. Hành vi của anh A là biểu hiện nào của tính hai mặt trong cạnh tranh? A. Cạnh tranh trực tuyến. B. cạnh tranh tiêu cực. C. cạnh tranh lành mạnh. D. cạnh tranh không lành mạnh.
  6. Câu 24: H rất thích ăn thịt bò trong thực đơn hàng ngày của mình nhưng giá thịt bò tăng cao, trong khi giá thịt lợn lại giảm rất mạnh. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, bạn H nên điều chỉnh hoạt động tiêu dùng của mình như thế nào để có lợi nhất?. A. không ăn thịt mà chỉ mua rau. B. chuyển sang ăn chay đợi cho thịt bò xuống. C. chuyển sang dùng thêm thịt lợn. D. giữ nguyên thực đơn thịt bò hàng ngày. Câu 25: Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống nên nhà sản xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản xuất làm như vậy để A. thu hút thị hiếu người tiêu dùng. B. thu nhiều lợi nhuận. C. cạnh tranh với các mặt hàng khác D. tránh bị thua lỗ. 2. Mức độ vận dụng cao Câu 26: Em hiểu thế nào là "nguyên tắc ngang giá" trong quá trình lưu thông hàng hóa? Câu 27: Tại sao hàng hóa do thời gian lao động cần thiết quyết định mà không phải thời gian lao động cá biệt? Câu 28: Cạnh tranh là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Câu 29: Khi nước ta là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng nào (êm dịu hay gay gắt quyết liệt)? Tại sao? Câu 30: Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán? GIAI ĐOẠN 2 – TIẾT HỌC ẢO: GV GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA HS VỀ NỘI DUNG TIẾT TỰ HỌC, CHỐT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, HƯỚNG DẪN HS LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 tiết) Hoạt động 1: GV giải đáp thắc mắc của HS - HS lần lượt đặt các câu hỏi thắc mắc liên quan đến việc tự học, tự nghiên cứu Hoạt động 2: GV chốt kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ trình chiếu. a) Mục đích: Chốt kiến thức trọng tâm, giúp HS nắm được kiến thức cơ bản. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK c) Sản phẩm: Sơ đồ trình chiếu Hoạt động 3 luyện tập: Làm bài tập trắc nghiệm để củng cố nội dung của quy luật giá trị a) Mục tiêu: Giúp học nắm vững được nội dung quy luật giá trị b) Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên đưa ra, làm các câu hỏi này vào vở ghi c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra đáp án, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập trắc nghiệm cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm bài tập ngay tại lớp. - Nội dung câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. giá trị trao đổi B. giá trị sử dụng của hàng hóa C. giá trị hàng hóa D. thời gian lao động cá biệt Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với A. tổng thời gian lao động cộng đồng. B. tổng thời gian lao động tập thể. C. tổng thời gian lao động xã hội. D. tổng thời gian lao động cá nhân. Câu 3: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào ?
  7. A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết D. Thời gian lao động cá biệt ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết Câu 4: Quy luật nào sau đây giữ vai trò là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Quy luật tiết kiệm thời gian lao động. B. Quy luật tăng năng suất lao động. C. Quy luật giá trị. D. Quy luật giá trị thặng dư. Câu 5: Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì? A. Thời gian lao động của anh B. B. Thời gian lao động thực tế. C. Thời gian lao động cá biệt. D. Thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 6: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào dưới đây? A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật cung cầu. C. Quy luật kinh tế D. Quy luật giá trị Câu 7: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải A. vay vốn ưu đãi. B. nâng cao năng suất lao động. C. đào tạo gián điệp kinh tế. D. sản xuất một loại hàng hóa. Câu 8: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu? A. Thời gian cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt C. Thời gian lao động xã hội cần thiết D. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tiến hành làm bài tập trắc nghiệm vào vở ghi, chú ý vận dụng các kiến thức đã học trả lời, cũng như thời gian quy định do giáo viên đặt ra - Báo cáo, thảo luận: Giáo viên có thể gọi mỗi học sinh trả lời một câu, hoặc nhiều học sinh cùng lên trình bày kết quả để có cơ sở so sánh và đối chiếu cũng như đánh giá mức độ nhận thức chung của các học sinh với bài học - Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học Hoạt động 4 vận dụng: Vận dụng kiến thức về nội dung quy luật giá trị để giải thích một số tình huống cụ thể a) Mục đích: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để biết giải quyết một tình huống cụ thể, từ đó có cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn b) Nội dung: Học sinh chủ động giải quyết tình huống theo kiến thức và hiểu biết của bản thân. Khuyến khích đề xuất các cách giải quyết hợp lý c) Sản phẩm: Học sinh viết thành một bài viết hoàn chỉnh trình bày cách giải quyết của mình đối với tình huống đó d) Cách thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh làm bài tập sau Anh G, K, L, M cùng bán quán phở tại thị trấn X. Để bán với giá thấp hơn, anh G đã giảm chi phí bằng cách giảm lượng phở, thịt trong mỗi tô phở; anh K tìm mua nguồn thịt tươi ngon và xương để hầm nước lèo cũng nhiều hơn; anh L lại đầu tư hệ thống nồi hơi dùng điện hầm nước lèo thay củi để bớt công sức; anh M lại thuê nhân viên phục vụ trẻ, nhanh nhẹn. Những ai dưới đây đã áp dụng quy luật giá trị? Vì sao - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tiến hành làm bài tại nhà - Báo cáo, thảo luận: Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh trình bày nội dung này vào tiết học sau
  8. - Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2