intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 5 (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 5 (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chủ đề: Dẫn xuất halogen – Alcohol - Phenol; rèn kĩ năng giải nhanh bài tập trắc nghiệm và trình bày bài tập bài tập tự luận, các câu hỏi thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 5 (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. Trường THPT Họ và tên giáo viên ……….. ……………… Tổ: ………………. ÔN TẬP CHƯƠNG V Tuần: Tiết: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tập, củng cố kiến thức chủ đề: Dẫn xuất halogen – Alcohol - Phenol. - Rèn kĩ năng giải nhanh bài tập trắc nghiệm và trình bày bài tập bài tập tự luận, các câu hỏi thực tế. 2. Năng lực hóa học: - Nhận thức hóa học: kiến thức về liên kết hóa học. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tìm hiểu các kiến thức liên quan. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học trả lời được một số câu hỏi liên quan đến thực tiễn. 3. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo trong quá trình hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu, điện thoại có mạng. - Bảng nhóm. 2. Học liệu - Sách giáo khoa. - Sơ đồ tư duy. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ Nhiệm vụ học tập/ Mở đầu a. Mục tiêu: - Huy động kiến thức đã học về dẫn. - Tiếp tục tạo hứng thú, động cơ, nhu cầu học tập cho học sinh. b. Nội dung :
  2. - GV cho học sinh quan sát 3 hình ảnh, đưa ra câu hỏi. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học trực quan, kĩ thuật tia chớp. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Mỗi HS trả lời 1 ý, ý kiến sau không được trùng nhau. Mỗi chất trả lời 5 ý kiến. - Hình 1: Teflon; chất chống dính; thuộc dẫn xuất halogen; dẫn xuất halogen làm thuốc gây mê; thuốc trừ sâu… - Hình 2: Phenol; thuốc nhuộm; thuốc trừ cỏ; thuốc nổ; khác ancol tác dụng được với dung dịch kiềm… - Hình 3: ancol etylic; ứng dụng làm đồ uống có cồn; uống nhiều gây hại cho sức khỏe; nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no… d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu. Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh xung phong trả lời câu hỏi Báo cáo sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định Nhận xét câu trả lời của bạn - GV kết luận, chuyển tiếp hoạt động 2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về chương: Dẫn xuất halogen – Alcohol - Phenol. . - Tiếp tục phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy. b. Nội dung : - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, sơ đồ tư duy. - Nêu các kiến thức liên quan chủ đề đã học. c. Sản phẩm: Giáo viên chụp hình sơ đồ tư duy của học sinh vẽ dán vào Sơ đồ tư duy của chương V d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm: GV đã phân công. - Học sinh nhận nhiệm vụ vẽ ở nhà + Trong đó nhóm 1, 4: phụ trách vẽ sơ đồ tư duy - Học sinh đăng lên padlet, các học sinh còn lại về dẫn xuất halogen. vô đánh giá sản phẩm bằng cách ấn “like” + Trong đó nhóm 2, 5: phụ trách vẽ sơ đồ tư duy * Tiêu chí: về alcohol. - ĐỦ: 60%: Sơ đồ tư duy đủ ý, có tính hệ thống + Trong đó nhóm 3, 6: phụ trách vẽ sơ đồ tư duy không bị lặp ý, rõ ràng, dễ đọc, dễ triển khai. về phenol. - ĐẸP: 40%: Sơ đồ tư duy phải sử dụng màu sắc, hình ảnh đẹp đúng chủ đề, mang tính hình tượng và gợi nhiều suy tưởng liên hệ khơi gợi hứng thú. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ(học sinh đã thực
  3. hiện ở nhà) - Nhóm học sinh (mỗi nhóm 6 – 7 học sinh) phân Theo dõi và hỗ trợ cho HS công các thành viên tiến hành vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức chủ đề. - Các học sinh còn lại vô padlet đánh giá. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT - Đại diện 1 trong 2 nhóm (nhóm được đánh giá số 1 nhiều like hơn) lên báo cáo. - Các nhóm HS còn lại nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác - GV kết luận lại nội dung kiến thức cần nắm cho HS. - Đánh giá: Qua sơ đồ tư duy, Đánh giá đồng đẳng: qua padlet. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP 3.1 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM a. Mục tiêu: - HS liên hệ kiến thức đã học đề hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. b. Nội dung: - GV cho học sinh trả lời các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm. - Hoạt động theo nhóm: 1 bàn 1 nhóm, trả lời trên kahoot. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi, kĩ thuật tia chớp. - Câu hỏi: Câu 1: Công thức của alcohol no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n + 1O(n1). B. ROH. C. CnH2n + 1OH(n1). D. CnH2n + 2O2(n2). Câu 2: Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm…(1)….liên kết trực tiếp với….(2)…….. .Cụm từ thích hợp điền vào (1) và (2) lần lượt là A. –COOH (carboxyl), nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hyđrogen. B. –OH (hyđroxy), nguyên tử carbon no. C. , nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hyđrogen. D. –CH=O, nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hyđrogen. Câu 3. Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là A. 4- ethylpentan-2-ol. B. 2-ethylbutan-3-ol. C. 3-ethylhexan-5-ol. D. 3-ethylpentan-2-ol. Câu 4: Ethyl alcohol (C2H5OH) tác dụng được với tất cả các chất nào trong các dãy sau A. Na, HBr, CuO. B. Na, HBr, Fe. C. CuO, KOH, HBr. D. Na, HBr, NaOH. Câu 5. Công thức nào sau đây không phải là một phenol (phân tử các chất đều có nhân benzen)? A. C6H5 – CH2 – OH. B. CH3 – C6H4 – OH. C. C2H5 – C6H4 – OH. D. C6H5 – OH. Câu 6. Số hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng với NaOH là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  4. Câu 7. Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C. nước Br . D. H (Ni, 2 2 t0). Câu 8. Khi cho phenol tác dụng với nước bromine, ta thấy A. mất màu nâu đỏ của nước bromine. B. tạo kết tủa đỏ gạch. C. tạo kết tủa trắng. D. tạo kết tủa xám bạc. Câu 9. Cho các hợp chất: hexane, bromoethane, ethanol, phenol. Trong số các hợp chất này, hợp chất tan tốt nhất trong nước là A. hexane. B. bromoethane. C. ethanol. D. phenol. Câu 10: Phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm thuộc loại phản ứng gì ? R-X + OH-  R-OH + X- A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hóa. c. Sản phẩm Đáp án đúng là đáp án có gạch chân. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm: 1 bàn 1 nhóm để hoàn thành bài tập trắc nghiệm. Nhận nhiệm vụ - GV chiếu lần lượt câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV mở phần Kahoot.it, yêu cầu HS nhập mã - HS đăng nhập: Kahoot.it, nhập mã pin hoặc pin hoặc quét mã QR. quét mã QR. - GV chiếu các câu hỏi. - HS đọc câu hỏi để làm bài tập trắc nghiệm. - GV quan sát, theo dõi để nắm bắt tình hình học tập HS từ đó có biện pháp động viên, giúp đỡ HS kịp thời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gọi HS trình bày, giải thích các câu mà khó - HS chọn đáp án đúng. hoặc HS sai nhiều. Bước 4: Kết luận và nhận định HS theo dõi - Phương pháp đánh giá: Bảng kết quả trên kahoot - Công cụ đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - GV nhận xét, lưu ý thêm 1 số kiến thức mà HS chưa trình bày được, chốt kiến thức. 3.2. BÀI TẬP TỰ LUẬN a. Mục tiêu - HS làm được các bài tập liên quan đến dẫn xuất halogen, alcohol, phenol - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. b.Nội dung
  5. - GV cho học sinh làm bài tập. - Hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động nhóm. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, kĩ thuật XYZ. - Câu hỏi: (Tùy theo lực học của từng lớp, GV giao bài tập phù hợp) Bài 1. Viết các đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen có công thức phân tử C 4H9Cl và gọi tên theo danh pháp thay thế. Bài 2. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau a. khi đun nóng 2-chloropropane (CH3CHClCH3) với sodium hydroxide trong ethanol. b. đun nóng butan-2-ol với sulfuric acid đặc thu alkene. c. methanol với sodium. d. oxi hóa methanol bằng CuO. e. oxi hóa butan- 2-ol bằng CuO f. 4 – methylphenol tác dụng với nước bromine. Bài 3: Một đơn vị cồn tương đương 10 mL ( hoặc 7,89 gam) ethalnol nguyên chất. Theo khuyến cáo của ngành y tế, để đảm bảo sức khỏe mỗi người trưởng thành không nên uống quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Vậy mỗi người trưởng thành không nên uống quá bao nhiêu mL rượu 400 một ngày? c. Sản phẩm: Bài 1. Viết các đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen có công thức phân tử C 4H9Cl và gọi tên theo danh pháp thay thế. 2-chlorobutane 1-chlorobutane 2-chloro-2-methylpropane 1-chloro-2-methylpropane Bài 2. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau a. khi đun nóng 2-chloropropane (CH3CHClCH3) với sodium hydroxide trong ethanol. b. đun nóng butan-2-ol với sulfuric acid đặc thu alkene. c. methanol với sodium. d. oxi hóa CH3OH bằng CuO. e. oxi hóa CH3CH(OH)CH2CH3 bằng CuO f. 4 – methylphenol tác dụng với nước bromine. a. CH3 CH CH2 CH 3 H2SO4® CH3 CH CH CH 3 + H 20 SPC OH b. CH3 CH CH2 CH 3 H2SO4® CH2 CH CH2 CH 3 + H 20 SPP OH 2 CH3 OH + 2 Na 2 CH3 ONa + H2 c.
  6. t0 + Cu + H20 CH3 OH + CuO H CH O d. t0 CH3 OH + CuO H CH O + Cu + H20 e. t0 CH3 CH CH2 CH 3 + CuO CH3 C CH2 CH3 + Cu + H20 OH O f. Bài 3: Một đơn vị cồn tương đương 10 mL ( hoặc 7,89 gam) ethalnol nguyên chất. Theo khuyến cáo của ngành y tế, để đảm bảo sức khỏe mỗi người trưởng thành không nên uống quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Vậy mỗi người trưởng thành không nên uống quá bao nhiêu mL rượu 400 một ngày? Vcồn tối đa 1 ngày = 2. 10 = 20 mL Vậy mỗi người trưởng thành không nên uống quá 50 mL rượu 400 một ngày HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu bài tập. - Giao nhiệm vụ: Học sinh hoạt động cá nhân sau Nhận nhiệm vụ đó hoạt động nhóm. - Tùy thời gian, có thể phân: + Nhóm 1, 2, 3: Bài 1, Bài 3 + Nhóm 4, 5, 6: Bài 2 Hoặc các nhóm đều làm cả 3 bài. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, theo dõi để nắm bắt tình hình học - HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ nhanh cách tập HS từ đó có biện pháp giúp đỡ, khuyến khích làm, ghi vào vở. HS kịp thời. - HS hoạt động nhóm, nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm học sinh phụ trách 1 nội dung, thư kí tổng hợp kết quả, ghi lại kết quả thảo luận của nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu nhóm nộp sản phẩm nhanh hơn cử - Các nhóm nộp sản phẩm. đại diện báo cáo trước lớp.Các nhóm còn lại bổ - Nhóm nộp sản phẩm nhanh hơn cử đại diện báo sung. cáo trước lớp. - Các học sinh, nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung, sau đó nhận xét nhanh sản phẩm nhóm còn lại. Bước 4: Kết luận và nhận định - GV nhận xét đáp án các nhóm. -Học sinh theo dõi, bổ sung bài vào vở. - GV nhận xét, lưu ý thêm 1 số kiến thức mà HS chưa trình bày được, chốt kiến thức. GV nhắc nhở học sinh sửa bài tập vào vở. - Đánh giá: + Thông qua quan sát, đánh giá đồng đẳng.
  7. + Phương pháp đánh giá: Quan sát, viết. + Công cụ đánh giá: Câu hỏi tự luận. Hoạt động 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu - HS trả lời được các câu hỏi thực tế liên quan. - Rèn năng lực tự học, năng lực tính toán hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. b. Nội dung - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, kĩ thuật công não. - Câu hỏi: Nêu ý kiến của em về thực trạng xã hội trong cách sử dụng rượu, bia hiện nay. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng liên quan đến đồ uống có cồn? c. Sản phẩm 1.Thực trạng sử dụng rượu trong đời sống hiện nay - Việt Nam là nước đứng thứ 2 khu vực, đứng thứ 10 Châu Á và đứng thứ 29 thế giới về việc sử dụng rượu. Đây là mức rất đáng báo động. - Hầu như trên mỗi bàn tiệc, mỗi buổi liên hoan, mỗi cuộc gặp gỡ đều có sử dụng rượu. - Hiện tượng uống rượu bia không chỉ ở nam giới mà còn ở nữ giới. Ở các dân tộc miền núi, hiện tượng uống rượu càng phổ biến. - Hiện tượng uống rượu xuất hiện cả trong môi trường học đường, với cả những trẻ em dưới 18 tuổi. 2. Biện pháp để ngăn chặn tác hại của rượu đối với đời sống - Tuyên truyền, giáo dục mọi người biết sử dụng rượu đúng cách, đúng mức, có nhận thức đúng đắn về tác hại của rượu. - Có biện pháp cai nghiện đúng. - Nâng cao hiểu biết và nhận thức của giới trẻ trong việc sử dụng rượu d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đã giao bài tập cho học sinh trước tiết học. Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, theo dõi để nắm bắt tình hình học - Hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. tập HS từ đó có biện pháp động viên, giúp đỡ HS kịp thời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS xung phong trả lời câu hỏi. - Yêu cầu các HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung sung Bước 4: Kết luận và nhận định Học sinh bổ sung - GV nhận xét, khích lệ học sinh dựa vào các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi thực tế liên quan. - GV kết luận. - Đánh giá thông qua quan sát, đánh giá đồng
  8. đẳng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2