intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 6 (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 6 (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - carboxylic acid; luyện tập và vận dụng kiến thức để giải bài tập về hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - caroxylic acid. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 6 (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. Trường THPT …………. Họ và tên giáo viên Tổ: ………………….. ………………………….. ÔN TẬP CHƯƠNG 6 Tuần: Tiết: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong bài ôn tập. - Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chương. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo. 2. Năng lực hóa học Hệ thống hóa kiến thức về hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - caroxylic acid. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : sự kiên trì, tỉ mỉ và cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm; tích cực tìm tòi và sáng tạo học tập, hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, cá nhân do GV đưa ra. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập, sách giáo khoa hóa học 11 Chân trời sáng tạo, Powperpoint. - Các bài tập liên quan đến hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - caroxylic acid. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên. - Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lựa chọn và sự phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Mô tả chung Hoạt động Đáp ứng Nội dung cơ bản Phương Phương án (Thời gian) mục tiêu pháp, kĩ đánh giá thuật dạy học Hoạt động 1 : HS xác định được - Cá nhân tự trả lời Công não Phương pháp: Khởi động nhiệm vụ học tập câu hỏi – động Hỏi – đáp của các hoạt động - Nhận ra được các não Công cụ: Câu ( 10 phút) tiếp theo nhiệm vụ của các hỏi hoạt động học tiếp theo Hoạt động 2 : Thông qua bài tập Làm việc nhóm để giải Dạy học Phương pháp: Luyện tập và vậnhọc sinh nắm vững các bài tập carbonyl trực quan Hỏi - đáp dụng. kiến thức về hợp (aldehyde - ketone) - Công cụ: Câu (30 phút) chất carbonyl caroxylic acid. hỏi (aldehyde - ketone) - caroxylic acid.
  2. Hoạt động 3 : Hệ thống hóa kiến Củng cố kiến thức về Dạy học Phương pháp: Củng cố và tổngthức về hợp chất hợp chấtcarbonyl trực quan Hỏi - đáp kết. carbonyl (aldehyde - (aldehyde - ketone) - Công cụ: Câu (5 phút) ketone) - caroxylic caroxylic acid. hỏi acid. B. Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Khởi động (10 phút). 1. Mục tiêu Qua việc trả lời câu hỏi do GV đặt ra, HS xác định được các nhiệm vụ học tập cần giải quyết ở các nhiệm vụ tiếp theo. 2. Nội dung - HS trả lời câu hỏi do GV đặt ra. - HS định hướng các nhiệm vụ học tập cần giải quyết ở các hoạt động tiếp theo. CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: Hợp chất nào sau đây là aldehyde ? A. CH3COOH. B. CH3CH2OH. C. CH3CHO. D. CH3COOCH3. Câu 2: Các đồng phân của aldehyde C5H10O là: A. 2 B. 3 C.4 D. 5 Câu 3: Số đồng phân acid ứng với công thức C4H8O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 4: Dung dịch acetic acid không phản ứng được với A. Mg. B. NaOH. C. NaHCO3. D. NaNO3 Câu 5: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ? A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH. B. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO. C. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH. D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO. Câu 6: Hợp chất (CH3)2C(OH)CN được tạo ra từ phản ứng A. Propanal. B. Aceton C. Butan -2 -one D. Ethanal. Câu 7: Hợp chất nào sau đây không phải carboxylic acid ? A. HCOOH B. HCOOCH3 C.CH3COOH D. HOOC-COOH. Câu 8: Tên thay thế của CH2=CH-COOH là A. Propenoic acid B. Oxalic acid C. Acrylic acid. D. A hoặc C đúng. Câu 9: Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là A. 3-metylbutanal. B. 2-metylbutan-4-al. C. isopentanal. D. pentanal. Câu 10: Không thể phân biệt acetone và acetaldehyde bằng : A. AgNO3 trong dung dịch NH3. B. Cu(OH)2 trong dung dịch kiềm.
  3. C. Nước bromine. D. HCN. 3. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh. ĐÁP ÁN CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1 : Đáp án C Câu 2: Đáp án C Câu 3: Đáp án A Câu 4: Đáp án C Câu 5: Đáp án A Câu 6: Đáp án B Câu 7: Đáp án B Câu 8: Đáp án C Câu 9: Đáp án A Câu 10: Đáp án D - Nhiệm vụ học tập ở hoạt động tiếp theo mà HS xác định được: Luyện tập và vận dụng kiến thức để giải bài tập về hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - caroxylic acid. 4. Tiến trình dạy học Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo GV dẫn dắt, đặt vấn đề: HS lắng nghe vấn đề được đặt ra và tham gia GV chia lớp ra thành 4 nhóm (tương ứng với dự đoán câu trả lời cho vấn đề dựa trên các 4 tổ trong lớp), sau đó mỗi nhóm cử đại diện kiến thức, kinh nghiệm có sẵn của bản thân. lên bốc thăm để trả lời câu hỏi, có 5 lượt bốc thăm, mỗi lượt trả lời hai câu hỏi. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và tổng kết hoạt động  GV ghi nhận các dự đoán của học sinh.  Từ các kết quả dự đoán của HS, giáo viên tổng kết và định hướng hoạt động 2. Hoạt động 2 : Luyện tập và vận dụng (30 phút). 2.1. Hệ thống hóa kiến thức. 1. Mục tiêu. Hệ thống hóa kiến thức về hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - caroxylic acid. 2. Nội dung. Học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 3. Sản phẩm.
  4. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC A. ALDEHYDE - KETONE: I.Định nghĩa,phân loại,danh pháp: 1. Định nghĩa: * Aldehyde là các hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon khác hoặc với hydrogen. * VD: H-CH=O ; O=HC-CH=O.... * Ketone là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm carbonyl liên kết với 2 gốc hydrocacbon. * VD: CH3-CO-CH3, C6H5-CO-CH3,... 2. Danh pháp: * Tên thay thế của aldehyde đơn chức : Tên hidrocacbon no tương ứng bỏ kí tự e ở cuối + al. (Mạch chính là mạch dài nhất bắt đầu từ nhóm -CHO). * Tên thay thế của ketone đơn chức mạch hở: Tên hidrocacbon no tương ứng bỏ kí tự e ở cuối + Số chỉ vị trí nhóm carbonyl + al. * VD: CH3-CH(CH3)-CH2-CHO 3-metylbutanal. CH3-CHO : acetaldehyde hay ethanal. CH3-(CH2)3-CHO : valeraldehyde hay pentanal. II.Cấu tạo, tính chất vật lí: 1. Cấu tạo: Có nhóm : -CH = O chứa 1 liên kết đôi có 1δ bền và 1π kém bền. 2. Tính chất vật lí: - Ở điều kiện thường: HCHO, CH 3CHO là khí, không màu, xốc, tan tốt trong nước và trong các dung môi hữu cơ. Các chất còn lại là chất lỏng và rắn, độ tan giảm dần theo chiều tăng của M. III. Tính chất hóa học: 1. Phản ứng khử (với NaBH4 hoặc LiAlH4) : - Với aldehyde: bị khử thành alcohol bậc 1. R-CHO LiAlH4 R- CH2-OH (NaBH4 ) Ví dụ : CH3- CHOLiAlH4 CH3 - CH2-OH (NaBH4 ) - Với ketone : bị khử thành alcohol bậc 2. R-CO-R’ LiAlH4 R- CH(OH)- R’ Ví dụ : (NaBH4 ) LiAlH4 CH3- CO- CH3 CH3- CH(OH) -CH3 (NaBH4 ) 2.Phản ứng oxi hóa aldehyde ( với nước bromine, thuốc thử Toluen, với dung dịch Cu(OH)2). - Với nước bromine : Mất màu nước bromine.
  5. CH3-CHO + Br2 + H2O CH3-COOH+ 2HBr - Thuốc thử Toluen : Xuất hiện kết tủa màu bạc . AgNO3 + 3NH3 + H2O [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3 o CH3- CHO + 2[Ag(NH3)2]OH t CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O - Với dung dịch Cu(OH)2: Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch Cu2O. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 CH3- CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH to CH3COONa+ Cu2O + 3H2O 3. Phản ứng cộng vào nhóm carbonyl ( với HCN). CH3- CHO + HCN → CH3-CH(OH)-CN 4. Phản ứng tạo idoform CH3-CHO + 3I2 + 4NaOH → CHI3+ HCOONa + 3NaI + 3H2O IV. Điều chế: 1. Điều chế acetaldehyde bằng oxi hóa ethylene: CH2=CH2 + O2 2, CuCl2 PbCl CH3-CHO 2. Điều chế acetone từ cumene: V. Ứng dụng: - HCHO dùng sản xuất nhựa phenolfomandehit, urefomandehit. - Dung dịch fomon làm chất tẩy uế, sát trùng, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản. - CH3-CHO dùng sản xuất axit axetic làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất. - Một số dùng làm hương liệu trong CN thực phẩm, mỹ phẩm.. B. CAROXYLIC ACID I.Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp : 1. Định nghĩa : Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với ntử carbon khác hoặc với ntử hidrogen. * VD: H-COOH ; CH3-COOH... Nhóm -COOH là nhóm chức của carboxylic acid. 2. Danh pháp : * Tên thay thế : Số chỉ vị trí nhánh - Tên nhánh + Tên hydrocarbon tương ứng với mạch chính (bỏ kí tự e ở cuối) + oic + acid VD: CH3-CH(CH3)-COOH: 2-methylpropanoic acid. II. Đặc điểm cấu tạo: * Do nhóm chức có chứa nhóm -C=O có O có độ âm điện lớn nên: - H trong COOH của axit linh động hơn trong phenol và alcohol. - nhóm -OH trong axit cũng dễ bị đứt ra trong caá phản ứng hơn phenol và alcohol. III. Tính chất vật lí: * Tạo liên kết hidrogen bền hơn alcohol nên:
  6. - Ở đk thường : chất lỏng hoặc rắn. - Nhiệt độ sôi tăng khi khối lượng phân tử tăng, và cao hơn các alcohol có cùng khối lượng phân tử. - HCOOH, CH3COOH tan vô hạn trong nước, độ tan giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử. III. Tính chất hóa học: 1. Tính axit : a. Phân li trong nước: CH3-COOH CH3-COO- + H+. Làm quỳ hóa đỏ. b. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ : VD: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O 2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O c. Tác dụng với muối: của các axit yếu hơn như CO32- , SO32-... VD: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O d. Tác dụng với KL: đứng trước H. VD: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2 2. Phản ứng thế nhóm OH: Gọi là phản ứng este hóa . VD: CH3COOH + CH3OH CH3COOCH3+H2O V.Điều chế : 1. Lên men giấm: o C2H5OH + O2 Men giấm, 20-30 C CH3COOH + H2O 2. Oxi hóa ankan: o VD: 2C4H10 + 5Oxt, 180 C, 50 bar 2 4CH3COOH + 2H2O. VI. Ứng dụng: Làm nguyên liệu cho một số nghánh công nghiệp như : mỹ phẩm, dệt, hóa học... 4. Tiến trình dạy học Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( Nhóm 1 và HS chia nhóm ( theo tổ) và các nhóm tự phân 3 làm về hợp chất carbonyl; Nhóm 2 và 4 làm công nhiệm vụ. về carboxylic acid) và hệ thống hóa kiến thức Mỗi nhóm HS thảo luận và thống nhất đáp về hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - án cho các câu hỏi. caroxylic acid. ( Thời gian thảo luận 10 phút). Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo Yêu cầu về hệ thống hóa kiến thức phải đầy luận. Các học sinh khác quan sát, đưa ra ý đủ các nội dung sau : kiến và đặt câu hỏi nếu có thắc mắc. - Khái niệm, danh pháp, đặc điểm cấu tạo. - Tính chất vật lí và tính chất hóa học. - Ứng dụng và điều chế. Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu mỗi
  7. nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và tổng kết hoạt động  GV đánh giá mức độ hợp tác, thái độ làm việc của các nhóm dựa vào quan sát, ghi nhận.  Từ các kết quả dự đoán của HS, giáo viên tổng kết : GV tổng kết phần trả lời của nhóm trình bày. 2.2. Hướng dẫn học sinh giải bài tập. 1.Mục tiêu Thông qua bài tập học sinh nắm vững kiến thức về hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - caroxylic acid. 2.Nội dung HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi do GV đặt ra. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm methanal và ethanal tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag. Khối lượng methanal trong hỗn hợp là A. 4,4 gam. B. 3,0 gam. C. 6,0 gam. D. 8,8 gam. Câu 2:Cho 5,76 gam một carboxylic acid hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. CTCT X là A. CH2=CH-COOH B.CH3COOH. C. HC≡C-COOH. D. CH3-CH2-COOH Câu 3: Thực hiện phản ứng este hóa m gam CH 3COOH bằng một lượng vừa đủ C 2H5OH ( xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 1,76 gam este (H=100%). Giá trị của m là: A. 2,1 B. 1,2 C. 2,4 D. 1.4 Câu 4: Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch chứa 20,1 gam X gồm hai carboxylic acid no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau được 3,7185 lít khí đkc. CTPT của 2 acid đó là A. CH3COOH; C2H5COOH B. CH3COOH; HCOOH C. C2H5COOH; C3H7COOH D. C3H7COOH; C4H9COOH Câu 5: Để trung hòa 6,72 gam một carboxylic acid Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH. 3.Sản phẩm - Kết quả ghi bài vào phiếu học tập số 1. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1 : Đáp án C Câu 2: Đáp án A Câu 3: Đáp án B Câu 4 : Đáp án A Câu 5: Đáp án A
  8. 4.Tiến trình dạy học Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo Các nhóm HS (xếp theo tổ) ghi chú, thảo HS chia nhóm (theo tổ) và các nhóm tự phân luận trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập. công nhiệm vụ. GV kiểm tra việc HS đã tiếp nhận rõ nhiệm Mỗi nhóm HS thảo luận và thống nhất đáp vụ chưa. án cho các câu hỏi. GV công bố với HS phương án đánh giá Đại diện mỗi nhóm nộp phiếu học tập nhóm hoạt động: Nhận xét bằng lời đối với các và cách làm bài cho giáo viên. câu trả lời của nhóm HS. GV quan sát, ghi nhận sự hợp tác nhóm và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và tổng kết hoạt động  GV đánh giá mức độ hợp tác, thái độ làm việc của các nhóm dựa vào quan sát, ghi nhận.  Từ các kết quả dự đoán của HS, giáo viên tổng kết : GV tổng kết phần trả lời của nhóm trình bày. Hoạt động 3: Củng cố và tổng kết (5 phút). 1. Mục tiêu Hệ thống hóa kiến thức và tổng kết bài học. 2. Nội dung Giáo viên chốt kiến thức ôn tập chương 6 và yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà. BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu 1: Cho các nhận định sau: (a) Aldehyde là hợp chất chỉ có tính khử. (b) Aldehyde phản ứng khử với LiAlH4 thành alcohol bậc một (c) Aldehyde tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag. (d) Aldehyde no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi? A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH B. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO Câu 3: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch nước bromine? A. CH3CH2COOH. B. CH3COOCH3 C. CH2=CHCOOH D. CH3CH2CH2OH. Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 0,1mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch
  9. AgNO3 trong NH3 thì thu được khối lượng Ag là : 216,0gam B. 10,80 gam C. 64,80 gam D. 108,0 gam 3. Sản phẩm Kết quả học tập của học sinh. ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ NHÀ. Câu 1 : Đáp án C Câu 2 : Đáp án D Câu 3: Đáp án C Câu 4: Đáp án D 4. Tiến trình dạy học Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo GV dẫn dắt, đặt vấn đề: HS suy nghĩ để tìm ra đáp án chính xác. - HS trả lời các câu hỏi ôn tập trong trò chơi, mỗi câu trả lời có qui định thời gian hoàn thành. - GV kiểm tra việc HS đã tiếp nhận rõ nhiệm vụ chưa. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và tổng kết hoạt động  GV ghi nhận các dự đoán của học sinh.  Từ các kết quả dự đoán của HS, giáo viên tổng kết chương 6,thông báo đáp án và công bố điểm vào tiết sau. V. PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập. 2. Bảng kiểm (dùng để đánh giá kết quả hoạt động của nhóm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2