intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học lớp 9 : Tên bài dạy : PHÂN BÓN HOÁ HỌC

Chia sẻ: Abcdef_30 Abcdef_30 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

294
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu : 1. Kiến thức : - HS biết được vai trò, ý nghĩa của những nguyên tố hoá học đối với đời sống của thực vật. - Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và CTHH của mỗi loại P.bón. - HS biết được phân bón vi lượng là gì? Và 1 số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật 2. Kĩ năng : -

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 9 : Tên bài dạy : PHÂN BÓN HOÁ HỌC

  1. PHÂN BÓN HOÁ HỌC I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - HS biết được vai trò, ý nghĩa của những nguyên tố hoá học đối với đời sống của thực vật. - Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và CTHH của mỗi loại P.bón. - HS biết được phân bón vi lượng là gì? Và 1 số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật 2. Kĩ năng : - Biết tính toán để tính thành phần phần % theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại 3. Thái độ : - HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên :
  2. -Mẫu 1 số loại phân bón có trong SGK và phân loại (Phân bón đơn, kép, vi lượng....) 2. Học sinh : -Sưu tầm mẫu các loại phân bón, CTHH của chúng và được dùng ở địa phương. III. Tiến trình bài dạy : 1. Kiểm tra bài cũ : (5p) Cách khai thác và ứng dụng của muối NaCl?(10đ) Cách khai thác (5đ) - Từ nước biển: cho nước biển bay hơI từ từ -> thu được muối kết tinh - Từ mỏ muối: đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. Muối mỏ được khai thác rồi nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch Ứng dụng (5đ) + Làm gia vị và bảo quản thực phẩm +Dùng để sản suất Na, Cl2, H2, NaOH,….... * Đặt vấn đề vào bài mới : (2p)
  3. Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hoá học nào cần thiết phải có? C, O, H, N, S, K, Ca, Mg... Vậy những nguyên tố hoá học này có ở đâu? Có trong đất và trong phân bón hoá học Vậy phân bón hoá học có những công dụng như thế nào?Ta thường dùng những loại phân gì? Để biết được ta vào bài mới. 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học Nội dung bài học sinh Ở cơ thể thực vật thành phần chủ I.Những ? nhu cầu của cây HS yếu là gì? trồng(18p) Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong thức 1.Thành phần của thực vật: vật (Khoảng 90%). ? Ngoài thành phần chủ yếu là nước HS thì thực vật còn có những thành - Nước chiếm tỷ lệ lớn khoãng phần nào khác? 90%. Trong thành phần các chất khô còn - Cácchất khô: 10%
  4. lại (10%) thì có đến 99% là những +Có tới 99% là những nguyên tố C, GV nguyên tố C, H, N, O, K, Ca, Mg, O, H, N, S, K, Ca, Mg... P, S và 1% là những nguyên tố vi +1% còn lại là những nguyên tố vi lượng như: Bo, Cu, Zn, Fe, Mn, ... lượng: B, Cu, Fe, Mn... GV Giải thích các nguyên tố vi lượng. 2.Vai trò của các ng.tố hoá học với TV: ? Cho HS nghiên cứu vai trò của các HS nguyên tố hoá học đối với thực vật - Các nguyên tố C, H, O  cấu tạo GV ở SGK. nên hợp chất gluxit nhờ có quá Những nguyên tố C, H, O, N, K, P trình quang hợp. có những vai trò chủ yếu gì đối với -Ng.tố N  kích thích cây trồng  cây trồng? mạnh. TL -Ng.tố P kích thích sự của bộ rễ Giải thích vai trò của C, H, O  TV. Quá trình quang hợp: -Ng.tố K k.thích cây trồng ra Ánh sáng hoa, làm hạt nCO2 + mH2O
  5. Cn(H2O)m + nO2 -Nguyên tố S  tổng hợp prôtêin Diệp lục -Các ng.tố Ca, Mg  sinh sản chất diệp lục. -Những nguyên tố vi lượng  cần thiết cho sự phát triển của thực vật. GV II .Những phân bón hoá học ? thường dung(15p) 1. Phân bón đơn: -Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 HS nguyên tố dinh dưỡng chính là GV N,P,K. Giới thiệu phân bón đơn. ? a.Phân đạm: Gồm Urê CO(NH2)2 Ở địa phương và gia đình ta chứa 46%N, Amôninitrat NH NO 4 3 HS thường dùng những loại phân đạm, chứa35%N,Amônisunfat(NH ) SO 42 4 GV phân lân, phân kali chủ yếu nào? chứa 21%N. TL b. Phân lân: Gồm Phôtphat tự Giới thiệu thêm 1 số phân mà HS nhiên: (chưa qua chế biến) thành chưa biết.
  6. Trong đạm urê tỷ lệ nguyên tố N phần chính Ca3(PO4)2 chiếm bao nhiêu %? -Supephôtphat: (qua chế biến)  TL thành phần chính Ca3(H2PO4)2 Hướng dẫn HS cách tính toán để c. Phân kali: Gồm Kali clorua xác định %. ? (KCl) và Kalisunfat (K2SO4) dể HS tan trong nước. 2. Phân bón kép: GV -Là phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N,P,K. -Trộn tỷ lệ lựa chọn thích hợp giữa đạm, lân, kali  NPK. -Tổng hợp trực tiếp bằng phương GV Phân bón kép là gì? Kể 1 số phân pháp hoá học: KNO , (NH ) HPO 3 42 4 bón kép? 3. Phân bón vi lượng: GV TL : -Phân bón có chứa 1 số nguyên tố hoá học B, Zn, Mn...dưới dạng hợp Giới thiệu cách tạo ra phân NPK. chất.
  7. Giới thiệu phân bón vi lượng. Cho HS đọc ứng dụng (SGK) 3. Củng cố, luyện tập : (4p) Làm bài tập 1 SGK tr39 a) Tên hoá học của phân bón : KCl : Kali clorua NH4NO3 : Amoni nitrat NH4Cl : Amoni clorua (NH4)2SO4 : Amoni sunfat Ca3(PO4)2 : Canxi photphat Canxi đihiđrophotphat Ca(H2PO4)2 : Amoni hiđrophotphat (NH4)2HPO4 : KNO3 : Kali nitrat b) Hai nhóm phân bón :
  8. – Phân bón đơn : KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, Ca3(PO4)2. – Phân bón kép : (NH4)2HPO4, KNO3. c) Phân bón kép NPK : Trộn các phân bón NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp, được phân bón NPK. BT 2.* Phương pháp hoá học nhận biết KCl, NH4NO3 và Ca(H2PO4)2 : – Đun nóng với dd kiềm, chất nào có mùi khai là phân bón NH4NO3. – Cho dd Ca(OH)2 vào, chất nào tạo ra kết tủa trắng là phân bón Ca(H2PO4)2. – Chất còn lại là phân bón KCl. BT 3. Hướng dẫn : a) Nguyên tố dinh dưỡng là đạm (nitơ). b) 21% đạm (nitơ). c) 106 g đạm (nitơ). 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (1p) -Học bài cũ
  9. - Làm các bài tập 2,3 (SGK- 39). -Chuẩn bị: Ôn tập lại toàn bộ tính chất hoá học của Ôxit, Axit, Bazơ, Muối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2