intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án kỹ thuật

Chia sẻ: Havandung DUNG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

377
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa. Nhìn chung có thể hiểu công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án kỹ thuật

  1. Giáo án kỹ thuật
  2. GIÁO ÁN SỐ: 5 Thời gian thực hiện: 1tiêt. Lớp: CK 5A Số giờ đã giảng: …………………………. Thực hiện ngày tháng năm 2007 Chương II. HÀN HỒ QUANG TAY Tên bài: Bài 1. THỰC CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀN HỒ QUANG TAY - Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: - Nhận biết được phương pháp hàn hồ quang tay - Phân tích được ưu và nhược điểm của phương pháp hàn I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: ………………… Số học sinh vắng:…………….. Tên: ………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: ………………… - Câu hỏi kiểm tra: - Dự kiến học sinh kiểm tra: ……………………………………………………………………. Tên Điểm III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: ………………… - Đồ dùng và phương tiện dạy học: Đề cương, giáo án, bảng đen, phấn, th ước - Nội dung, phương pháp: Nội dung hướng dẫn Phương pháp thực hiện TT T. gian THỰC CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀN HỒ Giáo viên dẫn nhập. QUANG TAY. Thực chất. Thuyết trình, phát vấn 1 Hàn hồ quang tay là một quá trình hàn nóng Gv: Tại sao lại gọi là hàn chảy, trong đó hồ quang được tạo ra giữa điện hồ quang tay? cực nóng chảy (que hàn) và vật hàn. Trong Gv tổng kết các ý kiến và quá trình hàn mọi thao tác của ng ười th ợ nh ư đưa ra khái niệm. gây hồ quang, dịch chuyển que hàn … đ ều thực hiện bằng tay. Đặc điểm. Thuyết trình, phát vấn 2 - Ưu điểm: GV: Hàn hồ quang tay có Hàn hồ quang tay được sử dụng phổ biến những ưu điểm nào? nhất so với các phương pháp hàn khác bởi Gv tổng kết các ý kiến và tính linh động, tiện lợi và đa năng của nó. đưa ra các ưu điểm của Phương pháp hàn này cho phép thực hiện phương pháp. các mối hàn ở mọi vị trí trong không gian, thi ết bị hàn dễ chế tạo, vận hành, sữa chữa và
  3. mức độ đầu tư thấp. - Nhược điểm: GV: Hàn hồ quang tay có Do mọi chuyển động cơ bản đều thực hiện những nhược điểm nào? bằng tay nên chất lượng và năng suất hàn Gv tổng kết các ý kiến và không cao, hoàn toàn phụ thuộc vào trình đ ộ đưa ra các nhược điểm của tay nghề, kinh nghiệm của người thợ. Bên phương pháp. cạnh đó năng suất hàn hồ quang tay tương đối thấp và điều kiện làm việc của người thợ hàn không tốt (chịu tác động trực tiếp của môi trường khói, ánh sáng và nhiệt độ của hồ quang …) IV. TỔNG KẾT BÀI : Thời gian: ……….... Nội dung Phương pháp T. gian Gv tóm tắt các nội dung chính: Thuyết trình - Thực chất - Đặc điểm của hàn hồ quang tay V. RA BÀI TẬP VỀ NHÀ Thời gian:…………. Nội dung Phương pháp T. gian Gv nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ Thuyết trình VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM: (Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện) …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……… TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày tháng năm 2007 Giáo viên soạn
  4. GIÁO ÁN SỐ: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết. Lớp: CK 5A. Số giờ đã giảng: …………………………. Thực hiện ngày tháng năm 2007 HỒ QUANG HÀN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NÓ Tên bài: Bài 2. - Mục đích: Trang bị cho học sinh các kiến thức về hồ quang hàn. Giúp h ọc sinh n ắm được khái niệm và tính chất của hồ quang hàn đ ể ứng d ụng vào th ực t ế khi gây h ồ quang và điều chỉnh hồ quang cháy tốt. - Yêu cầu: Sau khi học xong bài này học sinh nắm được: + Khái niệm về hồ quang hàn + Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của hồ quang khi hàn I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: ………………… Số học sinh vắng:…………….. Tên: ………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: ………………… - Câu hỏi kiểm tra: Nêu thực chất và đặc điểm của phương pháp hàn hồ quang tay? - Dự kiến học sinh kiểm tra: ……………………………………………………………………. Tên Điểm III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: ………………… - Đồ dùng và phương tiện dạy học: Đề cương, giáo án, bảng đen, phấn, th ước. - Nội dung, phương pháp: Nội dung hướng dẫn Phương pháp thực hiện TT T. gian HỒ QUANG HÀN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NÓ Hồ quang hàn. Thuyết trình, phát vấn 1 a, Hồ quang: GV nêu khái niệm hồ quang Hồ quang là hiện tượng phóng điện cực mạnh GV giải thích nội dung, lấy và liên tục qua môi trường khí đã bị Ion hoá các VD minh hoạ giữa các điện cực trái dấu. Hồ quang hàn phát ra một nguồn ánh sáng và GV nêu các đặc điểm của cung cấp một nguồn nhiệt lớn, nguồn nhiệt có hồ quang. độ tập trung cao dùng để làm nóng chảy vật liệu hàn và kim loại cơ bản để tạo thành mối hàn. b, Sự hình thành hồ quang hàn. Gv trình bày các giai đoạn Có thể chia sự hình thành hồ quanh hàn qua 4 hình thành hồ quang khi
  5. giai đoạn. hàn. - Giai đoạn 1: Que hàn tiếp xúc với vật hàn, xảy ra hiện tượng ngắn mạch, sinh ra một lượng nhiệt lớn tại chỗ tiếp xúc. - Giai đoạn 2: Kim loại nóng chảy tại vị trí tiếp xúc giữa điện cực và vật hàn. - Giai đoạn 3: Khi nhấc que hàn lên dưới tác dụng của lực từ trường làm tiết diện của cột kim loại lỏng giảm - Giai đoạn 4: Cột kim loại lỏng đứt và hình thành hồ quang c, Các vùng của hồ quang. Gv phân tích các vùng của Hồ quang có 3 vùng cơ bản: Vùng catot, vùng cột hồ quang anot và vùng cột hồ quang. Các ảnh hưởng của các Khi hàn bằng điện cực không nóng chảy dòng vùng nhiệt độ đó đến sự điện một chiều: hình thành và chất lượng - Vùng catot: Có nhiệt độ khoảng 2500 – mối hàn. 30000C. - Vùng anot: Có nhiệt độ 2500 – 40000C. - Vùng cột hồ quang: Nhiệt độ đạt đến 6000 – 70000C. Chú ý: Khi hàn bằng điện cực nóng chảy, nhiệt độ vùng catot và anot ngược lại so với điện cực không nóng chảy. Khi hàn bằng dòng điện xoay chiều nhi ệt đ ộ phân bố trên que hàn và vật hàn là như nhau. Phương pháp gây hồ quang Gv trình bày hai phương 2 Khi gây hồ quang, có hai phương pháp, đó là pháp gây hồ quang chủ yếu phương pháp mổ thẳng và phương pháp ma khi hàn nóng chảy. sát: - Phương pháp mổ thẳng: Gv: So sánh ưu và nhược Cho que hàn tiếp xúc với vật hàn theo ph ương điểm của hai phương pháp vuông góc. Nhấc que hàn lên khỏi vật hàn (2 – gây hồ quang? 3mm) sẽ hình thành hồ quang . Duy trì khoảng cách từ đầu que hàn đến vật hàn một khoảng 2 – 4mm để hồ quang cháy ổn định. - Phương pháp ma sát. Đặt nghiêng que hàn so với bề bặt vật hàn một góc nào đó, cho đầu que hàn quẹt nhẹ lên bề mặt vật hàn và đưa về vị trí thẳng góc với nó để hình thành hồ quang và giữ cho hồ quang cháy ổn định ở một khoảng cách l = (2 – 4mm) Đối với người mới học nghề phương pháp ma sát dễ thực hiện hơn nhưng nó rất dễ làm hỏng bề mặt của chi tiết hàn và rất khí thao
  6. tác trong điều kiện không gian hẹp. Phương pháp mổ thẳng gây hồ quang gọn, êm nhưng dễ bị tắt và chập mạch. Thuyết trình, vấn đáp 3 Sự ổn định của hồ quang hàn. Gv nêu vấn đề về vai trò Để có được mối hàn tốt hồ quang hàn cần có của hồ quang một số đặc tính công nghệ nhất định như dễ hình thành, có tính ổn định, ít nhạy cảm khi có sự thay đổi về chiều dài trong một giới hạn Gv nêu một số yếu tố ảnh nhất định, dễ gây lại sau khi tắt … Các đ ặc hưởng đến đặc điểm công tính đó chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: nghệ của hồ quang. Mối tương quan giữa dòng điện và điện áp hàn, loại dòng điện hàn và từ trường. Gv giải thích mối tương a, Ảnh hưởng của mối tương quan giữa quan giữa dòng điện và dòng điện và điện áp hàn. điện áp hàn ảnh hưởng đến Mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp hàn độ ổn định của hồ quang. khi chiều dài hồ quang không đổi được gọi là đường đặc tính tĩnh của hồ quang. Đường đặc tính tĩnh của hồ quang có thể được chia làm 3 vùng: I, II, III - Vùng I: (Ih < 100A). Điện áp giảm khi tăng cường độ dòng điện hàn, đường đặc tính dốc. - Vùng II: Điện áp hầu như không phụ thuộc vào cường độ dòng điện mà chỉ thay đổi theo chiều dài hồ quang, đường đặc tính hầu như song song với trục hoành và được gọi là đường đặc tính cứng. - Vùng III: Điện áp hàn tăng lên cùng với sự tăng của cường độ dòng điện, đường đặc tính dốc lên. Từ đó có thể thấy, đặc tính tĩnh của hồ quang hàn U = f(Ih) có các dạng khác nhau trong khoảng biến đổi nhất định của dòng điện hàn. Gv giải thích yếu tố dòng b, Ảnh hưởng của dòng điện hàn. điện hàn ảnh hưởng đến độ Khi hàn bằng dòng một chiều hồ quang sẽ ổn định của hồ quang cháy ổn định. Nhưng trong thực tế người ta còn sử dụng dòng xoay chiều để hàn. Dòng xoay chiều thường có tần số 50 Hz khiến cho dòng điện đổi cực tương ứng với tần số đó, hồ quang được kích thích và tắt 100 lần/ giây. Do đó khi hàn bằng dòng điện xoay chi ều h ồ quang cháy không ổn định. Gv giải thích yếu tố từ c, Ảnh hưởng của từ trường. trường ảnh hưởng đến độ Sự ổn định của hồ quang hàn và khả năng ổn định của hồ quang định hướng nó và chỗ cần thiết khi hàn bằng dòng một chiều phụ thuộc vào hướng tác động của từ trường xung quanh hồ quang. Có
  7. thể hình dung hồ quang hàn như một dây dẫn mềm bằng khí. Dưới tác dụng của từ trường, nó có thể chuyển dịch như một dây dẫn thông thường, đồng thời còn bị biến dạng và kéo dài ra. Nếu từ trường xung quanh cột hồ quang phân bố đối xứng thì nó không bị thổi lệch, khi từ trường phân bố không đói xứng hồ quang sẽ bị thổi lệch về phía có mật độ đường sức từ nhỏ hơn Nếu vị trí nối dây vào vật hàn gần hồ quang, từ trường có ảnh hưởng đối xứng lên cột hồ quang không gây nên thổi lệch hồ quang, n ếu vị trí nối dây xa hồ quang, hồ quang sẽ bị thổi lệch về phía có từ trường yếu hơn. Lực thổi lệch tỷ lệ với cường độ dòng điện hàn, do đó hiện tượng thổi lệch hồ quang rất rõ khi hàn bằng dòng điện một chiều từ 300A trở lên. Có thể khắc phục bằng cách thay đổi vị trí nối dây vào vật hàn, nghiêng que hàn về phía h ồ quang bị thổi lệch. Ngoài yếu tố ảnh hưởng của từ trường, khi hàn hồ quang còn bị thổi lệch do ảnh hưởng của vật liệu sắt từ, ảnh hưởng của thuốc bọc que hàn không đều, ảnh hưởng của luồng khí, gió mạnh … * Để khắc phục hiện tượng thổi lệch hồ quang do từ trường có thể dùng các biện pháp sau: - Thay đổi vị trí nối dây vào vật hàn nhằm t ạo ra từ trường phân bố đều xung quanh cột h ồ quang (khó thực hiện) - Thay đổi góc nghiêng que hàn trong lúc hàn. - Giữ que hàn nằm trên đường phân giác khi hàn góc. - Thay dòng một chiều bằng dòng xoay chiều. IV. TỔNG KẾT BÀI : Thời gian: ……….... Nội dung Phương pháp T. gian Tóm tắt các nội dung chính: thuyết trình - Hồ quang - Các phương pháp gây hồ quang - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định của hồ quang V. RA BÀI TẬP VỀ NHÀ Thời gian:…………. Nội dung Phương pháp T. gian
  8. Gv nhắc nhở HS về nhà học bài thuyết trình VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM: (Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện) …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …….. TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày tháng năm 2007 Gv so ạn GIÁO ÁN SỐ: 7 Thời gian thực hiện: 2 tiết. Lớp: CK 5A. Số giờ đã giảng: …………………………. Thực hiện ngày tháng năm 2007 Tên bài: Bài 3: PHÂN LOẠI HÀN HỒ QUANG TAY Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: - Nhận biết được các phương pháp hàn hồ quang tay d ựa trên các tiêu chí phân lo ại. - Phân tích được các đặc điểm của từng phương pháp hàn I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: ………………… Số học sinh vắng:…………….. Tên: ………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: ………………… - Câu hỏi kiểm tra: Trình bày các phương pháp gây hồ quang? - Dự kiến học sinh kiểm tra: ……………………………………………………………………. Tên Điểm III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: ………………… - Đồ dùng và phương tiện dạy học: Đề cương, giáo án, bảng đen, phấn, th ước, - Nội dung, phương pháp: Nội dung hướng dẫn Phương pháp thực hiện TT T. gian PHÂN LOẠI HÀN HỒ QUANG TAY Gv dẫn nhập Phân loại theo điện cực hàn Thuyết trình, vấn đáp 1 Có hai loại: Hàn hồ quang tay bằng điện c ực Gv trình bày cách phân loại nóng chảy và hàn hồ quang tay bằng điện cực theo điện cực hàn. không nóng chảy a. Hàn hồ quang tay bằng điện cực nóng chảy. (SMAW). Điện cực là que hàn hồ quang cháy giữa que hàn và vật hàn, mối hàn được hình thành ch ủ yếu là do kim loại nóng chảy tạo thành. b. Hàn hồ quang tay bằng điện cực không nóng chảy. Điện cực được chế tạo bằng than, grafit hoặc
  9. wonfram, khi hàn điện cực này không bị nóng chảy, sự hình thành mối hàn là do kim loại nóng chảy hoặc dùng que hàn phụ bù đắp kim loại mối hàn. Phân loại phương pháp nối dây Thuyết trình, vấn đáp 2 Có 3 loại: Nối dây trực tiếp, nối dây gián tiếp Gv trình bày cách phân loại và nối dây hỗn hợp theo phương pháp nối dây a. Nối dây trực tiếp Nối một cực của nguồn hàn với vật hàn, còn Gv giải thích cách nối cực còn lại nối với điện cực hàn, hồ quang thuận, nối nghịch, đặc điểm trực tiếp cháy giữa que hàn và vật hàn. Khi và ứng dụng của từng hàn bằng dòng điện một chiều người ta có thể phương pháp nối dây. nối dây trực tiếp theo 2 cách: - Nối thuận: Là nối điện cực hàn với cực âm của nguồn điện còn vật hàn thì nối với cực dương của nguồn (ký hiệu DC-). - Nối nghịch: Là nối điện cực hàn với cực dương còn vật hàn thì nối với cực âm của nguồn. Khi hàn bằng điện cực nóng chảy với DC nối thuận 70% nhiệt lượng tập trung ở que hàn còn 30% ở vật hàn cho nên điện cực nóng chảy với tốc độ nhanh nhưng chiều sâu ngấu của mối hàn bé nên phương pháp này thường sử dụng khi hàn những vật mỏng. Ngược lại khi nối nghịch nhiệt lượng chủ yếu tập trung ở vật hàn nên tốc độ nóng chảy que hàn bé nhưng chiều sâu ngấu mối hàn lớn nên được sử dụng khi hàn những tấm thép dày. Khi hàn bằng dòng điện xoay chiều tốc độ nóng chảy của que hàn và chiều sâu nóng chảy của vật hàn có giá trị trung bình của 2 cách đấu trên b. Nối dây gián tiếp Là nối hai cực của nguồn điện với điện cực hàn que hàn chứ không nối với vật hàn. H ồ quang cháy giữa hai điện cực hàn. Cách n ối này chỉ dùng khi hàn bằng điện cực không nóng chảy. Khi muốn hàn ta để hồ quang gần mối hàn thì mới làm nóng chảy được vật hàn. Ưu điểm là có thể điều chỉnh được nhiêt độ truyền vào vật hàn bằng cách điều chỉnh khoảng cách từ điện cực đến vật hàn, thường Thuyết trình, vấn đáp sử dụng khi hàn tấm mỏng, hợp kim và h ợp Gv trình bày cách phân loại theo dòng điện hàn kim màu.
  10. c. Nối dây hỗn hợp Được sử dụng khi hàn bằng hồ quang ba pha. Hai cực của nguồn điện được nối với điện cực không nóng chảy còn một cực được nối với vật hàn khi, cách nối này có ưu điểm là nhiệt độ tập trung ở vùng hàn cao do đó cho năng suất hàn cao. 3 Phân loại theo dòng điện Có 2 loại: - Hàn bằng dòng điện xoay chiều AC - Hàn bằng dòng điện một chiều DC Hàn bằng dòng xoay chiều có ưu điểm: thiết Gv nêu các ưu và nhược bị đơn giản, dễ bảo quản, giá thành tương đối điểm khi hàn bằng dòng thấp, thuận tiện cho những nơi gần lưới điện, xoay chiều và một chiều. không gây nên hiện tượng thổi lệch hồ quang. Nhưng bên cạnh đó có những nhược điểm về mặt công nghệ như: khó gây hồ quang và hồ quang cháy không ổn định do đó khó đạt chất lượng mối hàn cao, không dùng được với tất cả các loại que hàn… Hàn bằng dòng điện một chiều có những đặc điểm ngược lại do vậy hiện nay hai phương pháp này cùng tồn tại và bổ trợ cho nhau. IV. TỔNG KẾT BÀI : Thời gian: ……….... Nội dung Phương pháp T. gian Gv tóm tắt các nội dung chính: Thuyết trình - Cách phân loại theo điện cực hàn - Phân loại theo phương pháp nối dây - Phân loại theo dòng điện V. RA BÀI TẬP VỀ NHÀ Thời gian:…………. Nội dung Phương pháp T. gian Gv nhắc nhở HS về nhà học bài thuyết trình VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM: (Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện) …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……… TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày tháng năm 2007 GV sọan
  11. GIÁO ÁN SỐ: 8 Thời gian thực hiện: 5 tiết. Lớp: CK 5A Số giờ đã giảng: …………………………. Thực hiện ngày tháng 03 năm 2007 Bài 4. THIẾT BỊ HÀN HỒ QUANG TAY. Tên bài: Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: - Giải thích được một số yêu cầu chung đối với máy hàn hồ quang tay. - Trình bày được các đặc điểm chính của các máy hàn xoay chi ều và m ột chi ều. - Liên hệ được với thực tế khi bảo quản và sử dụng máy hàn điện I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: ………………… Số học sinh vắng:…………….. Tên: ………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: ………………… - Câu hỏi kiểm tra: Thế nào là nối thuận, nối nghịch dòng đi ện m ột chi ều, đ ặc đi ểm và phạm vi ứng dụng của các cách nối này? - Dự kiến học sinh kiểm tra: ……………………………………………………………………. Tên Điểm III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: ………………… - Đồ dùng và phương tiện dạy học: Đề cương, giáo án, bảng đen, phấn, th ước, - Nội dung, phương pháp: Nội dung hướng dẫn Phương pháp thực hiện TT T. gian THIẾT BỊ HÀN HỒ QUANG TAY. Gv dẫn nhập Yêu cầu đối với máy hàn hồ quang tay. Thuyết trình, vấn đáp 1 Máy hàn hồ quang tay là thiết bị dùng để Gv: Chức năng của máy cung cấp năng lượng cho quá trình hàn, máy hàn? hàn hồ quang rất đa dạng tuy nhiên chúng đều phải thoã mãn một số yêu cầu cơ bản sau:
  12. 1. Điện áp không tải của máy (Uo) phải cao Gv trình bày các yêu cầu đối hơn điện áp hàn (Uh) nhưng không gây nguy với máy hàn hồ quang tay hiểm cho người (Uo < 80 V) Gv: tại sao điện áp không tải Ví dụ: Đối với nguồn xoay chiều: U o = 55 – phải cao hơn điện áp hàn? Lấy các ví dụ để minh hoạ 80V Đối với nguồn một chiều: Uo = 30 – 50V Lưu ý khi hàn: Đối với nguồn xoay chiều: Uh = 25 – 40 V Đối với nguồn một chiều: Uh = 16 – 35V 2. Đường đặc tính ngoài của máy phải là Giáo viên giải thích về đường đặc tính dốc để khi chiều dài hồ đường đặc tính ngoài của quang thay đổi thì dòng điện thay đ ổi ít máy. (Đường dặc tính ngoài của máy là quan hệ GV: Tại sao đường đặc tính giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế) ngoài của máy phải dốc? 3. Điện thế công tác của máy phải có sự thay GV: Tai sao điện thế công đổi nhanh chóng để thích ứng với chiều dài tác của máy phải thay đổi hồ quang. Khi chiều dài hồ quang tăng thì để thích ứng với chiều dài điện thế tăng, khi chiều dài hồ quang giảm hồ quang? thì điện thế giảm. 4. Khi hàn hồ quang tay hiện t ương ngắn Gv giải thích về hiện tượng mạch thường xuyên xảy ra, lúc này cường độ ngắn mạch khi hàn và cơ dòng điện rất lớn có thể làm hỏng máy. Do chế bảo vệ máy hàn. đó máy hàn phải có dòng điện ngắn mạch I O không quá lớn I0 < (1,3 – 1,4).Ih. 5. Máy hàn phải điều chỉnh được cường độ dòng điện để thích ứng với những yêu cầu khác nhau. Máy hàn hồ quang xoay chiều Thuyết trình, vấn đáp 2 a. Những vấn đề chung về máy hàn xoay chiều. - Máy hàn xoay chiều chủ yếu là loại biến áp GV: Máy biến áp là gì? hàn, dùng dòng điện một pha hoặc 3 pha, máy hàn 3 pha có nhiều ưu điểm hơn máy Hs suy nghĩ và trả lời. hàn 1 pha. - Máy hàn hồ quang tay chủ yếu là loại giảm GV tổng kết ý kiến và nêu áp. chuyển từ điện áp cao (dòng điện bé) một số vấu đề liên quan đến của lưới điện thành điện áp thấp, dòng điện máy biến áp. cao. Số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây cuộc thứ cấp. GV: Máy biến áp hàn có đặc điểm gì? U1/U2 = I2/I1 = n1/n2. Trong đó: U1: điện áp sơ cấp HS suy nghĩ và trả lời. U2: điện áp thứ cấp cấp I1: dòng điện sơ cấp Gv tổng kết các ý kiến và
  13. I2: dòng điện thứ cấp cấp nêu các đặc điểm chính của n1: số vòng dây cuộn sơ cấp máy biến áp. n2: số vòng dây cuộn thứ cấp cấp * Số vòng dây cuộn thứ cấp giảm bao nhiêu lần thì tiết diện tăng bấy nhiêu lần. - Các bộ phận chính của máy gồm: GV trình bày các bộ phận + Bộ biến áp chính chính của máy biến áp hàn. + Khung + Cơ cấu điều khiển dòng điện. + Hệ thống làm mát a. Cấu tạo và phương pháp điều khiển dòng điện ở một số loại máy hàn xoay chiều. - Máy hàn hồ quang xoay chiều với bộ tự cảm riêng. Gv vẽ sơ đồ cấu tạo lên * Cấu tạo: bảng và giải thích các bộ Máy gồm 2 bộ phận chính: phận chính. + Bộ biến áp chính: Gồm cuộn dây sơ cấp W1 và cuộn thứ cấp W2 quấn quanh lõi thép. + Bộ tự cảm được mắc nối tiếp với cuộn thứ cấp. * Phương pháp điều khiển dòng điện: GV trình bày phương pháp Bộ tự cảm được mắc nối tiếp ở cuộn thứ điều khiển dòng điện. cấp để tạo đường đặc tính dốc và liên tục và thay đổi cường độ dòng điện hàn. Khi muốn điều chỉnh dòng điện hàn ta điều chỉnh khe hở a trên bộ tự cảm. Khi tăng khe hở a thì dòng điện tăng, khi giảm khe hở a thì dòng điện giảm. Hoặc điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí nối dây trên bộ tự cảm. - Máy hàn xoay chiều có lõi từ di động. Gv vẽ sơ đồ cấu tạo lên * Cấu tạo: bảng và giải thích các bộ Máy gồm cuộn sơ cấp W1 và cuộn thứ phận chính. cấp W2 quấn quanh lõi thép B. ở giữa 2 cuộn dây được đặt một lõi di động A để tạo ra sự phân nhánh từ thông Φ0 chạy trong lõi máy. * Phương pháp điều khiển dòng điện: GV trình bày phương pháp Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn sơ điều khiển dòng điện. cấp W1 sẽ sinh ra từ thông Φ0 chạy trong lõi thép, từ thông này sẽ sinh ra một dòng điện cảm ứng trong cuộ W2. Để thay đổi dòng điện trong cuộn W2 ta thay đổi từ thông Φ2 , thay đổi từ thông Φ2 bằng cách thay đổi vị trí của lõi A. nếu điều chỉnh lõi A đi sâu vào khung lỡi biến áp thì trị số từ thông rẽ qua A càng lớn, từ thông đi qua cuộn thứ cấp gi ảm
  14. đi và dòng điện trong mạch càng nhỏ. Ngược lại điều chỉnh lõi A chạy ra tạo nên khoảng trống không khí lớn từ thông rẽ qua A càng bé và dòng điện trong mạch hàn sẽ lớn Máy hàn một chiều. Thuyết trình, vấn đáp 3 Gồm 2 loại: Máy phát điện hàn và máy chỉnh Gv thế nào là máy hàn một lưu hàn. chiều. a. Máy phát điện hàn. Là loại máy phát ra dòng điện một chi ều GV nêu một số đặc điểm cung cấp cho quá trình hàn, có 2 loại: Lo ại chính của các loại máy phát thứ nhất truyền động bằng động cơ điện điện hàn (động cơ máy phát), loại thứ 2 truyền động bằng động cơ đốt trong xăng hay diezen). Các loại máy phát điện thường có kích thước và khối lượng lớn, giá thành cao, khi sử dụng có độ ồn lớn, khó sữa chữa và bảo hành … Vì thế hiện nay ít sử dụng, chỉ dùng ở những nơi không có điện. b. Máy chỉnh lưu hàn. Tương tự như máy phát điện hàn, máy Gv thế nào là chỉnh lưu hàn? chỉnh lưu hàn cung cấp nguồn một chiều cho quá trình hàn, chỉnh lưu hàn ngày nay đ ược GV nêu một số đặc điểm sử dụng rộng rãi vì dòng điện khá ổn định, chính của các loại máy thiết bị đơn giản, dễ bảo hành và sữa chữa chỉnh lưu hàn … Máy hàn bằng dòng chỉnh lưu có hai b ộ ph ận chính: Máy biến thế (có cơ cấu điều chỉnh dòng điện) và bộ phận chỉnh lưu dòng đi ện. Máy biến áp hàn hoàn toàn giống máy biến áp hàn dòng xoay chiều. Bộ chỉnh lưu dùng các đi ốt bán dẫn để biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Chỉnh lưu hàn gồm hai loại: Gv trình bày nguyên lý của - Chỉnh lưu một pha các loại chỉnh lưu hàn. - Chỉnh lưu ba pha. Bảo quản và xử lý máy hàn điện. Thuyết trình, vấn đáp 4 a. Bảo quản máy hàn điện. Đối với máy hàn điện nếu sử dụng và bảo GV để bảo quản máy hàn quản hợp lý thì có thể kéo dài thời gian s ử điện tốt ta phải làm gì? dụng của máy, người thợ hàn phải tuân theo mấy điểm sau: Gv nêu một số vấn đề khi - Khi đặt máy phải đặt nơi khô ráo và thông bảo quản máy hàn. thoáng không nên để gần những nơi quá nóng, phải đặt thân máy vững vàng - Khi đấu máy hàn vào lưới điện, điện thế
  15. phải phù hợp với máy. - Điều chỉnh dòng điện và cực tính phải tiến hành khi không tải. - Không nên sử dụng dòng điện quá mức quy định của máy. Các đầu nối của dây dẫn phải chắc chắn và tiếo xúc tốt - Phải nối dây tiếp đất với vỏ ngoài của máy để đảm bảo an toàn. - Phải làm sạch máy hàn định kỳ, dùng khí nén để thổi các bụi bẩn. - Khi gặp sự cố phải lập tức ngắt nguồn điện sau đó báo cho thợ điện đến sữa chữa. b. Sự cố và cách xử lý máy hàn xoay Gv: với máy hàn xoay chiều chiều. thường xảy ra các sự cố nào khi vận hành? 1. Máy quá nóng: - Do quá tải, cuộn sơ cấp bị chập mạch hoặc bộ phận làm mát bị hư hỏng. Hs suy nghĩ và trả lời. - Xử lý: Giảm bớt dòng điện hàn, sữa lại Gv tổng kết các ý kiến và máy. 2. Chỗ nối của dây nẫn quá nóng. nêu các sự cố, nguyên nhân - Do vít chỗ nối dây bị lỏng. và cách khắc phục. - Xử lý: Vặn chặt vít lại. 3. Dòng điện hàn không ổn định. - Do tiếp xúc mát không tốt, phần đ ộng c ủa bộ điều chỉnh dòng bị di động theo sự chất động của máy. - Xử lý: Cho vật hàn và cáp điện tiếp xúc chặt chẽ, hạn chế sự di động của phần động bộ điều khiển. 4. Khi hàn lõi di động phát ra tiếng kêu lớn . - Do vít hãm hoặc lò xo của lõi sắt quá l ỏng, cuộn dây sơ cấp hoặc thứ cấp bị chập mạch. - Xử lý: Vặn chặt vít, điều chỉnh sức kéo của lò xo, kiểm tra sữa chữa cơ cấu di động. 5. Vỏ ngoài của máy có điện: - Do cuộn dây tiếp xúc với vỏ máy. - Xử lý: Sữa chữa lại máy. IV. TỔNG KẾT BÀI : Thời gian: ……….... Nội dung Phương pháp T. gian Gv tóm tắt các nội dung chính: Thuyết trình - Các yêu cầu đối với máy hàn - Các loại máy hàn - Cách bảo quản máy hàn V. RA BÀI TẬP VỀ NHÀ Thời gian:………….
  16. Nội dung Phương pháp T. gian Gv nhắc nhở HS về nhà học bài cũ Thuyết trình VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM: (Chuẩn bị, tổ chức, thực hiên) …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……… TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày Tháng 03 năm 2007 Giáo viên soạn GIÁO ÁN SỐ: 9 Thời gian thực hiện: 6 tiết. Lớp: CK 5A. Số giờ đã giảng: …………………………. Thực hiện ngày tháng 03 năm 2007 Bài 5: VẬT LIỆU HÀN HỒ QUANG TAY. Tên bài: Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: - Mô tả được cấu tạo của que hàn. - Nêu được một số yêu cầu về que hàn. - Liệt kê được các loại que hàn thường sử dụng. - Nhận biết được các loại que hàn thường sử dụng theo tiêu chu ẩn Vi ệt Nam và M ỹ - Lựa chọn được các loại que hàn phù hợp khi hàn các kết c ấu khác nhau. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: ………………… Số học sinh vắng:…………….. Tên: ………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: ………………… - Câu hỏi kiểm tra: Nêu một số yêu cầu đối với máy hàn hồ quang tay? - Dự kiến học sinh kiểm tra: ……………………………………………………………………. Tên Điểm III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: ………………… - Đồ dùng và phương tiện dạy học: Đề cương, giáo án, bảng đen, phấn, th ước, - Nội dung, phương pháp:
  17. Nội dung hướng dẫn Phương pháp thực hiện TT T. gian VẬT LIỆU HÀN HỒ QUANG TAY. Gv dẫn nhập Trong hàn hồ quang tay vật liệu hàn chủ yếu là que hàn, que hàn có chức năng vừa dẫn GV: Các chức năng của que điện, gây và duy trì hồ quang cháy và bổ hàn? sung kim loại cho vật hàn. Cấu tạo que hàn. Thuyết trình, vấn đáp 1 Que hàn gồm hai thành phần chính: Phần lõi Gv đưa que hàn cho học và phần thuốc bọc. sinh quan sát. a. Phần lõi thép. GV: Cấu tạo của que hàn Là những đoạn dây kim loại có chiều dài gồm mấy phần, những phần tử 250 – 450 mm tương ứng với đường kính nào? từ 1,6 – 6 mm. Lõi que hàn có tác dụng bổ GV trình bày cấu tạo của sung kim loại cho mối hàn, đồng thời b ổ que hàn sung một số nguyên tố hợp kim để tăng cơ Gv lõi thép và thuốc bọc que tính cho mối hàn. hàn có chức năng gì? b. Phần vỏ thuốc. Thuốc bọc que hàn có tác dụng bảo vệ kim Gv nêu các chức năng của loại lỏng mối hàn, khử oxy, hợp kim hoá mối lõi thép và thuốc bọc que hàn và làm cho quá trình hàn dễ hình thành, hàn nâng cao hiệu suất. Thuốc bọc que hàn bao gồm hỗn hợp các hoá chất, khoáng chất, fero hợp kim và chất kết dính. Yêu cầu. 2 a. Yêu cầu về thuốc bọc que hàn: Thuyết trình, vấn đáp Thuốc bọc que hàn phải thoả mãn các yêu Gv: Để tạo ra các mối hàn cầu sau: đạt chất lượng như mong - Tạo ra môi trương Ion hoá tốt để đảm bảo muốn thì thuốc bọc que hàn dễ gây hồ quang và hồ quang cháy ổn định. phải thoả mãn những yêu - Tạo ra môi trường khí bảo vệ tốt vũng hàn, cầu gì? không cho kim loại lỏng tiếp xúc với oxy và nitơ của môi trừơng xung quanh. HS suy nghĩ và trả lời - Tạo lớp xỉ lỏng phủ đều lên bề mặt mối hàn, bảo vệ không cho không khí xâm nhập Gv trình bày và giải thích các trực tiếp vào vũng hàn và tạo cho mối hàn yêu cầu về thuốc bọc que nguội chậm, lớp xỉ này dễ bong sau khi mối hàn. hàn nguội. - Có khả năng khử ôxy, hợp kim hoá mối hàn nhằm nâng cao hoặc cải thiện thành phần hoá học và cơ tính của kim loại mối hàn. - Đảm bảo độ bám chắc của vỏ thuốc lên lõi que hàn. - Nhiệt độ nóng chảy của vỏ thuốc phải lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của lõi que hàn. b. Yêu cầu về tổng thể. Que hàn phải đạt được các yêu cầu chính GV: Về tổng thể que hàn phải thoã mãn những điều sau: - Đảm bảo yêu cầu về cơ tính của kim loại kiện nào? mối hàn. - Đảm bảo về thành phần hoá học cần thiết HS suy nghĩ và trả lời cho kim loại mối hàn. - Có tính công nghệ tốt như: + Dễ gây hồ quanh và hồ quang cháy ổn Gv trình bày và giải thích các 1 chữ 2 chữ 1 chữ cái định. yêu cầu về tổng thể que N số số + Có khả năng hàn được nhiều mối hoa ở hàn hàn.
  18. IV. TỔNG KẾT BÀI : Thời gian: ……….... Nội dung Phương pháp T. gian Gv tóm tắt các nội dung chính: thuyết trình - Cấu tạo và yêu cầu que hàn - Các ký hiệu que hàn thường gặp - Cách chọn loại que àhn và bảo quản que hàn. V. RA BÀI TẬP VỀ NHÀ Thời gian:…………. Nội dung Phương pháp T. gian Gv nhắc nhở Hs về nhà học bài cũ thuyết trình VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM: (Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện) ……………………………………………………………………………… TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ MÔN Giáo viên soạn GIÁO ÁN SỐ: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết. Lớp: CK 5A. Số giờ đã giảng: …………………………. Thực hiện ngày tháng 03 năm 2007 CÁC VỊ TRÍ HÀN TRONG KHÔNG GIAN Tên bài: Bài 6 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: - Nhận biết được các vị trí hàn trong không gian dựa vào góc c ủa mặt ph ẳng ch ứa m ối hàn - Nhận biết được một số vị trí mối hàn theo tiêu chuẩn Mỹ I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: ………………… Số học sinh vắng:…………….. Tên: ………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: ………………… - Câu hỏi kiểm tra: - Dự kiến học sinh kiểm tra: ……………………………………………………………………. Tên Điểm III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: ………………… - Đồ dùng và phương tiện dạy học: Đề cương, giáo án, bảng đen, phấn, th ước - Nội dung, phương pháp: Nội dung hướng dẫn Phương pháp thực hiện TT T. gian Gv dẫn nhập Hàn bằng (Hàn sấp): 1 Là các mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 0 – 600. Đây là vị trí hàn dễ
  19. thực hiện nhất *Xét một mối hàn bằng: P Thuyết trình, trực quan α (hình vẽ trên bảng), vấn Pd đáp Pn Gv vẽ hình lên bảng GV gọi 1HS lên bảng phân tích lực. Q + Q: Trọng lượng giọt KL. Q = m.g (g = 9,8) GV chốt vấn đề + P : Hợp lực khi hàn + Pn = P. Cosα + Pd = P. Sinα Như vậy tất cả các lực sinh ra trong quá trình hàn bằng đều có lợi.Tuỳ theo chiều dày vật liệu mà ta thay đổi góc α để thay đổi thành phần tác dụng của lực. α hợp lý nhât là từ 60 Gv giải thích các vị trí hàn – 80 độ trong không gian - Hàn đứng: 2 Là những mối hàn phân bố trên các mặt Gv: Trong các vị trí hàn phẳng nằm trong góc từ 600- 1200 theo mặt trên, vị trí nào dễ thực hiện phẳng nằm ngang. nhất. vị trí nào khó thực Hàn đứng từ dưới lên và hàn đứng từ trên hiện nhất? Tại sao? xuống. - Hàn ngang: HS suy nghĩ trả lời. 3 Là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc 600 – 1200 phương mối GV tổng kết và giải thích hàn song song với mặt phẳng nằm ngang. - Hàn trần (hàn ngữa): 4 Là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc 1200 – 1800. Đây là vị trí khó thực hiện nhất. Ký hiệu vị trí mối hàn theo tiêu chuẩn ASME, AWS (Mỹ) a, Tư thế hàn tấm phẳng đối với mối hàn Thuyết trình, trực quan giáp mối. (hình vẽ trên bảng), vấn 1G: Hàn sấp đáp 2G: Hàn ngang. 3G: Hàn đứng Gv trình bày một số khái 4G: Hàn trần. niệm về các ký hiệu mối
  20. b, Tư thế hàn tấm phẳng đối với mối hàn hàn theo tiêu chuẩn AWS góc. Hàn sấp. 1F: 2F: Hàn ngang. Hàn đứng 3F: Hàn trần. 4F: c, Tư thế hàn ống đối với mối hàn giáp Gv vẽ các hình vẽ minh hoạ mối. về các ký hiệu lên bảng. 1G: Tư thế hàn sấp ống có trục nằm ngang, khi hàn ống quay. 2G: Tư thế hàn ngang đối với ống có trục thẳng đứng và ống không quay khi hàn. 5G: Tư thế hàn đứng ống từ dưới lên, trục ống nằm ngang và ống không quay khi hàn. 6G: Tư thế hàn ống không quay khi trục ống nằm nghiêng. Phân loại mối hàn theo vị trí trong không gian 60o 120o Trực quan minh hoạ 0o 1800 IV. TỔNG KẾT BÀI : Thời gian: ……….... Nội dung Phương pháp T. gian Tóm tắt các nội dung chính: - Thuyết trình - Phân loại dựa vào góc của mặt phẳng chứa mối hàn - Ký hiệu vị trí mối hàn theo tiêu chuẩn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2