intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu

Chia sẻ: Mã Thanh Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

1.090
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sưu tập tổng hợp nhiều giáo án bài Tây Âu được trình bày đẹp mắt với nội dung chi tiết từ nhiều thầy cô giáo trên khắp cả nước. Đã giúp cho các em học sinh hiểu được tình hình và quá trình phát triển của Tây Âu từ sau CTTG II. Những nét chính sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, HS nhận thức sâu hơn xu thế chủ đạo của thời đại là HB và hợp tác phát triển mà EU là một ví dụ điển hình và từ vấn đề đã học, HS thấy rõ được quan hệ hội nhập, hợp tác giữa nước ta với các nước EU là tất yếu trong xu thế của thời đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Bài 7. TÂY ÂU

 

I. Mục tiêu

  • Học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

  • Biết rõ các giai đoạn phát triển của khu vực Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 về các mặt kinh tế, chính trị và đối ngoại.
  • Hiểu được vì sao từ năm 1950 trở đi, kinh tế các nước Tây Âu lại phát triển nhanh chóng, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
  • Trình bày được những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

2. Kĩ năng

  • Biết so sánh tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của khu vực Tây Âu với nước Mĩ qua các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến năm 2000.
  • Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử,…

3. Thái độ, tư tưởng

  • Lên án chính sách xâm lược trở lại thuộc địa của các nước Tây Âu.
  • Nhận thức rõ các mối liên hệ, những nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực Tây Âu và quan hệ giữa Mĩ với Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp học

2. Kiểm tra bài cũ

  • GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
  • Vì sao trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, nhưng các giai đoạn sau đó thì lại suy giảm dần?
  • Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến 2000 có gì thay đổi?

3. Bài mới

 

Chuẩn kiến thức

 (Kiến thức cần đạt)

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

* Về kinh tế - chính trị:

- Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây nên nhiều hậu quả nặng nề cho các nước Tây Âu: hàng triệu người chết, bị thương, nhiều trung tâm công nghiệp, nhà cửa bị tàn phá, chính trị rối loạn,...

 

 

 

- Biện pháp phục hồi:

+ Dựa vào viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”.

+ Tiến hành cải cách để củng cố chính quyền của giai cấp tư sản

" Đến 1950, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

 

 

* Về đối ngoại:

+ Liên minh chặt chẽ với Mĩ

+ Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình: Pháp tái chiếm Đông Dương, Hà Lan tái chiếm Inđônêxia,…

Hoạt động: GV nêu câu hỏi:

Hãy so sánh tình hình kinh tế Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Hãy cho biết các biện pháp khôi phục kinh tế và ổn định tình hình chính trị, xã hội của các nước Tây Âu?

HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời:

GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào số liệu trong SGK). Cụ thể:

+ Mĩ không bị ảnh hưởng, chịu sự tàn phá bởi chiến tranh, đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu (nhờ buôn bán vũ khí). Châu Âu là một trong những nơi diễn ra chiến sự quyết liệt, đẫm máu, phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề (để làm rõ ý này, GV có thể khai thác một số hình ảnh trong đĩa Encatar).

+  Biện pháp khôi phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của các nước Tây Âu  là thông qua “Kế hoạch Mácsan” (được Mĩ viện trợ khoảng 17 tỉ USD) và củng cố chính quyền tư sản.

" Nhờ đó, đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu về cơ bản được phục hồi và vượt mức so với trước chiến tranh.

+ Bị dàng buộc vào Mĩ bởi “Kế hoạch Mácsan”, các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ (gia nhập khối NATO do Mĩ đứng đầu, ủng hộ Mĩ thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức,…); đồng thời tìm cách xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình (GV dẫn chứng).

HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Tây Âu. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Tây Âu gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 12 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Tây Âu giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

 ⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: Giáo án Lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2