intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 7: Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu (Sách Cánh diều)

Chia sẻ: Hiên Viên Ngưng Tịch | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 7: Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu (Sách Cánh diều) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nhận biết được một số dụng cụ trồng cây cảnh phổ biến; sử dụng được một số dụng cụ trồng cây cảnh đơn giản; biết phối hợp với bạn cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Công nghệ lớp 4 - Bài 7: Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu (Sách Cánh diều)

  1. CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG BÀI 7: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRONG CHẬU (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: a) Năng lực công nghệ: - Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số dụng cụ trồng cây cảnh phổ biến. - Năng lực sử dụng công nghệ: Sử dụng được một số dụng cụ trồng cây cảnh đơn giản. b) Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phối hợp với bạn cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công việc của nhóm, chấp hành quy định khi sử dụng các dụng cụ trồng, chăm sóc cây, biết giữ gìn vệ sinh khu vực trồng cây của nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: sỏi dăm, xẻng nhỏ, giá thể, phân bón NPK 2. Học sinh: Cây lưỡi hổ con (nếu không có cây lưỡi hổ có thể thay bằng loại cây cảnh khác). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KHỞI ĐỘNG (3 phút) a, Mục tiêu:Ôn tập kiến thức cũ, kết nối vào bài học. b, Cách thực hiện: Giáo viên tổ chức trò chơi “Bí mật của hoa” - GV nêu luật chơi: Trên màn hình sẽ hiện - HS lắng nghe lên 4 bông hoa tương ứng với 4 số. Các em hãy chọn bông hoa mình thích, sẽ có câu hỏi xuất hiện. Nếu em trả lời đúng thì bông hoa sẽ biến mất và hiển thị ra một phần bức tranh dưới các bông hoa. - GV điều khiển trò chơi - HS tham gia chơi - NX - NX, giới thiệu về cây cảnh vừa được - Nghe, ghi đề bài. hiển thị trên màn hình và dẫn dắt vào bài mới. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC : 2.1. Nhận biết một số vật liệu, vật dụng và dụng cụ trồng cây cảnh trong chậu: (7 phút) a, Mục tiêu: Nhận biết một số vật liệu, vật dụng và dụng cụ phù hợp khi trồng cây cảnh trong chậu. b, Cách thực hiện:
  2. - Gv chia lớp thành các nhóm (nhóm 4) - Ngồi theo nhóm - Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK trang - Nghe 34 – 35 để gọi tên các vật dụng cần thiết khi trồng cây cảnh trong chậu. - Theo dõi, giúp đỡ - Các nhóm thảo luận. - Bốc xăm để gọi nhóm trả lời - Nhóm được bốc xăm trả lời. - Các nhóm NX, bổ sung. - GV NX. - GV chỉ vào các vật dụng đã chuẩn bị - Nghe, quan sát và trả lời tên vật dụng. sẵn và hỏi tên các vật dụng đó. 2.2. Trồng cây lưỡi hổ trong chậu (5 phút) a, Mục tiêu: Biết được cách sử dụng một số vật liệu, vật dụng và dụng cụ khi trồng cây cảnh trong chậu. b, Cách thực hiện: - Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK trang - Nghe 35 – 36 để nêu các bước trồng cây lưỡi hổ trong chậu. - Theo dõi - Các nhóm thảo luận - Các nhóm trình bày; NX - NX, nêu 7 bước trồng cây lưỡi hổ trong - Nghe chậu. Và nhắc nhở HS 7 bước này không chỉ áp dụng với cây lưỡi hổ mà sẽ áp dụng được với tất cả các loại cây cảnh trồng trong chậu. 3. LUYỆN TẬP (17 phút) a, Mục tiêu: HS thực hành trồng cây lưỡi hổ trong chậu b, Cách thực hiện: - Yêu cầu các nhóm, với cây đã chuẩn bị - Nghe sẵn và dụng cụ giáo viên đã chuẩn bị, dựa vào quy trình 7 bước trồng cây hãy tiên hành trồng vào chậu. Nhóm trưởng phân công công việc cụ thể cho các bạn. (Vật liệu giáo viên để tại vị trí trung tâm) - Theo dõi, giúp đỡ. - Các nhóm trồng cây. - Triển lãm sản phẩm của nhóm. Các nhóm quan sát, cho ý kiến nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt. Củng cố - dặn dò (2 phút): - Trò chơi: Chuyền hoa - Luật chơi: Cả lớp hát tập thể 1 bài hát, - Nghe đồng thời chuyền 1 bông hoa, khi kết thúc 1 câu trong bài, bông hoa trên tay bạn nào thì bạn đó phải trả lời câu hỏi của
  3. GV (GV đưa các vật liệu, vật dụng bất kì lên để Hs nêu tên) - HS tham gia chơi - NX - NX * Dặn dò: HS về nhà xem nội dung tiếp - Nghe theo của bài học. * Nhận xét (1 phút): - HS NX tiết học - NX chung. IV. Điều chỉnh bổ sung nếu có: ……………………………….……………… ……………………………………………………………………………………
  4. Ngày soạn: PPCT: Tiết Ngày dạy: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRONG CHẬU (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc một số loại cây cảnh phổ biến. - Sử dụng được một số dụng cụ trồng cây cảnh đơn giản. - Trồng và chăm sóc được một số loại cây cảnh trong chậu. 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh, ảnh để tìm hiểu về việc trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu. - Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo trong việc trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu. - Phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Máy tính, ti vi, hình ảnh về hoạt động bón phân cho hoa, cây cảnh trồng chậu. - HS: SGK, vở ghi. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành - KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: * Mục tiêu: + Tạo được hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu về cây lưỡi hổ trong cuộc sống. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả hoạt động của việc - HS báo cáo kết quả hoạt động trồng cây lưỡi hổ trong chậu. + Cây lưỡi hổ trong chậu phát triển tốt chúng ta cần làm - HS chia sẻ theo suy nghĩ của gì? bản thân - GV giới thiệu - ghi bài 2. Hình thành kiến thức:
  5. Hoạt động: Chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu * Mục tiêu: - Nêu được chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu: cung cấp ánh sáng,tưới nước, bón phân, lau lá, cắt tỉa. * Cách tiến hành: a. Cung cấp ánh sáng: - GV tổ chức cho HS quan sát hình và đọc thông tin, em - HS làm việc nhóm 2 hãy cho biết vì sao cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ? - GV chốt lại: Cây khỏe mạnh khi được cung cấp đầy - HS lắng nghe đủ ánh sáng. - Lưu ý: Cây lưỡi hổ thích ánh sáng mạnh, tốt nhất là đặt cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. b. Tưới nước - GV tổ chức cho học sinh thảo luận về việc tưới nước - HS làm việc nhóm 2 cho cây lưỡi hổ trong chậu. Theo em bạn nào đã làm đúng? - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả - HS đại diện nhóm báo cáo kết quả: bạn Bình trả lời đúng. - GV chốt: Lưỡi hổ là loại cây không yêu cầu quá cao - HS lắng nghe. về nước nên bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên hay cấp nước cho chúng nhiều lần trong ngày. Vì vậy, bạn chỉ nên tưới lưỡi hổ khi phần đất phía trên đã khô và có thể kiểm tra bằng cách cho ngón tay vào chậu để xem đất có ẩm hay không. Ngoài ra, cách tưới cây lưỡi hổ tối ưu nhất chính là tưới vào phần gốc và xung quanh rìa chậu. Tuyệt đối là
  6. không tưới vào giữa cụm lá hoặc thân cây để tránh tình trạng thối úng và làm chết cây. Nếu lỡ tưới vào các phần này, hãy nhanh chóng lau khô bằng khăn giấy để tránh các hậu quả không mong muốn. Lưu ý là khi tưới, bạn không nên tưới quá nhiều hoặc quá sâu và chỉ nên ước lượng phần đất tưới dày khoảng 2.5 cm là hợp lý. c. Bón phân: - GV cho HS quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, - HS mô tả công việc bón phân em hãy mô tả công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng cho cây lưỡi hổ trồng trong trong chậu? chậu. - GV lưu ý: Đối với cây lưỡi hổ thì phần rễ của chúng - HS lắng nghe rất dễ bị thối rửa, vì vậy chúng ta cần phải chọn loại đất trồng ít than bùn, thoát nước nhanh. Cây lưỡi hổ thường phân bón chuồng hoặc phân bón khoáng và nên bón phân 1 lần/tháng là đủ để phát triển tốt. Chị em nên tránh bón phân vào mùa lạnh nhé d. Lau lá: - GV cho HS quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, - HS mô tả công việc lau lá cây em hãy mô tả công việc lau lá cây lưỡi hổ trồng trong lưỡi hổ trồng trong chậu. chậu? e. Cắt tỉa: - GV cho HS quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, - HS mô tả công việc cắt tỉa cây em hãy mô tả công việc cắt tỉa cây lưỡi hổ trồng trong lưỡi hổ trồng trong chậu. chậu?
  7. - GV nhấn mạnh: Khi cắt tỉa cây Lưỡi hổ, cố gắng - HS lắng nghe không làm giảm kích thước của cây quá 1/3 mỗi lần. Vì cây Lưỡi hổ không thích cắt tỉa, nếu cắt tỉa quá nhiều có thể khiến cây dễ bị bệnh và phát triển chậm đi. Thêm một điều nữa là không nên chỉ cắt tỉa một phần nhỏ của lá. Ví dụ như bạn muốn bỏ phần ngọn màu nâu và để lại phần lá còn lại thì đây là một sai lầm. Bởi vì phần cắt sẽ tự chuyển sang màu nâu và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật cho cây. Tóm lại, việc cắt tỉa cây Lưỡi hổ không nên thực hiện thường xuyên. Bởi vì điều này không hề tốt cho cây chút nào. Chỉ nên cắt cành khi thực sự cần thiết như lá bị hư hỏng nặng nề. Còn bình thường không nên cắt tỉa vì đôi khi sẽ khiến cây chậm phát triển, dễ mắc bệnh. Nếu kích cỡ cây phát triển lớn hơn thì tốt nhất nên thay chậu thay vì cắt bỏ lá. - GV lưu ý: Vệ sinh sạch sẽ khu vực thực hành và cất dụng cụ vào đúng nơi quy định. 3.Thực hành * Mục tiêu: + Vận dụng kiến thức để chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thực hành chăm sóc cây lưỡi hổ - HS thực hành theo nhóm 4 trong chậu. - GV đánh giá tuyên dương các nhóm học sinh theo mẫu - HS lắng nghe đánh giá:
  8. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - Thực hiện một số công việc chăm sóc cây cảnh (nếu - HS lắng nghe trong nhà không có cây lưỡi hổ) trong chậu tại gia đình, nhà trường, nộp lại sản phẩm (hình ảnh) vào buổi học tiếp theo) - Tìm hiểu phần tiếp theo của bài. IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG …. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2