intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế đối với địa phương

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

267
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế đối với địa phương sau đây sẽ là tư liệu hữu ích dành cho giáo viên Sinh học cũng như các em học sinh muốn bổ sung thêm kiến thức về thực tiễn chăn nuôi một số động vật có giá trị kinh tế tại địa phương. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế đối với địa phương

  1. Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là  làm thế nào để thực hiện  tốt các bài thực hành trong chương trình ­ SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận  môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…).  " Thực hành Thí nghiệm  sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm  những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành  trong toàn bộ chương trình. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước  tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc  nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn  học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành  thực hành, làm các mẫu  ngâm động vật,  những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng  dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận  dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em  học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm  lính kiến thức. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Trường THCS  Quế Nham  ­Tân Yên­ Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn ­ ĐT: 0912.716.203.  (Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục  thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm  2012) Các bài thực hành   trong chương trình & sgk sinh học7 Tiết  Bài,  TN, SGK  TT Nội dung trong  phần  TH trang CT trong bài 1 Th­1 Quan sát một số ĐVNS. 3 3 13 2 TH­2 Mổ và quan sát giun đất. 16 16 56 3 Th­3 Quan sát một số thân mềm. 21 20 68 4 Th­4 Mổ và quan sát tôm sông. 24 23 77 5 Th­5 Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. 29 28 94 6 TH­6 Mổ cá. 36 32 106 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên  7 TH­7 38 36 116 mẫu mổ. Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ  8 Th­8 46 42 138 câu. Xem băng hình về đời sống và tập tính  9 Th­9 47 45 147 của chim. Xem băng hình về đời sống và tập tính  10 Th­10 54 52 170 của  Thú. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan  11 Th­11 64­65 61­62 199 trọng đối với kinh tế ở địa phương. 68­69­ 12 Th­12 Tham quan thiên nhiên. 64­65­66 202 70 1
  2. TH 11 – TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT  CÓ TẦM QUAN TRỌNG KINH TẾ ĐỐI VỚI  ĐỊA PHƯƠNG (Tiết 64 ­ 65­ Bài 61­ 62  SGK.Tr 199) I­Mục đích: ­Biết cách tiếp cận thực tiễn chăn nuôi một số động vật có giá trị kinh tế tại địa phương. ­Có kỹ năng thực hành quan sát, đánh giá, bổ sung, cập nhật kiến thức từ thực tế. II­Nội dung: 1­Chuẩn bị  cho bài thực hành: ­Sưu tầm tư liệu về một số động vật nuôi: +Đặc điểm sinh học +Điều kiện sống +Tập tính sinh học. +Cách nuôi: thức ăn, sinh trưởng, sinh sản, khả năng phòng bệnh, miễn dịch... ­Quy trình sản xuất và khả năng phát triển thị trường của vật nuôi: +Quy trình vắn tắt +Giá trị khinh tế +Các giá trị thương phẩm + Khả năng phát triển và mở rộng sản xuất. ­Tranh ảnh và một số video về các loài động vật nuôi, quy trình sản xuất... ­Bảng tổng hợp tư liệu sưu tầm theo mầu sau: Tên vật  kỹ thuật nuôi Giá trị kinh  Khả năng  Đặc điểm sinh học nuôi (Quy trình vắn tắt) tế phát triển ­Các đối tượng chính sưu tầm: +Đối tượng là thuỷ, hải sản. +Đối tượng là gia cầm. +Đối tượng là gia súc. +Đối tượng là côn trùng. +Đối tượng là các con đặc sản. (Vì mỗi địa phương có các đặc thù  chăn nuôi khác nhau nên chỉ chọn khoảng 3­5 đối tượng bắt buộc  và 2­3 đối tượng sưu tầm không bắt buộc để thực hành). 2
  3.  Dưới đây minh hoạ một số đối tượng nuôi thả cho hiệu quả kinh tế cao: 1.Thuỷ sản: nuôi cá nước ngọt (Cá chi trắng nước ngọt) Đặc điểm sinh học của cá chim trắng nước ngọt: Cá chim trắng là loài cá nhiệt đới, khả năng chịu lạnh kém. Theo tài liệu của viện nghiên cứu Thuỷ  sản Châu Giang (Trung Quốc) khi nhiệt độ nước ở 12oC cá bơi lội không thăng bằng, nhiệt độ 10oC  là giới hạn thấp nhất đối với cá và nhiệt độ xuống dưới 10oC cá sẽ chết. Đặc biệt khi nhiệt độ thấp  từ 12­20oC cá con dễ mắc bệnh: bệnh trắng da, bệnh ký sinh trùng Gyrodaetylus, bệnh trùng quả  dưa, bệnh trùng amip ở dạ dày.     Tập tính sống  Cá chim trắng sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, cá thường sống thành từng đàn ở tầng nước  giữa và đáy, có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hoà tan thấp 1,5mg/l.  Giới hạn pH từ 5­10 và khả năng chịu được khí NH3 tới 2,2mg/l. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng,  phát triển là 25­30oC, song chịu đựng kém với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ gây chết cho cá là 10oC.    Tính ăn  Cá chim trắng thuộc loại ăn tạp, giai đoạn cá con thức ăn chính là động vật phù du là chủ yếu và một  phần mùn bã hữu cơ. Giai đoạn trưởng thành cá ăn giun, tép, rau, bèo tấm, cám và các mùn bã hữu  cơ. Mặc dù cá có hàm răng sắc và nhọn song cá lại rất hiền lành và dễ đánh bắt, nó không dữ tợn  như ta nhầm tưởng. Điều đáng chú ý là khi nuôi chung cùng các loại cá khác thì lúc thả giống nuôi cá  phải cùng cỡ để tránh sự cạnh tranh thức ăn và đề phòng nhữnh lúc thiếu thức ăn, cá chim trắng có  thể ăn vây của các loại cá khác, hoặc ăn thịt các cá thể nhỏ hơn.    Sinh trưởng  Cá chim trắng lớn nhanh hơn so với các loại cá khác như cá mè, cá trắm cỏ, nuôi 120 –130 ngày chỉ  đạt chiều dài 10 –12cm/con, trọng lượng 25­30g/con. Cùng thời gian nuôi đó cá chim trắng đạt chiều  dài 13­15cm/con, trọng lượng đạt 80­100g/con (tính từ cá bột). Nếu tính từ cá giống loại 5­6cm/con  nuôi 120 ngày cá đạt trọng lượng 300g/con, nuôi trong 1 năm cá đạt trọng lượng 800­1200g/con.    Sinh sản  Bình thường ở trong điều kiện nhiệt độ môi trường nước luôn luôn trên 20oC cá chim trắng giống  thành thục lần đầu tiên sau 20 tháng tuổi và đạt trọng lượng 1,8­2,2kg/con. Cá chim trắng đẻ rộ từ  tháng 3­7 trong năm, lượng trứng đẻ tỷ lệ với trọng lượng cá và tuổi của cá. Cá từ 2­5 năm tuổi có  trọng lượng đạt 2,5­4,5kg/con, có lượng trứng đẻ trung bình là 6 vạn trứng/kg cá cái/lần đẻ.  Kỹ thuật nuôi cá thịt:   Diện tích ao nuôi  Ao nuôi có diện tích từ 1.000­10.000m2. Có mức nước ngập thường xuyên từ 1,2­1,5m. Bờ ao chắc  chắn không bị rò rỉ, ngập tràn khi mưa lũ, ao có hai cửa cống cấp và thoát nước. Ao nuôi dễ quản lý  và chăm sóc, có nguồn nước sạch và chủ động cấp thoát, ao nuôi tốt nhất là tránh được hướng chính  của gió mùa đông bắc, có hệ thống giao thông và điện lưới thuận tiện.    Chuẩn bị ao nuôi  Đối với ao cũ trước khi đưa vào nuôi phải cải tạo kỹ: phát quang bờ ao, san lấp các hang hốc, tu sửa  lại đăng, cống, tát cạn nước và bốc vét hết bùn, ao càng ít bùn càng tốt.  Dùng vôi để cải tạo đáy ao và diệt tạp, tuỳ theo pH của đáy ao mà dùng lượng vôi khác nhau, nếu ao  pH bình thường dùng từ 7­10kg/100m2. Rải vôi đều đáy ao, bờ ao, nên tiến hành vào ngày nắng, phơi  ao cho đến lúc nẻ chân chim sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc đạt độ sâu 30­50cm, tiến hành bón  3
  4. phân gây màu nước. Dùng phân chuồng ủ hoai tốt nhất là phân gà với lượng 35­40kg/100m2 và đạm  0,3kg/100m2. Sau khi bón phân được 3­5 ngày phiêu sinh vật phát triển ta tiếp tục đưa nước vào ao  cho đạt mức quy định và tiến hành thả cá.    Kỹ thuật nuôi  Đối tượng nuôi và tiêu chuẩn cá giống.  Cá chim trắng có thể nuôi riêng và nuôi ghép. Tốt nhất là nên nuôi ghép với các loại cá khác nhằm  tận dụng tốt mặt nước và thức ăn.    Tiêu chuẩn cá giống.  ­ Cá có ngoại hình vây, vảy hoàn chỉnh, không bị dỵ hình, không bị mất nhớt và xây xát, cỡ cá đồng  đều.  ­ Trạng thái hoạt động nhanh nhẹn bơi chìm và theo đàn.  ­ Cỡ cá giống thả có chiều dài 5­6cm, trọng lượng 15­20g/con.  ­ Tỷ lệ thả nuôi ghép cá chim trắng là 70%, còn cá trắm cỏ 10%, cá mè trắng 12%, cá mè hoa 2%, các  loại cá khác 6%. Với mật độ thả thông thường là 2­2,5con/m2.  Xử lý cá giống trước khi thả nuôi:  Cá trước lúc thả nuôi được tắm trong xanh malachite với nồng độ 5g/m3 với thời gian 10­15phút  hoặc trong nước muối 3%  Chăm sóc quản lý:  ­ Thức ăn: cho cá ăn bằng thức ăn công nhiệp có lượng đạm 18­25% và các loại rau sạch, bèo tấm...  rửa sạch và cho cá ăn.  ­ Lượng thức ăn công nhiệp hàng ngày bằng 3­4% khối lượng cá nuôi. Khi cá đạt trọng lượng 150g  trở lên lượng cho ăn 2­3% và giai đoạn sau cho ăn 2%.  Mỗi ngày cho ăn 2 lần, sáng và tối. Cần cho cá ăn đủ lượng, bảo đảm chất lượng và đúng giờ để tạo  phản xạ kiếm ăn cho cá.  ­ Định kỳ dùng các loại vật tư sau đây để phòng bệnh cho cá:  . Dùng vôi với nồng độ 20g/m3 hoà ra nước rồi té đều khắp ao 2 tuần/lần.  . Dùng Chlorin với nồng độ 1g/m3 hoà ra nước té đều khắp ao 1 tuần/lần vào buổi sáng.  . Formol 1 tuần/2lần nồng độ 1,5g/m3.  Thường xuyên theo dõi quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho đủ nước theo quy định. Theo  dõi thời tiết khí hậu và hoạt động của cá để điều chỉnh lượng thức ăn trong ngày cho cá. Cá nuôi  trong ao với thời gian 7­8 tháng đạt trọng lượng 0,6­1,0kg/con thì tiến hành thu hoạch. Giá trị kinh tế và khả năng phát triển thị trường  Cá chim trắng vây vàng khi được sản xuất giống nhân tạo thành công, dễ nuôi, thức ăn cho chúng  tương đối thuận lợi, giá trị kinh tế cao, cộng với tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản biển lớn  của nước ta nên cá chim trắng vây vàng chắc chắn sẽ là một đối tượng nuôi mới đầy tiềm năng. 2.Gia cầm: nuôi gà thương phẩm­gà thả đồi vùng Yên Thế­Bắc giang (gà ri) Đặc điểm sinh học   Gà Ri là giồng gà địa phương được nuôi phổ biến ở đồng bằng và trung du bắc bộ, màu lông  rất pha tạp: vàng, hoa mơ, đất sét, đỏ, tía…Trọng lượng lúc trưởng thành: con trống 2.2­2.5kg; con  mái 1.6­2.0kg. Sản lượng trứng 70­80 quả/năm.    Gà địa phương có những ưu điểm: Chất lượng thịt thơm ngon, dễ nuôi, chịu dựng kham khổ,  4
  5. sức đề kháng cao, có khả năng tự tìm kiếm thực ăn khi chăn thả, vốn đầu tư thấp. Nếu các hộ nuôi  40­50 con cùng một lúc sé cho nguồn thu nhập đáng kể.   Gà địa phương có 3 loại: Gà ri, gà vàng và gà mía Kỹ thuật nuôi Chọn gà con:  + Thời điểm chọn : Lúc 1 ngày tuổi; dựa vào ngoại hình của gà, các đặc điểm biểu hiện gà tốt. Khối  lượng lớn. Lông bông, tơi xốp. Bụng thon, nhẹ, rốn kín, cánh áp sát vào thân. Mắt to, sáng. Chân  bông, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường. + Mỏ khép kín. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ,  chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật. + Thả gà trên sàn để quan sát dáng đi lại. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên chọn để nuôi Chuồng nuôi gà ­Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như: Tre, nứa, luồng, lá cọ, tranh, rạ… hoặc xây  chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói. Nuôi 100 gà thả vườn cần diện tích khoảng 15­20 m2. ­ Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40­50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà  rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân . ­ Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt. ­ Chuồng gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và gà mổ trứng. Thức ăn cho gà: Ngày đầu tiên chỉ cho gà ăn tấm hoặc ngô nghiền nhuyễn. Từ ngày thứ hai trở đi cho gà ăn bàng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên đùng ho  gà con, tỷ lệ protein thô từ 19 ­21 % và năng lượng 2800­2900kcal. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon? Kích thích  tính thèm ăn của gà. Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa phương cho gà ăn. Cho thức ăn vào mẹt, khay tôn, khay nhựa cao 3­5 cm hoặc máng bằng tre luồng để cho gà ăn.   Nước uống: Nhận gà về cho gà nghỉ 1 0­ 1 5 phút rồi cho uống nước có pha 50gr đường glucoza với 1gr Vitamin  C/31ít nước để chống stress cho gà Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước. Nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16­200C. Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược (phía dưới là đĩa có gờ để nước  rỉ dần ra đĩa cho gà uống) hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương các chụp ống bằng nhựa 3,  5­4 1ít cho 100 gà. Có thể sử dụng máng uống cho gà bằng ống nhựa hoặc ống bương bỏ 3 diện tích phía trên    Nuôi gà từ 4 tuần tuổi đến khi giết thịt. Sau 4 tuần tuổi bắt đầu thả gà ra vườn, thả khi mặt trời đã mọc từ 1 ­2 giờ. Ngày đầu thả gà ra  khoảnh 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để gà quen dần trong vòng một tuần. Đảm bảo dinh dưỡng cho gà với tỷ lệ protein thô 15­16%, năng lượng 2800 kcal. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun  đất… 5
  6. Trước khi bán 10­15 ngày, vỗ béo cho gà bằng cách cho gà ăn tự do thức ăn hỗn hợp tấm hoặc ngô  vàng.  Giá trị kinh tế và khả năng phát triển thị trường  Nói đến Yên Thế (Bắc Giang), nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thứ vải trái mùa đặc sản, quả nhỏ và  ngọt lịm, còn với tôi, món gà đồi chính hiệu mới là thứ đáng để… nhớ. Bởi “Yên Thế đệ nhất gà  đồi. Thịt thơm lại chắc, ăn rồi thì mê”… Gà đồi thả tự do trong vườn vải đất Yên Thế “đệ nhất” gà  đồi, hiếm nơi nào có loại gà ngon và “sạch” đến như vậy. Đó là loại gà chỉ sáng ra đã nhảy trên cây  cao, bới đất, tìm sâu trên những đồi vải xanh trĩu quả. Chiều xuống lại có thói quen ngủ trên các cành  cây.  Ở các quán ăn ở Hà Nội gần đây cũng đã xuất hiện nhiều biển hiệu “câu khách”, nào: “Gà quê Bắc  Giang”, “Gà đồi Lục Ngạn”, “Gà đồi Yên Thế chính hiệu”.Nói chung, gà đồi Yên Thế có thể làm  nhiều món mà món nào cũng ngon và ngọt. Giá cả mua bán ở đây rất hợp lý (từ 43.000 – 44.000  đồng/kg)… Điều này chứng tỏ dân thành phố cũng rất mê gà đồi.   Gần đây từ các tỉnh như Hưng Yên, Hải phòng, Quảng Ninh ở khu vực đông bắc đến các tỉnh Thừa  thiên Huế, đều có các nhà hàng, khách sạn mà có món gà đồi Yên thế­Bắc Giang chiếm ưu thế được  khách hàng ưa chuộng chứng tỏ khả năng phát triển của gà đồi là rất khả quan. 3. Nuôi con đặc sản: Nuôi Nhím (một mô hình mới, dễ làm mang lại hiệu quả kinh tế cao) Đặc điểm sinh học Ngoại hình: Đuôi ngắn, có những sợi lông phía đầu phình ra thành hình cốt rỗng ruột màu trắng. Nhím đực có mõ,  đuôi dài hơn nhím cái, đầu nhọn, thân hình thon dài, tính tình hung dữ, hay lùng sục, đánh lại con đực  khác để “bảo vệ lãnh thổ”. Nhóm cái có 6 vú nằm ở 2 bên sườn. Khi cho con bú nhím mẹ nằm úp  bụng xuống đất.            Tập tính:           Nhím là loại động vật có tính gia đình rất cao, con đực chỉ chấp nhận ở cùng những nhím con  do nó giao phối đẻ ra. Những con nhím cái mà đã mang thai với đực khác khi ghép đôi với đực mới thì  khi đẻ ra con đực sẽ cắn chết ngay những con con này. Trong tự nhiên, nhím thường sống riêng lẻ,  chỉ tới mùa sinh sản chúng mới tìm tới nhau để cặp đôi. Nhím đực chủ động đi tìm nhím cái. Do vậy,  không nên nuôi thả từng bầy đàn, mà ghép chúng thành từng đôi nuôi riêng từng ô. Nhím không ưa  nơi ẩm thấp, sũng nước hoặc những nơi quang đãng, trống trải.           Nhím chủ yếu sinh hoạt về đêm. Mũi nhím rất thính, dùng để xác định đường đi, lối về. Nhím  là loài vật nhút nhát, sợ sệt. Chúng luôn đề phòng những tiếng động xung quanh và chỉ chui ra khỏi  hang khi thật yên tĩnh. Bản năng tự vệ của nhím là thụ động, không hung dữ như các loài khác, vũ khí  tấn công kẻ thù chính là bộ lông. Kỹ thuật nuôi:            Chuồng nuôi:           Đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát nước, hướng đông nam. Chuồng phải yên  tính, tránh ồn ào, tránh gần đường qua lại, cách xa nhà ở và đứng cuối hướng gió.           * Hệ thống chuồng:                   Bao gồm nhiều ô để nhốt: khu nuôi nhốt có thể làm 1 hay nhiều dãy như bàn cờ, giữa các dãy  có lối đi rộng 1m; có mương thoát nước nằm ở 2 bên chuồng. Diện tích chuồng nuôi trung bình  1m2/con. Mỗi ô có kích thước (rộng x dài x cao): 1 – 1,5m x 1,5m x 1 – 1,2m. 6
  7.           Thành chuồng: có thể xây gạch hoặc khung lưới sắt (lưới thép ô vuông có đường kính sợi thép  1mm). Nếu là khung lưới sắt thì chân thành chuồng phải xây kín cao 20 – 30cm, để đề phòng chân  con này thò sang chuồng con kia.           Nền chuồng làm bằng bê tông hoặc bằng gạch dày 8 – 10cm, có độ nghiêng về phía rãnh ở  phía sau từ 3 – 5o và có lỗ thoát nước đủ rộng để rửa chuồng. Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới  thép B40, cao trên 1,5m. Nên có cửa sau để dọn phân, cửa trước (30 x 40 cm) để có thể lùa nhím đi từ  ô này tới ô khác và có máng ăn, uống cho nhím (20 x 25 cm).            Giống:           Nên mua tại các cơ sở nuôi nhím có rõ nguồn gốc. Trong chọn giống cần quan tâm các yếu tố  tạo nên lãi suất là: Đẻ sớm, đẻ mắn, đẻ sống nhiều, lớn nhanh, thịt ngon, tiêu thụ thức ăn ít. Các đặc  điểm trên bao giờ cũng do bản chất di truyền và trình độ nuôi dưỡng của người chăn nuôi tạo nên.            Thức ăn:           Thức ăn cho nhím rất đa dạng và phong phú như: các loại củ, quả, rễ cây, lá cây, các loại rau,  cỏ …, các loại côn trùng, sâu bọ, giun đất; xương động vật…           Khẩu phần ăn cần cho một nhím trưởng thành:           Thức ăn thô: 0,5kg/con/ngày (lá sung, lá vả, lá dướng, dây khoai lang, thân cây lạc, cây ngô, lá  keo dậu, lá mít, chè khổng lồ, các loại cỏ chăn nuôi…).           Thức ăn tinh: 0,3kg/con/ngày (ngô, sắn, hạt dẻ, hạt gắm, bí ngô…)           Thức ăn giàu vitamin: ổi xanh, chuối xanh, mơ, mận, quả sung, quả me…           Thức ăn khoáng: Muối 2 – 3g/con/ngày; Xương trâu, bò: 100 – 200g/con/ngày.           Đối với nhím nuôi con, đặc biệt đối với nhím đẻ nhiều: 3 – 4 con, ngoài thức ăn như đã nói  trên cần cho ăn thêm 0,2 – 0,3kg lạc nhân, đỗ tương (rang). Có thể cho ăn theo khẩu phần cơ bản  dưới đây:           * Khẩu phần thức ăn cơ bản hàng ngày theo từng giai đoạn: Loại thức ăn Giai đoạn (tháng tuổi) 1 – 3 4 – 6 7 – 9 10 – 12 ­ Rau, củ, quả các loại 0,300 0,600 1,200 2,000 ­ Cám viên hỗn hợp 0,010 0,020 0,040 0,080 ­ Lúa, bắp, đậu các loại 0,010 0,020 0,040 0,080 ­ Khô dầu dừa, đậu phộng 0 0,010 0,020 0,040  Sinh sản:                    Nhím một năm tuổi đã thành thục, nặng 10kg, có thể sinh sản. Nhím đẻ một năm 2 lứa, mỗi  lứa đẻ 1 – 3 con. Một nhím đực có thể phủ cho 5 – 8 nhím cái. Nuôi con đực và con cái riêng, mỗi con  ở một ô, khi chúng có biểu hiện động dục thì ghép đôi giao phối.           Động dục: Thời gian động dục một lần là 2 – 3 ngày, nếu phối giống không chửa, 30 – 32 ngày  sau nhím động dục trở lại. Nhím mẹ động dục trở lại sau khi đẻ 1 tháng, nếu đẻ chết con thì sau đẻ  10 – 15 ngày.           Biểu hiện động dục bên ngoài của nhím thường không rõ rệt. Những ngày động dục nhím cái  tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại bình thường.  Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi của con cái và biểu hiện rung chuồng. Thời điểm  phối thích hợp là sau khi nhím cái động dục.           Giao phối: Nhím thường giao phối với nhau vào 2 – 5 giờ sáng. Thời gian ghép đôi giao phối từ  vài ngày, đến vài tuần hay hàng tháng. Việc phối giống thành công rất quan trọng trong việc tăng  đàn, vì thế người chăn nuôi hết sức lưu ý để phát hiện động dục, theo dõi lý lịch đầy đủ và cho phối  kịp thời. Đối với các nhà chăn nuôi chưa có kinh nghiệm, nên chọn phương án ghép đôi 1 đực và 1 cái  trong một ô nuôi suốt cả đời.           Chửa: Thời gian mang thai của nhím từ 90 – 95 ngày. Bụng nhím thường to ra hai bên. Trong  thời gian này nên tách hẳn đực giống để nhím cái được yên và không ăn tranh quá nhiều dễ bị to thai  và khó đẻ.           Đẻ: Nhím thường đẻ vào ban đêm, sau khi đẻ chúng để lại nhiều máu trên sàn chuồng. Trong  tuần đầu nhím mẹ thường ủ con dưới bụng. Sau một tuần, chúng mới bắt đầu chạy ra khỏi bụng  mẹ. 7
  8.           Nhím con bú mẹ một tháng, sang tháng thứ hai nhím con ăn được các thức ăn như mẹ, tăng  trọng bình quân 1kg/con/tháng. Có thể 30 – 45 ngày nếu nhím con khoẻ mạnh và nhím cái không còn  nhiều sữa nữa. Nhím cái sau khi đẻ 1 tháng đã có hiện tượng động dục, trước khi cho nhím đực vào  giao phối, đưa nhím con sang ô khác.            Chăm sóc nuôi dưỡng:           Cho nhím ăn, uống, nghỉ ngơi:           Cho nhím ăn nhiều loại thức ăn, chớ cho ăn đơn điệu để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; Cho ăn  2 bữa/ngày: bữa ăn chính (buổi chiều tối) và bữa phụ (buổi trưa).           Đối với nhím hậu bị hạn chế lượng thức ăn sao cho tăng trọng bình quân 0,8kg/con/tháng. Đối  với nhím sinh sản, khi cho ăn cần phải xem xét từng con: Đối với con sắp phối giống, không nên cho  ăn quá nhiều; Đối với nhím đang mang thai cần tăng cường thêm thức ăn tinh, đảm bảo đủ lượng  xương. Tuy nhiên, luôn luôn phải đảm bảo lượng thức ăn xanh cho chúng.           Dùng phụ phẩm nông nghiệp cần rửa sạch, tránh ngộ độc. Cho nhím ăn đúng giờ quy định.  Thức ăn là khâu then chốt khi nuôi nhím.           Nước uống: Nếu thức ăn nhiều nước như củ, quả thì có thể không cần cho uống nước. Tuy  nhiên cần cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/ 5 con/ngày.           Ngủ ­ nghỉ ngơi: Nhím sinh hoạt về đêm, ban ngày ngủ từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cần  giữ yên tĩnh cho nhím ngủ.           Cách nhốt / ghép đôi/ ghép đàn: Nhím cái giống: nuôi riêng từng ô và có thể nuôi tại một ô suốt  cả đời. Nhím đực giống: cũng nên nhốt từng cá thể ở từng ô riêng biệt. Không nên nhốt chung nhau  vì rất hay đánh nhau. Nhím con mới đẻ ra ở chung với mẹ cho đến ngày cai sữa. Nhím nhỏ và hậu bị  có thể nhốt chung nhau và phân theo lứa tuổi. Giai đoạn phối giống, nhím đực có thể nhốt chung với  nhím cái. Thời gian ngắn – dài tuỳ theo chúng đã có “phối” thành công (chửa) hay không.           Vệ sinh chuồng trại:           Vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày. Mùa hè cần tắm cho nhím kết hợp với việc rửa sạch chuồng.  Định kỳ quét vôi và phun thuốc diệt khuẩn khu vực chuồng trại.           Chống cận huyết: Cần phải đánh số, ghi chép lý lịch của từng con để không bị nhầm lẫn trong  khi ghép đôi giao phối.           Lưu ý: Nên trao đổi đực giống giữa các đàn với nhau.  Phòng bệnh:           Nhím ít mắc bệnh, chỉ thấy một số bệnh thông thường như ỉa chảy, giun, sán, ghẻ.           * Để phòng bệnh cho nhím cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:           ­ Đảm bảo chuồng trại hợp vệ sinh.           ­ Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.           ­ Khi phát hiện bệnh có thể thông báo cho thú y nếu bệnh lạ và nặng.           Lưu ý: Thủ tục mua bán, vận chuyển nhím do Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố cấp. Giá trị kinh tế và khả năng phát triển thị trường  Một cặp nhím giống khoảng 6 tháng tuổi hiện có giá từ 10 đến 15 triệu đồng; còn nhím thịt giá bán  ngoài thị trường luôn có giá từ 400 đến 500 ngàn đồng/kg, có khi lên đến 600­700 ngàn đồng/kg. Mỗi  năm một cặp nhím bố mẹ sinh sản hai lứa, mỗi lứa hai con. Như vậy, một cặp nhím sẽ đem về cho  người nuôi khoản thu nhập hàng chục triệu đồng. Những năm gần đây, nhiều loại vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi  như lợn rừng , ba ba, hươu sao... Tuy nhiên, mô hình nuôi nhím đang được rất nhiều người từ nông  thôn tới thành thị quan tâm, bởi nhím đem lại giá trị kinh tế cao, lại không đòi hỏi phải có diện tích  đất rộng để xây chuồng trại chăn nuôi. 2­Các bước tiến hành: B1­ Sưu tầm tư liệu tham khảo: qua các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm địa  phương, các trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật địa phương, các cơ sử chăn nuôi, mạng intenet,  các tạp chí Nông Lâm, Ngư nghiệp, các Giáo viên, chương trình khoa học đời sống KCT, VTV2… B2­Tìm hiểu và phân tích tư liệu, tra cứu các thông số, thông tin liên quan, thống kê số liệu, … B3­Tổng hợp tư liệu theo mẫu (chắt lọc thông tin cần thiết, ngắn gọn, đầy đủ  điền vào bảng mẫu). 8
  9. B4­Thảo luận theo từng nhóm, tổ để đánh giá kết quả và kết luận về đối tượng tìm hiểu. B5­Viết thu hoạch theo nhóm với các nội dung sau: +Đối tượng tìm hiểu (theo số liệu đã sưu tầm được). + Đặc tinh sinh học cơ bản nhất của chúng. +Tầm quan trọng và giá trị kinh tế của vật nuôi. +Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi hiện nay (ưu điểm, tồn tại). +Quan điểm cá nhân (nhóm) về công tác chăn nuôi và kinh tế địa phương hiện nay.            3­Câu hỏi­bài tập: 1.Gia đình em, địa phương em hiện nay đang nuôi  loài vật nuôi nào nhiều nhất? Vì sao lại nuôi nhiều  như vậy? Trả lời: 2.Hãy thống kê những loài vật được nuôi để lấy thực phẩm ở địa phương? Trả lời: 3.Các đối tượng vật nuôi sau đây, đối tượng nào cần  có sự quản lý của ngành lâm nghiệp: a­Nuôi hươu lấy nhung. b­Nuôi nhím thương phẩm. c­Nuôi gấu lấy mật gấu. d. Cả a, b, c. Trả lời: 4.Các động vật quý hiếm hiện nay có nên chăn nuôi và phát triển chúng hay không? Vì sao? Trả lời: 5.Hiện nay nhiều cơ sở, nhiều cá nhân thích sử dụng thịt và các sản phẩm từ thú hoang dã, em cho ý  kiến về việc này? Trả lời: Hỏi đáp về nuôi động vật  Hỏi: Loài côn trùng nào được nuôi để lấy sợi dệt lụa? Trả lời: Đó là  Tằm dâu (Bombyx mori­Linnaeus) là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời  trải qua 4 giai đoạn phát dục khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn phát dục đều có một  vai trò quan trọng trong đời sống con tằm. 9
  10. ­Giai đoạn trứng: đối với trứng tằm đa hệ thì sau khi con  cái đẻ trứng 8­10 ngày, ở 25 °C trứng sẽ nở thành tằm  con. Đối với trứng tằm lưỡng hệ và độc hệ thì sau khi đẻ  trứng đi vào trạng thái ngủ nghỉ và bắt buộc trứng phải  qua lạnh. ­Giai đoạn tằm: là giai đoạn  sâu ăn lá dâu để tích luỹ dinh  dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh,  tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) lớn gấp 8.000­10.000 lần  mới nở. ­Giai đoạn ngài: là giai đoạn trưởng thành con đực và con  cái tìm nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng. Tằm  đang ăn lá dâu Tằm kéo kén (làm tổ) Sợi tơ tằm được tôn vinh là "Nữ Hoàng" của ngành dệt mặc dù sản lượng sợi tơ sản xuất ra thấp  hơn nhiều so với các loại sợi khác như: bông, đay, gai... nhưng nó vẫn chiếm vị trí quan trọng trong  ngành dệt, nó tô đậm màu sắc hàng đầu thế giới về mốt thời trang tơ tằm. Dâu tằm vẫn là một nghề phát triển ở các nước phát triển như: Nhật, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc,  Ấn Độ... Còn ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, dâu tằm là một nghề rất quan trọng nhất là ở các  vùng nông thôn. Trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng  khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, vòng quay lứa tằm ngắn chỉ có 20 ngày. Đồng thời, cây dâu  tằm có thể trồng được ở những vùng có điều kiện đất đai xấu và khí hậu khắc nghiệt mà vẫn sinh  trưởng phát triển tốt, cho sản lượng lá dâu cao để cho tằm ăn và thu nhập dâu tằm đem lại thường  cao hơn các cây trồng khác. Ở vùng nhiệt đới, trồng dâu tằm không chỉ đáp ứng thu nhập quanh năm  mà nó còn giải quyết nhiều lao động nhàn dỗi tại nông thôn. Mặt khác, trồng cây dâu tằm còn làm  tăng độ che phủ xanh trên các bãi đất trống (đất hoang) tham gia vào điều hòa tiểu khí hậu môi  trường vùng đó. lụa tơ tằm Áo dài chất liệu tơ tằm Làng nghề dệt Cổ Chất nằm ven dòng sông Ninh nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ,  dệt lụa. Từ thành phố Nam Định theo quốc lộ 21 hoặc xuôi theo dòng sông Hồng khoảng 20 km về  phía Đông nam du khách tới thăm làng dệt lụa Cổ Chất. Đây là làng nghề truyền thống có từ khá lâu  của Nam Định. Suốt chiều dài lịch sử vài trăm năm sinh tồn với nghề dâu tằm.Tơ Cổ Chất và tơ của  vùng Trực Ninh đã đi vào câu ca: " Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về Nam Định với anh thì về 10
  11. Nam Định có bến Đò Chè Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ" ( Ca dao Nam Định) 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2