intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý ở trường phổ thông - Trần Thùy Liên

Chia sẻ: Trần Dự Trữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

115
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ sự đa dạng sinh học đang là vấn đề đặt ra cho toàn cầu. Trong nhà trường, việc giáo dục bảo vệ môi trường được khai thác từ nhiều môn học trong đó có môn Địa lý. Bài "Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý ở trường phổ thông" tập trung tìm hiểu về khả năng, hình thức giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học có trong sách giáo khoa Địa lý các lớp và xây dựng một ví dụ về cách hoạt động giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý ở trường phổ thông - Trần Thùy Liên

GIÁO DỤC BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC QUA MÔN ĐỊA LÝ<br /> Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br /> <br /> TRẦN THUỲ UYÊN<br /> Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ sự đa dạng sinh học<br /> đang là vấn đề đặt ra cho toàn cầu. Trong nhà trường, việc giáo dục bảo vệ<br /> môi trường được khai thác từ nhiều môn học trong đó có môn Địa lý. Bài<br /> báo tập trung tìm hiểu về khả năng, hình thức giáo dục bảo vệ sự đa dạng<br /> sinh học có trong sách giáo khoa Địa lý các lớp và xây dựng một ví dụ về<br /> cách hoạt động giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.<br /> <br /> <br /> I. KHẢ NĂNG GIÁO DỤC BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC QUA MÔN<br /> ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br /> 1. Nội dung chương trình Địa lý các lớp ở phổ thông có nhiều khả năng để khai<br /> thác giáo dục môi trường trong đó có giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học. Cụ thể:<br /> + Lớp 6: Nội dung chủ yếu của chương trình là học về Địa lý tự nhiên đại cương:<br /> khoa học về Trái đất, các thành phần tự nhiên của Trái đất. Nội dung giáo dục bảo vệ sự<br /> đa dạng sinh học tập trung ở phần Lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân<br /> bố thực vật, động vật trên Trái đất [3].<br /> + Lớp 7: Nội dung chủ yếu của chương trình là học về các Môi trường Địa lý và<br /> thiên nhiên, con người ở các châu lục. Khả năng giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học có<br /> ở một số bài thuộc phần nội dung về các môi trường, thiên nhiên ở các châu lục [3].<br /> + Lớp 8: Chương trình Địa lý lớp 8 học về thiên nhiên, con người ở châu Á và Địa<br /> lý tự nhiên Việt Nam. Nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học có ở một số bài<br /> như bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á, bài 24. Vùng biển Việt Nam, bài 37. Đặc<br /> điểm sinh vật Việt Nam, bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam, bài 42. Miền Tây<br /> Bắc và Bắc Trung Bộ,... [3].<br /> + Lớp 9: Nội dung chương trình Địa lý lớp 9 học về Địa lý Kinh tế - xã hội Việt<br /> Nam trong đó nội dung bảo vệ sự đa dạng sinh học nằm ở vấn đề khai thác tự nhiên ở<br /> các vùng [3].<br /> + Lớp 10: Chương trình Địa lý lớp 10 học về Địa lý Kinh tế - xã hội đại cương.<br /> Khả năng giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học ở lớp này chủ yếu ở chương Môi trường<br /> và Tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, còn nằm rải rác ở các chương, bài khác [3].<br /> + Lớp 11: Chương trình lớp 11 chủ yếu học về Địa lý Kinh tế - xã hội thế giới.<br /> Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học tập trung ở các kiến thức về tình trạng ô nhiễm<br /> môi trường, sức ép của kinh tế, đô thị đến môi trường tự nhiên ở các nước [3].<br /> 84 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004<br /> <br /> <br /> + Lớp 12: Nội dung chủ yếu của chương trình là học về những vấn đề Địa lý Kinh<br /> tế - Xã hội Việt Nam. Có thể giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học ở các vấn đề về<br /> nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng [3].<br /> Nhìn chung, những kiến thức Địa lý được khai thác để giáo dục bảo vệ sự đa dạng<br /> sinh học tập trung ở những nội dung về:<br /> * Hiện trạng tài nguyên sinh vật: Rừng nguyên sinh bị tàn phá thay vào là rừng<br /> thứ sinh, cây bụi, trảng cỏ; sự tuyệt chủng của các loài sinh vật quý hiếm, sự suy giảm<br /> về chất lượng và số lượng của các loài sinh vật...<br /> * Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học: Khai thác rừng bừa bãi, cháy<br /> rừng, săn bắt động vật trái phép, ô nhiễm môi trường, chiến tranh hủy diệt, quản lý, bảo<br /> vệ kém,...<br /> * Hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học: Mất đi nhiều nguồn gen quý<br /> hiếm, khí hậu thay đổi, đất đai bị suy thoái, thiếu nguồn thức ăn, thiếu nguồn nguyên<br /> liệu cho ngành dược học, nông nghiệp, công nghiệp,...<br /> * Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học: Khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật<br /> phải hợp lý, đi đôi với biện pháp tái tạo, phục hồi; có sự hợp tác toàn cầu để bảo vệ đa<br /> dạng sinh học, phòng chống và giải quyết các loại ô nhiễm môi trường.<br /> 2. Các kiến thức Địa lý được khai thác để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học chủ<br /> yếu tồn tại dưới 2 dạng sau:<br /> + Dạng I: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần nội dung bài Địa lý có<br /> sự trùng hợp với nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học. Ví dụ: khai thác rừng<br /> bừa bãi biến rừng rậm thành rừng thưa, trảng cỏ...(Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố<br /> ảnh hưởng tới sự phân bố thực, động vật trên Trái đất, Địa lý 6); Cá voi xanh đang có<br /> nguy cơ tuyệt chủng (Bài 46: Châu Nam Cực. Châu lục lạnh nhất thế giới, Địa lý 7); Tài<br /> nguyên sinh vật (Bài 5: Một số tài nguyên thiên nhiên được sử dụng vào hoạt động sản<br /> xuất, Địa lý 10); Hậu quả của nạn phá rừng hiện nay ở Tây Nguyên đối với các loài<br /> chim, thú quý ( Bài 23: Tây Nguyên - Địa lý 12)... [3].<br /> + Dạng II: Một số nội dung của bài học, hay một số phần nhất định của bài Địa lý<br /> có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học. Ví dụ: khi phân<br /> vùng kinh tế cần chú ý đến sinh thái (Bài 27: Đặc điểm của vùng kinh tế. Ý nghĩa của<br /> phân vùng kinh tế - Địa lý 10); Nạn ô nhiễm môi trường ở Thái Lan (Bài: Thái Lan -<br /> Đất nước có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng hoàn cảnh xã hội khó khăn, Địa<br /> lý 11); Phương hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, cơ sở<br /> khoa học của phương hướng đó (Bài 19: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng<br /> bằng sông Cửu Long, Địa lý 12) ... [3].<br /> GIÁO DỤC BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC QUA MÔN ĐỊA LÝ... 85<br /> <br /> <br /> Như vậy, Địa lý là một môn học có nhiều khả năng để giáo dục bảo vệ sự đa dạng<br /> sinh học. Số bài có nội dung Địa lý trùng hợp với nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng<br /> sinh học chiếm tỉ lệ đáng kể, khoảng 6-7% số bài học Địa lý. Ngoài ra còn có nhiều bài<br /> học có nội dung có thể liên hệ để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.<br /> II. MỘT SỐ CÁCH THỨC KHAI THÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ<br /> SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC QUA MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br /> 1. Trên lớp: Thông qua môn học trong chính khóa, có một số cách thức sau [4]:<br /> - Sử dụng các phương tiện dạy học làm nguồn tri thức được “vật chất hóa” như là<br /> điểm tựa, cơ sở để học sinh phân tích, tìm tòi các kiến thức về đa dạng sinh học. Ví dụ<br /> giáo viên có thể cho học sinh khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, băng hình video, sách<br /> báo,... để khám phá các kiến thức về đa dạng sinh học.<br /> - Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, các đoạn trích trong các sách báo<br /> khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra, các ảnh chụp mới nhất...) để làm rõ thêm các<br /> vấn đề về môi trường trong đó có vấn đề về đa dạng sinh học.<br /> - Sử dụng các phương pháp dạy học theo cách thức học sinh tự khai thác, tự tìm<br /> kiếm, nhận thức các tri thức về bảo vệ đa dạng sinh học như các phương pháp thảo luận,<br /> động não, đóng vai, tranh luận, dự án, nghiên cứu,...<br /> - Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp dùng lời để cung cấp cho học sinh<br /> kiến thức về giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học như phương pháp kể chuyện, thuyết<br /> trình, mô tả,...<br /> - Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học, nhưng gắn liền với thực tế địa<br /> phương để học sinh tự tìm hiểu.<br /> - Khai thác thực trạng về đa dạng sinh học ở thế giới, đất nước, địa phương để xây<br /> dựng bài học có liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.<br /> - Khi thực hiện các tiết học có nội dung gần gũi với nội dung giáo dục bảo vệ sự<br /> đa dạng sinh học, giáo viên có thể chọn địa điểm thích hợp để giảng dạy như đồng<br /> ruộng, vườn trường, một khu rừng gần trường, một sở thú,...<br /> 2. Ngoài lớp: Có một số cách thức giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học ở ngoài<br /> lớp như sau [4]:<br /> - Báo cáo chuyên đề về bảo vệ đa dạng sinh học do các nhà khoa học, các kĩ thuật<br /> viên hay giáo viên chuyên về môi trường trình bày.<br /> - Thực địa khảo sát thực trạng tài nguyên, các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học<br /> ở địa phương.<br /> 86 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004<br /> <br /> <br /> - Tổ chức cho học sinh tham gia các chiến dịch xanh hóa trong nhà trường như<br /> trồng cây, chăm sóc cây,...<br /> - Tổ chức các cuộc thi vẽ, tìm hiểu đời sống hoạt động của các loài động vật quanh em.<br /> - Xây dựng các dự án về bảo vệ đa dạng sinh học ví dụ xây dựng dự án trồng cây<br /> xanh trong trường học, Bảo vệ rừng đầu nguồn, Bảo vệ động vật ở địa phương.<br /> - Thông qua các hoạt động ngoại khóa khác như Trò chơi Địa lý, Tổ Địa lý, Câu<br /> lạc bộ Địa lý, Đố vui Địa lý, Thông tin Địa lý, Tham quan Địa lý,... để lồng ghép giáo<br /> dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.<br /> III. VÍ DỤ VỀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ SỰ ĐA<br /> DẠNG SINH HỌC TRONG BÀI LÊN LỚP ĐỊA LÝ<br /> BÀI 5. MỘT SỐ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀO<br /> HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT (ĐỊA LÝ 10)<br /> Mục III. Nguồn tài nguyên khí hậu, nước và sinh vật<br /> Tài nguyên sinh vật<br /> I. Mục tiêu:<br /> - Kiến thức: Qua kiến thức ở nội dung “Tài nguyên sinh vật“, học sinh hiểu được<br /> hiện nay tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp<br /> thích hợp bảo vệ nguồn tài nguyên này.<br /> - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích mối liên hệ nhân quả giữa nguyên nhân,<br /> hậu quả và các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.<br /> - Thái độ: Qua phần này học sinh có ý thức bảo vệ sinh vật, tham gia tích cực vào<br /> các hoạt động bảo vệ tài nguyên sinh vật ở trường, lớp, ở địa phương.<br /> II. Chuẩn bị:<br /> - Giáo viên: + Bảng số liệu diện tích rừng Thế giới, Việt Nam qua các năm (phóng to)<br /> + Phiếu học tập<br /> + Tài liệu tham khảo [1] được phôtô thành tờ rời<br /> + Các tranh ảnh về rừng bị tàn phá, một số loài động vật đang có<br /> nguy cơ tuyệt chủng.<br /> - Học sinh: Sách giáo khoa.<br /> III. Hoạt động:<br /> 1. Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi: Qua bảng số liệu diện tích rừng Thế giới, Việt<br /> Nam qua các năm kết hợp với quan sát ảnh, em hãy nhận xét về hiện trạng tài nguyên<br /> sinh vật hiện nay?<br /> GIÁO DỤC BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC QUA MÔN ĐỊA LÝ... 87<br /> <br /> <br /> HS nhận xét, GV sửa chữa, kết luận các ý đúng (Tài nguyên sinh vật trên thế giới<br /> và Việt Nam đang bị suy giảm).<br /> 2. Hoạt động 2: GV chia nhóm, 2 em ngồi cùng bàn làm thành một nhóm, mỗi<br /> nhóm được phát một phiếu học tập.<br /> PHIẾU HỌC TẬP<br /> 1. Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết của em, hãy gộp các nguyên nhân sau thành<br /> các nhóm, đặt tên nhóm và theo em nhóm nguyên nhân nào quyết định sự suy giảm tài<br /> nguyên sinh vật?<br /> a. Quá trình sinh trưởng và phát triển tự nhiên của sinh vật.<br /> b. Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng).<br /> c. Đốt rừng làm nương rẫy.<br /> d. Khai thác, đánh bắt quá mức phục hồi.<br /> e. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai làm thu hẹp diện tích rừng.<br /> f. Mua, bán trái phép động, thực vật quý hiếm.<br /> g. Chiến tranh huỷ diệt.<br /> h. Quản lý, bảo vệ kém.<br /> i. Ô nhiễm môi trường.<br /> - Nhóm 1: .........................................................................................................................<br /> - Nhóm 2: .........................................................................................................................<br /> * Nhóm nguyên nhân quyết định:.........................................................................<br /> ...............................................................................................................................<br /> 2. Căn cứ vào sách giáo khoa và tài liệu tham khảo (tờ rời), em hãy nêu những hậu<br /> quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật?<br /> - Đối với môi trường tự nhiên:..........................................................................<br /> ....................................................................................................................................<br /> ....................................................................................................................................<br /> - Đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người:......................................<br /> ....................................................................................................................................<br /> ......................................................................................................................... ..........<br /> <br /> HS thảo luận, điền vào phiếu học tập sau đó đại diện nhóm trình bày. GV sữa<br /> chữa, chính xác hoá kiến thức.<br /> 1. Có 2 nhóm nguyên nhân: do tự nhiên và do con người trong đó nhóm nguyên<br /> nhân do con người là nhóm nguyên nhân quyết định sự suy giảm tài nguyên sinh vật.<br /> 2. Hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật:<br /> + Đối với môi trường tự nhiên: khí hậu thay đổi, nguồn nước khô cạn, các hệ sinh<br /> thái tự nhiên bị phá huỷ.<br /> 88 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004<br /> <br /> <br /> + Đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người: làm cạn kiệt nguồn thức ăn<br /> và phần lớn nguồn nguyên vật liệu.<br /> 3. Hoạt động 3: GV đặt câu hỏi cho toàn lớp:<br /> Xuất phát từ những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên sinh vật, theo em<br /> chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật?<br /> HS trả lời, GV khái quát các biện pháp (khai thác, sử dụng hợp lý; bảo vệ nguồn<br /> tài nguyên sinh vật).<br /> 4. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối (GV nêu câu hỏi cho HS tiếp tục nghiên cứu ở nhà):<br /> a) Em hãy cho biết, hiện nay ở địa phương đã có những biện pháp gì để bảo vệ tài<br /> nguyên sinh vật?<br /> b) Với cương vị là một người học sinh, em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh<br /> vật ở địa phương mình? Kể một tấm gương tốt về bảo vệ tài nguyên sinh vật ở địa<br /> phương mà em biết?<br /> IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT<br /> Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý rất quan trọng và cần thiết.<br /> Để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:<br /> 1. Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học đưa vào chương trình Địa lý các lớp chỉ<br /> rơi vào một số bài, một số nội dung cụ thể cho nên giáo viên cần cân nhắc kĩ để lựa<br /> chọn nội dung kiến thức thích hợp, nên ưu tiên các kiến thức Địa lý trùng hợp với kiến<br /> thức giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.<br /> 2. Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Địa lý thành bài<br /> giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.<br /> 3. Giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, huy động nhiều học<br /> sinh tham gia, phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của học sinh. Cần tận dụng tối đa<br /> mọi khả năng để học sinh trực tiếp tiếp xúc với môi trường.<br /> 4. Cần tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ của nhà trường, các cơ quan có chức<br /> năng để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học cho học sinh.<br /> 5. Chỉ có thể thực hiện tốt việc giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa<br /> lý khi giáo viên có tâm huyết, nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ sự đa<br /> dạng sinh học qua môn học này.<br /> GIÁO DỤC BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC QUA MÔN ĐỊA LÝ... 89<br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] Bộ KHCN & MT- Cục Môi trường, 200 câu hỏi/đáp về môi trường, Hà Nội, 2000.<br /> [2] Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Đức Vũ, Hoạt động giáo dục<br /> môi trường trong môn Địa lý ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 2000.<br /> [3] Sách giáo khoa Địa lý 6, 7, 8 (Chương trình mới) và 9, 10, 11, 12 (Chương<br /> trình CCGD), NXB Giáo dục.<br /> [4] Nguyễn Đức Vũ, Giáo dục môi trường qua Địa lý (Tập bài giảng Cao học),<br /> Huế, 2000.<br /> SUMMARY<br /> EDUCATING BIOLOGICAL DIVERSITY PROTECTION THROUGH<br /> GEOGRAPHICAL LESSONS IN HIGH SCHOOLS<br /> TRAN THUY UYEN<br /> Nowadays, the environmental protection including preservation of biological<br /> diversity is a matter of great urgency imposing on man - kind. At schools, the education<br /> of environmental conservation involves in many subjects, one of which is Geography.<br /> This article focuses on the possibilities, the forms of educating biological diversity<br /> protection through lessons available in Geographical textbooks. An example of classroom<br /> activity which aims to protect biological diversity is also shown.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2