intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thông qua giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết khẳng định môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải. Từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thông qua giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Hoa1* 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: hoantt@utc.edu.vn; Tel: 0912494262 Tóm tắt: Trên cơ sở nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên; Đặc điểm của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh; Căn cứ thực tiễn việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải hiện nay, bài viết khẳng định môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải. Từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải hiện nay. Từ khóa: Đạo đức, lối sống, sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là một trong những vấn đề quan trọng trong mục tiêu giáo dục bậc Đại học, Cao đẳng ở nước ta từ trước đến nay. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường Đại học, Cao đẳng thực hiện nhiều nội dung, với nhiều hình thức thông qua chương trình, giáo trình giảng dạy, học tập; Thông qua vai trò của tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong nhà trường; Thông qua việc phối hợp với gia đình sinh viên và toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng đã làm hoàn chỉnh hệ thống các môn Lý luận chính trị, góp phần khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta, cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng; nâng cao nhận thức chính trị và lý tưởng cách mạng cho sinh viên. Đặc biệt, bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh -473-
  2. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải còn có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống mới văn minh, lành mạnh cho sinh viên, vị trí này các bộ môn khác khó có thể thực hiện hiệu quả. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng, nhà tư tưởng lớn của dân tộc quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài và gian khổ của mình, Người luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức và lý tưởng cách mạng cho mọi người, nhất là cán bộ đảng viên và thế hệ trẻ. Người luôn coi đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Người dạy: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [1;158]. Người còn căn dặn: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [1;157] Những vấn đề về đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện, sâu sắc, hình thành một hệ thống lý luận về đạo đức từ vị trí, vai trò của đạo đức, đến các chuẩn mực đạo đức cơ bản và các nguyên tắc để xây dựng đạo đức. Hồ Chí Minh là nhà đạo đức học vĩ đại, khai sinh ra một nền đạo đức mới là đạo đức cách mạng, ý nghĩa khoa học và nhân văn từ tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người là rất lớn. Hồ Chí Minh là người gần gũi với các thế hệ người Việt Nam, “Người là Cha, là Bác, là Anh” trong mỗi gia đình Việt Nam. Dù Người đã từ biệt thế giới này hơn 40 năm nhưng hình ảnh của Người vẫn sống mãi một cách thân thương trong tâm thức của mỗi người. Khi nói về cuộc đời và đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta không thấy sự xa lạ. Đó là một thuận lợi của việc giáo dục đaọ đức. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng phát động và cùng với nó là cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong những năm qua đã thực sự tạo ra được những hiệu quả thiết thực trong việc tuyên truyền, giáo dục và nâng cao đạo đức cách mạng, làm cho mọi người càng thêm tôn kính, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, thôi thúc mọi người sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Cuộc vận động và cuộc thi trên đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, mọi cấp, mọi ngành, trong đó có ngành giáo dục nhiệt tình, hưởng ứng, thực hiện. Trong các trường Đại học và Cao đẳng, bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần không nhỏ trong việc đưa lại hiệu quả cho cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sinh viên. Qua những vấn đề trên, chúng ta có thể kết luận rằng: Giáo dục tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nội dung cơ bản của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học, Cao đẳng, góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. 2.2. Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải. -474-
  3. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Xuất phát từ đặc điểm của môn học và từ nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo trong việc góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho sinh viên chúng tôi cho rằng để giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cần: Trước hết, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho sinh viên qua những câu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Trong đó, chú trọng việc giáo dục lẽ sống, bởi đây là một phạm trù cơ bản của đạo đức học. Nó quyết định mục đích cuộc sống, động lực của sự phấn đấu, đồng thời cũng quyết định toàn bộ tình cảm cũng như hành vi đạo đức của mỗi người. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thể hiện một lẽ sống cao đẹp và Người đã luôn phấn đấu cho lẽ sống ấy. Đó là lý tưởng đấu tranh cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân; là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, cần bám sát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, (Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành) và được phản chiếu chân thực qua chính tấm gương đạo đức cao đẹp của Người. Đó là: Những quan niệm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng đạo đức của Người. 2.3. Thực trạng đạo đức và tình hình giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải hiện nay 2.3.1. Thực trạng đạo đức sinh viên Đại học Giao thông vận tải hiện nay Ưu điểm: Sinh viên Đại học Giao thông vận tải thuộc nhiều đối tượng, dân tộc, vùng miền khác nhau nhưng đều có chung một nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của đạo đức. Đại đa số sinh viên nhận thức: Đạo đức có vai trò quan trong trong đời sống xã hội. Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của con người. Tu dưỡng đạo đức tốt, sinh viên mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập, hoàn thiện nhân cách để chuẩn bị cho tương lai của mình, góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. - Đại đa số sinh viên Đại học Giao thông vận tải có lòng yêu nước, có niềm tin chính trị và xác định lý tưởng đúng đắn. Yêu nước là một truyền thống văn hóa, đạo đức quý báu của dân tộc Việt Nam. Trải qua quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Đại học Giao thông vận tải nói riêng vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước và tự hào dân tộc của sinh viên Đại học Giao thông vận tải hiện nay được biểu hiện ở nhiều góc độ như: Biết ơn các thế hệ đi trước, lòng tự tôn dân tộc, luôn quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tích cực tham gia các hoạt động xã hội. - Sinh viên Đại học Giao thông vận tải hiện nay có ý thức chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu khoa học và tu dưỡng rèn luyện. Các em sinh viên ý thức sâu sắc nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập tốt, rèn luyện tốt. Kết quả học tập và rèn luyện chịu tác động từ nhiều yếu tố, trong đó xác định được mục đích học tập là rất quan trọng. Những năm gần đây, sinh viên Đại học Giao thông vận tải rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội khác. Qua đó, các em tích lũy được kinh nghiệm sống, phát huy -475-
  4. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải tính năng động, sáng tạo, có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm học tập với nhau, đồng thời làm cho sinh viên biết trân quý những giá trị truyền thống của dân tộc. Hạn chế: Bên cạch những ưu điểm nêu trên, sinh viên Đại học Giao thông vận tải còn có một số hạn chế trong rèn luyện đạo đức, lối sống như: Một bộ phận nhỏ sinh viên còn thiếu niềm tin chính trị, chưa xác định được mục đích, lí tưởng biểu hiện qua việc coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò của truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Trong đó số ít sinh viên còn mơ hồ về những kiến thức cơ bản của lịch sử, văn hóa dân tộc; có thái độ ứng xử không đúng mực đối với văn hóa dân tộc; thờ ơ các sự kiện chính trị của đất nước hay tư tưởng vào Đảng không phải vì muốn trở thành người chiến sĩ cộng sản mà coi vào đảng để có cơ hội tiến thân. Số sinh viên thụ động, lười biếng, học theo cảm hứng, học đối phó vẫn còn tồn tại dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện còn thấp, thậm chí yếu, kém. Hiện tượng đi muộn về sớm, nghỉ học không lý do, hay làm việc riêng trong giờ học cũng còn khá phổ biến ... Đặc biệt, trong thời gian gần đây, một bộ phận sinh viên nói chung, sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải nói riêng đã tiếp nhận những sản phẩm không lành mạnh, du nhập từ bên ngoài như sách báo phim ảnh bạo lực, đồi bại ..., số ít sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề ... Với những biểu hiện trên đây cho thấy đạo đức của sinh viên nói chung, sinh viên Đại học Giao thông vận tải nói riêng có biểu hiện suy thoái, xuống cấp. Đây là điều đáng quan tâm trăn trở của gia đình, nhà trường và xã hội, vì vậy nhà trường cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên; Các thầy giáo, cô giáo cần nhận thức hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. 2.3.2. Tình hình giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên luôn được nhà trường nhận thức là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết. Nhiệm vụ này không chỉ phụ thuộc vào các tổ chức, đoàn thể mà còn thông qua giảng dạy các môn học lý luận chính trị, trong đó có môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ưu điểm và nguyên nhân Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những môn học lý luận chính trị đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình học của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi cả nước trong đó có nội dung tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh. Những năm qua, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giáo dục môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua việc nâng cao chất lượng chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Từ đó, hiệu quả của việc giảng dạy cũng như góp phần giáo dục đạo đức cho sinh viên được cải thiện rõ rệt. Với mỗi môn học, chương trình học là yếu tố cốt lõi của quá trình dạy học, tạo nên nội dung cơ bản của hoạt động giảng dạy. Trường Đại học Giao thông Vận tải đã áp dụng chương trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ giáo dục và đào tạo cho sinh viên -476-
  5. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải các trường không chuyên ngành lý luận chính trị với thời lượng 2 tín chỉ. Nội dung “Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh” gắn với việc sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người qua đó góp phần quan trọng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Đảng ủy, ban giám hiệu và các đoàn thể trong trường Đại học Giao thông Vận tải đã quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong việc chú trọng thực hiện chỉ thị số 06-CT/TW (2006) của Bộ CT về "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Chỉ thị 03-CT/TW (2011) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Chỉ thị số 05-CT/TW (2016) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc triển khai thực hiện bám sát vào chủ đề của từng năm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đóng góp vai trò rất lớn trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Đại đa số giảng viên trong trường là những người yêu nghề, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng là tấm gương cho sinh viên học tập noi theo. Trong đó, đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị không ngừng phát triển góp phần tích cực trong giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lý tưởng chính trị, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cho sinh viên. * Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh còn có những bất cập. Mặc dù được coi là rất cần thiết nhưng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đem lại hiệu quả cao trong nhà trường. Bởi tại đây, môn học được coi là môn không chuyên ngành Lý luận chính trị nên ít có sự bổ sung điều chỉnh khung chương trình cho phù hợp với đối tượng sinh viên cũng như ngành đào tạo. + Sinh viên chủ yếu sử dụng Giáo trình của Bộ giáo dục ban hành; Giáo trình môn học được cung cấp cho sinh viên trong trường thông qua thư viện với số lượng còn hạn chế. + Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên chưa phát huy hết vai trò: mặc dù các tổ chức này có nhiều hoạt động thu hút sinh viên, nhưng nội dụng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên còn chung chung, ít đổi mới. 2. 4. Một số giải pháp đề xuất 2.4.1. Về phía Bộ Giáo dục và đào tạo Hiệu quả công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Giao thông vận tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, cần có sự quan tâm thỏa đáng của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đây là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các hoạt động giáo dục, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng. Vì vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; tiếp nhận và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước -477-
  6. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải về công tác này. Đồng thời, Bộ giáo dục cần có chính sách quan tâm, tạo điều kiện nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn học Lý luận chính trị nói chung và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, giúp nhà trường và giảng viên thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu giáo dục và đào tạo. 2.4.2. Về phía nhà trường Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền làm cho cán bộ, giảng viên nhận thức rõ và đầy đủ về vị trí, vai trò và yêu cầu của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Quán triệt kết hợp giáo dục đạo đức, lối sống với hoạt động học tập của sinh viên và với các phong trào thi đua. Khoa chủ quản là khoa chuyên ngành phụ trách trực tiếp và có vai trò quan trọng trong việc quản lí sinh viên. Trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, ngoài những giải pháp chung của nhà trường, mỗi khoa cần xây dựng cho mình chương trình và kế hoạch riêng. 2.4.3. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh Giảng viên cần chú trọng khai thác triệt để nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao sự tiếp nhận tri thức về đạo đức Hồ Chí Minh. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, cần đổi mới các phương pháp giảng dạy trong giờ học theo hướng tạo tính chủ động, độc lập, sáng tạo, tạo hứng thú cho sinh viên trong việc tiếp nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Hiện nay, phương pháp đối thoại và nêu vấn đề đã được nhiều giảng viên sử dụng và đem lại hiệu quả cao. Phương pháp này tạo nên sự gắn kết giữa thầy và trò, đồng thời giúp sinh viên nắm bắt một cách cơ bản những quan điểm, tư tưởng, cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Thầy và trò có thể trao đổi ngay những vấn đề được nêu ra, giải đáp những vấn đề khúc mắc trong thực tế. Thầy chỉ cần cung cấp kiến thức cơ bản, còn sinh viên phải tự tìm ra những yếu tố khác và liên hệ thực tiễn, nhờ đó sinh viên hiểu bài sâu sắc hơn và biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Lồng ghép những câu chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh trong bài giảng. Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí Minh còn là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Xoay quanh tấm gương đạo đức ấy, có rất nhiều câu chuyện diễn ra trong đời sống hàng ngày, trong hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh rất cảm động, có sức cảm hóa đối với mọi người. Vì vậy, trong giảng dạy đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, giảng viên cần lựa chọn và lồng ghép những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi, trình độ, tâm lý thanh niên, để nâng cao hiệu quả tiếp nhận cho sinh viên. Nội dung những câu chuyện hướng tới giáo dục sinh viên về lòng yêu nước và tự hào dân tộc; về lối sống lành mạnh, văn minh; cần, kiệm, liêm, chính, sống giản dị, khiêm tốn, không xa hoa, lãng phí; giáo dục sinh viên có quan niệm đúng đắn về tình yêu, tình bạn; tình yêu thương con người, biết cảm thông, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn; biết sống và học tập theo pháp luật; biết vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập. -478-
  7. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa với nội dung, hình thức phong phú và đa dạng như học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan, lao động … giúp sinh viên áp dụng kiến thức tiếp thu được trên lớp vào thực tế, đồng thời nâng cao hứng thú, say mê học tập cho sinh viên. Đây là hình thức giáo dục sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn tác động mạnh đến nhận thức và hành động của sinh viên. 2.4.4. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hoạt động Đoàn, Hội Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên là tổ chức quan trọng, là trường học giáo dục thanh niên thành công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy, phát huy vai trò của Đoàn, Hội sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đoàn viên, sinh viên trong nhà trường. Trong thời gian tới, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các hoạt động để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, cụ thể như sau: Cần phát huy tốt vai trò chỉ đạo của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc tổ chức và thu hút sinh viên vào các phong trào chính trị, xã hội; chủ động đề ra các hoạt động và phong trào thi đua cho đoàn viên, sinh viên. Đoàn, Hội cần xây dựng nội dung, kế hoạch từng hoạt động cụ thể. Để làm tốt các nội dung trên, đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội trong trường cần rèn luyện những phẩm chất, năng lực nhất định để có thể nắm bắt chính xác diễn biến tư tưởng, tình cảm của đoàn viên, hội viên. Cần tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học; tham gia xây dựng môi trường học tập văn minh, thân thiện. Bên cạnh những câu lạc bộ tình nguyện, Đoàn, Hội cần thành lập thêm nhiều câu lạc bộ học tập, nghiên cứu khoa học tạo cơ hội cho sinh viên học hỏi, giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn; tổ chức thường xuyên các phong trào như “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”, “Tuần Khoa học”, “Triển lãm sáng tạo”, “Sáng tạo khởi nghiệp”… Các phong trào này sẽ hướng mục tiêu học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên vào những vấn đề thực tiễn của đời sống. 2.4.5. Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua tấm gương đạo đức Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến biện pháp nêu gương trong giáo dục và rèn luyện đạo đức. Người là chủ thể của hoạt động giáo dục, đồng thời, Người cũng là một tấm gương vô cùng mẫu mực, là một điển hình tiêu biểu để sinh viên học tập và noi theo. Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng đạo đức; thông qua phương pháp nêu gương là một trong những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Thông qua những tấm gương sẽ hình thành niềm tin cho sinh viên về tính đúng đắn, thiết thực của hoạt động giáo dục và học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, tạo ra động lực thôi thúc sinh viên tự phấn đấu rèn luyện theo gương những nhân tố điển hình được tuyên dương. Biện pháp nêu gương còn là cơ sở để sinh viên phát triển cái tốt, cái thiện. Tấm gương đạo đức để sinh viên học tập, noi theo trước hết là những cá nhân, tập thể điển hình ngay trong lớp, trong trường. Tấm gương đó là những sinh viên có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện, chấp hành tốt quy chế nhà trường, gương mẫu trong cuộc sống, quan hệ tốt với những người xung quanh, có lối sống, đạo đức trong sáng. Những tập thể điển hình là tập thể lớp, tập thể chi đoàn, liên chi đoàn, tập thể khoa sinh viên, các câu lạc bộ. -479-
  8. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 2.4.6. Giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, lối sống cho sinh viên thông qua giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, giáo dục chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước Lý tưởng sống là những khát khao, nguyện vọng, những tư tưởng về tương lai tốt đẹp mà con người muốn vươn tới. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và đất nước. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng là bồi dưỡng cho thanh niên sinh viên nhận thức đúng đắn, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và thấm nhuần lý tưởng giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc. Trong bối cảnh hiện nay, lý tưởng sống của sinh viên chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả tích cực và tiêu cực. Do đó, giáo dục lý tưởng cao đẹp cho sinh viên cần tạo dựng niềm tin cho sinh viên vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, vào thực tiễn cách mạng ngày càng tốt đẹp của dân tộc. Chỉ khi nào sinh viên có niềm tin vững chắc vào con đường cách mạng thì mới xác định được mục đích của cuộc sống, tạo ra động cơ đúng đắn tạo động lực hăng say học tập, nghiên cứu và hoạt động. Từ đó biến niềm tin thành sức mạnh cá nhân và hành động cụ thể để cống hiến cho xã hội và đất nước. Giáo dục tinh thần yêu nước, yêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, yêu nhân dân. Từ đó, họ sẽ tránh bị rơi vào cạm bẫy của kẻ thù, quay lưng lại với giá trị tốt đẹp của dân tộc. Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tạo nội lực quan trọng cho sinh viên có ý chí tự lực, tự cường, say mê trong học tập để góp sức mình dựng xây đất nước. Giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, giáo dục chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước giúp các em hiểu biết pháp luật để có thể làm đúng theo chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tránh hành vi vi phạm pháp luật. 3. KẾT LUẬN Như vậy, bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên; Là bộ môn có nội dung sát với nội dung giáo dục đạo đức nói chung ở các trường Đại học, Cao đẳng, đồng thời việc nghiên cứu, học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng phát động trong toàn Đảng, toàn dân ta. Nếu giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh chú ý đúng mức đến vấn đề này thì tin chắc rằng sẽ tạo ra hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục đạo đức, định hướng lý tưởng, lẽ sống cao đẹp cho sinh viên trong thế kỷ mới và mãi mãi về sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb CTQG, Hà Nội, 2005. -480-
  9. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải [2]. Nguyễn Hữu Cát, Mạc Văn Nam (2004), “Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học, (9), tr.19-22. [3]. Doãn Thị Chín, Lê Thị Thảo (2016), Giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (đồng chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. Phạm Hồng Chương (2009), Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên, thiếu niên (chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. [5]. Nguyễn Thị Kim Dung (2016), Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh (Tuyển chọn và biên soạn), NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. -481-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2