intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

giáo dục và đào tạo - chìa khóa của sự phát triển (sách tham khảo): phần 2

Chia sẻ: Thangnam Thangnam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

109
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giới thiệu tình hình đổi mới quản lý cung ứng dịch vụ giáo dục và đào tạo ở việt nam hơn 20 năm qua (1986-2007), phát huy tác dụng của bộ phận giáo dục và đào tạo trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: giáo dục và đào tạo - chìa khóa của sự phát triển (sách tham khảo): phần 2

  1. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển B' TÌNH HÌNH Đ ổ l MỚI ỌUẢN LÝ CUNG ÚNG DỊCH vụ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM TRONG HƠN 20 NĂM (1986 - 2007) Trong những năm đầu của quá trình đổi mới (giai đoạn 1986 - 1992), nền giáo dục Việt Nam, vốn đã quen thuộc trong nhiều năm theo phương thức quản lý kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, trước những chuyển đổi của nền kinh tế - xã hội đã gặp những thách thức to lốn và khó khăn nghiêm trọng. Các nguồn lực tài chính của ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục không đáp ứng nhu cầu thực tế; cơ sở vật chất, trường sở nghèo nàn và xuống cấp nghiêm trọng. Giáo viên do đời sông quá khó khăn bỏ nghề hàng loạt ở nhiều địa phương. Công tác quản lý chung toàn ngành cũng như công tác quản lý nhà trường kém hiệu quả, lúng túng, không thích ứng kịp với những thay đổi của đòi sống kinh tế - xã hội trong quá trìn h đổi mới. Điểm nổi bật trong thòi kỳ này là xuất hiện khủng hoảng về hệ thông giáo dục với các biểu hiện rõ nét nh ất là biến động về mạng lưới nhà trường và kéo theo quy mô giáo dục giảm sút nghiêm trọng. Số học sinh phố thông bỏ học tăng nhanh, đặc biệt ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong lĩnh vực giáo dục đại học và chuyên nghiệp, quy mô đào tạo giảm sút m ạnh do thiếu nguồn đầu tư và nhu cầu nhân lực lao động kỹ th u ậ t giảm, nhiều công trường, xí nghiệp thiếu việc làm và không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động Trong các năm 1991 - 1992 vối sự giúp đõ của UNESCO và UNDP, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã triển khai dự án “Điều tra tổng th ể về giáo dục và phân tích nguồn nhân lực” (VIE 89/022) với sự thựmi gia của nhiều chuyên gia giáo dục quốc 53
  2. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển tế và của Việt Nam. Dự án đã triển khai điều tra - nghiên cứu công phu với các phương pháp và cách tiếp cận khoa học trên mọi bình diện của công tác giáo dục - đào tạo ở Việt N am và đã xác định được 7 vấn đề gay gắt của giáo dục Việt N am cần được giải quyết, đó là: 1. Suy giảm số lượng và suy thoái chất lượng mọi bậc học trong hệ thông giáo dục quốc dân. 2. Q uan hệ không chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp và kỹ th u ậ t vối sản xuất và việc làm. 3. Việc giảng dạy và bô" trí mạng lưới đại học không thích hợp với yêu cầu xã hội, quan hệ không chặt chẽ giữa đại học với nghiên cứu, sản xuất và việc làm. 4. Đội ngũ giáo viên có nhiều yếu kém và khó khăn trong công việc. 5. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ th u ậ t cho giáo dục và đào tạo thiếu thôn, sử dụng không hiệu quả. 6. Hệ thống tổ chức, quản lý, pháp chế về giáọ dục và đào tạo không thích hợp 7. Sự không phù hợp của giáo dục và đào tạo với xã hội chuyển đổi. Báo cáo tổng kết đánh giá giáo dục giai đoạn 10 năm đổi mối (1986 - 1995) cũng đã chỉ rõ: “Mặc dù đã có nhiều cô' gắng lớn lao đế khắc phục khó khăn, đặc biệt về những tiêu cực do tác động của m ặt trái cơ chế thị trường và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong điều kiện nguồn lực hết sức hạn chế nhưng đối chiếu với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước và so sánh với trĩnh độ giáo dục - đào tạo của thế giới, giáo dục - đào tạo nưốc ta đang có những yếu kém đáng lo ngại. Năng lực của hệ thông giáo dục - đào tạo hiện nay trên các m ặt đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính, tổ chức quản lý còn quá thấp so với yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo cho xã hội 54
  3. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển những con người có phẩm chất đạo đức, trí thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng và bảo vệ đất nưóc trong giao đoạn mới”. Trong những năm gần đây, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có bước ph át triển về quy mô và các điều kiện bảo đảm chất lượng, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nưốc. Thực hiện cải cách giáo dục, nói chung hệ thông các trường đều có sự tiến bộ, đổi mới bước đầu về mục tiêu, nội dung, chương trình, đa dạng hoá các loại hình đào tạo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Hệ thống tổ chức sự nghiệp thuộc ngành giáo dục và đào tạo chiếm tỷ lệ cao n h ất so với tấ t cả các ngành, các lĩnh vực khác. Các cơ sở giáo dục phồ thông từ bậc mẫu giáo - mầm non, bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tổ chức ở tấ t cả các xã, phường trong cả nước, có hàng vạn trường với quy mô khác nhau. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cũng phát triển nhanh. Đồng thòi đã từng bước áp dụng các cơ chế tài chính, cơ chế quản lý biên chế, cơ chế tiền lương và th u nhập, v.v... để tách hành chính nhà nưóc vối quản lý hoạt động của các nhà trường theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực ngày một tốt hơn cho xã hội. I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM 1- Các bậc giáo dục a) Giáo dục p h ổ thông * Tiểu học Quy mô học sinh tiếp tục giảm (bình quân 3,7%/năm) do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi Và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm. Tỷ lệ huy động 55
  4. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển học sinh tiểu học trong độ tuổi đạt 97,5%. Đến nay số học sinh học tiểu học được học 2 buổi/ngày là 14,85%. * T rung học cơ sở Quy mô học sinh tăng bình quân 3,0%/năm. Tổng số học sinh THCS năm học 2006 - 2007 là 6.218.457 học sinh. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học được tuyển vào vào học lớp 6 bình quân cả nước đạt 98,21%. * Trung học phổ thông Quy mô học sinh tăng bình quân hàng năm 5,8%. Tổng số học sinh THPT năm học 2006 - 2007 là 3.111.280 học sinh. Tỉ lệ đi học so vối dân sô" trong độ tuổi là 48,5%. Bảng 3: Giáo dục phổ thông 1999- 2000- 2001- 2002- 2003- 2004- 2005- 2006- 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trường 23.960 24.675 25.264 25.811 26.359 26.817 27231 27.595 Tiểu học 13.387 13.738 13.936 14.163 14.346 14.518 14.688 14.839 Phổ thông cơ sở 1.429 1.304 1.270 1.197 1.139 1.034 889 744 Trung học cơ sở 7.381 7.733 8.092 8.396 8.734 9.041 9.386 9.657 Trung học 680 649 570 523 455 396 315 281 Trung học phổ thông 1.083 1.251 1.397 1.532 1.685 1.828 1.953 2.074 Học sinh 17.806.158 17.869.398 17.925.422 17.796.998 17.578.497 17.246.299 16.757.129 16.371.049 Tiểu học 10.063.025 9.751.431 9.336.913 8.841.004 8.350.191 7.773.484 7.321.739 7.041.312 Trung học cơ sở 5.767.298 5.918.153 6.254.254 6.497.546 6.612.099 6.670.714 6.458.518 6.218.457 Tning học phổ thông 1.975.835 2.199.814 2.334.255 2.458.446 2.616.207 2.802.101 2.976.872 3.111280 Nguốn: Bộ Giáo ơục va Dao tạo 56
  5. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển b) Giáo dục đại học và cao đẳng Năm học 2006 - 2007 cả nước có 322 trường đại học, cao đẳng; trong đó có 275 trường đại học, cao đẳng công lập và 47 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Hệ trung học chuyên nghiệp có 274 trường, trong đó có 262 trường công lập, 12 trường ngoài công lập. Hệ đào tạo nghề 227 trường, trong đó có 157 trường công lập, 70 trường ngoài công lập. Bảng 4: số lượng trường đại học và cao đẳng 1999- 2000- 2001- 2002- 2003- 2004- 2005- 2006- 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007. Trường 153 178 191 202 214 230 277 322 Cao đẳng 84 104 114 121 127 137 154 183 Công lập 79 99 108 115 119 130 145 166 Ngoài công lập 5 5 6 6 8 7 9 17 Đại học 69 74 77 81 87 93 123 139 Công lập 52 57 60 64 68 71 98 109 Ngoài công lập 17 17 17 17 19 22 25 30 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo SỐ lượng sinh viên theo học tại các trưòng đại học và trung học cũng đang trong xu hướng gia tăng. Niên học 2006 - 2007, sô" lượng sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng lên tới trên 1,5 triệu người, tăng gần gấp đôi so vối niên học 1999 - 2000. Điểu đáng chú ý là tỷ trọng nữ sinh viên và sinh viên người dân tộc ít người đang gia tăng. 57
  6. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển Bảng 5: số lượng sinh viên tại các trường cao đẳng và đại học 1999- 2000- 2001- 2002- 2003- 2004- 2005- 2006- Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số sinh 893.754 918.228 974.119 1.020.667 1.131.030 1.319.754 1.387.107 1.540.201 viên Nữ 387.730 400.963 431.323 453.359 526.672 630.645 672.557 852.081 Dân tộc 2.581 3.242 4.016 4.537 6.182 7.230 8.378 11592 Cao đẳng 173.912 186.723 210.863 215.544 232.263 273.463 299.294 367.054 Đại học 719.842 731.505 763.256 805.123 898767 1.046.291 1.087.813 1.173.147 Nguôn: Bộ Giáo dục và Đào tạo Số lượng của giáo viên đại học và cao đẳng cũng tăng đều qua các năm qua. Tới năm 2006 - 2007, cả nước có 53.518 giáo viên đại học và cao học, tăng trên 1,5 lần so với con số 30.309 giáo viên năm 1999 - 2000. Bảng 6: Giáo viên đại học và cao đẳng Năm 1999- 2000- 2001- 2002- 2003- 2004- 2005- 2006- 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Giảng viên 30.309 32.205 35.938 38.608 39.985 47.646 48.579 53.518 Nữ 11.493 12.459 14.107 15.327 16.315 19.275 20.497 23.777 Dàn tộc 404 524 569 583 600 584 570 660 Cao đẳng 7.703 7.843 10.392 11.215 11.551 13.677 14285 15.381 Đại học 22.606 24.362 25.546 27.393 28.434 33.969 34.294 38.137 Phản theo trinh độ chuyên mòn Tiến sĩ 4.378 4.454 4.812 5.286 5.179 5.977 5.744 5.666 Thạc sĩ 5.477 6.596 7.583 8.326 9.210 11.460 12.248 14.603 Chuyên khoa I và II 543 569 586 540 529 507 361 362 Đại học, cao đẳng 11.917 12.422 12.361 12.893 13.288 15.613 15.732 17.271 Trình độ khác 291 321 204 348 228 412 209 235 Nguốn: Bộ Giáo dục và Đào tạo 58
  7. t Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển 2- P hát triển giáo dục và đào tạo n goài côn g lập Xã hội hoá giáo dục được coi là một giải pháp chiến lược để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lốp nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển hệ thống các cơ sở ngoài công lập đã đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tê - xã hội, giảm một phần áp lực tăng quy mô đôi vối các cơ sở công lập. Hệ thống các trường ngoài công lập đã hình thành và phát triển ở mọi bậc học, cấp học trên khắp các vùng, miền trong cả 64 tỉnh, th àn h phố’, nh ất là ở các th àn h phô", thị xã, khu vực tập trung dân cư, những nơi kinh tế ph át triển, thu nhập của nhân dân tương đối cao. Năm học 2004 - 2005, cả nước có 5.011/7.648 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, chiếm 65,52% tổng sô" các cơ sở giáo dục mầm non; 75/14.518 trường tiểu học (chiếm 0,53%); 61/9.041 trưòng trung học cơ sở (chiếm 0,67%); 509/1.828 trường trung học phổ thông (chiếm 27,84%); 47/285 trưòng trung học chuyên nghiệp (chiếm 16,49%); 7/139 trường cao đẳng (chiếm 3,11%); 22/93 trường đại học (chiếm 23,66%). Tỷ lệ học sinh ngoài công lập ở các cơ sở giáo dục mầm non năm học 2004 - 2005 chiếm 58,24%, giáo dục phổ thông chiếm 5,76%, tru n g học chuyên nghiệp chiếm 18,14%; cao đẳng và đại học chiếm 13,49%. P h át triển giáo dục ngoài công lập trong những năm qua cho th ấy mầm non, trung học phổ thông, dạy nghề và đại học ph át triển m ạnh nhất. Các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam T rung Bộ và Đông Nam Bộ, có tỷ lệ học sinh tru n g học phổ thông ngoài công lập trương đối cao (trên 33%). 59
  8. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển Các vùng có tỷ lệ học sinh mầm non ngoài công lập cao là Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc. Đội ngũ giáo viên ngoài công lập các cấp tăng nhanh. Năm học 2003 - 2004, có 129.918 giáo viên ngoài công lập, trong đó mầm non có 93.629 (62,3%); tiểu học 1.362 (0,4%); tru n g học cơ sở 3.525 (1,6%); tru n g học phổ thông 24.027 (24,3%); dạy nghề 200 (2,9%); tru n g học chuyên nghiệp 1.107 (9,9%); cao đẳng đại học 5.071 (12,7%). Đa dạng hoá các hình thức học tập và loại hình trường lớp đã giúp cho cả triệu học sinh có điều kiện tiếp tục học tập ở các trường phổ thông và các cơ sở đào tạo. Các trường ngoài công lập gánh đỡ cho ngân sách giáo dục những khoản tiền rấ t lớn, góp phần giải quyết m âu th u ẫn giữa yêu cầu và khả năng có hạn, n h ất là về tài chính trong phát triển giáo dục và đào tạo. C hất lượng giáo dục ở một sô” trường phổ thông ngoài công lập khá tốt. Nhiều trường tiểu học và trung học phổ thông dân lập ỏ khu vực th àn h phố, vùng kinh tế phát triển, có cơ sở vật chất và tran g bị tương đốì hiện đại. Các trường mầm non bán công vùng cao đã đóng vai trò rấ t quan trọng trong công tác giáo dục trẻ trước tuổi đến trường. Các cơ sở ngoài công lập đã tạo thêm công ăn việc làm và ổn định đòi sống cho hàng chục ngàn người, sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đa số’ các cơ sở đảm bảo được chất lượng dịch vụ, cân đổì được th u - chi tài chính. Nhiều cơ sỏ có tích luỹ, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất. 3- Tài ch ín h cho giáo dục và đào tạo N găn sách N hà nước đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo vẫn được ưu tiên đầu tư cao cả ở tru n g ương và địa phương. Năm 2004, Ngân 60
  9. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển sách Nhà nước (NSNN) chi cho giáo dục và đào tạo tăng 2,7 lần so với năm 1998, trong khi tổng chi NSNN chỉ tăng 2,1 lần. Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo trong GDP năm 1998 là 3,2%, năm 2004 là 3,6%. Năm 1998, chi cho giáo dục và đào tạo chiếm 13,7% tổng chi phí ngân sách nhà nước, năm 2004 tăng lên 17,1% và năm 2006 tăng lên xấp xỉ 20%. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo tính trên đầu người tăng từ 149.999đ (11USD) năm 1998 lên 210.000đ (14USD) năm 2000, năm 2004 là 352.000đ (23USD) và năm 2007 là trên 700.000 đ. Bảng 7: Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục (tỷ đồng) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 15.609 20.624 22.795 32.730 41.630 55.300 66.770 Chi cho xây dụng 2.360 3.008 3.200 4.900 6.623 9.705 11.530 cơ bản Chi thường xuyên cho giáo dục và đào 10.356 12.649 16.906 18.625 27.830 35.007 45.595 55.240 tạo Kinh phí chương trình mục tiêu giáo 600 600 710 970 1250 1.770 2.970 3.380 dục và đào tạo Chia ra: Giáo dục 415 495 725 925 1.305 2.328 2.333 Dạy nghề 90 110 130 200 340 500 700 Trung học chuyên 20 25 30 35 35 37 50 nghiệp Đại học và cao 75 80 85 90 90 105 297 đẳng Nguón: Bộ Giáo dục và Đào tạo 61
  10. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển Cơ cấu chi ngân sách nhà nưốc cho giáo dục và đào tạo cũng được cải thiện theo hướng tập trung nhiều hơn cho các bậc học phổ cập, các vùng khó khăn, các lĩnh vực ưu tiên cho đào tạo nhân lực. Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho giáo dục so với tổng chi xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tập trung của N hà nước đã tăng từ 3,9% năm 1998 lên 10,4% năm 2004; tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 1990 - 1995 và chiếm tỷ trọng cao n h ấ t trong các lĩnh vực xã hội. Chi chương trìn h mục tiêu quốc gia tăn g từ 600 tỷ đồng năm 2000 lên 1.250 tỷ đồng năm 2004, đã góp phần giải quyết kinh phí cho việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên như: đổi mới giáo dục, tăng cường năng lực đào tạo nghề, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều địa phương, bên cạnh phần ngân sách tru n g ương cung cấp, còn đầu tư thêm từ ngân sách địa phương cho giáo dục và đào tạo. Đã có nhiều cô" gắng cải tiến việc phân bổ, điểu hành ngân sách, đồng thòi huy động nguồn lực của nhân dân để tăng cưòng cơ sở vật chất - kỹ th u ậ t nhà trưòng, bảo đảm chất lượng dạy và học. Tuy ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tăng dần hàng năm, nhưng do quy mô giáo dục tiếp tục p h át triển, nên bình quân chi trên đầu học sinh, sinh viên tăng không đáng kể. Trên thực tế, ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục và đào tạo. Trong đó, cơ cấu chi về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương vẫn chiếm khoảng 85 - 90%, còn kinh phí cho các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn hết sức h ạn hẹp. Nếu so sánh mức chi giáo dục và đào tạo từ ngân sách nhà nước cho 1 học sinh, sinh viên của Việt Nam với các nước trong khu vực thì thấy về đầu tư tài chính cho giáo dục và đào tạo, nước ta còn kém xa nhiều nước. 62
  11. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá cửa sự phát triển Việc phân bổ ngân sách giáo dục và đào tạo hiện nay vẫn còn chưa hợp lý đối vối các tỉnh, thành cũng như đôi với các trường. Các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa được ưu tiên đúng mức trong việc phân bổ ngân sách. Việc cấp kinh phí cho đào tạo dựa vào các chuẩn và các định mức tổng hợp còn thô sơ, chưa tính toán được đầy đủ các nguồn khác cũng như nhu cầu của các trường và cơ cấu giá thành đào tạo. Ngân sách cho dạy nghề cũng giảm từ 7,3% năm 1991, xuống còn 3,9% ngân sách giáo dục và đào tạo năm 1996. Từ năm 2001 tới nay, ngân sách cho lĩnh vực đào tạo này đã phần nào được cải thiện. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngân sách cho dạy nghề năm 2007 so vối năm 2001 đã tăng 7,7 lần. Theo quy định của Chính phủ, tỷ lệ chi cho phần liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất không dưối 45%; nhưng nhiều trường đạt rấ t thấp, sô" khác lại vượt quá cao, nghĩa là có sự không đồng đều giữa các nhóm ngành, nhóm trường; có trường dư kinh phí, trường lại thiếu trầm trọng... bởi thiếu sự phân biệt rõ ràng khi Nhà nước cấp kinh phí và khi định giá học phí. Ngoài các khoảng đầu tư hàng năm từ ngân sách nhà nước, còn có các khoảng viện trợ của các tổ chức quốc tế và cá nhân ỏ nước ngoài. Vốn vay của WB và ADB qua các dự án phát triển giáo dục ở các bậc học, cấp học, nguồn ngoại tệ Quỹ chuyên gia và dạy nghề, các khoản thu phí của học sinh và khoản đóng góp của nhân dân xây dựng trường sở, các khoản th u ế phải nộp nhưng được cấp lại để bổ sung kinh phí cho sự nghiệp giáo dục. Vôn ngoài ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25 - 30% tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục. Theo kết quả của một điều tra độc lập, phần chi của người dân cho giáo dục vào năm 2006 chiếm 41% trong tổng chi phí xã hội cho giáo dục11. Nhiều số’liệu của các công trình 11 Trần Hữu Quang, Từ gia đinh đến nhà giáo: Những vấn đề kinh tế- xã hội trong nền giáo dục phổ thông, Phúc trinh kết quả cuộc khảo sát tháng 11 và 12 -2007 tại 5 tỉnh thành miền Nam, 2008. 63
  12. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển nghiên cứu khác cũng đưa ra những mức tương tự, và cho rằng Việt Nam là một trong những nước huy động nguồn th u từ ngưòi dân vào giáo dục thuộc loại cao nhất Đông Á. Đa dạng hoá nguồn lực tài chính còn là nguồn tài chính thu được từ các công trìn h nghiên cứu; hợp đồng chuyển giao công nghệ; dự án hợp tác vối doanh nghiệp công nghiệp hay cộng đồng; các chương trìn h chế tạo và cải tiến sản phẩm; trao đổi chuyên gia; tín dụng sinh viên và các hình thức hỗ trợ tài chính, từ đóng góp của các tổ chức đoàn thể xã hội và cựu sinh viên. Việc này ở Việt Nam chưa thực sự được xem trọng. C h ê đ ộ th u m ộ t p h ầ n hoc p h í Vổi mức th u học phí như hiện nay (theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg) các cơ sở giáo dục và đào tạo chỉ đảm bảo được một phần nhỏ hoạt động thường xuyên, chưa đáp ứng nhu cầu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản quy định việc thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Trong việc thực hiện chính sách và lệ phí, cũng có tình trạng chưa thu đúng, th u đủ, song phổ biến và nặng nề là tình trạng đặt ra những khoản thu ngoài quy định, lạm dụng, sử dụng không minh bạch, sử dụng không hiệu quả. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 cho thấy: phần tài chính do dân đóng góp cho giáo dục tiểu học chiếm 27% tổng chi tiêu cho giáo dục tiểu học, 41% cho trung học cơ sở, 48% cho trung học phổ thông. Khoảng 30% số học sinh học nghề dài hạn, 90% số học nghề ngắn hạn, tự đóng góp kinh phí đào tạo. Ưốc tính, số học phí do người học nghề đóng góp trực tiếp lên tới khoảng 600 tỷ đồng mỗi năm. Khoảng 44% nguồn thu hàng năm của các trường đại học, cao đẳng là từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước, trong đó học phí và lệ phí 39,6%; hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ khoảng 1%; viện trợ hơn 2% và các loại thu khác 1,9%. 64
  13. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển Thách thức nổi bật của giáo dục Việt Nam là: nhu cầu phát triển và hiện đại hoá giáo dục rấ t cấp thiêt, song ngân sách của Nhà nước có hạn, mức huy động tài chính từ ngưòi dân còn hạn chê do đời sống dân cư còn thấp. Vấn đề nổi bật nh ất là chế độ học phí đại học, do học phí tiểu học và trung học về bản chất sẽ cần được bao cấp trực tiếp nhiều hơn. Theo khung học phí đại học, sinh viên hệ chính quy trưòng công lập đóng học phí 1,8 triệu đồng/năm. Nguồn học phí này sẽ được sử dụng với tỷ lệ như sau: 45% cơ sở vật chất, 35% thù lao giáo viên, 20% quản lý. Thực tế, học phí th u được chỉ đủ trả thù lao cho giáo viên nên sinh viên không thể hưởng th ụ cơ sở vật chất tốt, tran g th iết bị hiện đại, giáo trìn h tiên tiến, và rấ t ít được thực hành. Với việc thu một phần học phí như hiện nay, giáo dục đại học sẽ rấ t khó có nguồn lực để hiện đại hóa. Nhìn về bề ngoài, việc thu một phần học phí là chính sách có lợi cho người đi học, nhưng đi sâu vào phân tích, chế độ sinh viên chỉ phải trả một phần học chính là một tồn tại quan trọng trong chế độ tài chính đại học của Việt Nam. Xét cho cùng, người dân sẽ luôn phải trả toàn bộ chi phí cho việc học hành của họ, cho dù là trực tiếp (đóng học phí), hay gián tiếp (nộp thuê tạo thành ngân sách nhà nước). Việc quy định mù mờ “học sinh phải trả một phần học p h f’ khiến cho chế độ học phí trở nên không minh bạch và nguồn lực đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả. Các loại học phí đều cần phải được xác định trên cơ sở hạch toán đầy đủ toàn bộ chi phí. Trên cơ sỏ hạch toán đầy đủ như vậy, sẽ làm rõ phần ngưòi học phải trả và phần Nhà nưốc dùng tiền th u ế để trợ giúp cho việc học của người dân. Phải gắn kết 2 phần: phần người học trả và phần ngân sách nhà nước chi trong một tổng thể chi phí. Học phí được quy định ở mức thấp th ì cũng có nghĩa là ngân sách nhà nước phải cấp nhiều hơn, và ngược lại. 65
  14. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển Học phí và công bằng xã hội luôn là vấn đề nhạy cảm; nhất là đổi với Việt Nam đang chuyển sang kinh tế th ị trường định hướng XHCN và độ chênh lệch giàu nghèo có xu hướng doãng ra. Theo kết quả điều tra năm 2002 đối vối những người trong độ tuổi đi học, số’ năm học trung bình của th an h niên nông thôn là 7,2 năm, thấp hơn th an h niên thành thị 2,6 năm. Tỷ lệ đi học đúng tuổi càng chênh lệch, th àn h thị gấp 4 lần nông thôn. Xem xét số năm học theo năm nhóm chỉ tiêu (từ nhóm 20% giàu nhất đến nhóm 20% nghèo nhất) thì sự chênh lệch hơn gấp đôi (10,5 năm học so với 4,9 năm học). Một sinh viên thuộc nhóm giàu n h ất chi tiêu tru n g bình cho một năm học đại học 3.543.000 đồng, nhiều gấp 2 lần sô" chi tiêu trung bình của một ngưòi thuộc nhóm nghèo nhất. Sự b ất bình đẳng trong giáo dục đại học, tính theo tỷ lệ sinh viên thuộc 2 nhóm dân cư giàu n h ất và nghèo n h ất lên đến 20 lần. Do vậy, định hướng chung về thay đổi chế độ học phí là cần tính đúng, tính đủ toàn bộ các chi phí giáo dục và toàn bộ chi phí. Trên cơ sở đó, nhà nước bao cấp toàn bộ học phí cho các học sinh tiểu học, tru n g học cơ sở và trung học phổ thông bằng các nguồn từ ngân sách nhà nước (thực chất vẫn là từ tiền tú i của ngưòi dân, nhưng Nhà nước đứng ra làm cơ quan quản lý và chi trả chung cho các trường học) theo đúng tin h th ần và quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đốì với giáo dục đại học, vấn đề đầu tiên là cần hạch toán đầy đủ các chi phí cần thiết cấu th àn h nên học phí. Qua đó, cần có chế độ điều chỉnh học phí phù hợp theo hướng gia tăn g học phí kết hợp vối tăng cường các chế độ học bổng và chính sách khác nhằm trợ giúp cho sinh viên nghèo đến trường. 66
  15. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển 4 - Q uản lý nhà nước và quyền tự chủ của trường đại học Việc tăng cường quyền tự chủ cho các trường học trước m ắt nên tập trung nhiều vào việc tăng quyền tự chủ tối đa cho các trưòng đại học. Về công tác quản lý của ngành giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tôn trọng quyền hoạt động tác nghiệp của các cơ sở giáo dục - đào tạo, mở rộng đích đáng quyền và trách nhiệm tự chủ của các nhà trường. Tuy nhiên, tình trạn g “đá lộn sân”, lẫn lộn các chức năng quản lý về thể chế chính sách với các chức năng tác nghiệp của nhà trưòng vẫn chưa được khắc phục. Trong khi các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào những hoạt động mang tính tác nghiệp của các trưòng, thì chức năng quản lý đích thực về thể chế, chính sách của Nhà nưóc lại không được chú ý đúng mức. Ông Nguyễn Minh Hiển (khi còn là Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo) trong một bản đánh giá tình hình quản lý của ngành đã phải thừa nhận: Một nguyên nhân quan trọng của những yếu kém trong ngành giáo dục - đào tạo là do những yếu kém trong quản lý, như chậm ban hành các chủ trương chính sách vĩ mô đủ sức định hướng, xử lý kịp thòi các mối tương quan lớn của giáo dục đại học trong cơ chế thị trường. Nhiều văn bản dưới L uật Giáo dục ban hành chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra trong giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu. Việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào đại học được nêu lên như một ví dụ điển hình về sự ôm đồm trong quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thòi can thiệp sự vụ vào hoạt động tác nghiệp của các trường. Việc tuyển sinh vào đại học, cao đẳng ở các nước khá nhẹ nhàng và chính xác hơn, trong khi cách tuyển sinh của Việt Nam lại nặng nề, kéo theo sự căng thẳng, tốn kém của cả xã hội, nhưng chưa có thông sô nào chứng m inh các trường chọn đúng bao nhiêu phần trăm sinh viên có tô chât và năng lực phù hợp với ngành, nghề mà trường đào tạo. 67
  16. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển Một vấn đê' khác cũng thường được nêu lên là tín h tự chủ, tự chịu trách nhiệm vê' tài chính của các trường. N hiều nhà giáo cho rằng hệ thông tài chính đại học Việt Nam, n h ấ t là hệ thống các trường công lập chịu sự quy định quá chi li của N hà nước cả về chính sách phân bổ, quy trình cấp phát và cơ chế quản lý chi tiêu vối nhiều quy định cứng về chi phí đầu vào, như định biên giảng viên, tỷ lệ sinh viên được cân đối trên một giảng viên. Ngân sách N hà nưốc cho giáo dục đại học đã ít, cơ chế quản lý và phân bổ tài chính lại bất hợp lý, khiến cho trường đại học bị động trong điều hành tài chính. Do không có hệ thông tiêu chí phân bổ ngân sách hợp lý, nên tình trạng thiếu công khai trong phân bổ ngân sách khá phổ biến, đưa đến m ất cân đối, không công bằng trong phân bổ đầu tư cho giáo dục và đào tạo. PGS - TS. Lê Đức Ngọc, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu thực trạng: vì bị động chi tiêu nên cuối năm tài chính các trường thường m ua tông m ua tháo các trang th iết bị hay văn phòng phẩm để khỏi m ất kinh phí. Nếu không, phải ký khổng các hợp đồng để chuyển khoản sang năm sau. Do quy định cứng của việc chi kinh phí sự nghiệp, nên muôn chi vượt khung cho phù hợp với thực tế đành phải khai không hoặc m an trá trong chi tiêu, dẫn đến hợp pháp hoá Các sai trái trong sử dụng kinh phí. II. THÀNH T ự u VÀ YẾU KÉM CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC Đ ánh giá về tình hình giáo dục thời kỳ từ khi b ắt đầu đổi mối đến nay, có thể nhận thấy một sô" th àn h tựu, những thách thức và yếu kém của hệ thông giáo dục Việt Nam như sau: 1- Các th à n h tựu củ*í giáo dục a) Giáo dục đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân 68
  17. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá cùa sự phát triển Sự tăng trưởng rõ rệt về quy mô ở tấ t cả các bậc học đã làm cho tình hình phát triển giáo dục ổn định, khắc phục được tình trạng giảm sút quy mô rõ rệt trong thời kỳ từ 1986 - 1987 đên 1991 - 1992. Đặc biệt, giáo dục mầm non và dạy nghề được khôi phục và có tiến bộ rõ, năm 2004 đã đạt và vượt các chỉ tiêu mà chiến lược ph át triển giáo dục đề ra cho năm 2005. Hệ thông tổ chức sự nghiệp thuộc ngành giáo dục và đào tạo chiếm tỷ lệ cao n h ất so vối tấ t cả các ngành, l'ính vực khác. Các cơ sỏ giáo dục phổ thông từ bậc mẫu giáo - mầm non, bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tổ chức ở tấ t cả các xã, phường trong cả nưốc, có hàng vạn trường với quy mô khác nhau. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cũng phát triển rấ t nhanh. Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có bước phát triển, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nưốc. Các cấp trường đều có tiến bộ về mục tiêu, nội dung, chương trình, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đổi mới cơ chế quản lý trường học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của nhà trường; quy định thoả đáng hơn trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp Bộ, ngành và địa phương; áp dụng các cơ chế tài chính, cơ chế quản lý biên chế, cơ chế tiền lương và thu nhập, v.v. để tách quản lý hành chính nhà nưốc ra khỏi hoạt động của các nhà trường theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực tốt hơn cho xã hội. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo rấ t đông đảo, chiêm gần 70% tổng sô cán bộ, viên chức sự nghiệp cả nước. Số giáo viên phổ thông đang từng bước được chuẩn hoá theo quy định của L uật Giáo dục. Trong việc thực hiện tư tưởng chỉ đạo xây dựng nền giáo dục toàn dân, vi dân, đã có nhiều chính sách và biện pháp tăng 69
  18. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoẩ của sự phát triển quy mô, mở rậ*ig m ạng lưới trường lớp tối xã, tăng đầu tư cho các vùng khó khăn, có chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách và người nghèo... tạo điều kiện cho mọi ngưòi được học hành; về cơ bản đã giúp một bộ phận khá lớn con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập. Riêng ở bậc đại học, số sinh viên tuyển hàng năm từ khu vực nông thôn, miền núi những năm gần đây đều giữ ở mức gần 70% tổng số sinh viên, tương ứng với tỷ lệ khoảng 75% dân sô" sông ở các vùng này. b) Thực hiện được các mục tiêu lớn trong chiến lược phát triển giáo dục Nâng cao dân tr í: Đã có nhiều địa phương hoàn th àn h và củng cố kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành đúng tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo tiêu chuẩn quốc gia; một sô" th àn h phô", tỉnh như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Tuyên Q uang... đã bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học. Số’ năm đi học bình quân của một người dân đạt mức 7,3 - mức trung bình của các nưốc trong khu vực ASEAN. Bình đẳng nam, nữ về giáo dục được đảm bảo. Giáo dục vùng dân tộc thiểu sô", vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt. Đây là một thành tích lốn, được quốc tế thừ a nhận trong so sánh với các nưốc có trìn h độ ph át triển kinh tế và th u nhập tương đương. - Đào tao nhân lưc: hệ thông đào tạo đã có cố gắng cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phục vụ bự nghiệp đổi mới, ph át triển kinh tế - xã hội đất nước. T hành tự u của tăng trưởng kinh tế đất nước trong hơn 10 năm qua có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ lao động, trong đó đại đa số dựa vào nền giáo dục - đào tạo. - Bối dưỡng nhân tài: đã thu được một sô" th àn h tự u trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, các lớp sinh viên tài năng, chất lượng cao trong một sô" lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn, các ngành tài chính - thương mại quốc tế... Các năm qua, 70
  19. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển nhiều học sinh Việt Nam đã tham gia và đoạt được nhiều giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế. c) Xây dựng hệ thông giáo dục quốc dân thông nhât, khá hoàn chỉnh Hệ thống giáo dục quốc dân đã và đang được tiếp tục hoàn chỉnh cả về cơ cấyx bậc học và loại hình trường theo Nghị định 90/CP năm 1993 của Chính phủ và theo L uật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục năm 2005. Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thốíig giáo dục quốíc dân thống nhất, khá hoàn chỉnh, bao gồm đủ các cấp, bậc học (từ giáo dục mầm non đến đại học); đa dạng về loại hình trường lớp (công lập, bán công, dân lập, tư thục) và về phương thức giáo dục (chính quy, không chính quy, giáo dục thường xuyên). d) Đạt được một số thành tựu trong thực hiện chính sách xã hội về p h á t triển giáo dục Thể hiện rõ rệ t trong phát triển giáo dục đối với đồng bào các dân tộc thiểu sô". Quy mô, mạng lưới giáo dục đã bảo đảm cho con em đồng bào các dân tộc được học tập ngay tại xã, thôn, bản. Các trưòng dân tộc nội trú được củng cố và phát triển; cùng vối tăng chỉ tiêu cử tuyển đã tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số ỏ địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng, tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Gần đây, chính sách xã hội về phát triển giáo dục đang ngày càng được mở rộng đốì với các đối tượng có thu nhập thấp. TrỢ câp về giáo dục đang được chuyển tới tận tay đối tượng học sinh cần ưu đãi thay vì tập trung cho các trường học. e) Chất lượng giáo dục có tiến bộ Giáo dục phổ thông có chuyển biến bước đầu về chất lượng toàn diện, kiến thức của học sinh (nhất là về toán và khoa học tự nhiên); giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cũng đã có bước tiến. 71
  20. Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển 2- N hữ ng y ếu kém và tiêu cực tron g giáo dục a) Chất lượng giáo dục còn bất cập Tuy có chuyển biến bước đầu song chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu p h át triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta, chưa tiếp cận với trìn h độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên th ế giới. N hìn chung vôn tri thức của ngưòi học chưa cập nhật, chưa được hiện đại hoá ở độ cần thiết. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn h ạn chế vê' tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, năng lực vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết các vấn đê' trong thực tiễn, h ạn chế về những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho hội nhập (trình độ tin học, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, hợp tác...)- Khả năng thích ứng linh hoạt với nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ lu ật lao động, tinh th ần hợp tác và cạnh tra n h lành m ạnh chưa cao; khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế. Những biểu hiện suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lốỉ sông, tư tưởng chính trị trong một bộ phận người học rấ t đáng lo ngậi. C hất lượng đào tạo đại học nói chung có sự tụ t hậu so với các nước trong khu vực và trên th ế giới. b) Phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới ở tất cả các cấp học, bậc học Cách dạy, cách học trong các nhà trường chủ yếu vẫn là “Thầy đọc, trò chép”, nặng về nhồi nhét, áp đặt kiến thức, chưa p hát huy tin h th ầ n tự học, sáng tạo của người học. Cách thức đánh giá, tổ chức thi cử chậm được đổi mới, tạo sức ép tâm lý, căng thẳng cho ngưòi học, cho xã hội và làm chậm quá trìn h đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường. c) Hiệu quả giáo dục còn thấp, thể hiện trên các mặt sau đây Trên thực tế, tính theo thu nhập trên đầu người, Việt Nam có lẽ là nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất th ế giới: trung bình 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2