intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn làm việc thiết bị nâng (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2019)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình An toàn làm việc thiết bị nâng (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Quy định của pháp luật về an toàn thiết bị nâng; Tiêu chuẩn về thiết bị nâng; Cơ bản về thiết bị nâng; Quy trình làm việc an toàn thiết bị nâng. Mời các bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn làm việc thiết bị nâng (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2019)

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: AN TOÀN LÀM VIỆC THIẾT BỊ NÂNG NGHỀ: BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 659/QĐ-CĐDK ngày 10 tháng 06 năm 2019 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2019 (Lưu hành nội bộ) 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 0
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên cũng như việc học tập của sinh viên, học sinh trình độ Cao đẳng – Trung cấp nghề Bảo hộ Lao động, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước biên soạn nên giáo trình “An toàn làm việc thiết bị nâng”. Nội dung giáo trình đề cập một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về An toàn thiết bị nâng tại nơi làm việc, ứng dụng trong ngành công nghiệp dầu khí và trong thực tiễn sản xuất của các ngành công nghiệp khác. Cụ thể bao gồm các bài sau: • Bài 1: Quy định của pháp luật về an toàn thiết bị nâng • Bài 2: Tiêu chuẩn về thiết bị nâng • Bài 3: Cơ bản về thiết bị nâng • Bài 4: Quy trình làm việc an toàn thiết bị nâng Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn và người đọc. Trân trọng cảm ơn./. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Th.S Hoàng Văn Mạnh 2. K.S Nguyễn Đình Chung 1
  4. MỤC LỤC 1. Mục lục 1 2. Giáo trình mô đun 2 3. Bài 1: Quy định của pháp luật về an toàn thiết bị nâng 7 4. Bài 2: Tiêu chuẩn về thiết bị nâng 31 5. Bài 3: Cơ bản về thiết bị nâng 56 6. Bài 4: Quy trình làm việc an toàn thiết bị nâng 72 7. Tài liệu tham khảo 76 2
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên mô đun: AN TOÀN LÀM VIỆC THIẾT BỊ NÂNG 2. Mã mô đun: ATMT19MĐ22 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại Trường Cao đẳng Dầu khí. 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học liên quan đến an toàn làm việc với thiết bị nâng. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với bài trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế thuộc lĩnh vực an toàn thiết bị nâng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của mô đun: An toàn làm việc với thiết bị nâng là mô đun quan trọng trong bài trình đào tạo nghề bảo hộ lao động hệ cao đẳng, trung cấp. Nội dung chủ yếu của mô đun nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học về quy trình an toàn thiết bị nâng theo tiêu chuẩn quốc tế của ngành công nghiệp dầu khí và các ngành công nghiệp khác. 4. Mục tiêu của mô đun: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được yêu cầu của pháp luật về an toàn thiết bị nâng. A2. Liệt kê và phân loại được các loại thiết bị nâng. A3. Trình bày được quy trình làm việc an toàn với thiết bị nâng. 4.2 Về kỹ năng: B1. Nhận diện được mối nguy và đánh giá rủi ro của hoạt động thiết bị nâng. B2. Xây dựng được kế hoạch nâng hàng. B3. Xây dựng được quy trình làm việc an toàn với thiết bị nâng và phổ biến trong đội nhóm làm việc. 4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp. C2. Tuân thủ nội quy, quy định về an toàn tại nơi làm việc. 5. Nội dung của mô đun 3
  6. 5.1. Chương trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số tín Thực hành/ Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun Tổng Kiểm tra chỉ thực tập/ số Lý thí nghiệm/ thuyết bài tập/ LT TH thảo luận I Các môn học chung 22 450 198 232 12 8 MHCB19MH02 Giáo dục chính trị 5 90 58 29 2 1 MHCB19MH04 Pháp luật 2 30 28 0 2 0 MHCB19MH06 Giáo dục thể chất 2 60 0 58 0 2 Giáo dục quốc phòng và MHCB19MH08 4 42 29 An ninh 75 3 1 MHCB19MH10 Tin học 3 75 14 58 1 2 TA19MH02 Tiếng Anh 6 120 56 58 4 2 Các môn học, mô đun II 113 2385 938 1333 67 47 chuyên môn ngành, nghề ATMT19MH07 Tâm lý học lao động 3 45 42 0 3 0 ATMT19MĐ08 Pháp luật BHLĐ 3 60 28 29 2 1 ATMT19MĐ09 Ecgonomic 2 45 14 28 1 2 ATMT19MĐ10 Sơ cấp cứu 4 90 28 58 2 2 ATMT19MĐ11 Vệ sinh công nghiệp 4 75 42 29 3 1 Phương tiện bảo vệ cá ATMT19MĐ12 3 28 29 nhân 60 2 1 ATMT19MH13 Tín hiệu, biển báo an toàn 3 45 42 0 3 0 ATMT19MĐ14 Kỹ thuật an toàn điện 4 90 28 58 2 2 An toàn phòng chống cháy ATMT19MĐ15 6 42 87 nổ 135 3 3 ATMT19MĐ16 Kỹ thuật an toàn cơ khí 6 120 56 58 4 2 ATMT19MĐ17 Kỹ thuật xử lý Môi trường 6 120 56 58 4 2 ATMT19MH18 An toàn hóa chất 2 45 14 29 1 1 4
  7. Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số tín Thực hành/ Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun Tổng Kiểm tra chỉ thực tập/ số Lý thí nghiệm/ thuyết bài tập/ LT TH thảo luận ATMT19MH19 An toàn bức xạ 2 30 28 0 2 0 ATMT19MĐ20 An toàn xây dựng 4 90 28 58 2 2 ATMT19MĐ21 An toàn thiết bị áp lực 3 60 28 29 2 1 ATMT19MĐ22 An toàn thiết bị nâng 6 120 56 58 4 2 An toàn công nghiệp dầu ATMT19MĐ23 6 56 58 khí 120 4 2 ATMT19MĐ24 An toàn hàng hải 6 120 56 58 4 2 ATMT19MĐ25 Đánh giá rủi ro 4 90 28 58 2 2 ATMT19MĐ26 An toàn làm việc KGHC 4 90 28 58 2 2 ATMT19MĐ27 Ứng phó khẩn cấp và STTH 4 90 28 58 2 2 ATMT19MĐ28 Quản lý MT & SX sạch hơn 4 90 28 58 2 2 Quản lý an toàn vệ sinh ATMT19MĐ29 3 28 29 lao động 60 2 1 ATMT19MĐ30 Điều tra tai nạn 3 60 28 29 2 1 Thanh tra, kiểm tra ATMT19MĐ31 2 14 29 ATVSLĐ 45 1 1 ATMT19MĐ32 Hệ thống quản lý tích hợp 4 90 28 58 2 2 ATMT19MĐ33 Kỹ năng huấn luyện ATLĐ 6 120 56 58 4 2 ATMT19MĐ34 Khóa luận tốt nghiệp 6 180 0 174 0 6 Tổng cộng 135 2835 1136 1565 79 55 5.2. Chương trình chi tiết Thời gian (giờ) Stt Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành, tra thí 5
  8. nghiệm, thảo luận, bài tập 1. Quy định của pháp luật về an toàn thiết 15 8 6 1 bị nâng 2. Quy định, tiêu chuẩn về thiết bị nâng 15 8 6 1 3. Cơ bản về thiết bị nâng 30 16 12 2 4. Quy trình làm việc an toàn với thiết bị 60 24 34 2 nâng Cộng 120 56 58 6 6. Điều kiện thực hiện mô đun: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về quy trình đánh giá rủi ro trong hệ thống quản lý an toàn của các đơn vị. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 6
  9. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Dầu khí như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, B1, 1 Sau 20 giờ. B2, B3, C1, C2 Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, B1, 1 Sau 40 giờ B2, B3, C1, C2 Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 45 giờ học trắc nghiệm B3, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Dầu khí. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. 7
  10. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Trường Cao đẳng Dầu khí – Trung tâm Đào tạo ATMT, 2021. Tài liệu giảng dạy Vận hành cần trục biển (lưu hành nội bộ). [2] Trường Cao đẳng Dầu khí – Trung tâm Đào tạo ATMT, 2021. Tài liệu giảng dạy Móc cáp treo hàng (lưu hành nội bộ). [3] OPITO, 2021. Offshore crane operator standard. [4] OPITO, 2021. Rigger and banksman standards. [5] OGP, 2021. Lifting and hoisting safety recommended practice. [6] HSE UK, 2021. Lifting operation and lifting equipment regulations (LOLER). [7] OSHA, 2021. Job hazards analysis. [8] TCVN 4244:2005. Tiêu chuẩn thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. [9] TCVN 6968:2007. Quy phạm thiết bị nâng trên các công trình biển. [10] Một số trang web: 8
  11. • http://antoanlaodong.gov.vn/thong_ke_du_lieu/getdata/so-lieu-thong- ke/index.html • https://thuvienphapluat.vn/ 9
  12. BÀI 1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG ❖ GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 cung cấp thông tin về quy định an toàn thiết bị nâng tại nơi làm việc, các quy định của văn bản pháp quy và tiêu chuẩn về thiết bị nâng, để người học có kiến thức nền tảng tiếp cận nội dung của các bài học tiếp theo. ❖ MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Liệt kê được các văn bản pháp quy về an toàn thiết bị nâng. - Trình bày được các yêu cầu về an toàn thiết bị nâng. ➢ Về kỹ năng: ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thiết bị nâng tại nơi làm việc. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 8
  13. + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có ❖ NỘI DUNG BÀI 1 1. THỐNG KÊ VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG THIẾT BỊ NÂNG Theo thông báo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH), tình hình tai nạn lao động năm 2017 của các tỉnh/thành có số liệu cụ thể như sau: Năm 2017 trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 9.173 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) trong đó: − Số vụ TNLĐ chết người: 898 vụ − Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 101 vụ − Số người chết: 928 người − Số người bị thương nặng: 1.915 người − Nạn nhân là lao động nữ: 2.727 người Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2017 bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động như tại bảng sau: Số người Số vụ chết Số người Số người bị TT Địa phương Số vụ chết người bị nạn thương nặng 1 TP. Hồ Chí Minh 123 122 1.517 1.535 306 2 Hà Nội 66 66 385 387 64 3 Bình Dương 57 55 436 451 50 4 Quảng Ninh 45 43 570 598 338 5 Phú Yên 40 36 83 74 17 6 Bắc Ninh 38 38 145 145 10 7 Hải Dương 29 29 287 289 121 8 Đồng Nai 29 28 1.424 1.434 106 9 Yên Bái 27 27 73 74 47 9
  14. 10 Thanh Hóa 25 23 34 39 14 Các địa phương trên có số tổng số người chết vì tai nạn lao động là 479 người chiếm 51,6% tổng số người chết vì TNLĐ trên toàn quốc. So sánh tình hình TNLĐ năm 2017 với năm 2016 được thể hiện qua bảng sau: TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2016 Năm 2017 Tăng/giảm 7.588 +161 (+2,1 1 Số vụ 7.749 %) +101 2 Số nạn nhân 7.806 7.907 (+1,3%) 3 Số vụ có người chết 655 648 -7 ( -1,1%) 4 Số người chết 711 666 -45 (-6,3%) 1.855 -174 (-9,4 5 Số người bị thương nặng 1.681 %) 6 Số lao động nữ 2.291 2.317 +26 (+1,1%) 7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 95 70 -25 (-26,3%) Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra trong năm 2017: 1. Vụ tai nạn ngạt khí xảy ra vào lúc 10h40 ngày 12/01/2017 tại Công ty Cổ phần Foodtech (liên doanh với Thái Lan), Chi nhánh Phú Yên làm 05 công nhân chết dưới hầm chứa nước hấp cá. 2. Vụ tai nạn đứt cáp cẩu xảy ra vào 15h00 ngày 19/6/2017 tại công trường xây dựng cầu Việt Trì- Ba Vì, thuộc địa phận xã Phú Cường, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội làm 02 người chết. 3. Vụ tai nạn rơi thang máy vào khoảng 12h00 ngày 22/8/2017 tại Chung cư Newlife Tower đang thi công xây dựng tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Hà Nội làm chủ đầu tư, làm 3 người chết. 4. Vụ tai nạn sập giàn giáo vào khoảng 15h30 ngày 10/9/2017 tại thôn Ngoan A, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang làm 3 người chết, 6 người bị thương. 5. Vụ tai nạn nổ tàu lai dắt vào khoảng 16h00 ngày 12/11/2017, tại Công ty đóng tàu Phà Rừng (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) làm 4 người chết. 6. Vụ Tai nạn sập giàn giáo vào khoảng 16h30 phút ngày 21/11/2017, tại số nhà 20, Lô B5, khu phố 11, Phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, làm 02 người chết. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất (Phân tích từ 137 biên bản TNLĐ chết người). − Ngã từ trên cao chiếm 27,7% tổng số vụ và 30,7% tổng số người chết; − Điện giật chiếm 13,1% tổng số vụ và 12,5% tổng số người chết; 10
  15. − Tai nạn giao thông chiếm 13,1 % tổng số vụ và 12,4 % tổng số người chết; − Vật rơi, đổ sập chiếm 12,4% tổng số vụ và 12,4% tổng số người chết; − Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 6,2 % tổng số vụ và 5,8 % tổng số người chết; − Vật văng bắn chiếm 4,6% tổng số vụ và 4,4% tổng số người chết. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (Phân tích từ 137 biên bản TNLĐ chết người). * Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 45,41%, cụ thể: − Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 14,6 % tổng số vụ; − Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 12,31 % tổng số vụ; − Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10 % tổng số vụ; − Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 6,2 % tổng số vụ; − Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 2,30 %. *Nguyên nhân người lao động chiếm 20 %, cụ thể: − Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 16,9 % tổng số vụ; − Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3,1 % tổng số vụ; Còn lại 34,59 % là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác như: Khách quan khó tránh, nguyên nhân chưa kể đến, tai nạn giao thông, nguyên nhân tai nạn lao động do người khác. 2. YÊU CẦU CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG 2.1. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY Hiện nay, căn cứ theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam bao gồm: Văn bản luật 1. Hiến pháp 2. Luật (bộ luật) 3. Nghị quyết của Quốc hội. Văn bản dưới luật 1. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 3. Nghị định của Chính phủ. 4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. 5. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao 11
  16. 6. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 7. Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. 8. Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 2.2. VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG Một số văn bản tham khảo quy định về an toàn lao động với thiết bị nâng bao gồm: Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Thông tư 19/2017/TT-BLDTBXH ngày 03/07/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Thông tư 10/2017/TT-BGTVT ngày 04/04/2017 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các công trình biển. Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng. Thông tư 53/2016/TT-BLDTBXH ngày 28/12/2016 ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Thông tư 51/2016/TT-BLDBXH ngày 28/12/2016 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục. Thông tư 05/2012/TT-BLDTBXH ngày 30/03/2012 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng. Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/03/2014 ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2.3. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CẦN TRỤC (THÔNG TƯ 51/2016/TT-BLDBXH) 1. Quy định chung 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với các loại cần trục phục vụ việc vận chuyển sản phẩm, hàng hóa. Quy chuẩn này áp dụng đối với các loại cần trục tự hành phân loại theo TCVN 8590- 2:2010 (ISO 4301-2:2009) Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 2: Cần trục tự hành. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các cần trục vận hành bằng tay, cần trục lắp trên tàu thủy chở hàng, cần trục tháp. 12
  17. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng với: 1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, sử dụng, sửa chữa cần trục. 1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 1.3. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa của các tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-1:2005 (ISO 1248-1:1997) Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 1: Yêu cầu chung; - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5208-1:2008 (ISO 10972-1:1998) Cần trục - Yêu cầu đối với cơ cấu công tác - Phần 1: Yêu cầu chung. 2. Quy định về kỹ thuật 2.1. Yêu cầu đối với tiêu chí thiết kế 2.1.1. Thiết kế và bố trí chung Khi thiết kế và bố trí chung các cơ cấu cần trục phải chú ý xem xét dựa trên: - Mục đích sử dụng; - Công năng sử dụng của từng cơ cấu; - Độ chính xác của cơ cấu; - Mức độ rung động, tiếng ồn so với giới hạn cho phép; - Thuận tiện trong lắp đặt, vận hành, sửa chữa hoặc bảo dưỡng; - Các thiết bị giới hạn truyền động và các thiết bị chỉ báo, cảnh báo; - Hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị; - Tính lắp lẫn của các bộ phận; - Điều kiện môi trường và các rủi ro; - Các điều kiện đảm bảo an toàn cho người làm việc với cần trục. 2.1.2. Yêu cầu độ bền các bộ phận Khi chọn các bộ phận của cơ cấu phải kiểm tra điều kiện chất tải áp dụng cho bộ phận đó như giá trị tải lớn nhất, phổ tải, số chu kỳ tải trọng phải được chọn tương ứng với các đặc tính kỹ thuật danh định của bộ phận. 2.2. Yêu cầu đối với nguồn động lực Nguồn động lực của cơ cấu phải là động cơ điện, thủy lực, khí nén hoặc động cơ đốt trong. Cơ cấu cần trục phải có đủ công suất và mô men để kiểm soát chuyển động. Trọng lực, lực quán tính, lực gió trong trạng thái làm việc, lực ma sát và hiệu suất cơ cấu phải được đưa vào tính toán. 2.3. Yêu cầu đối với khớp nối 2.3.1. Yêu cầu chung 13
  18. Việc lựa chọn dạng khớp nối phải dựa trên cơ sở thiết kế chung của cơ cấu, mục đích sử dụng và các tính năng kỹ thuật yêu cầu nhằm tránh rung động và các phản lực không mong muốn. Việc lựa chọn phải tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. 2.3.2. Yêu cầu đối với khớp trục Khi khớp trục kiểu chêm (ví dụ ly hợp 1 chiều kiểu con lăn hay thiết bị dừng kiểu con lăn) được sử dụng trong cần trục thì chúng phải hợp thành một chốt khóa cơ khí để tránh hư hỏng, hoặc khớp phải thiết kế để truyền được mô men bằng 2 lần mô men lớn nhất của trục lắp khớp trong hệ thống truyền động. Khớp ma sát khô phải được bảo vệ để chống nước mưa và các chất lỏng như dầu và chất bôi trơn lọt vào. Khớp phải được gá đặt trên trục sao cho có thể điều chỉnh khi cần thiết để bù lại sự hao mòn. Mô men lớn nhất cho phép của khớp phải lấy tối thiểu bằng mô men xung lực xuất hiện trong suốt quá trình vận hành tại bất kỳ nhiệt độ làm việc nào, có tính đến tần số xung động và độ mòn cho phép. 2.4. Yêu cầu đối với phanh Phanh phải hãm được bất kỳ chuyển động của cần trục. Phanh dừng khẩn cấp phải là loại phanh dừng tự động trong trường hợp hỏng nguồn động lực. Phanh dừng khẩn cấp phải đảm bảo giá trị gia tốc, phanh tương thích với các thông số thiết kế cho chế độ đầy tải. 2.4.1. Phanh của cơ cấu nâng Hệ thống phanh phải được thiết kế để giữ được tải bằng 1,6 lần tải nâng. Khi thử tải động phanh phải giữ được tải mà không mất hiệu quả phanh và không bị quá nhiệt cho phép Khi cần hạ khẩn cấp, phanh của cơ cấu nâng phải có khả năng nhả phanh bằng tay sao cho việc kiểm soát tải trọng được duy trì trong suốt quá trình hạ tải. Việc hạ tải khẩn cấp phải được tiến hành dễ dàng theo hướng dẫn sử dụng đã tính đến khả năng thoát nhiệt của phanh. Phanh của cơ cấu nâng phải có mô men phanh danh nghĩa ít nhất lớn gấp 1,5 lần mô men do tải trọng gây ra trên trục đặt phanh. Cần trục dùng để vận chuyển kim loại nóng chảy hoặc vật liệu nguy hiểm tương đương phải được trang bị phòng ngừa sự rơi tải do một bộ phận nào đó trong hệ thống truyền lực của cơ cấu bị hỏng. Yêu cầu này được đáp ứng bởi một trong các phương án sau: - Sử dụng hệ thống dự phòng; - Phanh dừng khẩn cấp trên tang cuốn cáp có sự liên động với truyền động cáp dự trữ; - Khi nâng tổng tải trọng trên 16 tấn thì cần trục phải được thiết kế ít nhất với nhóm chế độ làm việc lớn hơn hai cấp so với chế độ làm việc yêu cầu trong điều kiện làm việc bình thường, và lấy M5 làm nhóm chế độ làm việc nhỏ nhất (Chế độ làm việc được xác định theo mục 4.3 TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986) cần trục - phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Yêu cầu chung). 2.4.2. Phanh của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay 14
  19. Phanh của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay phải có khả năng hãm chuyển động của cần trục trong điều kiện tải trọng bất lợi nhất. 2.5. Thiết bị cho trạng thái không làm việc Khi cơ cấu không sử dụng, vị trí của nó phải được giữ bởi các thiết bị như phanh hoặc thiết bị khóa. Thiết bị này phải đảm bảo tránh được sự vận hành chuyển động ngẫu nhiên ngoài ý muốn. Thiết bị nên là loại tự động khi nguồn động lực cung cấp cho cần trục bị ngắt hoặc cần trục được đưa vào trạng thái không làm việc. Việc lắp đặt thiết bị khóa phải đảm bảo tránh được các sơ suất khi lắp đặt và tháo chốt khóa. 2.6. Yêu cầu đối với hệ thống thủy lực và khí nén 2.6.1. Hệ thống thủy lực và việc bố trí các phần tử điều khiển của hệ thống phải đảm bảo trong phạm vi kiểm soát của người điều khiển, trừ khi điều đó là cần thiết cho sự hoạt động của thiết bị an toàn hoặc khóa liên động. 2.6.2. Mạch thủy lực, mạch khí nén phải tính đến các đặc điểm an toàn sau: - Van an toàn phải được lắp trong mạch thủy lực hoặc mạch khí nén có áp lực để giới hạn áp lực lớn nhất trong hệ thống; - Có thiết bị an toàn bảo vệ chống lại các ảnh hưởng do hư hỏng của các đường ống hoặc các trang bị phụ trong bất kỳ mạch chịu tải nào của cần trục. 2.6.3. Tất cả các bộ phận và bộ điều khiển của hệ thống phải có khả năng vận hành tải trọng thiết kế và phải đảm bảo chức năng an toàn của cần trục trong điều kiện làm việc ổn định thường xuyên, không thường xuyên và bất thường, có xét đến các hư hỏng nguồn động lực và thử nghiệm hệ thống. 2.6.4. Tất cả các bộ phận và chất lỏng (trong hệ thống thủy lực) phải tương thích với điều kiện áp dụng và môi trường vận hành. 2.6.5. Khi tiến hành chuẩn đoán kỹ thuật để xử lý sự cố thì điểm kiểm tra áp lực phải đặt tại vị trí thích hợp trong hệ thống và được chỉ rõ trên sơ đồ mạch thủy lực. 2.6.6. Việc lựa chọn hoặc tính toán thiết kế xi lanh thủy lực phải dựa trên cơ sở tải trọng kéo và nén lớn nhất tác dụng lên xi lanh trong suốt chu kỳ làm việc. Phải tính toán, lựa chọn cho phù hợp đối với áp suất và lưu lượng để giảm đến mức thấp nhất sự thiếu hụt chất lỏng và nhiệt độ tăng quá mức. 2.6.7. Cơ cấu nâng treo trên cao phải được trang bị cơ cấu hãm kiểu bánh cóc hoặc cơ cấu hãm khác để ngăn chặn tang quay theo chiều hạ, giữ tải không bị trôi xuống và được kiểm soát từ trạm điều khiển. 2.6.8. Thùng dầu Thùng dầu phải duy trì được mức dầu thủy lực dự trữ an toàn trong suốt quá trình vận hành; có khả năng chứa toàn bộ dầu thủy lực chảy về thùng dầu từ hệ thống với các xi lanh ở vị trí đóng và đáp ứng đủ lượng dầu để giúp làm mát dầu thủy lực, đảm bảo nhiệt độ dầu giới hạn trong khoảng quy định của nhà cung cấp. 2.6.9. Bộ lọc Hệ thống phải được trang bị bộ lọc để lọc sạch chất bẩn khỏi dầu thủy lực hoặc nguồn 15
  20. cung cấp. Bộ lọc phải được lựa chọn và lắp đặt sao cho có thể thay đổi môi trường lọc mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống đường ống và tiêu hao chất lỏng từ thùng dầu. Nếu phanh được mở nhờ thủy lực thì bộ lọc không được đặt trên đường dầu hồi của mạch điều khiển phanh. Bộ lọc phải được lựa chọn và lắp đặt sao cho có thể thay đổi môi trường lọc mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống đường ống dẫn khí nén. 2.6.10. Lắp đặt Hệ thống phải được lắp đặt để hạn chế đến mức thấp nhất tác động ảnh hưởng từ bên ngoài (như điều kiện khí quyển, sự can thiệp trái phép và tác động cơ học), tránh gây hư hại cho hệ thống, ứng suất dư trong đường ống do lắp đặt phải được triệt tiêu và kết cấu gối đỡ đường ống phải có độ mềm dẻo, cho phép lắp đặt tất cả các đường ống cứng. Tất cả các biện pháp bảo dưỡng kỹ thuật phải được áp dụng để ngăn chặn chất bẩn lọt vào hệ thống trong quá trình lắp ráp và lắp đặt các cụm, và hệ thống phải được làm sạch kỹ trước khi kiểm tra. Loại dầu thủy lực đặc biệt dùng trong hệ thống phải có nhãn rõ ràng và được cố định tại điểm đo mức dầu của thùng dầu hoặc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Các loại dầu thủy lực khác không được sử dụng (kể cả dùng riêng rẽ hoặc pha lẫn với loại dầu quy định cho hệ thống). 2.6.11. Việc thử thủy lực đối với hệ thống thủy lực phải đảm bảo các yêu cầu an toàn sau: 2.6.11.1. Trước khi tiến hành thử nghiệm hệ thống thủy lực phải kiểm tra sự phù hợp của các số liệu kỹ thuật của các phần tử trong hệ thống thủy lực, cũng như các mối nối của ống dẫn và phụ tùng nối ống theo các tài liệu kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp. 2.6.11.2. Thử nghiệm hệ thống thủy lực phải được tiến hành với chất lỏng công tác theo hướng dẫn trong lý lịch máy. Nhiệt độ chất lỏng công tác phải phù hợp với nhiệt độ cho phép khi sử dụng và được đo vị trí rót chất lỏng công tác vào thùng chứa hoặc tại vị trí khác theo tài liệu hướng dẫn sử dụng máy. Phải kiểm tra trạng thái và lượng chất lỏng trong thùng chứa. 2.6.11.3. Khi thử an toàn hoạt động của thiết bị thủy lực phải kiểm tra: 2.6.11.3.1. Sự làm việc của bộ phận điều khiển; 2.6.11.3.2. Sự làm việc của tất cả các van an toàn; 2.6.11.3.3. Thiết bị đề phòng rơi tải trong trường hợp hỏng ống dẫn; 2.6.11.3.4. Sự làm việc của các thiết bị báo hiệu và dụng cụ kiểm tra; 2.6.11.3.5. Sự điều chỉnh của các thiết bị hạn chế áp lực; 2.6.11.3.6. Việc bảo vệ ống dẫn khỏi bị hỏng cơ học; 2.6.11.3.7. Khả năng tiếp cận thuận tiện và an toàn tới các phần tử được điều chỉnh hoặc thay thế; 2.6.11.3.8. Việc bảo vệ các phần tử điều chỉnh áp lực của hệ thống thủy lực, tránh sự can thiệp của những người không có thẩm quyền; 2.6.11.3.9. Khả năng nâng hạ của hệ thống thủy lực. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2